Bài 16
Chiến thắng Chi Lăng
I.Mục tiêu :
-HS biết thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
-Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
II.Chuẩn bị :
-Hình trong SGK phóng to.
-PHT của HS.
-GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN SƠN TRÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC TIỂU LA Đà Nẵng - 2013 Giáo viên thực hiện: ĐẶNG THỊ HÀNgày dạy: Thứ..ngày....tháng.....năm...... Tuần 20 Bài 16 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I.Mục tiêu : -HS biết thuật lại diễn biến trận Chi Lăng. -Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. II.Chuẩn bị : -Hình trong SGK phóng to. -PHT của HS. -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Kiểm tra bài cũ : GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.” -GV ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu. b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: -GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đô hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn. *Hoạt động cả lớp : GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng. GV nhận xét và cho HS mô tả ải Chi Lăng. Sau đó GV kết ý. * Hoạt động nhóm: Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm : +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào? +Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta? +Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao? +Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào? -GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng. -GV nhận xét,kết luận. * Hoạt động cả lớp : -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng. +Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào? +Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao? -GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK. 4.Củng cố : -GV tổ chức cho HS cả lớùp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi. -Cho HS đọc bài ở trong khung. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nướcâ”. -Nhận xét tiết học. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS nhận xét. -HS cả lớp lắng nghe GV trình bày. -HS quan sát lược đồ và đọc SGK. -HS mô tả. -HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS cả lớp thảo luận và trả lời. -Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại. -HS kể. -3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Thứ..ngày....tháng.....năm...... Tuần 21 Bài 17 NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC I.Mục tiêu : - HS biết nhà Lê ra đời trong hoàn cảnh nào. -Nhà Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy cũû và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. -Nhận thức bước đầu nhận biết vai trò của pháp luật. II.Chuẩn bị : -Sơ đồ về nhà nước thời Hậu lê ( để gắn lên bảng). -Một số điểm của bộ luật Hồng Đức. -PHT của HS. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: GV cho HS chuẩn bị SGK và ĐDHT. 2.Kiểm tra bài cũ : GV cho HS đọc bài : “Chiến thắng Chi Lăng”. -Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? -Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng? -Nêu ý nghĩa của trận Chi Lăng. -GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài: *Hoạt động cả lớp: -GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê: Tháng 4-1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt .Nhàø Lê trải qua một số đời vua .Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông(1460-1497). *Hoạt độngnhóm: -GV phát PHT cho HS. -GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: +Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào ?Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? +Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê? +Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào? -Việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào chúng ta tìm hiểu qua sơ đồ.(GV treo sơ đồ lên bảng) -GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động cá nhân: - GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh: Đây là công cụ để quản lí đất nước. -GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức (như trong SGK). HS trả lời các câu hỏi và đi đến thống nhất nhận định: +Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua ,nhà giàu, làng xã, phụ nữ). +Luật hồng Đức có điểm nào tiến bộ? -GV cho HS nhận định và trả lời. -GV nhận xét và kết luận. 4.Củng cố : -Cho Hs đọc bài trong SGK. -Những sự kiện nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua? -Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Trường học thời Hậu Lê. -Nhận xét tiết học. -HS chuẩn bị. -4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét. -HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý. -HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra. -HS trả lời cá nhân. -HS cả lớp nhận xét. -3 HS đọc. -HS trả lời. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Thứ..ngày....tháng.....năm...... Tuần 22 Bài 18 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I.Mục tiêu : -HS biết nhà Lê rất quan tâm tới giáo dục :tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê. -Tổ chức GD thời Hậu Lê có quy củ, nền nếp hơn. -Coi trọng sự tự học. II.Chuẩn bị : -Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh. -PHT của HS. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: -Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào? -Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước? -GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng. b.Phát triển bài : *Hoạt động nhóm :GV phát PHT cho HS. -GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận: +Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào? +Trường học thời Lê dạy những điều gì? +Chế độ thi cử thời Lê thế nào? -GV khẳng định : GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo. *Hoạt động cả lớp : -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? -GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung. -GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm : Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh : Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục. 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài học trong khung. -Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê? -Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”. -Nhận xét tiết học. -4 HS .(2 HS hỏi đáp nhau) . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS các nhóm thảo luận, và trả lời câu hỏi: -Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám,trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở. -Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc. -Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại -HS trả lời :Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ,lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu. -HS xem tranh, ảnh. -Vài HS đọc. -HS trả lời. -Cả lớp. Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Thứ..ngày..tháng.....năm...... Tuần 23 Bài 19 VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ I. Mục tiêu: - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê ( một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê): - Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tơng, Nguyễn Trãi, Ngơ Sĩ Liên. II. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK phĩng to. Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu. Phiếu học tập HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) 2. Bài cũ: (5 phút) - GV gọi 2 HS lên bảng, y/c HS trả lời câu hỏi ở cuối bài 18. - Nhận xét việc học ở nhà của HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (2 phút) - Nêu mục tiêu bài học. Hoạt động thầy Hoạt động trị HĐ1: Văn học thời Hậu Lê - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê. - GV theo dõi các nhĩm làm việc và giúp đỡ các nhĩm gặp khĩ khăn. - GV y/c các nhĩm báo cáo kết quả thảo luận. - Dựa vào phiếu, HS mơ tả lại nội dung và tác giả, tác phẩm, thơ v ... ù những chính sách gì về kinh tế? + Nhóm 2 : Nội dung và tác dụng của chính sách đó như thế nào? -GV kết luận : Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”(dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. *Hoạt động cả lớp : -GV trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố “ Chiếu học tập”. GV đưa ra hai câu hỏi: +Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán? +Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào? Sau khi HS trả lời GV kết luận: Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung. Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn. *Hoạt động cả lớp : -GV trình bày sự dang dở của các công việc mà Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với Quang Trung. -GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung. 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài học trong SGK. -Quang Trung đã làm gì để xây dựng đất nước? -Những việc làm của vua Quang Trung có tác dụng gì? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Nhà Nguyễn thành lập”. -Nhận xét tiết học. -HS chuẩn bị. -HS trả lời. -Cả lớp nhận xét. -HS nhận PHT. -HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. -HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung . -HS trả lời. -HS theo dõi. -HS phát biểu theo suy nghĩ của mình. -3 HS đọc. -HS trả lời. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Thứ..ngày....tháng.....năm...... Tuần 31 Bài 27 NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I.Mục tiêu : -HS biết : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn. -Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình. II.Chuẩn bị : Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn). III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: -Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế,văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung? -Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa? GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài: *Hoạt động cả lớp: GV phát PHT cho HS và cho HS thảo luận theo câu hỏi có ghi trong PH : -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Sau khi HS thảo luận và trả lời câu hỏi; GV đi đến kết luận : Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Aùnh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. - GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Aùnh đối với những ngưòi tham gia khởi nghĩa Tây Sơn. - GV hỏi : Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Aùnh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào? *Hoạt động nhóm: -GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua? - GV cho các nhóm cử người báo cáo kết quả trước lớp. -GV hướng dẫn HS đi đến kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình. Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. 4.Củng cố : GV cho HS đọc phần bài học. -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? -Để thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình, nhà Nguyễn đã có những chính sách gì? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và xem trước bài: “Kinh thành Huế”. -Nhận xét tiết học. -HS hỏi đáp nhau. -HS khác nhận xét. -HS lặp lại tựa bài. -HS thảo luận và trả lời. -HS khác nhận xét. - Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. -HS đọc SGK và thảo luận. -HS cử người báo cáo kết quả. -Cả lớp theo dõi và bổ sung. -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Thứ..ngày....tháng.....năm...... Tuần 32 Bài 28 KINH THÀNH HUẾ I.Mục tiêu : -HS biết sơ lược về quá trình xây dựng; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và Lăng tẩm ở Huế. -Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản văn hóa thế giới. II.Chuẩn bị : -Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện). -Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế. -PHT của HS. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS bắt bài hát. 2.Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS đọc bài: Nhà Nguyễn thành lập . GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp : -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn:“Nhà Nguyễn...các công trình kiến trúc” và yêu cầu một vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế. -GV tổng kết ý kiến của HS. *Hoạt động nhóm : GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp trong những công trình ở kinh thành Huế ). +Nhóm 1 : Aûnh Lăng Tẩm. +Nhóm 2 : Aûnh Cửa Ngọ Môn. +Nhóm 3 : Aûnh Chùa Thiên Mụ. +Nhóm 4 : Aûnh Điện Thái Hòa. Sau đó, GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để gới thiệu về những nét đẹp của công trình đó(tham khảo SGK). -GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày lại kết quả làm việc. GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế. -GV kết luận : Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày nay thế giới đã công nhận Huế là một Di sản văn hóa thế giới. 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài học. -Kinh đô Huế được xây dựng năm nào? -Hãy mô tả những nét kiến trúc của kinh đô Huế? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Tổng kết”. -Nhận xét tiết học. -Cả lớp hát. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét. -Cả lớp lắng nghe. -2 HS đọc. -Vài HS mô tả. -HS khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm thảo luận. -Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. -Nhóm khác nhận xét. -3 HS đọc. -HS trả lời câu hỏi. -HS cả lớp Rút kinh nghiệm : Ngày dạy: Thứ..ngày....tháng.....năm...... Tuần 33 Bài 29 TỔNG KẾT I.Mục tiêu : -HS biết hệ thống được quá trình phát triển của LS nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. -Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. II.Chuẩn bị : -PHT của HS. -Băng thời gian biểu thị các thời kì LS trong SGK được phóng to. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: GV cho HS hát. 2.KTBC : -Cho HS đọc bài : “Kinh thành Huế”. -Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế? -Em biết thêm gì về thiên nhiên và con người ở Huế? GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4. b.Phát triển bài : *Hoạt động cá nhân : -GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung).GV cho HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời theo câu hỏi của GV. -GV nhận xét, kết luận. *Hoạt động nhóm; -GV phát PHT có ghi danh sách các nhân vật LS : + Hùng Vương +An Dương Vương +Hai Bà Trưng +Ngô Quyền +Đinh Bộ Lĩnh +Lê Hoàn +Lý Thái Tổ +Lý Thường Kiệt +Trần Hưng Đạo +Lê Thánh Tông +Nguyễn Trãi +Nguyễn Huệ -GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật LS trên (khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật LS khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn LS đã học ở lớp 4). -GV cho đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình. GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động cả lớp: -GV đưa ra một số địa danh, di tích LS, văn hóa có đề cập trong SGK như : +Lăng Hùng Vương +Thành Cổ Loa +Sông Bạch Đằng +Động Hoa Lư +Thành Thăng Long +Tượng Phật A-di- đà . -GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện LS gắn liền với các địa danh ,di tích LS, văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến). GV nhận xét, kết luận. 4.Củng cố : -Gọi một số em trình bày tiến trình lịch sử vào sơ đồ. -GV khái quát một số nét chính của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà Nguyễn. 5.Tổng kết - Dặn do ø : -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị ôn tập kiểm tra HK II. -Nhận xét tiết học. -Cả lớp hát. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét. -HS dựa vào kiến thức đã học ,làm theo yêu cầu của GV. -HS lên điền. -HS nhận xét, bổ sung. -HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong PHT. -HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS cả lớp lên điền. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS cả lớp. ÔN TẬP – KIỂM TRA HK II
Tài liệu đính kèm: