Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
- HS biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự nhiên và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm được các bài tập 1a, 2; HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập trong SGK.
II. Hoạt động dạy học
Tập đọc CHUỖI NGỌC LAM I. Mục đích yêu cầu - HS biết đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan . tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời . được tất cả các câu hỏi cuối bài). II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy- học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới a, Luyện đọc - HD HS chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến người anh yêu quý. + Đoạn 2: Còn lại. - Gv hướng dẫn hs đọc bài. - GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ. - GV đọc mẫu. - GV giới thiệu tranh minh hoạ và bài đọc: Cô bé Gioan say mê ngắm chuỗi ngọc lam bày sau tủ kính, Pi-e đang nhìn cô bé từ sau quầy hàng. b, Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? + Em có đủ tiền mua chỗi ngọc đó không? + Chi tiết nào cho em biết điều đó? + Chị của cô bé tìm gặp pi-e để làm gì? + Vì sao Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? + Em có suy nghĩ gì về những nhân vật trong truyện? + Nội dung bài nói lên điều gì? c. Đọc diễn cảm: - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. - Nhận xét- cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - Đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - 1 Hs đọc toàn bài. - HS đọc tiếp nối đoạn (2- 3 lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô - en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất. + Cô bé không đủ tiền để mua chuỗi ngọc đó. + Cô bé mở khăn tay đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền. + Để hỏi có đúng cô bé Gioan mua chuỗi ngọc ở tiệm ông không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền là bao nhiêu? + Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em dành dụm được. + Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng: Người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị dốc hết tiền tiết kiệm được để mua quà tặng chị. Chú Pi-e tốt bụng muốn mang niềm vui đến cho hai chị em. Những người trung hậu ấy đã đem lại niềm vui niềm hạnh phúc cho nhau. + Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. - 4 HS đọc phân vai toàn bộ truyện. - HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài. TUẦN 14 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010 Toán CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu - HS biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự nhiên và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Làm được các bài tập 1a, 2; HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập trong SGK. II. Hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ -Y/c HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho 10,100,1000... - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới - GV nêu bài toán ở VD1. + Muốn tính cạnh của sân ta làm thế nào? - HD HS thực hiện các phép chia theo các bước HD trong SGK. - Chú ý HS bước viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào vào bên phải số bị chia để chia tiếp. + Vậy 27 : 4 = 6,75 (m). * HD HS làm VD 2: 43:52 =? + GV: phép chia này có số bị chia bé hơn số chia. Ta làm như sau: - Chuyển 43 thành 43,0 - Đặt tính rồi thực hiện phép chia: 43,0 : 52 (chia số thập cho số TN ) 43,0 52 14 0 0,82 3 6 - GV hướng dẫn HS nêu qui tắc như trong SGK. 2.3, Thực hành * Bài 1: - GV nhận xét, sửa sai Bài 2: Bài toán - HD HS phân tích, tìm cách giải. Bài 3: HDHS khá, giỏi làm thêm 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - Một HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. + Làm phép chia: 27 : 4 = ? - HS chú ý theo dõi. 27 4 30 6,75 (m) 20 0 - Cả lớp làm bảng con, 3 HS lên bảng. a, 12 5 23 4 20 2,4 30 5,75 0 20 0 882 36 b, 15 8 162 24,5 70 1,875 180 60 0 40 0 75 12 81 4 30 6,25 10 2,25 60 20 0 0 - 1 HS lên bảng, lớp giải bài vào vở. Tóm tắt: 25 bộ: 70m 6 bộ :m? Bài giải: Số vải để may một bộ quần áo là: 70 : 25 = 2,8 (m) Số vải để may 6 bộ quần áo là: 2,8 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16,8 m. = 0,4 ; = 0,7 5 ; = 3, 6 - 1 HS nhắc lại ghi nhớ. Đạo đức TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 1) I. Mục tiêu - HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. II. Tài liệu và phương tiện - Thẻ màu. - Tranh ảnh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Vì sao phải kính già, yêu trẻ? - GV nhận xét. 2, Bài mới HĐ 1: Tìm hiểu thông tin (SGK- Tr 22) * Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội. * Cách tiến hành: - GV kết luận: - Yêu cầu HS thảo luận: + Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết. + Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng? HĐ2: Làm bài tập 1 - SGK. * Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và em gái. * Cách tiến hành: - Y/c HS lên trình bày ý kiến của mình cho cả lớp cùng nghe. + Việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b. + Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d. HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK) * Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó. * Cách tiến hành: + Tán thành với các ý kiến a, d. + Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ. Hoạt động tiếp nối - Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. - 2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung một tranh. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. KL : Bà Nguyễn Thị Định, ... đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế. - 1 số HS trình bày ý kiến, cả lớp bổ sung. - 2- 3 HS đọc ghi nhớ. - Một số HS trình bày ý kiến. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS lần lượt bày tỏ thái độ theo quy ước. - Một số Hs giải thích lí do, cả lớp lắng nghe, bổ sung. Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP I. Muc tiêu - HS biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một . số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Làm được các bài tập 1, 3, 4. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập. II. Các hoạt động dạy- học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới Hướng dẫn luyện tập Bài 1:. - GV hướng dẫn HS làm bài tập. - GV chấm bài, nhận xét. Bài 3: - Hướng dẫn HS phân tích bài toán, cách giải. - Gv nhận xét – cho điểm. Bài 4: - GV hướng dẫn HS làm bài. - Gv nhận xét – cho điểm. Bài 2: HS khá, giỏi làm thêm. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu qui tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - HS làm bảng con: 7 : 8 = - 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở. a, 5,9 : 2 +13,06 = 2,95 + 13,06 = 16,01 b, 35,04 : 4 – 6,87 = 8,76 - 6,87 = 1,89 c, 167: 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 d, 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38 - 1 HS đọc bài toán. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. Bài giải: Chiều rộng mảnh vườn là: 24 = 9,6 (m) Chu vi mảnh vườn là: (24 + 9,6) 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn là : 24 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2m và 230,4 m2. - 1 HS làm bài vào phiếu, cả lớp làm vào vở. Bài giải Mỗi giờ xe máy đi được quãng đường là: 93 : 3 = 31 ( km) Mỗi giờ ô tô đi được quãng đường là: 103 : 2 = 51,5 (km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy quãng đường là: 51,5- 31 = 20,5 (km) Đáp số : 20,5 km. a, 8,3 0,4 = 3,32 8,3 10 : 25 = 3,32 b, 4,2 1,25 = 5,25 4,2 10 : 8 = 5,25 c, 0,24 2,5 = 0,6 0,24 10 : 4 = 0,6 Nhận xét: hai kết quả bằng nhau. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I. Mục đích yêu cầu - HS nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở bài tập 1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của bài tập 3; thực hiện được yêu cầu của bài tập 4(a, b, c); HS khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 4. II. Đồ dùng - Bảng phụ viết bài tập cho HS. III. Các hoạt động dạy- học 1, Kiểm tra bài cũ - Y/c HS đặt một câu có sử dụng quan hệ từ và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó? - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài. 2.2, Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: + Thế nào là danh từ chung? cho ví dụ? + Thế nào là danh từ riêng? cho ví dụ? + Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung có trong bài. - Nhận xét- bổ sung. Bài 2: - Y/c HS nhắc lại quy tắc viết các danh từ riêng. - GV treo bảng phụ nên bảng cho HS đọc quy tắc. Bài 3: - Y/c HS nhắc lại kiến thức về đại từ xưng hô? - Y/c HS tự làm bài tập. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 4: - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét- bổ sung. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 3 HS nhắc lại ý nghĩa của cặp quan hệ + Danh từ chung là tên một loại sự vật. Ví dụ: sông, bàn, ghế...... + Danh từ riêng là tên riêng của một loại sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa. Ví dụ: Huyền, Hà, Nha Trang.... - Hs nối tiếp phát biểu. + Danh từ riêng: Nguyên. + Danh từ chung: Giọng, chị gái, hàng nước mắt, vệt, má, tay, mặt, phía, ánh đèn màu, tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân, năm. - 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập. + Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.... - Hs tự làm bài tập và phát biểu ý kiến. + Các đại từ xưng hô trong đoàn văn trên là: Chị, em, tôi, chúng tôi. - 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập. a, Danh từ hoặc đại từ dùng làm chủ ngữ trong k ... chuỗi, lúi húi, rạng rỡ,. - HS nghe - viết bài vào vở. Tranh - chanh Tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, tranh việc, quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào Trưng- chưng Trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu. Bánh chưng, chưng cất, chưng mắm , chưng hửng Trúng - chúng trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử, .. chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình , công chúng, dân chúng Trèo - chèo Leo trèo, trèo cây, trèo cao ngã đau Vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống Bài 3: - Y/ c HS tự làm. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, kết luận. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập. - HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở. - 2- 3 HS đọc bài. + Thứ tự các từ cần điền: đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, Trước, trường, vào, chở, trả. Kể chuyện PA- XTƠ VÀ EM BÉ I. Mục đích yêu cầu - HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. - HS biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện; HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hạo chuyện trong SGK . II. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới GV kể chuyện - GV kể lần 1, viết lên bảng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ. + Bác sĩ Lu - i Pa - xtơ, cậu bé Giô - dép, thuốc Vắc - xin. Ngày 6- 7 - 1885 (ngày Giô - dép được đưa đến gặp bắc sĩ Pa- xtơ ). Ngày 7 - 7 - 1885, (Những giọt Vắc - xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người). - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ . * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS kể kết hợp với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV tổ chức cho HS kể trong nhóm. - T/c cho HS thi kể trước lớp. + Vì sao Pa - xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trướưc khi tiêm Vắc - xin cho Giô - dép ? + Câu chuyện muốn nói điều gì? - GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn Pa - xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị. - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS kể lại một việc làm tốt về bảo vệ môi trường mà em đã được chứng kiến? - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh minh hoạ trong sgk. - 1 HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập - HS kể theo nhóm. - HS kể thi kể trước lớp. - Một vài tốp tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - 2 HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi. + Vì Vắc - xin chữa bệnh dại đã thí nghiệp có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người. Pa - xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em bé làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến. + Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa - xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. HS nghe . Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010 Khoa học XI MĂNG I. Mục tiêu - HS nhận biết một số tính chất của xi măng. - Nêu được một số cách bảo quản xi măng. - Quan sát, nhận biết xi măng. II. Chuẩn bị - Xi măng để HS quan sát. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Nêu tính chất của gạch, ngói? - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới Hoạt động 1: Thảo luận * Mục tiêu: HS kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. * Cách tiến hành: - Y/c HS thảo luận các câu hỏi sau: + Ở địa phương em, xi măng được dùng để làm gì? + Kể tên một vài nhà máy xi măng ở nước ta. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin. * Mục tiêu: - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng. - Nêu được tính chất, công dụng của xi măng. * Cách tiến hành: + Xi măng được dùng để làm gì? - Xi măng được làm từ những vật liệu gì? + Xi măng có tính chất gì? Cần phải bảo quản xi măng ntn? Tại sao? - Gv cho HS quan sát xi măng để nhận biết. + Vữa xi măng có tính chất gì? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu? + Vữa xi măng dùng để làm gì? + Bê tông do các vật liệu nào tạo thành? Nêu tính chất, công dụng của bê tông và bê tông cốt thép? 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 3 HS trình bày - HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Dùng để trộn vữa xây nhà, làm cầu, cống, làm đường, ... + Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, Lào Cai,... - Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. + Xi măng dùng để xây nhà, xây các công trình + Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. + Xi măng có mầu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng. Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở lên dẻo; khi khô, thì kết thành tảng, cứng như đá. + Cần bảo xi măng cẩn thận, ở nơi khô, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng gặp nước hay không khí ẩm sẽ khô kết tảng, cứng như đá, không dùng được nữa. + Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô. Khi khô không bị rạn nứt, không thấm nước. Vì vậy, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ hỏng, các dụng cụ làm với vữa xi măng cũng phải rửa ngay. + Bê tông là hỗn hợp của xi măng, cát sỏi, nước trộn đều. Bê tông là hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đường, đổ trần nhà, móng nhà, + Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi, nước trộn đều rồi đổ vào các khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước,... Địa lí GIAO THÔNG VẬN TẢI I. Mục tiêu - HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta: + Nhiều loại đường và phương tiện giao thông. + Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước. - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ: đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. II. Đồ dùng dạy học -Bản đồ giao thông Việt Nam . -Một số tranh ảnh và loại hình phương tiện giao thông . III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Kể tên một số khu công nghiệp mà em biết? - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới a, Các loại hình giao thông vận tải + Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết ? + Quan sát hình 1, cho biết loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá? * GV kết luận: Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông vận tải song chất lượng chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt nên hay xảy ra tai nạn. b, Phân bố một số loại hình giao thông + Khi nhận xét sự phân bố các em chú ý quan sát mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chính chạy theo đường Bắc - Nam, hay theo hướng Đông - Tây. - GV nhận xét kết luận: + Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước. + Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc - Nam. Vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc - Nam. - Quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất - Các sân bay quốc tế là: Nội bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. - Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố HCM. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 -3 HS trả lời . - Hoạt động cả lớp. + Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: Đường ô tô, Đường sắt, Đường sông, Đường biển, Đường hàng không. + Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và vận tải hành khách. - HS nghe. - HS làm thảo luận theo nhóm 4. - HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc Lộ 1A, Sân bay, Cảng biển. . SINH HOẠT TẬP THỂ: SƠ KẾT LỚP TUẦN 14 I. MỤC TIÊU: HS tự nhận xét tuần 13. – sơ kết thi đua phong trào " Trường học thân thiện , học sinh tích cực " Rèn kĩ năng tự quản. Sơ kết chấm thi làm báo tường các chi đội ngày nhà giáo VN 20/11 Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể , rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ *Hoạt động 1: .Sơ kết lớp tuần 13 : 1.Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ 2.Lớp trưởng tổng kết : -Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi. + Đi học đúng giờ , mang khăn quàng đầy đủ -Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt +Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS quan cảnh , nhà vệ sinh và chăm sóc hoa kiểng , cây xanh đầy đủ -Phát huy ưu điểm tuần qua. -Thực hiện thi đua giữa các tổ. -Tiếp tục ôn tập Toán, Tiếng Việt. + ý kiến các tổ. * GV chốt và thống nhất các ý kiến. *Hoạt động 2: Sinh hoạt Đội: -Nắm lại các chương trình thực hiện KH liên đội phát động + XD phát động quỹ heo đất , phiếu học tốt + Sơ kết thi làm báo tường ngày nhà giáo VN 20/11 * Hoạt động 3: Hướng tuần sau: + Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. + Thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra. + Thực hiện LĐ- VS cho sạch – đẹp và phân công đội trực làm vệ sinh cảnh quan trường lớp ; trực quét dọn nhà vệ sinh hàng ngày. - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt. - Ôn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài , học bài cho ngày sau trước khi đến lớp . Các tổ trưởng báo cáo. -Đội cờ đỏ sơ kết thi đua. -Lắng nghe lớp trưởng báo cáo nhận xét chung -Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy -Thực hiện biểu dương Sơ kết tháng thực hiện " Trường học thân thiện , học sinh tích cực " của tháng GVCN Lớp hướng dẫn cho các tổ và BCH chi đội lớp thực hành và hướng dẫn trong lớp thực hiện các động tác Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra Giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp tổ chức thực hiện ; ghi chép vào sổ trực hàng tuần
Tài liệu đính kèm: