Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Đạo đức

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. (biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của).

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, . trong cuộc sống hàng ngày. (biết nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của).

 * -Kĩ năng bình luận,phê phán việc lãng phí tiền của

 -Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.

*GDBVMT: Giúp HS biết được: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, . trong cuộc sống hàng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS : Các thẻ màu.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8 Thứ Hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010.
 Tập đọc:
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
*HSKG: Thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi 6 dòng thơ cuối.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
A> Kiểm tra.
 - Gọi HS đọc màn 2 bài "ở Vương quốc
Tương Lai" và trả lời câu hỏi 3 trong SGK 
- Nhận xét cho điểm HS
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Gọi HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
+ Đ1: Khổ thơ 1
+ Đ2: Khổ thơ 2
+ Đ3: Khổ thơ 3
+ Đ4: Khổ thơ 4+5
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt), kết hợp HD HS:
+ Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn, ...
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3) Tìm hiểu bài
- Hỏi:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
+ (Dành cho HSKG) Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
a, Ước “không còn mùa đông”
b, Ước “Hoá trái bom thành trái ngon”
+ Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
+ Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao?
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
4) Đọc diễn cảm, học thuộc lòng
- GV HD cách đọc diễn cảm toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm cả bài.
- GV treo bảng phụ, HD và đọc mẫu sáu dòng thơ cuối.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc.
C> Củng cố dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Dùng bút chì đánh dấu
- Từng tốp 4 HS luyện đọc
-HS luyện đọc từ theo sự HD của GV
-Trả lời:
+ Câu : Nếu chúng mình có phép lạ.
+ Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết. 
+ Khổ 1: Các bạn ước cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
 + Ước “không còn mùa đông”: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người, 
Ước “Hoá trái bom thành trái ngon”: ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giới hòa bình.
+ HS nối tiếp nhau nói lên ước mơ của mình.
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 1HSKG đọc diễn cảm toàn bài.
- N2: Luyện đọc diễn cảm.
- Một số HSTB thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc và thi đọc thuộc 1, 2 khổ thơ, HSKG đọc thuộc cả bài thơ.
Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Tính dược tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm bài tập: BT1(b); BT2(dòng 1, 2); BT4(a).
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOAT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
- Ghi bảng: 1245 + 7897 + 8755 + 2103; yêu cầu HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
2) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1b:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
 H: Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-GV HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
Bài 2 (dòng 1, 2): 
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
 H: Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta sử dụng tính chất nào?
a, Yêu cầu HS làm bài.
- GVHD chữa bài, thống nhất kết quả tính.
b, Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài, thống nhất kết quả tính.
Bài 4.
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích bài toán:
 H: Để biết sau hai năm số dân tăng thêm bao nhiêu người ta làm như thế nào?
 H: Để biết sau hai năm dân số của xã đó có bao nhiêu người ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
-GV HD chữa bài.
C> Củng cố dặn dò
-GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1HS lên bảng làm; Lớp làm nháp
- 1HS nêu.
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
-2 HS lên bảng tính, lớp làm nháp, mỗi tổ làm 1 phép tính (HSKG làm cả 2 phép tính).
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: 
26387
 +14075
 9210
49672
54293
 + 61934
7652
123879
- 1 HS đọc.
-  tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
- 2 HS lần lượt lên bảng làm. Lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: 1089; 1769
- 1HS đọc.
- HS trả lời
+ Lấy số dân tăng thêm của năm sau cộng với số dân tăng thêm của năm sau nữa.
+ Lấy số dân ban đầu cộng với số dân tăng thêm của cả hai năm.
- 1HSKG lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở (HSTB làm câu a, HSKG làm cả câu b)..
- HS Nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
a, Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là:
79 + 71 = 150 (người)
b, Sau 2 năm số dân của xã đó là:
5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số: a, 150 người.
 b, 5406 người.
Đạo đức 
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. (biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của).
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, ... trong cuộc sống hàng ngày. (biết nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của).
 * -Kĩ năng bình luận,phê phán việc lãng phí tiền của
 -Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
*GDBVMT: Giúp HS biết được: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, ... trong cuộc sống hàng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- HS : Các thẻ màu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A> Kiểm tra
- H: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ?
- H: Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
- Nhận xét đánh giá.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài
Hoạtt động 1: HS làm việc cá nhân ( Bài tập 4 SGK ) 
- Mời một số HS làm bài tập và giải thích lí do .
- GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của. Các việc làm (c), (d), (đ), (e), (i) là lãng phí tiền của.
* GV: Qua các tình huống trên từ đó HS có kĩ năng bình luận cách tiết kiệm tiền của.
- Cho HS tự liên hệ.
- Nhận xét , khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, ... trong cuộc sống hàng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm xư lí tình huống ( Bài tập 5, SGK )
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo xư lý một tình huống trong bài tập 5.
- HD xử lí tình huống:
H: Cách ưng xử như vậy phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào hay hơn không? Vì sao?
H: Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
2) Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời.
- Làm bài tập. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS biểu lộ thái độ bằng cách giơ thẻ theo quy ước.
- HS tự liên hệ .
- N2: Thảo luận, xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến xử lí tình huống.
 * HS tự lập kế hoạch tiết Kiệm tiền của.
- 1 - 2 HS đọc "ghi nhớ" trong SGK
 Chiều thứ 2
Lịch sử
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Trục thời gian.
- Vở Bài tập Lịch sử.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kểm tra
- GV yêu cầu HS thuật lại diễn biến của trận đánh trên sông Bạch Đằng.
 H: Ngô Quyền xưng vương vào năm nào, kinh đô đóng ở đâu?
- GV nhận xét.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Hoạtt động 1: Làm việc theo nhóm (Bài 1 - SGK).
- Gọi HS đọc nội dung bài tập1.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, KL, ghi ý kiến đúng vào bảng (Đã kẻ sẵn trên bảng)
* Giai đoạn 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)
* Giai đoạn 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)
3) Hoạt động2: Làm việc cá nhân (Bài tập 2 - SGK)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập2.
- Yêu cầu HS kẻ trục thời gian và làm bài vào vở.
- GV treo bảng trục thời gian, gọi HS lên trình bày.
- GV nhận xét, KL.
4) Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 
- GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận .
- Cho các nhóm báo cáo.
- GV kết luận.
C> Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- 2 HS trả lời.
- 1HS đọc.
- N2: Trao đổi làm bài trong VBT Lịch sử (Bài 1, Trang 10)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhắc lại.
- 1HS đọc.
- 3HS lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Nước Văn Lang ra đời
Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà
Chiến thắng Bạch Đằng
______________________________
Khoảng 700 năm
Năm 179
CN Năm 938
+ Nhóm 1: Kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa vµ kết quả của cuộc khởi nghĩa?
+ Nhóm 2: Nêu diễn biến vµ ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Đại diện nhóm báo cáo 
: 
Luyện viết
BÀI 8
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Viết đẹp, đúng mẫu chữ, trình bày đẹp câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” và đoạn văn “Nghe tiếng mời chào ... tóc bác dài quá rồi” (Theo kiểu chữ đứng).
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ viết.
- HS: Vở luyện chữ đẹp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD viết bài:
- GV gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài viết.
- Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa.
- GV cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- GV yêu cầu: Viết câu tục ngữ: 1 lần; Viết đoạn văn 1 lần.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
3) Chấm, chữa lỗi chính tả
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét ... ần nhận xét), bài tập 3 (phần luyện tập)
 - HS: Vở Bài tập Tiếng Việt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ
- Gọi HS Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) Phần nhận xét:
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ; Gạch chân những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép.
 H: Đó là lời nói của ai?
 H: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
 H: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
 H: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm? 
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giảng về con tắc kè.
 H: Từ lầu chỉ cái gì?
 H: Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
 H: Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
 H: Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
3) Phần ghi nhớ:
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
4) Phần luyện tập:
Bài tập 1 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nêu câu hỏi.
Bài tập 3 : 
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu và các đoạn văn.
- Gợi ý: Tìm các từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: “vôi vữa”, “trường thọ”, “đoản thọ”.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- 1HS đọc.
- Lời của Bác Hồ.
- Để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- 1HS đọc.
- Khi lời dẫn trực tiếp là một từ hay một cụm từ.
- Khi lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Chỉ ngôi nhà cao tầng, to, đẹp đẽ.
- Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
- Để đề cao giá trị của cái tổ đó.
- Dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- 2,3 HS đọc “ghi nhớ”
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- N2: Trao đổi và làm bài vào VBT
- HS nêu ý kiến.
- Lời nói trực tiếp trong đoạn văn là: “Em đã  đỡ mẹ”, “Em đã nhiều  khăn mùi soa”
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- HS trả lời: - Chỉ ngôi nhà cao tầng, to, đẹp đẽ.
- Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
- Để đề cao giá trị của cái tổ đó.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài trong VBT.
- HS nhận xét bài của bạn.
: 
 Luyện toán
 Ôn luyện
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng, tính giá trị biểu thức số.
- Giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- HSTB: Vở Bài tập Toán (Trang 45).
- HSKG: Vở Bài tập Toán nâng cao (Trang 59).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD làm bài tập:
+ Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS tự làm bài
- HD chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 2:
- Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta dùng tính chất nào?
- Cho HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
+ Bài 3:(HSTB làm bài trong VBT)
- Gọi HS nội dung bài toán.
- H: Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
+ Bài 4:(HSKG làm trong vở nâng cao)
Cho hai số có tổng là 4735. Nếu số bé bớt đi 357 và thêm 173 vào số lớn thì được hai số có hiệu là 535. Tìm hai số đã cho.
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Cho HS làm bài.
- HD chữa bài, chốt bài giải đúng.
Lưu ý: Vẽ sơ đồ và phân tích để giúp HS nhận biết được hiệu của hai số ban đầu.
 173
Số lớn: 
 535 4735
Số bé:
 357
B> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4 HS lần lượt lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
- 2HS lên bảng làm; cả lớp làm bài trong VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: a, 450; b, 300
- 1HS đọc.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 2HS lên bảng làm theo hai cách; cả lớp làm bài vào vở ô li.
- Nhận xét, thống nhất kết quả: Ô tô lớn 10 tấn; ôtô bé 6 tấn.
- 1HS đọc
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm bài trong VBT.
Bài giải:
Hiệu của hai số đã cho là:
535 – 173 – 357=5
Số bé đã cho là:
(4735 – 5) : 2 = 2365
Số lớn đã cho là:
4735 – 2365 = 2370
 Đáp số: Số bé: 2365
 Số lớn: 2370
Tiếng việt
Luyện đọc: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đoc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài Đôi giày ba ta màu xanh.
 - Đọc đúng tốc độ theo yêu cầu chuẩn kiến thức.
II. Các hoạt động dạy học:
HS Khá - Giỏi
HS TB – Yếu
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc
- 1HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp từng đoạn của bài – Nhận xét bạn đọc.
* GV HD đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc thi 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 2HS đọc toàn bài
+ Nhắc lại nội dung chính của bài? ( Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng .
- 1HS nhắc lại
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò
- Lắng nghe
- Y/cầu HS đọc bài
*3HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài.
- HS luyện đọc từ khó:cổ giày, khuy dập,luồn ,Lái ,ngọ nguậy,
*3HS nối tiếp đọc lần 2. 
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét, sửa cách đọc cho từng HS.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi từng cặp HS đọc thể hiện
- Lớp nhận xét
- HS thi đọc
- GV nhận xét, ghi điểm
- Về nhà luyện đọc thêm
- Chuẩn bị bài sau
Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 HS: V Bài tập Tiếng Việt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Kiểm tra
 H: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV yêu cầu HS giỏi làm mẫu. Chuyển từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- Gv yêu cầu HS: đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài: Kể theo một cách khác: Hai nhân vật không cùng thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu.
- Yêu cầu HS thi kể.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nêu câu hỏi.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Về trình tự sắp xếp : Có thể kể đoạn nào trước cũng được. 
Về từ ngữ: Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 có thay đổi. 
C> Củng cố dặn dò
- GV hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
- 1 HS trả lời.
- 1HS đọc . Cả lớp đọc thầm.
- Ví dụ: Tin –tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì đối với cánh tay ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. 
- Từng cặp HS trao đổi, tập kể chuyện.
- 1HS đọc, Cả lớp đọc thầm.
- N2: Suy nghĩ Kể chuyện trong nhóm.
- HS cử đại diện nhóm trình bày. 
- 1HS đọc
- HS trả lời.
Tiếng anh-GV tiếng anh lên lớp
Toán
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
- Làm bài tập BT1; BT2(chọn 1 trong 3 ý).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bảng phụ kẻ các góc.
- GV và HS: Ê ke.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn các hình.
- GV chỉ cho HS biết: Đây là một góc nhọn. Đọc là
Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB”.
- Gv vẽ một góc nhọn lên bảng.
- Cho HS tìm trong thực tế các góc nhọn.
- GV hướng dẫn HS dùng ê ke đo vào hình trên bảng để thấy: “góc nhọn bé hơn góc vuông”.
- Tương tự giới thiệu góc tù.
- GV giới thiệu góc bẹt: từ góc tù cho tăng dần độ lớn đến khi hai cạnh của góc đó “thẳng hàng”, ta có góc bẹt (cần phải chỉ rõ cho HS đâu là đỉnh góc, đâu là hai cạnh của góc bẹt, lưu ý hai cạnh của góc bẹt thẳng hàng).
- Yêu cầu HS dùng ê ke để thấy rõ “góc bẹt bằng hai góc vuông”
- Yêu cầu HS so sánh góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn với nhau.
.
3) HD làm bài tập: 
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV vẽ nhanh các góc lên bảng.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: (Thực hiện tương tự bài 1)
- Yêu cầu HSTB nêu được hình nào có 3 góc nhọn, HSKG nêu thêm: hình nào có góc vuông, hình nào có góc tù.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát
- HS quan sát, đọc: “Góc nhọn đỉnh O; cạnh OP, OQ”.
- HS tìm và nêu.
- HS dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn vµ nêu nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS lần lượt nêu, lên bảng dùng ê ke để kiểm tra.
- HSTB nêu: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
- HSKG nêu thêm: Hình tam giác DEG có góc vuông; Hình tam giác MNP có góc tù.
Sinh hoạt tập thể
Tiết 3: SHTT
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
 I. Mục tiêu.
 - Đánh giá hoạt động trong tuần.
 - Công việc tuần tới.
 - Kể chuyện – đọc báo đội.
 II. Chuẩn bị:
 - Báo.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Nhận xét, đánh giá
GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt:
- Đạo đức.
- Chuyên cần.
- Học tập.
- Trực nhật, lao động, vệ sinh.
- Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ...
2. Xếp loại thi đua
GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua.
3. Công việc tuần tới.
- Đi học đúng giờ, vệ sinh cá nhân sạch.
- Chấm dứt: không học bài, làm bài.
- Chú ý chăm sóc bồn hoa của lớp.
- Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
4. Đọc báo đội .
- Tổ chức cho HS đọc báo Đội
5. Tổng kết tiết học. 
- Nhận xét chung.
- Dặn dò:
Từng bàn kiểm điểm.
-Đại diện bàn báo cáo – các bàn khác nhận xét – bổ xung.
- HS theo dõi
- HS theo dõi lắng nghe
- 1HS đọc, cả lớp lắng nghe.
Nhận xét của ban lãnh lãnh đạo 
.
...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_8_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_co.doc