1. MỤC TIÊU
- Ghi ở tiết 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài . (1 phút)
2.Các hoạt động (30 phút)
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
1. HS làm bài tập.
2. GV mời một HS chữa bài tập và giải thích.
3. Gv trao đổi nhận xét.
4. GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của.
5. HS tự liên hệ.
6. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai
1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5.
2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
3. Một vài nhóm lên đóng vai.
4. Thảo luận lớp.
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
- Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Kết luận chung
GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố, dặn dò (4 phút)
- GV nhận xét tiết học .
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,. trong cuộc sống hàng ngày.
Tuần 8 Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Chào cờ toán Tiết 36: Luyện tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức- Tính tổng các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn. 2. Kĩ năng : - HS giải đúng các loại toán trên II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ . III. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - KT vở bài tập của HS 2. Dạy bài mới - GV tổ chức cho HS làm bài tập . (30 phút) Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa. Chưa yêu cầu HS giải thích cách làm Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm và chữa bài. Bài 4: Gọi HS lên bảng chữa bài. Bài 5: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 3. Củng cố , dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau : tiết 37 - HS tự làm, kiểm tra chéo - HS giải thích cách làm. Chảng hạn: 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 178 hoặc: 96 + 78 +4 = 78 + ( 96 + 4 ) = 78 +100 = 178 - Nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong từng phần - HS tự làm bài rồi chữa bài Đáp số: a) 150 người b) 5406 người - HS tập giải thích về công thức: P = ( a + b ) 2. Chẳng hạn, a + b là nửa chu vi hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b. ( a + b ) 2 là chu vi của hình chữ nhật đó. đạo đức Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 2) 1. Mục tiêu - Ghi ở tiết 1 ii. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài . (1 phút) 2.Các hoạt động (30 phút) Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân 1. HS làm bài tập. 2. GV mời một HS chữa bài tập và giải thích. 3. Gv trao đổi nhận xét. 4. GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của. Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của. 5. HS tự liên hệ. 6. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai 1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5. 2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. 3. Một vài nhóm lên đóng vai. 4. Thảo luận lớp. - Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? - Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Kết luận chung GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK. 3.Củng cố, dặn dò (4 phút) - GV nhận xét tiết học . -Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày. Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu 1. Kĩ năng : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp. 2.Kiến thức - Hiểu ý nghĩa của cả bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 3.Thái độ : Luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó . II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch ở Vương quốc Tương lai 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài(30 phút) a) Luyện đọc - GV kết hợp sữa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS. Chú ý cách ngắt nhịp thơ. - GV đọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài. Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi: - GV yêu cầu HS nhận xét ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ. Đại ý : Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ có phép lạ để làm cho thế giới trở nen tốt đẹp hơn. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ - GV giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn. 3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. - HS đọc - 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ- đọc 2, 3 lượt - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi:trong SGK - HS nêu - 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. - HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ. Buổi chiều Luyện đọc ở Vương quốc Tương lai I. Mục tiêu : - Rèn cho HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm bài tập đọc ở Vương quốc Tương lai - Qua bài đọc giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1 phút) 2. Luyện đọc . (35 phút) - Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài. - GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS, lưu ý cho HS nhấn giọng ở một số từ ngữ: "sáng chế, hạnh phúc, ăn ngon, ồn ào...".Đồng thời lưu ý cho HS ngắt nhịp ở một số câu đầu và một số câu cuối bài, và chú ý ngắt giọng ở một số câu có lưòi nói nhân vật,Ví dụ: Tin-tin// - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé thứ nhất//- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất...... - GV đọc mẫu toàn bài - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm. - Gọi từng nhóm lên thi đọc. - GV nhận xét, đánh giá. - Qua bài tập đọc này giúp các em hiểu thêm điều gì? (ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình vào phục vụ cuộc sống). 3. Củng cố - dặn dò. (3 phút) - NX tiết học. - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - HS mở SGK đọc thầm bài đọc - Theo dõi, NX: giọng đọc, nhịp độ đọc,... - HS phân nhóm, luyện đọc, sửa cho nhau. - Lớp nhận xét - HS trả lời. Luyện từ và câu Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài I. Mục tiêu 1. Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. 2. Biết vận dụng quy tắc đã học để viế đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc. 3. GD ý thức viết đúng qui tắc chính tả II. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Phần nhận xét (10 phút) Bài tập 1 - GV đọc mẩu các tên riêng nước ngoài. Bài tập 2. GV hỏi : + Mỗi tên riêng dưới đây gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? + Các chữ cái đầu gồm mỗi bộ phận được viết thế nào? + Cách viết các tiếng trong cùng mỗi bộ phận như thế nào? Bài tập 3 - GV nói thêm với HS: Những tên người, tên địa lý trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt ( âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Ví dụ: Hi Mã Lạp Sơn là tên phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi-ma-lay-a là tên quốc tế. Phiên âm trực tiếp từ tiếng Tây Tạng. 2.3. Phần ghi nhớ (5 phút) 2.4. Phần luyện tập (15 phút) Bài tập 1: - Gọi HS chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng - GV hỏi: Đoạn văn viết về ai? Bài tập 2: - Gọi HS chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - GV kết hợp giải thích thêm về tên người, tên địa danh. Bài tập 3 ( Trò chơi du lịch) - HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát kỹ tranh minh hoạ trong SGK để hiểu yêu cầu của bài. - GV giải thích cách chơi - GV tổ chức cho HS làm bài theo cách thi tiếp sức. - Cả lớp và Gv nhận xét và bình chọn những nhà du lịch giỏi nhất. 3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài. - GV nhận xét tiết học - HS lên viết tên mình và địa chỉ nhà mình. HS đọc đúng theo chữ viết: Mô-rít-xơ Mác-téc-lích, Hi-ma-lay-a.... - 3,4 Hs đọc lại tên người, tên địa lý nước ngoài. -1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời miệng các câu hỏi - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Cách viết một số tên người, tên địa lý nước ngoài có gì đặc biệt? - Hai, ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ của bài học. Cả lớp đọc thầm. - HS lấy ví dụ minh hoạ - HS đọc nội dung của bài, làm việc cá nhân, làm VBT - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân - Cả lớp chia thành 3, 4 nhóm, tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV. Kỹ thuật Khâu đột thưa (t) I. Mục tiêu : - Đã soạn ở tiết 1 II. Đồ dùng dạy học - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Hai mảnh vải hoa giống nhau có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch III. Các hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (5 phút) 2. Dạy bài mới : 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. HS thực hành : Khâu đột thưa (25 phút) - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa - GV nhận xét và củng cố : + Bước 1 : Vạch dấu đường khâu + Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu - GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý - GV nêu thời gian, yêu cầu thực hành. - HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa. 2.3. Đánh giá kết quả học tập của HS. (5 phút) - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá - HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Khâu đột mau. Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2006 Thể dục Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập. - Phương tiện: Còi, bóng, kẻ, vẽ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu(6 - 10 phút) - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút. * Trò chơi làm theo hiệu lệnh : 2 - 3 phút. 2. Phần cơ bản (18 - 22 phút) Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái: (14 - 15 phút) - GV điều khiển lớp tập (quan sát và sửa chữa sai sót cho HS). - Chia tổ luyện tập, do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát và sửa chữa sai sót cho HS + Tập hợp cả lớp tập. Trò chơi vận động (nếu HS luyện tập đã hoàn thành) - cho HS chơi trò chơi “Ném trúng đích”. 3. Phần kết thúc (4 - 6 phút) - GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút. - Đứng tại chỗ và hát 1 bài (1 - 2 phút). - HS luyện tập - Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn - HS luyện tập do cán sự điều khiển. ... nghĩa câu chuyện . - Thi kể chuyện trước lớp . Mỗi HS kể xong , cùng các bạn trao đổi , đối thoại về nhân vật , chi tiết ý nghĩa truyện . - Cả lớp bình xét bạn chọn được câu chuyện hay , bạn kể chuyện hấp dẫn , bạn đặt được câu hỏi hay . Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép I. Mục tiêu 1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép. 2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép khi viết. 3. GD học sinh ý thức viết đúng qui tắc chính tả II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài: (1phút): 2.2. Phần nhận xét (10phút): Bài tập 1 -GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? + Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? + Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? - GV kết luận Bài tập 2 - Khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng phối hợp với dấu hai chấm? Bài tập 3 - Gv nói về con tắc kè.Hỏi HS: + Từ lầu chỉ cái gì? + Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? + Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì? 2.3. Phần ghi nhớ (5 phút). - Cho 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong nội dung bài đọc trong SGK. - Gv nhắc HS học thuộc nội dung phần ghi nhớ. 2.4. Phần luyện tập (15 phút). Bài tập 1 - Gọi HS lên bảng: gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2 - GV gợi ý. Bài tập 3 - Gv gợi ý HS tìm những từ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b và đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học thuộc nội dung đoạn ghi nhớ của bài. - Viết 2 tên người, 1 tên địa lí nước ngoài. - HS đọc yêu cầu của bài. - TRả lời câu hỏi - HS đọc yêu cầu của đầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Một HS đọc yêu cầu của BT3. Cả lớp đọc tầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài. Buổi chiều: Toán Luyện tập: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó I. Mục tiêu: Củng cố cho HS: 1. Kiến thức : - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 2. Kĩ năng : - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài (1phút) 2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút) - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau: Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống a + b 73 458 1907 2965 a- b 23 270 663 1099 a b Bài 2: một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 72m, chiều dài hơn chiều rộng 54dm. Tìm chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó. Bài 3: Cô Vân và cô Hoà mua chung một mảnh vải giá 90 000 đồng, cô Vân phải trả cho cửa hàng nhiều hơn cô Hoà 15 000 đồng. Hỏi mỗi người phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền? Bài 4: A Viết tên góc tù, góc nhon, góc bẹt có trong hình vẽ bên - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV chấm, chữa bài B D C 3. Củng cố - dặn dò. (3phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài. - HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập. - HS chữa bài, nhận xét. Thứ sáu 27 tháng 10 năm 2006 Toán Tiết 40: Hai đường thẳng vuông góc i. Mục tiêu 1. Kiến thức - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. 2. Kĩ năng - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không. II. Đồ dùng dạy học - Ê ke III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 3 HS lên bảng vẽ góc tù, góc nhọn, góc bẹt. 2. Dạy bài mới 2.1 Giới thiệu bài (1 phút) 2.2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc : (10phút) - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông. - GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài). Cho HS biết "Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau". - GV cho HS nhận xét "Hai đường thẳng Bc và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C" (kiểm tra lại bằng ê ke). - GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rối lại kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như hình vẽ trong SGK). Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. 2.3. Thực hành : (20phút) Bài 1 : Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. Bài 2 : Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau, yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD. Bài 3: Trước hết, HS dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó. Bài 4 : Yêu cầu HS : a. Nêu được AD, AB là là một cặp cạnh vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. b. Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC; BC và CD. 3. Củng cố dặn dò (3phút) - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Vẽ hai đường thắng vuông góc địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên I. Mục tiêu 1. Kiến thức:- Trình bày một số đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân ở Tay Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. 2. Kĩ năng :- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. 3. Thái độ : Hiểu biết mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ (5phút);Nêu một số trang phục, lễ hội ở Tây Nguyên 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài (1phút) Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (10phút) Bước 1: - Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ( quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây gì? ( Cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau màu?) + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? ( quan sát bảng số liệu). + Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho trồng cây công nghiệp? Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (10phút) - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột ( giúp HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cây cà phê). - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột? - GV giói thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột. - Hiện nay, khó khăn lớn nhát trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì? - Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? Chăn nuôi trên đồng cỏ * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (10phút): Bước 1: - HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời câu hỏi sau: + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? + Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? + Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò? + ở Tây Nguyên, voi được nuôi để làm gì? Bước 2: - GV gọi vài HS trả lời câu hỏi. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 3. Củng cố dặn dò (3phút) - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu 1. Kĩ năng : - Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện 2. Kiến thức - Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian. - Viết câu mở đoạn và liên kết các đoạn theo trình tự thời gian. II.Các Hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5phút): GV kiểm tra 2, 3 HS đọc bài viết - phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước.... 2. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1phút) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút) Bài tập 1 - GV yêu cầu HS mở SGK, tuần 7, tr.73,74, xem lại nội dung bài tập 2, xem lại bài đã làm trong vở. . GV gọi HS đọc, nhận xét Bài tập 2 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 3 - GV nhấn mạnh yêu cầu của bài: + Các em có thể chọn một chuyện đã học qua các bài TĐ trong sách Tiếng Việt. + Khi kể, các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự nối tiếp nhau của các sự việc. - Cả lớp và GV nhận xét, quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có được kể theo đúng trình tự thời gian không. 3. Củng cố, dặn dò (3phút) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. - HS đọc - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài - mỗi em đều viết 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn. - HS phát biểu ý kiến - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - HS đọc yêu cầu của bài. - Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. - HS thi kể chuyện hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 8 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần. - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới II. Nội dung : 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần. 2. GV nhận xét. a. Ưu điểm - Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu. - Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Linh, Đức Anh, Ngọc...) - Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ. b. Tồn tại : - Bên cạnh đó vẫn còn một số HS ý thức chưa cao. Việc thực hiện Tập thể dục giữa giờ chưa tốt ( Sơn, Thành...) - Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Khương, Bá Đạt, Thành Công, Tam Hà. 3. Phương hướng hoạt động tuần tới - Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được. - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày Nhà giáo VN.
Tài liệu đính kèm: