$49:Phong cảnh đền Hùng
I.Mục đích yêu cầu
1.Đọc thành tiếng
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ miêu tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, tha thiết.
2.Đọc – hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học
* Tranh minh hoạ trang 67-68 SGK
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
Tuần : 25 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010 Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ: Tập trung toàn trường ____________________________ Tiết 2: Tập đọc: $49:Phong cảnh đền Hùng I.Mục đích yêu cầu 1.Đọc thành tiếng * Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ miêu tả. * Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, tha thiết. 2.Đọc – hiểu * Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ * Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. II. Đồ dùng dạy học * Tranh minh hoạ trang 67-68 SGK * Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Hộp Thư Mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. -Nhận xét, cho điểm HS 3. Bài mới A. Ghi đầu bài: Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc -1 HS khá đọc - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Chú ý cách ngắt nhịp các dài sau - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài - Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu? - Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng -Nêu ý 1? - Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng - Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao? - Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc? - GV ghi bảng tên các truyền thuyết - Hãy kể ngắn gọn về một truyền thuyết mà em biết - Em hiểu câu ca dao sau như thế nào: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba -Nêu ý 2? - Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng c) Hướng dẫn đọc diễn cảm -Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp (như đã hướng dẫn) - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 +Treo bảng phụ có viết đoạn văn + Đọc mẫu đoạn văn +Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Nhận xét cho điểm từng HS thi đọc diễn cảm 4.Củng cố - dặn dò -Em có nhận xét gì về phong cảnh Đền Hùng ? - Nhận xét tiết học - Dặn HS và nhà học bài và soạn bài Cửa Sông - Hát. - Nhận xét - HS đọc bài - 3 HS đọc bài theo trình tự: +HS 1: Đền thượngchính giữa +HS 2: Làng của các vua Hùngđồng bằng xanh mát +HS 3: Trước đền thượngrửa mặt soi gương - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn -1 HS đọc thành tiếng cả bài trước lớp -Theo dõi GV đọc mẫu - Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta. - Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm. +) ý 1 : Giới thiệu cảnh Đền Hùng . - Những từ ngữ: Những khóm hải đường đơm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều mầu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là nga Ba Hạc, những cánh hoa Đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh - Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. -Truyền thuyết : Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Bánh chưng – bánh giày - Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ Câu ca dao nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc +) ý 2 Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng . - Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên - 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung và thống nhất cách đọc - Theo dõi GV đọc mẫu - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. _______________________________ Tiết 3: Toán: $121:Kiểm tra định kì giữa học kì II. (Đề nhà trường) ________________________________ Tiết 4 : Đạo đức $25:Thực hành giữa kì 2 I. Mục tiêu. - Ôn lại những nội dung kiến thức đã học từ đầu năm. Hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm. II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài học của HS. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. - Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương mình? - Em hãy sưu tầm một số tranh, ảnh và bài hát ca ngợi quê hương em? - Hãy kể tên một số sản vật của quê hương em? - Theo em, uỷ ban nhân dân xã phường có vai trò như thế nào ? vì sao? - Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã? - Em có suy nghĩ gì về đất nước con người Việt Nam? - Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước - GV hệ thống lại các kiến thức đã học trong 3 bài đạo đức đã học của học kì 2 4. Củng cố – Dặn dò -Mỗi chúng ta cần làm gì để trở thành những con người có đạo đức tốt ? - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài Chuẩn bị bài sau. - Hát. - Giữ gìn đường phố, ngõ xóm luôn sạch đẹp. - Luôn nhớ về quê hương. - Góp công sức, tiền để xây dựng quê hương. - Luôn giữ truyền thống quê hương. - HS sưu tầm một số tranh, ảnh và bài hát ca ngợi quê hương em - HS kể tên một số sản vật của quê hương em. - UBND xã, phường có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND xã, phường là cơ quan chính quyền , đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương. - Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện , giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ. - Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam - Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. _________________________________ Buổi chiều Tiết 1: Thể dục: $49:Phối hợp chạy và bật nhảy Trò chơi “chuyền nhanh, nhẩy nhanh.” I. Mục tiêu. - Ôn phối hợp chạy và bật nhảy , chạy – nhảy – mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng , nhưng bảo đảm an toàn. - Học mới trò chơi “ Chạy nhanh - Nhảy nhanh” , yêu cầu biết và tham gia một cách chủ động. II Địa điểm và phương tiện. +Sân trường , vệ sinh sạch sẽ. + Kẻ sân và chuẩn bị bóng để chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp , phổ biến nội dung yêu cầu bài học . - Xoay các khớp cổ chân cổ tay, khớp hông , vai... - Ôn các động tác tay chân vặn mình, toàn thân , và nhẩy của bài thể dụng phát triển chung. - GV kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lần 2 động tác của bài thể dụng phát triển chung . 2. Phần cơ bản. * ôn phối hợp chạy bật nhảy - mang vác . - GVphổ biến nhiệm vụ ,yêu cầu chia tổ tập luyện . - GV cho HS thi đua thực hịên theo các nhóm , gv nhận xét tuyên dương. * Bật cao phối hợp chạy đà - bật cao. - GV cho lớp xếp thành 2 hàng dọc cho HS bật cao 2-3 lần . - GV theo dõi HD . * Chơi trò chơi “ Chuyền nhanh – Nhảy nhanh” - GV chia lớp thành 2 nhóm có số người tương đương nhau. GV nêu tên trò chơi HD chơi và thống nhất thưởng phạt với HS. - GV cho cả lớp chơi, - Cho HS tự nhận xét đánh giá . - GV nhận xét đánh gía tổng kết trò chơi. 3. Phần kết thúc. - Cho hS xếp thành vòng tròn vừa đi vừa hát và vỗ tay một bài. - GV nhận xét giờ học, Dặn HS về nhà tự tập luyện chạy đà bật cao tay với chạm vật chuẩn để tăng cường sức bật 6-9 ' 18- 22' 4-6' Đội hình nhận lớp * * * * * * * * * * * * GV Đội hình phần cơ bản * * * * * * * * * * * * GV Đội hình phần kết thúc _________________________ Tiết 2: Kĩ thuật: $25:Lắp xe ben( tiết 2) I Mục tiêu HS cần phải : - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Lắp được xe ben đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chitiết của xe ben. II Đồ dùng dạy học Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III Các hoạt động dạy -học chủ yếu 1 Giới thiệu bài 2 Hoạt động3. HS thực hành lắp xe ben a. Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo - Gọi 1-2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - GV nhận xét, bổ sung. b- Lắp từng bộ phận -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK nêu lại các bước lắp xe ben *Lắp khung sàn xe và các giá đỡ *Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ *Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. *Lắp trục bánh xe trước *Lắp ca bin c. Lắp ráp xe ben Cho HS lắp theo phần GV đã hướng dẫn d. Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp vào hộp. 3. Củng cố dặn dò. -Củng cố lại bài, dặn HS chuẩn bị bài sau - HS chọn các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV - HS lên bảng đọc ghi nhớ và nêu các bước lắp xe ben. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV ____________________________ Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 Buổi sáng Tiết 1: Toán: $121:Bảng đơn vị đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệgiữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. II. Đồ dùng: - Bảng đơn vị đo thời gian. III. Các hoạt động dạy học cụ thể: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Ôn tập các đơn vị đo thời gian. a. Các đơn vị đo thời gian. - Y/c HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học. - Y/c HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian: - GV hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo thời gian. C. Luyện tập Bài 1: - Y/c HS làm miệng. - Nhận xét – bổ sung. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - y/c HS làm bảng con. - Nhận xét – bổ sung. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - y/c HS làm b ... on. - Nhận xét – bổ sung. Bài 2: - Y/c HS làm bảng con. - Nhận xét – bổ sung. Bài 3: - Y/c HS đọc đề. - Phân tích đề. - Tóm tắt và giải. 4. Củng cố – Dặn dò -Khi trừ số đo thời gian cần lưu ý điều gì ? - Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài . - Chuẩn bị bài sau. - Hát. 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút = ? 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút - HS đặt tính và tính. 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây Đổi thành 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy : 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây - HS làm bài. a. 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây 8 phút 13 giây b. 54 phút 21 giây - 21 phút 34 giây Thành: 53 phút 81 giây - 21 phút 34 giây 32 phút 47 giây c. 22h 15’ 21h 75’ - 12h 35’ Thành - 12h 35’ hhh 9h 40’ - HS làm bài. 23 ngày 12 giờ - 3 ngày 8 giờ 20 ngày 4 giờ b. 14 ngày 15 giờ 13 năm 2 tháng - 3 ngày 17 giờ - 8 năm 6 tháng 10 ngày 22 giờ 4 năm 8 tháng Bài giải: Thời gian người đó đi được quãng đường AB ( không kể thời gian nghỉ ) là: 8 giờ 30 phút – (6 giờ 45 phút + 15 phút) = 1 giờ 30 phút. Đáp số: 1 giờ 30 phút ______________________________________ Tiết 2: Luyện từ và câu: $50:Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I. Mục đích yêu cầu Giúp HS: *Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ’ *Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu II/ Đồ dùng day – học *Đoạn văn ở bài 1 phần Nhận xét viết bảng phụ(có đánh số thứ tự cho từng câu) *Giấy khổ to, bút dạ (hoặc bảng nhóm) III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài. B. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Y/c HS làm bài tập theo cặp. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Y/c HS làm bài tập theo cặp. * Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. C. Ghi nhớ: - Y/c HS đọc phần ghi nhớ trong sgk. - Y/c HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ. D. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Y/c HS làm bài tập theo cặp. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Y/c HS làm bài tập theo cặp. 4, Củng cố – Dặn dò -Để liên kết các câu trong đoạn văn tránh lặp lại nhiều lần ta làm như thế nào ? - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. * Các câu trong đoạn văn nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, ông, Vị Quốc công Tiết chế , Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Người. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. + Đoạn văn ở bài tập 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài tập 2 vì đoạn văn ở bài tập 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cũng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương. - HS đọc phần ghi nhớ trong sgk - HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. + Từ anh thay thế cho Hai Long. + Cụm từ người liên lạc thay thế cho người đặt hộp thư. + Từ anh thay thế cho Hai Long. + Từ đó thay thế cho những vật gợi ra hình chữ V - Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn có tác dụng liên kết câu. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. + Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng: - Thế này thì vợ chồng chúng mình chết mất thôi. An Tiêm lựa lời an ủi vợ: - Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được. ____________________________________ Tiết 3: Chính tả: $25:Ai là thuỷ tổ loài người I. Mục đích yêu cầu Giúp HS: *Nghe – viết chính xác, đẹp bài chính tả Ai là thuỷ tổ loài người? *Làm đúng bài tập chính tả viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. II. Đồ dùng day – học Giấy khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan xi păng, Sa Pa, Trường Sơn, A-ma Dơ-Hao -Nhận xét cho điểm HS 3. Bài mới A. Giới thiệu bài B. Hướng dẫn nghe - viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung bài -Gọi HS đọc đoạn văn - Hỏi: Bài văn nói về điều gì? b) Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết -Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó. - Hỏi : Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài? - Nhận xét câu trả lời của HS -Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. c) Viết chính tả C. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ -Gọi HS đọc phần chú giải - Giải thích: Cửu Phủ là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa -Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân. Gợi ý HS: dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa tên riêng đó - Gọi HS giải thích cách viết hoa từng tên riêng. - Kết luận : Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt. - Hỏi : Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ 4. Củng cố dặn dò -Khi viết tên người tên địa lý Việt Nam cần viết như thế nào ? - Nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, kể lại câu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Hát -1 HS đọc, các HS khác viết tên riêng. -2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. -Trả lời : Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này. - HS tìm hiểu và nêu các từ khó. Ví dụ như : truyền thuyết, chúa trời, A-Dam, Ê-Va, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ, Bra-hma, Sac-lơ,Đác- uyn - Nối tiếp nhau phát biểu. -2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng -2 - HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Lắng nghe -HS làm bài cá nhân -6 HS nối tiếp nhau phát biểu Ví dụ: +Khổng Tử là tên người nước ngoài được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo âm Hán Việt +Chu Văn Vương là tên người nước ngoài được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo âm Hán Việt -Lắng nghe -Trả lời : Anh chàng mê đồ cổ là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tất mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay đồ giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiên Cửu Phủ từ thời nhà Chu. ___________________________________ Tiết 4: Địa lí: $25:Châu Phi I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Xác định trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí , giới hạn của Châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí , tự nhiên châu Phi. - Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu , giữa khí hậu với thực vật , động vật ở châu Phi. II. Đồ dùng: - Bản đồ địa lí thế giới. - Các hình minh hoạ trong sgk. - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học chủ yêu: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu một số nhận xét chính về châu Âu và châu á? 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. a. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của Châu Phi: - Y/c HS quan sát lược đồ châu Phi và cho biết: + Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất? + Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào? + Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi? + Châu Phi có diện tích là bao nhiêu? + So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác? b. Hoạt động 2: Địa hình châu Phi: - Y/c HS thảo luận theo cặp. + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển? + Kể tên và nêu vị trí của bồn địa châu Phi? + Kể tên và nêu các cao nguyên của châu Phi? + Kể tên , chỉ vị trí của các con sông lớn của châu Phi? + Kể tên các hồ lớn của châu Phi? c. Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu phi: - Y/c HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu bài tập sau: - Hát. - 2 HS nêu. - HS quan sát lược đồ châu Phi và cho biết: - Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến , lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam. - Châu Phi giáp các châu lục và đại dương sau: + Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải. + Phía đông Bắc và đông Nam , Đông giáp với ấn độ dương. + Phía Tây và tây Nam giáp với Đại Tây Dương. - Đường xích đạo đi giữa lãnh thổ châu Phi. - Diện tích của châu Phi là 30 triệu km2 - Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu. - Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn. - Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, bồn địa Nin Thượng, Bồn địa Công Gô, Bồn địa Ca-la-ha-ri. - Cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê- ti- ô-pi, cao nguyên Đông Phi - Các con sông lớn của châu Phi: sông Nin, sông Ni – giê, sông Công gô, Sông Dăm – be – di. - HS quán sát lược đồ và kể. Phiếu bài tập: 1. Điền các thông tin sau vào ô trống thích hợp trong sơ đồ: a. Khô và nóng bậc nhất thế giới. b. Rộng. c. Vành đai nhiệt đới. d. Không có biển ăn sâu vào đất liền. 2. Hoàn thành bảng thống kê sau: Cảnh thiên nhiên châu Phi Đặc điểm khí hậu , sông ngòi, động thực vật Phân bố. Hoang mạc Xa – ha - ra - Khí hậu khô và nóng nhất thế giới. - Hầu như không có sông ngòi, hồ nước. - Thực vật và động vật nghèo nàn. - Vùng bắc Phi Rừng rậm nhiệt đới. - Có nhiều mưa. - Có các con sông lớn, hồ nước lớn . - Rừng cây rậm rạp , xanh tốt , động thực vật phong phú. Vùng ven biển, bồn điạ Công – gô. Xa- van - Có ít mưa. - Có một số con sông nhỏ. - Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng ngàn năm. - Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ. Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa- ha- ra cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca- la- ha- ri. 4. Củng cố – Dặn dò - Em hãy nêu một số đặc điểm về vị trí địa lý ,tự nhiên của Châu Phi ? hoạtđộng? - Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài . Chuẩn bị bài sau. _____________________________________ Buổi chiều Cô Năm soạn giảng Thứ sáu ngày tháng 2 năm 2010 Cô Năm soạn giảng
Tài liệu đính kèm: