Bài 1: Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu:
- Hs nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai mắt, mũi, miệng,lưng, bụng.
- Biết một số cử động đầu, mình, tay, chân.
- Rèn luyện cho HS thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
Hai hình ở trang 4 như sgk.
III. Hoạt động dạy học :
Đạo đức Em là học sinh lớp 1(tiết 1) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. - Hs thực hiện việc đi học hằng ngày, thực hiện được những yêu cầu của gv ngay những ngày đầu đến trường. II. Đồ dùngdạy học: - Vở bài tập Đạo đức 1. - Một số bài hát: Ngày đầu tiên đi học, Đi học... III. Hoạt động dạy học: TG HĐGV HĐHS 1’ 10’ 10’ 10’ 4’ 1.Ổn định 2.Hoạt động 1: Thực hiện trò chơi “Tên bạn, tên tôi” -Gv tổ chức hs chơi theo nhóm 6-8 hs và hd cách chơi: Em hãy giới thiệu tên của mình với các bạn trong nhóm , sau đó chỉ định một bạn bất kì và hỏi: Tên bạn là gì? Tên tôi là gì? Trò chơi được tiếp tục cho đến khi từng hs đều tự giới thiệu tên mình. - Có bạn nào cùng tên với bạn không? - Em hãy kể tên một số bạn mà em nhớ được qua trò chơi. - Gv kết luận: Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn. Cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập, vui chơi ...Các em đã biết tên cô là gì chưa? Gv giới thiệu tên của mình cho học hs nghe 3.Hoạt động 2: Hs kể về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình. - Bố mẹ đã chuẩn bị cho em những gì để em đến trường ? - Gv kết luận:các em được đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi học, nhiều em được bố, mẹ mua quần áo, giày dép mới...Các em cần phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập như bút, thước... Nghỉ giữa tiết 4.Hoạt động 3: Hs kể về những ngày đầu đi học. - Gv cho hs thảo luận theo cặp kể cho nhau nghe về những ngày đầu đi học. - Ai đưa em đi học ? - Đến lớp học có gì khác so với ở nhà ? - Cô giáo đưa ra những quy định gì cho các em ? - Gv kết luận:Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới , bạn bè mới.nhiệm vụ của các em là học tập , thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ và đầy đủ, giữ trật tự trong giờ học , yêu quý thầy cô và bạn bè , giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân...Có như vậy, các em mới chóng tiến bộ , được mọi người quý mến. 5.Củng cố, dặn dò: - Các em cần đi học đều đặn,đúng giờ,thực hiện tốt những quy định về trường ,lớp... - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. hát Hs ngồi theo nhóm và thực hiện trò chơi: giới thiệu tên mình, tên bạn. Từng cặp hs nói trước lớp tên mình và hỏi tên bạn. Hs trả lời. Hs kể tên bạn. Hs lắng nghe. Hs nghe và nhớ tên gv. Hs kể theo hd của gv: cặp, sách, bút mực... Hs lắng nghe Hát Hs ngồi theo cặp thảo luận kể nhau nghe về những ngày đầu đi học. Cha , mẹ... Bạn bè đông, lớp học có nhiều bàn, được viết chữ , được học ... Đến lớp đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, tập vở sạch sẽ... Vài hs kể trước lớp. Lớp nhận xét. Hs lắng nghe. Hs theo dõi. Bổ sung: Toán Tiết học đầu tiên (tr.4) I. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học Toán 1. III. Hoạt động dạy học: TG HĐGV HĐHS 1’ 10’ 10’ 5’ 8’ 2’ 1.ổn định 2. Gv hd hs sử dụng sách Toán 1: - Gv cho hs xem sách Toán 1. - Gv hd hs lấy sách Toán 1và hd hs mở sách đến trang có Tiết học đầu tiên . - Gv giới thiệu ngắn gọn : - Từ bìa đến Tiết học đầu tiên . - Mỗi tiết học có 1 phiếu. Tên của bài đặt ở đầu trang . Mỗi phiếu thường có phần bài học, phần thực hành. Các em phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới và phải làm theo hướng dẫn của gv. - Gv cho hs thực hành mở , gấp sách , hd hs giữ gìn sách... 3. Gv hd hs làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1. - Gv cho hs mở sách bài Tiết học đầu tiên Hd hs quan từng ảnh và thảo luận hs lớp 1 thường có những hoạt động nào? - Gv chốt ý. 4. Giới thiệu với hs các yêu cầu cần đạt sau khi học toán : - Đếm , đọc số , viết số , so sánh 2 số ... - L àm tính cộng , trừ ... - Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán . - Biết giải các bài toán . - Biết đo độ dài, xem lịch ... 5. Gv giới thiệu bộ đồ dùng học toán của hs - Cho hs lấy và mở hộp đồ dùng toán . - Gv đưa từng đồ dùng , gọi tên . - Gv hd hs biết cách sử dụng đồ dùng . - Gv hd hs cách cất hộp và bảo quản . 6. Nhận xét tiết học: - Chuẩn bị bài sau: Nhiều hơn , ít hơn . - Tuyên dương 1 số hs chăm ngoan. - Nhận xét tiết học. Hát Hs xem sách Toán 1 của gv . Hs lấy sách và mở đến bài Tiết học đầu tiên. Hs theo dõi . Hs thực hành mở , gấp sách. Hs mở sách . Hs quan sát từng ảnh và thảo luận. Hs trình bày trước lớp Ảnh 1: gv giới thiệu , giải thích . Ảnh 2: hs làm việc với que tính . Ảnh 3: hs đo độ dài bằng thước . Ảnh 4: hs làm việc chung cả lớp. Ảnh 5: hs làm việc nhóm. Lớp nhận xét . Hs theo dõi . Hs lắng nghe. Hs lấy đồ dùng như gv . Hs nêu tên và ghi nhớ . Hs lắng nghe. Bổ sung: Tự nhiên và xã hội Bài 1: Cơ thể chúng ta I. Mục tiêu: - Hs nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai mắt, mũi, miệng,lưng, bụng. - Biết một số cử động đầu, mình, tay, chân. - Rèn luyện cho HS thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học: Hai hình ở trang 4 như sgk. III. Hoạt động dạy học : TG HĐGV HĐHS 1’ 2’ 2’ 10’ 10’ 8’ 5’ 1.ổn định 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của hS 3.Bài mới 3.1 Giới thiệu: Nhìn từ bên ngoài, các em có biết cơ thể chúng ta có những bộ phận chính nào không? Bài học đầu tiên hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy được điều đó . Gv ghi bảng: Cơ thể chúng ta 3.2 Hoạt động 1: Quan sát tranh tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể. Mục tiêu:Giúp hs biết chỉ và gọi tên các bộ phận chính bên ngoài cơ thể. - Gv yêu cầu hs quan sát bức tranh 2 bạn nhỏ ở trang 4 trong sách , chỉ vào tranh và nói tên các bộ phận cơ thể. - Gv quan sát và nhắc nhở hs làm việc tích cực . - Gv treo hình ở trang 4 đã phóng to. - Gọi hs lên bảng chỉ vào tranh và nêu các bộ phận của cơ thể . Kết luận: Gọi 1 hs nhắc lại các bộ phận của cơ thể. 3.3 Hoạt động 2: Quan sát tranh Mục tiêu: Biết được cơ thể ta gồm 3 phần chính: đầu, mình , chân tay và một số cử động của 3 phần đó . Gv hd hs đánh số các hình ở trang 5 trong sgk từ 1 đến 11 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới . Gv nêu nhiệm vụ : Hãy quan sát các hình vẽ trong sách và nói xem các bạn trong từng hình làm gì? Cơ thể ta gồm mấy phần ? Gọi mỗi nhóm 2 hs lên bảng trình bày. - Cơ thể gồm mấy phần,là những phần nào? - Kết luận: Cơ thể ta gồm 3 phần chính là đầu, mình và tay chân. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn hàng ngày các em cần bảo vệ cơ thể giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục đều đặn. 3.4Hoạt động 3: Tập thể dục Mục tiêu: Gây hứng thú để hs rèn luyện thân thể . - Gv hd hs vừa hát vừa làm theo lời bài hát: Đưa tay ra này , nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu... 4.. Củng cố, dặn dò: Trò chơi: Con bướm vàng - Gv phổ biến luật chơi : Làm theo lời cô chớ không làm theo cô làm . - Gv mời 3 hs làm giám khảo. - Hai ngón tay trỏ và cái chạm vào nhau 3 ngón tay còn lại xòe ra như con bướm, khi cô nói bướm đậu vào trán mà tay cô đậu chỗ khác các em làm theo cô là bị phạt , phải làm theo lời cô nói . - Nếu hs nào bị phạt thì sẽ hát và múa bài con vịt . - Gv tổng kết giờ học, tuyên dương các hs hoạt động tích cực. - Nhận xét tiết học. Hát Hs theo dõi. Hs quan sát tranh. Hs quan sát và hoạt động theo cặp. Hs lần lượt chỉ trên tranh nói từng bộ phận của cơ thể ,1 hs chỉ ,1 hs kiểm tra. Hs quan sát tranh 3-4 hs lên bảng chỉ và nêu các bộ phận của cơ thể Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung . 1 hs nhắc lại . Hs lấy bút chì đánh số Hs ngồi theo nhóm 3 bạn . Hs quan sát và trả lời theo nhóm: ngữa cổ, cúi đầu, bế bé, ăn kem,...Cơ thể ta gồm 3 phần: đầu, mình, tay chân. Mỗi nhóm 2 hs lên bảng trình bày,1 hs nói 1 hs làm theo động tác của bức tranh. Gồm 3 phần: đầu, mình, tay chân. Hs theo dõi . Hs làm theo gv . Hs bắt đầu chơi theo sự hướng dẫn của gv. Hs lắng nghe. Lớp cử 3 hs làm giám khảo. Hs chơi theo hd của gv. Bổ sung: Học vần Bài 1 : e I. Mục tiêu: - Nhận biết được chữ e và âm e. - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn ginả về các bức tranh trong SGK - HS khá, giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: -Bộ ghép chữ. -Sách TV, vở Tập viết. III. Hoạt động dạy học: TIẾT 1 TG HĐGV HĐHS 3’ 5’ 22’ 10’ 10’ 10’ 3’ 5’ 1.Gv tự giới thiệu: - Ổn định lớp. - Kiểm tra sách, vở và đồ dùng hs , nhắc các em mang đủ đồ dùng để học tốt hơn. - Các em cần giữ gìn sách vở sạch đẹp, không làm quăn mép sách, không viết hoặc vẽ bậy vào sách. - Hd cách cầm sách khi đọc bài, cách để sách trước mặt và tư thế ngồi học. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: - Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sách gk và thảo luận. - Các tranh này vẽ cảnh gì? - Gv viết các chữ mà hs vừa nói. - bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e. Gv chỉ cho hs đọc âm e. Gv viết bảng: e b. Dạy chữ ghi âm: - Gv viết bảng chữ e. *Nhận diện: - Chữ e có nét gì? - Chữ e giống hình cái gì? - Gv đưa ra sợi dây thẳng, vắt chéo để tạo thành chữ e. *Phát âm: - Gv phát âm mẫu: e –hd ... g nghe. Bổ sung: Toán Hình vuông, hình tròn (tr.7) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. - Làm BT 1,2 và 3. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vuông hình tròn bằng bìa. - Ca, xô, cốc.. - Bộ đồ dùng Toán 1. III. Hoạt động dạy học: TG HĐGV HĐHS 1’ 5’ 10’ 15’ 5’ 1.Ổn định 2.. Kiểm tra bài cũ: - Gv đưa ra một số sách và vở. - Yêu cầu hs so sánh. - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Hình vuông, hình tròn Gv ghi tựa bài lên bảng. b. Hình vuông: - Gv lần lượt giơ từng hv, mỗi lần 1 hv, nói: Đây là hv. - Gv chỉ vào hv, hỏi: Đây là hình gì? - Gv cứ làm như thế nhiều lần với những hv có nhiều màu, kích thước khác nhau. - Yêu cầu hs lấy tất cả hv trong bộ đồ dùng toán. - Tìm một số đồ vật là hv. - Gọi bất kì hs trả lời. c. Hình tròn: Gv làm tương tự như hình vuông. Chú ý: chỉ dạy bước đầu hv, ht. Không đưa ra câu hỏi về quan niệm hay đặc điểm hv, ht: Thế nào là hv, ht? Có đặc điểm gì? Nghỉ giữa tiết 3. Thực hành, luyện tập: Bài 1: Tô màu: - Gv yêu cầu hs dùng bút chì màu để tô màu hv. - Gv nhận xét. Bài 2: Tô màu: - Gv yêu cầu hs tô màu. Hình lật đật gv hd hs tô khác màu. Bài 3: Tô màu: - Gv yêu cầu hs dùng khác màu để tô hình vuông, hình tròn. Bài 4: Làm thế nào để có các hv: - Gv phát cho mỗi hs 2 mảnh bìa như sgk. - Hd hs gấp lại để có hv. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu hs kể các hình trong nhà là hình vuông, hình tròn. - Chuẩn bị hình tam giác. - Nhận xét, tuyên dương hs tích cực học tập. Hs quan sát. 2-3 hs so sánh. Hs nhận xét. Hs nhắc lại hình vuông, hình tròn. Hs quan sát. Hình vuông. Hs lấy hv trong bộ đồ dùng toán. Hs tìm và thảo luận. Hs trả lời. Hát Hs tô màu hình vuông. Hs tô màu. Hs dùng màu khác nhau để tô hv, ht. Hs tự gấp. Hs kể. Hs nhận xét. Bổ sung: Học vần Bài 3: / I. Mục tiêu: - Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc. - Đọc được: be - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng TV. - Sách TV. - Tranh hoặc vật có tiếng là dấu sắc. III. Hoạt động dạy học: TIẾT 1 TG HĐGV HĐHS 1’ 5’ 2’ 25’ 10’ 10’ 10’ 5’ 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs đọc âm b và viết chữ b. - Gọi hs đọc tiếng be và hỏi vị trí của các chữ trong tiếng be. - Gọi hs lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: - Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk và thảo luận. - Trong tranh vẽ gì? - Các tiếng: bé, cá, lá, khế, chó giống nhau đều có ghi dấu thanh sắc. Hôm nay ta sẽ biết dấu sắc. Gv ghi dấu sắc lên bảng. b. Dạy dấu thanh: *Nhận diện: - Dấu sắc là nét gì? - Yêu cầu hs lấy dấu sắc trong bộ chữ cái. - Gv cầm cây thước. Làm thế nào để cây thước thành dấu sắc? - Dấu sắc giống hình gì? - Nếu nghiêng cây thước về bên tay trái thì có phải là dấu sắc không? *Ghép chữ và đọc tiếng: - Gv sử dụng bộ chữ cái: Chúng ta đã học âm b và âm e, đã ghép được tiếng be. - Tiếng be thêm dấu sắc được tiếng bé. - Gv viết lên bảng tiếng bé như sgk. - Gv yêu cầu hs ghép tiếng bé. - Phân tích tiếng bé. - Dấu sắc của tiếng bé đặt ở đâu? - Gv nhắc hs dấu sắc không đặt quá xa cũng không đặt quá sát âm e mà đặt lên trên chữ e một chút. Gv và chỉ vào chữ viết để hs quan sát. - Gv phát âm mẫu: bé. - Yêu cầu hs quan sát tranh ở trang 8 và nói từng tranh ấy. - Trong tranh ấy có tiếng nào có dấu sắc? *Hd viết dấu thanh trên bảng con: - Dấu sắc giống nét gì? - Gv hd hs viết trên bảng kẻ ô li. - Không viết dấu sắc quá ngắn hoặc quá dài, viết từ trên xuống, bắt đầu từ dòng kẻ đầu tiên kéo nghiêng về bên phải và dừng lại ở bên trên dòng kẻ thứ 2 của ô li một chút. Gv vừa nói vừa viết dấu sắc lên bảng. - Gv nhắc nhở sửa sai. - Yêu cầu hs viết tiếng bé vào bảng con. - Gv viết mẫu tiếng bé. - Gv sửa lỗi và nhận xét. TIẾT 2 c. Luyện tập: *Luyện đọc: - Yêu cầu hs ghép tiếng bé. - Phân tích lại tiếng bé. *Luyện viết: - Yêu cầu hs mở vở tập viết tô be, bé. *Luyện nói: Bài: bé - Gv yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Tranh vẽ gì? - Các tranh này có gì giống nhau ? - Tranh này có gì khác nhau? - Em thích tranh nào nhất ? Vì sao? - Ngoài các hoạt động trên em còn có hoạt động nào khác nữa? - Gọi hs đọc lại tên bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv chỉ bảng hs đọc lại. - Gọi 2 hs lên bảng viết tiếng be, 2 hs viết dấu sắc thành tiếng bé. - Tìm tiếng và dấu thanh vừa học trong sách, báo... - Đọc bài và tập viết tiếng đã học. - Chuẩn bị bài: ?, . Hát 2-3 hs đọc âm b và viết chữ b. 3-4 hs đọc tiếng be. Tiếng be có âm b đứng trước âm e đứng sau. Hs lên bảng chỉ âm b. Hs cả lớp nhận xét. Hs quan sát tranh và thảo luận. Vẽ bé, cá, lá, khế, chó. Hs quan sát. Là nét xiên phải Hs lấy dấu sắc trong bộ chữ cái. Đặt nghiêng bên phải. Thước kẻ đặt nghiêng. Không. Hs theo dõi. Hs ghép tiếng bé. Tiếng bé có âm b đứng trước và âm e đứng sau. Dấu sắc đặt ở trên đầu âm e. Hs quan sát. Hs phát âm theo cá nhân, nhóm, lớp. Tranh vẽ chó, khế, bé, bé bế gấu... Tiếng cá, lá, khế, bé bế gấu. Nét xiên phải. Hs quan sát. Hs viết vào bảng con. Hs viết tiếng be vào bảng con. Hs quan sát và viết vào bảng con tiếng bé. Hs phát âm tiếng bé. Hs ghép tiếng bé. Tiếng bé gồm có âm b đứng trước và âm e đứng sau, dấu sắc trên đầu âm e. Hs phát âm tiếng: be, bé theo cá nhân, bàn lớp. Hs mở vở tập viết tập tô be, bé. Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi. -Tr 1: Các bạn hs ngồi học trong lớp. -Tr 2: Bạn gái đang nhảy dây. -Tr 3: Bạn gái cầm bó hoa. -Tr 4: Bạn gái tưới rau. Đều có các bạn nhỏ. Học, nhảy dây, đi học tưới rau. Hs trả lời. Đánh cầu, bắn bi, ... Hs đọc tên bài: bé. Hs đọc bài. 2 hs lên bảng viết tiếng be, 2 hs viết dấu sắc thành tiếng bé. Hs lắng nghe. Bổ sung: Toán Hình tam giác( tr.9) I. Mục tiêu - Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước và màu sắc khác nhau. - Bộ đồ dùng học Toán III. Hoạt động dạy học: TG HĐGV HĐHS 1’ 5’ 10’ 15’ 4’ 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -Gv đưa ra một số hình vuông, tròn.Yêu cầu hs chỉ và gọi đúng tên hình. 3. Bài mới: a. Giới thiệu:Hình tam giác Gv ghi tựa bài lên bảng. .b. Giới thiệu hình tam giác: -Gv vẽ hình vuông, hình tròn, hình tam giác. -Yêu cầu hs tìm hình vuông, hình tròn. -Em biết hình còn lại là hình gì không? -Yêu cầu hs lấy 1 hình tam giác bất kỳ trong bộ đồ dùng toán và gọi tên. Nghỉ giữa tiết 3. Thực hành xếp hình: -Yêu cầu sử dụng bộ đồ dùng toán như hình vuông, hình tròn, hình tam giác để xếp các hình khác nhau.Xếp xong hs gọi tên như ngôi nhà, chiếc thuyền... -Gv có thẻ tổ chức cho hs ngồi theo nhóm thi ghép hình nhanh. 4. Củng cố, dặn dò: - Cho hs kể tên các vật là hình tam giác mà em biết. - Gv gắn lên bảng nhiều hình tam giác, hình vuông,hình tròn. - Về nhà tìm tiếp các vật là hình tam giác. - Chuẩn bị tiết Luyện tập. Hát Hs chỉ và gọi đúng tên:Hình vuông, hình tròn. Hs quan sát. Hs tìm hình vuông, hình tròn. Còn lại là hình tam giác. Hs lấy 1 hình tam giác trong bộ đồ dùng. Hs gọi tên:hình tam giác. Hs lấy bộ đồ dùng toán xếp thành các hình. Hát Hs gọi tên từng hình đã xếp xong. Có thể hs ngồi theo nhóm. Hs kể tên:cánh én nhà, cánh buồm, lá cờ... Hs thi đua mỗi em tìm 1 loại hình. Lớp nhận xét. Bổ sung: Toán Luyện tập(tr.10) I. Mục tiêu: Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Ghép các hình đã biết thành hình mới. Làm BT1,2. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa. - Bộ đồ dùng học toán. III. Hoạt động dạy học: TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1’ 5’ 2’ 15’ 10’ 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv đưa ra một số hình tam giác theo nhiều loại. - Yêu cầu hs chỉ ra hình tam giác. - Yêu cầu hs chỉ ra một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Luyện tập b. Thực hành: Bài 1: Tô màu vào các hình: cùng hình dạng thì cùng một màu. - Cho hs dùng các màu khác nhau để tô vào các hình ở Vở bài tập. - Hình vuông cùng 1 màu. - Hình tròn cùng 1 màu. - Hình tam giác cùng 1 màu. - Gv vẽ sẵn lên bảng phụ các hình cho 1 hs lên bảng tô. - Gv nhận xét, sửa chữa. Nghỉ giữa tiết Bài 2: Ghép lại thành các hình mới: - Gv yêu cầu hs lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán ghép theo mẫu trong sách giáo khoa. - Gv nên khuyến khích hs ghép theo các mẫu khác nhau. - Gv cho hs thi đua ghép hình lần lượt 2 hs lên bảng ghép. - Gv nhận xét tuyên dương các nhóm ghép đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho hs thi tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Gv vẽ lên bảng các hình vuông,tròn, tam giác. - Nhận xét tiết học. Dặn : Chuẩn bị bài: Hát Hs quan sát. Hs chỉ ra hình tam giác. Hs nêu ra 1 số đồ vật. Hs đọc lại tựa bài. Hs nhắc lại yêu cầu. Hs dùng bút màu để tô vào các hình ở Vở bài tập. 1 hs lên bảng phụ tô màu. Hát Hs lấy các hình trong bộ học toán ra để ghép hình. Hs có thể ghép theo các mẫu khác nhau. Lần lượt 2 hs lên bảng ghép. Lớp cổ động. Hs nhận xét. Hs thi tìm các hình. Hs lên bảng chỉ các hình Gv đã vẽ trên bảng. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: