Giáo án Khối 5 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức)

Tiết3: Toán

$21 : Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.

II/ Các hoạt động dạy- học:

1- Kiểm tra bài cũ.

2- Bài mới:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 5 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần5
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tiết1: Chào cờ
 Tập trung toàn trường
 ____________________________
Tiết2: Tập đọc
 $9: Một chuyên gia máy xúc.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện .đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
2. Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vể đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạyhọc:
Tranh ảnh về các công trình do các công nhân nước ngoài hỗ trợ xây dựng .
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Bài ca về trái đất và nêu nội dung bài.
- Nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
b. Tìm hiểu bài:
- Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở đâu?
- Dáng vẻ A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- Nội dung bài nói nên điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Nhận xét- sửa sai.
4. Củng cố- Dặn dò(5)
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV ghi bảng.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và nêu nội dung bài.
1 HS đọc toàn bài.
- Lớp đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp luyện tiếng từ và giải nghĩa một số từ khó trong bài
- HS luyện đọc theo cặp.
-1-2 HS đọc cả bài
- Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
- Vóc người cao lớn; mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc khoẻ trong bộ quần ào xanh công nhân; khuôn mặt to chất phác.
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?.
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!
- Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoai hình A- lếch- xây. em thấy đoạn văn đó tả rất đúng về một người nước ngoài. 
- Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nêu nội dung bài .
- Lớp đọc thầm.
___________________________
 Tiết3: Toán
$21 : Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
 Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
* Bài 1.
- GV kẻ sẵn bảng như trong bài 1 lên bảng.
Cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng.
Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ ?
* Bài 2.
-GV gợi ý.
+ a, Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề.
+ b,c Chuyển đổi từ bé ra các đơn vị lớn hơn.
* Bài 3.
- Cho 1HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Chữa bài.
* Bài 4.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- HS lên bảng điền.
Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1 phần 10 đơn vị lớn.
 Bài giải:
 a, 135m= 1350dm.
 342 dm = 3420 cm
 15cm = 150mm
 b, 830m= 8300dam
 4000m=40hm
 25000m= 25km
 c, 1mm= 1/10cm.
 1cm = 1/100m.
 1m = 1/1000km
 Bài giải:
 4km37m= 4037m.
 8m12cm= 812cm
 354dm= 35m4dm
 3040m= 3km40m
 Bài giải:
a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 791 + 144 = 935 (km).
b. Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: a . 935km
 b . 1726 km
3. Củng cố dặn dò:
 	 -GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS chuẩn bị bài sau
_________________________________
Tiết4: Địa lý
$5:Vùng biển nước ta.
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
Trình bày được một số vùng biển của nước ta.
Chỉ được vùng biển nược ta trên lược đồ( bản đồ)
Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số điểm du lịch và bãi tắm nổi tiếng.
Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.
Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
Các tranh minh hoạ SGK
Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ một số sông của nước ta?
- Sông ngòi của nước ta có đặc điểm gì?
- Vai trò của sông ngòi?
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1:
 Vùng biển nước ta.
- GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK.
+ Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta trên bản đồ.
- GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
* Hoạt động 2: Đặc điểm của 
vùng biển nước ta 
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc mục 2 trong SGK
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam?
- Mỗi đặc điểm trên có tác động như thế nào đến đời sống, sản xuất của nhân dân Việt Nam?
- Nhận xét- sửa sai cho HS.
3HS nên bảng trình bày bài cũ.
- HS quan sát lược đồ.
- Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ vào lược đồ trong SGK cho nhau xem, khi HS này chỉ HS kia phải quan sát, nhận xét được bạn chỉ đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho bạn. sau đó gọi 2 HS lần lượt nên chỉ bản đồ, cả lớp cùng theo dõi.
- HS làm việc theo cặp
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Đặc điểm của vùng biển nước ta.
ảnh hưởng của biển đối với đời sống, sản xuất.
Nước không bao giờ đóng băng.
Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thuỷ hải sản.
Miền Bắc và miềm trung hay có bão.
- Bão biển gây ra những thiệt hại lớn cho tầu, thuyền và những vùng ven biển.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
-Nhân dân vùng biển lợi dụng thuỷ triều để lấy nước lầm muối và ra khơi đánh cá.
* Hoạt động 3:Vai trò của biển.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
+ Biển có tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta?
+ Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? các loại tài nguyên này đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
+ Biển mang lại thuận lợi cho giao thông nước ta như thé nào?
+ Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển nghành kinh tế nào?
- GV yêu cầu các nhóm nên trình bày ý kiến.
- Nhận xét- Bổ sung.
-Em hãy kể tên một số bãi biển và phong cảnh đẹp của vùng biển nước ta?
-Biểncó bị ô nhiễm không?Nguyên nhân nào dẫn đến sự ônhiễm đó? 
-Nhà nước ta đã làm gì để không gây ô nhiễm môi trường biển?
?Em hãy nêu cách giữ gìn và bảo vệ các tài nguyên và cảnh quan môi trường biển?
* GV kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều nơi du lịch , nghỉ mát hấp dẫn .Chúng ta cần bảo vệ ,giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lý.
4. Củng cố- Dặn dò - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, sau đó thảo luận theo yêu cầu sau.
- Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hoà.
- Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho nghành công nghiệp ; cung cấp muối, hải sản cho đời sống và nghành sản xuất chế biến hải sản.
- Biển là đường giao thông quan trọng .
- Các bãi biển đẹp là nơi du lịch nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
 Đại diện nhóm nên trình bày
-HS nêu:Vịnh Hạ Long Sầm Sơn,Cửa Lò,..
-Do chất thải từ các nhà máy ,đổ rác bừa bãi...
Không cho thải các chất thải ra biển vể sinh môi trường biển...
- HS chơi trò chơi.
Khoa học
$9:Thực hành: Nói" Không"đối với các chất gây nghiện
 . I/Mục tiêu:
Giúp HS:
Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện.
Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói không với các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học:
HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của các chất gây nghiện.
Hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu bài tập ghi các câu hỏi tình huống.
III.Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì , em nên làm gì?
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Trình bày các thông tin sưu tầm.
- Em hãy chia sẻ với mọi người các thông tin về tác hại của các chất gây nghiện mà em sưu tầm được.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đã chuẩn bị tốt bài.
* Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý, không chỉ có hại cho bản thân, gia đình, họ hàng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đến trật tự xã hội.
b. Hoạt động 2: Tác hại của các chất gây nghiện .
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Kẻ bảng và hoàn bảng về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
- HS trả lời.
 5- 7 HS tiếp nối nhau đứng dậy giới thiệu thông tin mình đã sưu tầm được .
- HS hoạt động theo nhóm. 
- Các nhóm lên trình bày.
 Tác hại của thuốc lá
 Đối với người sử dụng
 Đối với người xung quanh
- Mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch..
- Hơi thở hôi, răng vàng, da xỉn, môi thâm.
- Mất thời gian, tốn tiền.
- Hít phải khói thuốc lá cũng dẫn đến các bệnh như người hút thuốc lá.
- Trẻ em bắt chiếc và dễ trở thành nghiện thuốc lá.
 Tác hại của rượu, bia.
 Đối với người sử dụng
 Đối với người xung quanh
- Dễ mắc bệnh: viêm và chảy máu thực quản, dạ dầy, ruột, viêm gan, ung thư gan, rối loạn tim mạch,ung thư lưỡi,miệng, họng.
- Suy giảm trí nhớ.
- Mất thời gian, tốn tiền.
- Người say rượu thường hay bê tha, quần áo xộc xệch, đi lại loạng choạng,ói mửa, dễ bị tai nạn, không làm chủ được bản thân.
- Dễ bị gây lộn 
- Dễ mắc tai nạn giao thông khi va chạm với người say rượu.
- Tốn tiền.
 Tác hại của ma tuý
 Đối với người sử dụng
 Đối với người xung quanh
- Sử dụng ma tuý dễ mắc nghiện khó cai.
- Sức khoẻ giảm sút.
- Thân thể gầy guộc, mất khả năng lao động.
- Tốn tiền, mất thời gian.
- Không làm chủ được bản thân: dễ ăn cướp, giết người.
- Chích quá liều sẽ bị chết.
- Nguy cơ lây HIV cao.
- Mất tư cách, bị mọi người khinh thường.
- Tốn tiền, kinh tế gia đình suy sụp.
- Con cái, người thân không được chăm sóc.
- Tội phạm gia tăng.
- Trật tự xã hội bị ảnh hưởng.
- Luôn sống trong lo âu sợ ...  và đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
- HS tham gia trò chơi.
- Đây là 1 chiếc ghế rất nguy hiểm, đụng vào sẽ bị chết.
- Quan sát và lắng nghe, GV hướng dẫn.
5 HS đứng quan sát, HS trả lời xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp vào chỗ ngồi của mình.
- HS nói những gì mình quan sát thấy.
	____________________________________
Tiết 5: Kĩ thuật
$5: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia 
 đình
I. Mục tiêu
-HS cần phải:
Biết đặc điểm cách sử dụng ,bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
Có ý thức bảo quản ,giữ gìn vệ sinh ,an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun ,nấu ,ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2.Bài mới
a. Xác định dụng cụ đun nấu,ăn uống thông dụng trong gia đình
-Kể tên các dụng cụ đun nấu thường dùng
GV ghi bảng
b.Tìm hiểu đặc điểm ,cách sử dụng ,bảo quản một số dụng cụ đun nấu ăn uống trong gia đình
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về đặc điểm ,cách sử dụng... 
GV cùng HS nhận xét bổ sung
GV sử dụng tranh minh hoạ để kết luận từng nội dung
c. Đánh giá kết quả học tập
Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em?
Em hãy kể tên và nêu tác dụngcủa một số dụng cụ nấu ăn...?
Bếp ,chảo ,ấm đun nước...
HS thảo luận nhóm sau đó trình bày
HS nêu lại kết luận 
5-6 HS nêu
Bếp ăn có tác dụngcung cấp nhiệt làm chín lương thực ,thực phẩm
...
IV.Nhận xét dặn dò
Nhận xét giờ học ,dặn HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________
Thứ sáu ngày11 tháng 9năm 2009
Tiết 1: Toán
$25:Mi- li- mét vuông.
Bảng đơn vị đo diện tích.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi- li- mét vuông. Quan hệ giữa mi- li- mét vuông và xăng- ti- mét vuông.
Biết tên gọi, kí hiệu,thứ tự, mội quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bẳng đơn vị đo diện tích.
Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ biểu diễn hình vuôngcó cạnh dài 1cm như trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2.
- GV gợi ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã học (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2 )
- GV hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được mm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm2
C. Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích:
- HS nêu những đơn vị đo diện tích đã học.
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2 
= 100hm2
1hm2
= 100dam2
= km2
1dam2 
= 100m2
= hm2
1m2 
= 100dm2
=dam2
1dm2 
= 100cm2
= m2
1cm2 
= 100mm2
= dm2
1mm2 
= cm2
Hướng dẫn HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự. GV điền vào bảng kẻ sẵn.
- GV cho HS nhận xét: những đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần.
Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.
C. Thực hành.
Bài 1: Đọc các số đo diện tích sau:
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ trống.
4. Củng cố – dặn dò 
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn liền kề.
- Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn liền kề
a. - Hai mươi chín mi-li-mét vuông.
- Ba trăm linh năm mi-li-mét vuông.
- Một nghìn hai trăm mi-li-mét vuông.
b. 168 mm2, 2310 mm2.
a. 5 cm2 = 500 mm2; 1 m2 = 10.000 cm2.
 12 km2 = 1200 hm2; 5 m2 = 50.000 cm2.
1 hm2 = 10.000 m2; 7 hm2 = 70.000 m2. 
 12 m29dm2 = 1209dm2;
 37 dam224m2 = 3724m2.
b. 800mm2 = 8cm2; 3400 dm2 = 34 m2.
 12000 hm2 = 120 km2; 
 90000 m2 = 9 hm2; 
 150 cm2 = 1 dm250 cm2;
 2010 m2 = 20 dam210m2;
 1mm2 = cm2 1 dm2 = m2
 8mm2 = cm2 7dm2 = m2 
29mm2 = cm2 34dm2 = m2 
________________________________
Tiết 2: Tập làm văn 
 $10: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
- Hiểu được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Hiểu được nhận xét chung của GV và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi, dùng từ, diễn đạt, bố cục bài làm của mình và các bạn
II. Đồ dùng:
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập của HS.
- Nhận xét- sửa sai.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Nhận xét chung bài làm của HS.
* Ưu điểm:
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài.
- Xác định đúng yêu cầu của đề, hiểu bài,
bố cục bài chặt chẽ.
- Diễn đạt câu, ý gẫy gọn, rõ ràng.
- Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học.
* Nhược điểm:
- Một số bài sử dụng từ và câu chưa chính xác.
- Diễn đạt ý chưa hay,chưa rõ ràng
-Nhiều bài chữ viết còn bẩn sai nhiều lỗi chính tả.
...
 Trả bài cho HS.
C. Hướng dẫn HS chữa bài:
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.
- GV giúp đỡ những HS yếu.
D. Học tập những đoạn văn làm tốt.
- GV gọi HS đọc những đoạn văn hay trong bài làm được điểm cao cho các bạn nghe.
E.Hướng dẫn viết lại đoạn văn:
- GV gợi ý cho HS viết lại đoạn văn
khi :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ràng
4. Củng cố- Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS tự sửa những lỗi của mình khi GV trả bài.
- 3- 5 HS đọc, các HS khác lắng nghe, phát biểu.
______________________________
Tiết 3: Kể chuyện 
 $5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục đích yêu cầu
- HS kể lại tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh, có nhân vật, có ý nghĩa.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện bạn kể.
- Nghe và nhận xét, đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Rèn luyện thói quen hay đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học:
HS sưu tầm câu chuyện ca ngợi hoà bình.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.
- Nhận xét- sửa sai
3. Bài mới
A.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn mầu gạch chân dưới những từ: đã nghe, đã đọc, ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Em đã được đọc câu chuyện của mình ở đâu, hãy giới thiệu cho bạn mình cùng nghe.
* Yêu cầu HS đọc kĩ ba gợi ý. Ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.
- Nội dung câu chuyện đúng chủ đề:4 điểm.
- Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm
- Cách kể hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 2 điểm.
- Nêu đúng ý nghĩa câu truyện: 2 điểm.
b.Kể chuyện trong nhóm:
- Chia 4HS thành một nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe.
* Gợi ý cho HS các câu trao đổi:
- Trong câu chuyện bạn thích nhân vật nào? vì sao?
- Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?..
c. Thi kể chuyện:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét- khen ngợi.
4. Củng cố- Dặn dò
Ôn lại nội dung bài nhà.
Chuẩn bị bài sau. 
- 5 HS tiếp nối nhau kể chuyện theo trình tự.
 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
 5- 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện của mình.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- 4 HS ngồi 2 bàn quay lại kể chuyện, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể.
5- 7 HS thi kể câu chuyện của mình trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
______________________________
Tiết 4: Thể dục
 $10:Đội hình đội ngũ
 trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh.
I Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đều sai nhịp. Yêu cầu động tác đúng kĩ thuật, đều, đẹp, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. Yêu cầu nhảy đúng quy định, đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, Phương tiện:
Địa điểm: trên sân trường.
Phương tiện: còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chán chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Chạy theo một hàng dọc quanh sân
- Trò chơi: diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản.
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi sai.
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS. Biểu dương thi đua tổ. 
b. Chơi trò chơi: nhảy đúng, nhảy nhanh.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích lại cách chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận xét biểu dương tổ tích cực.
3. Phần kết thúc. 
- GV cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học
6
1
Đội hình phàn mở đầu
 * * * * *
 * * * * * o
 * * * * *
- Cán sự lớp điều khiển lớp tập.
 * * * *
 * * * * *
 * * * *
 * * * *
- Tập cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn
HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
Đội hình phần kết thúc
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
 *
________________________________
Tiết5: Sinh hoạt 
 Sinh hoạt lớp (Tuần 5)
	I/ Các tổ sinh hoạt:
	- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại từng thành viên trong tổ.
	- Y kiến của các thành viên góp ý, bổ sung.
	- Thống nhất xếp loại từng cá nhân.
	II/ Sinh hoạt lớp:
	1 - Tổ trưởng thông báo kết quả sinh hoạt tổ:
- Tổ trưởng các tổ lần lượt thông báo tình hình chung của cả tổ trong tuần và xếp loại cá nhân của cả tổ.
2 - Đánh giá chung của lớp trưởng:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Y kiến bổ sung của cả lớp.
3 - Nhận xét đánh giá của GVCN:
*Về đạo đức:
Hầu hết HS ngoan, chấp hành tốt nội qui, qui định của trường của lớp. hiện tượng nói tục giảm. Không còn hiện tượng ăn quà, HS chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, cần phát huy.
*Về học tập:
- HS đi học đều, đúng giờ.
- Nề nếp học tập khá tốt.
- Tồn tại:
	 + Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học vẫn còn.
	 + Một số HS chưa chịu khó học bài cũ:Lý, Hương ,Lan...
*Các hoạt động khác:
- Sinh hoạt Đội: Thực hiện nghiêm túc.
- Vệ sinh: sạch sẽ .
- Thể dục duy trì tốt.
III/ Phương hướng tuần tới: 
- Khắc phục những tồn tại.
- Duy trì tốt mọi nề nếp nhất là nề nếp học tập.
- Chấm dứt việc không học bài cũ
.IV/Hoạt động tậpthể: -Tiếp tục hướng dẫn các em hoc an toàn giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_5_chuan_kien_thuc.doc