Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Nguyễn Bá Long

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Nguyễn Bá Long

Tiết 2 : Môn : Toán HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song : là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau .

- Xác định được 2 đường thẳng có song song với nhau hay không .

- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Thước thẳng và ê-ke .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Nguyễn Bá Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày giảng : Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2008
Tiết 1 : Môn : Tập đọc THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém Câu chuyện giúp em hiểu mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
- Biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
10phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Đôi giày ba ta màu xanh .
	- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn bài Đôi giày ba ta màu xanh, trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn . 
3. Bài mới : Thưa chuyện với mẹ .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  để kiếm sống .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Học sinh thực hiện
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
10phút
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cương thương mẹ vất vả , muốn học một nghề để kiếm sống , đỡ đần cho me.
- Đọc đoạn 2 .
- Mẹ cho là Cương bị ai xúi . Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang , bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình .
- Cương nắm tay mẹ , nói với mẹ những lời thiết tha : nghề nào cũng đáng trọng , chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường .
- Đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương :
+ Cách xưng hô : đúng thứ bậc trong gia đình .
+ Cử chỉ lúc trò chuyện : thân mật , tình cảm .
+ Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ .
+ Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối , em nắm tay mẹ , nói thiết tha .
10phút
3phút
1phút
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cương thấy  cây bông . 
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : 
- Hỏi : Bài văn có ý nghĩa gì ? ( Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình )- Giáo dục HS biết ước mơ , giúp đỡ cha mẹ .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS ghi nhớ cách Cương trò chuyện , thuyết phục mẹ.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc toàn truyện .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
Tiết 2 : Môn : Toán HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song : là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau .
- Xác định được 2 đường thẳng có song song với nhau hay không .
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Thước thẳng và ê-ke .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
15phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Hai đường thẳng song song .
- Sửa các bài tập về nhà 
3. Bài mới : Hai đường thẳng vuông góc .
Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng song song .
MT : Giúp HS nhận biết được hai đường thẳng song song .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Vẽ hình chữ nhật ABCD ở bảng . Kéo dài về hai phía hai cạnh AB và DC đối diện nhau . Tô màu hai đường kéo dài này và cho HS biết : Hai đường thẳng AB và DC là hai đường thẳng song song với nhau .
- Tương tự , kéo dài cạnh AD và BC về hai phía , ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau .
- Cho HS nhận thấy : Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau .
- Cho HS tiếp tục liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh ta : hai đường mép song song của bìa quyển vở hình chữ nhật ; hai cạnh đối diện của bảng đen , khung ảnh , chấn song cửa sổ  
- Vẽ hình ảnh 2 đường thẳng song song ở bảng để HS quan sát và nhận dạng .
Hoạt động lớp .
15phút
3phút
1phút
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Gợi ý : Giả thiết các tứ giác ABEG , ACDG , BCDE là các hình chữ nhật , điều đó có nghĩa là các cặp cạnh đối diện của mỗi hình song song với nhau . Từ đó ta có : BE // AG // CD .
- Bài 3 : 
4. Củng cố : 
- Các nhóm cử đại diện thi đua vẽ hai đường thẳng song song ở bảng .
- Nêu lại những nội dung vừa học .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Làm các bài tập tiết 42 sách BT .
Hoạt động lớp .
- Nêu các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật ABCD và MNPQ .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu được các cặp cạnh song song với nhau , các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong mỗi hình .
Tiết 3 : Môn : Đạo đức TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
- Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
10phút
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Tiết kiệm tiền của (tt) .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Tiết kiệm thời giờ .
a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kể chuyện Một phút SGK
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện kể SGK và bài học rút ra qua truyện .
PP : Làm mẫu , đàm thoại , giảng giải .
- Kể chuyện Một phút SGK .
- Hướng dẫn thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK .
- Kết luận : Mỗi phút đều đáng quý . Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK .
10phút
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS biết cách giải quyết đúng các tình huống .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
- Kết luận :
+ HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi .
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu , nhỡ máy bay .
+ Người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác chất vấn , bổ sung ý kiến .
10phút
3phút
1phút
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ .
MT : Giúp HS biết bày tỏ thái độ qua các tình huống nêu trong bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Tiến hành tương tự hoạt động 2, tiết 1,bài 4
- Kết luận : Ý kiến d là đúng . Các ý kiến a , b , c là sai .
4. Củng cố : 
- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
5. Dặn dò : 
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân .
-Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân .
- Viết , vẽ , sưu tầm các truyện , tấm gương , ca dao , tục ngữ về tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
Tiết 4 : Môn : Khoa học PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
	- Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi .
	- Kể được tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước . 
	- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 36 , 37 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
10phút
1. Khởi động : Hát . 
2. Bài cũ : Aên uống khi bị bệnh .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Phòng tránh tai nạn đuối nước .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước .
MT : Giúp HS kể được tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : 
+ Không chơi đùa gần hồ , ao , sông , suối . Giếng nước phải được xây thành cao , có nắp đậy . Chum , vại , bể nước phải có nắp đậy .
+ Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy . Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ , giông bão .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận : Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày ?
- Đại diện các nhóm lần lượt  ... ết học .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà và ở trường , gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , kết luận bạn làm bài đúng nhất , tìm được nhiều từ nhất .
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm trao đổi , thảo luận về các động tác kịch câm sẽ biểu diễn trước khi tham gia cuộc chơi .
- Các nhóm thi .
- Lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
Tiết 3 : Môn : Tập làm văn LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN 
 VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết trao đổi ý kiến với người thân .
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích ; biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra .
- Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
7phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Luyện tập phát triển câu chuyện .
- 2 em đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu đã làm ở nhà .
3. Bài mới : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gạch chân những từ đó : nguyện vọng – môn năng khiếu – trao đổi – anh ( chị ) – ủng hộ – cùng bạn đóng vai .
Hoạt động lớp .
- Đọc đề bài , tìm những từ quan trọng .
8phút
Hoạt động 2 : Xác định mục đích trao đổi ; hình dung những câu hỏi sẽ có .
MT : Giúp HS xác định đúng trọng tâm đề bài và hình dung được những câu hỏi sẽ có .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài :
+ Nội dung trao đổi là gì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3 SGK .
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em .
+ Anh hoặc chị của em .
+ Làm cho anh , chị hiểu rõ nguyện vọng của em ; giải đáp những khó khăn , thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy .
+ Em và bạn trao đổi . Bạn đóng vai anh hoặc chị của em .
- Phát biểu : Chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , hình dung câu trả lời , giải đáp thắc mắc anh ( chị ) có thể đặt ra .
8phút
Hoạt động 3 : Thực hành trao đổi theo cặp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao đổi với bạn mình .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đến từng nhóm giúp đỡ .
Hoạt động nhóm đôi .
- Chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ý đối đáp viết ra nháp .
- Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn thiện bài trao đổi .
7phút
3phút
1phút
Hoạt động 4 : Thi trình bày trước lớp .
MT : Giúp HS thực hiện được cuộc trao đổi với bạn mình trước lớp .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
4. Củng cố :
- 1 em nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân . 
- Giáo dục HS thường xuyên trao đổi ý kiến với người thân .
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp .
- Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực , có ý chí vươn lên .
Hoạt động nhóm đôi .
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất , bạn ăn nói giỏi giang , giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất .
Tiết 4 : Môn : Địa lí HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : khai thác sức nước , khai thác rừng . Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
- Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
10phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Khai thác sức nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm sông ngòi và việc khai thác sức nước của đồng bào Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
- Mời 3 em lên chỉ 3 con sông : Xê-Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên bản đồ ở bảng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm việc theo những gợi ý sau :
+ Quan sát lược đồ hình 4 , kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ; những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu ?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
+ Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
10phút
Hoạt động 2 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát hình 6 , 7 và đọc mục 4 SGK để trả lời các câu hỏi sau :
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào việc quan sát tranh , ảnh và các từ gợi ý sau : rừng rậm rạp , rừng thưa , rừng thường một loại cây , rừng nhiều loại cây với nhiều tầng , rừng rụng lá mùa khô , xanh quanh năm .
- Lập bảng so sánh 2 loại rừng : rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp .
- Vài em trả lời trước lớp .
10phút
3phút
1phút
Hoạt động 3 : Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên (tt) .
MT : Giúp HS nắm giá trị của rừng và việc sản xuất đồ gỗ ở Tây Nguyên .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
4. Củng cố :
- Trình bày tóm tắt lại những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
5. Dặn dò : 	
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 2 , quan sát hình 8 , 9 , 10 SGK và vốn hiểu biết của bản thân đẻ trả lời các câu hỏi sau :
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+ Gỗ được dùng làm gì ?
+ Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ 
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên .
+ Thế nào là du canh , du cư ? ( Du canh : hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt , vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác . Du cư : hình thức sinh sống , không có nơi cư trú nhất định )
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
Tiết 5 : Sinh hoạt : SINH HOẠT LỚP
A. Ôån định tổ chức lớp học : ( 5 phút )
- Cho học sinh hát .
B. Đánh giá tình hình trong tuần : ( 15 phút )
+ Các tổ trưởng đánh giá tình hình trong tuần .
+ Lớp trưởng đánh giá lại mọi hoạt động trong tuần qua .
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung những thiếu sót .
1. Về học tập : 
- Trong thời gian qua , các em đã có nhiều cố gắng trong học tập , đi học chuyên cần , hăng say phát biểu xâydựng bài .
- Duy trì được nề nếp lớp học .
2. Về vệ sinh : 
- Tổ trực đã quét dọn lớp học sạch sẽ , lao động vệ sinh lớp học .
- Nhặt giấy, rác theo đúng lịch , sạch sẽ .
3. Các hoạt động khác : 
- Mọi hoạt động của nhà trường đã diển ra trong tuần qua các em đã thực hiện nghiêm túc .
C. Kế hoạch tuần tới : ( 15 phút )
- Ngoại khoá theo chủ điểm của nhà trường .
- Làm báo tường .
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt lập thành tích cao nhất chào mừng ngày 20/10.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài .
- Đi học chuyên cần , đúng giờ .
- Duy trì công tác vệ sinh cá nhân .
- Lao động vệ sinh lớp học , sân trường theo đúng lịch quy định .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_9_nguyen_ba_long.doc