Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 5: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 5: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

2. Kĩ năng: Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa

3. Thái độ: Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa :Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ .

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

ã Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 5: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
2. Kĩ năng: Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa 
3. Thái độ: Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa :Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ .
II. Đồ dùng học tập:
Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 3 hoc sinh lên bảng, yêu cầu hoc sinh trả lời 3 câu hỏi cuối bài 3.
-3 hoc sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
2. Giới thiệu bài mới 
Học sinh mở SGK trang 19
Hoạt Động 1
Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
GV yêu cầu HS đọc SGK từ đầu thế kỷ thứ I đền nợ nước, trả thù nhà.
HOC SINH đọc trước lớp,hoc sinh cả lớp theo dõi bài trong SGK.
GV giải thích các khái niệm :
Hoc sinh nghe giáo viên giải thích .
Quận giao chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. ( chỉ vùng đất trên bản đồ Việt Nam)
Hoc sinh nghe
GV yêu cầu Hoc sinh: Hãy thảo luận để tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Hoc sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 hoc sinh, cùng đọc lại SGK và thảo luận theo yêu cầu.
GV gọi đai diện hoc sinh phát biểu ý kiến.
1 hoc sinh nêu, hoc sinh cả lớp theo dõi và bổ sung.
GV kết luận nội dung 1: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của Bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc . 
Hoạt động 2
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Gv treo lược đồ khu vực chíng nổ ra khởi nghĩa hai Bà Trưng và giới thiệu : Năm 40,Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa; cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khiu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
Hoc sinh quan sát lược đồ .
Gv nêu yêu cầu; Hãy đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng 
Hoc sinh làm việc cá nhân, tự tường thuật theo lược đồ trong SGK.
Gv yêu cầu hoc sinh tường thuật trước lớp.
2 đến 3hs lên bảng vừa trình bầy, sau mỗi lần hoc sinh trình bày cả lớp nhận xét và bổ xung ý kiến:
Gv nhận xét, khen ngợi những hoc sinh trình bày tốt .
 Hoạt động 3
Kết quả và ý nghĩa củacuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Gv yêu cầu hoc sinh cả lớp đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi:
 Hoc sinh tìm thông tin trong SGK và trả lời :
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào ?
Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.Quân Hán, bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân,Tô địn phải cải trang thành dân thường lẩn vào đám tàn quân trốn về nước 
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
Sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ, từ năm 1979 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta dã giành được độc lập. 
Sự thắng lợi của khởi nghĩa hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
Gv nêu lại ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 Hoạt động 4
Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng
Gv cho hoc sinh trình bày các mẩu truyện, các bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng đã sưu tầm được 
Hoc sinh từng tổ góp các tư liệu sưu tầm được thành tư liệu chung của tổ.Sau đó các tổ lần lượt trình bày tư liệu của mình trước lớp.
Gv khen ngợi các hoc sinh sưu tầm được nhiều tư liệu 
3. Củng cố dặn dò:
Gv yêu cầu hoc sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
1 hoc sinh đọc trước lớp, hoc sinh cả lớp theo dõi trong SGK.
Gv tổng kết hết giờ, dặn dò hoc sinh chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_4_tiet_5_khoi_nghia_hai_ba_trung_nam_40.doc