Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Phạm Hùng - Tuần 19

Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Phạm Hùng - Tuần 19

 BÀI : Chuyện bốn mùa

 Ngy dạy :4.1.2011

I. Mục tiêu

- Chép lại chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng.

- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã.

- Viết sạch, đẹp.

II. ĐDDH

- GV: Bảng phụ.

- HS: Bảng con, vở bài tập.

III. Các hoạt động

 

docx 43 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Phạm Hùng - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Chính tả
 Tuần:19
 BÀI : Chuyện bốn mùa
 Ngày dạy :4.1.2011
I. Mục tiêu
- Chép lại chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng.
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Viết sạch, đẹp.
II. ĐDDH
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/Giới thiệu: 
b/ Phát triển các hơat động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
GV đọc đoạn chép.
Những tên riêng ấy phải viết thế nào?
Hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con.
Hướng dẫn HS chép bài vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn.
Chấm, sửa bài.
GV nhận xét.
v H. động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2:
GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu.
Chọn 2 dãy HS thi đua.
.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
 c/. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thư Trung thu.
- Hát
Cả lớp
- Viết hoa chữ cái đầu.
- HS viết vào bảng con: tựu trường, ấp ủ,
- HS chép bài.
- Sửa bài.
Nhóm
- Đọc yêu cầu bài 2.
- HS 2 dãy thi đua.
(Trăng) Mồng một lưỡi trai
 Mồng hai lá lúa
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Kiến cánh vỡ tổ bay ra
 Bão táp mưa sa gần tới.
Muốn cho lúa nảy bông to
 Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Chính tả
 Tuần:19
 BÀI : Thư trung thu
 Ngày dạy : 6.1.2011
I. Mục tiêu
 - Nghe – viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: l/n, dấu hỏi/ dấu ngã.
 - Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐDDH
GV: Bảng con, bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3.
HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/Giới thiệu: 
b/ Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
ị ĐDDH: SGK.
GV đọc 12 dòng thơ của Bác. 2, 3 HS đọc lại.
Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? 
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? 
GV đọc từng dòng thơ cho HS viết – mỗi dòng đọc hai lần.
Chấm, chữa bài.
GV chấm 5, 7 bài. HS đổi chéo bài, soát lỗi cho nhau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to.
Bài tập 2 (lựa chọn)
GV chọn cho HS làm bài tập 2a hoặc 2b.
GV mời 3 HS lên bảng thi viết đúng, phát âm đúng tên các vật trong tranh. Sau đó từng em đọc kết quả. 
Bài tập 3 (lựa chọn) Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
GV chọn cho lớp làm bài tập 3a hoặc 3b.
GV dán bảng 3, 4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài tập (3), phát bút dạ, mời 3, 4 HS thi làm bài đúng, nhanh..
c/Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học
 Cả lớp
- HS nhẩm theo
- Bác, các cháu
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa theo qui định chính tả. Chữ Bác viết hoa để tỏ lòng tôn kính; ba chữ Hồ Chí Minh viết hoa là vì là tên riêng chỉ người.
-HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai 
- ngoan ngoãn, tuổi, tùy, giữ gìn, . . .
- HS viết bài.
- HS sửa bài.
Cá nhân, nhóm
- 3 HS lên bảng thi viết đúng, phát âm đúng tên các vật trong tranh.
- HS đọc.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giảng đúng: 
a) 1 chiếc lá ; 2 quả na ; 3 cuộn len ; 4 cái nón
b) 5cái tủ , 6 khúc gỗ ; 7 cửa sổ ; 8 con muỗi
-Cả lớp làm bài vào vở hoặc Vở bài tập.
-Sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) - lặng lẽ, nặng nề	- lo lắng, đói no
b) –thi đỗ, đổ rác- giả vờ (đò), giã gạo.
- 3, 4 HS thi làm bài đúng, nhanh.
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Đạo đức
 Tuần: 22
 BÀI : Biết nói lời yêu cầu đê nghị.
 Ngày dạy: 25.1.2011
I. Mục tiêu
 - Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì như thế mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình.
 - Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
 - Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp.
 - Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống cụ thể.
II. Các KNS: 
Nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
Thể hiệnsự tự trọngvà tôn trọng người khác.
III. Các PP/ KT
 - Thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi
IV. ĐDDH
GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị. Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/ Khám phá
b/Kết nối-> vào bài
v Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
ị ĐDDH: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
Gọi 2 em lên bảng đóng kịch theo tình huống sau. Yêu cầu cả lớp theo dõi.
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
+ Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang.
Đặt câu hỏi cho HS khai thác mẫu hành vi:
+ Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
+ Ngọc đã làm gì khi đó?
+ Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà.
+ Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ ntn?
Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà, Ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng Hà và tôn trọng bản thân.
+ KNS: Đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác
v Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận nhóm.
Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu nhận xét hành vi được đưa ra. Nội dung thảo luận của các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 – Tình huống 1:
Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhóm 2 – Tình huống 2:
Giờ tan học, quai cặp của Chi bị tuột nhưng không biết cài lại khoá quai thế nào. Đúng lúc ấy cô giáo đi đến. Chi liền nói: “Thưa cô, quai cặp của em bị tuột, cô làm ơn cài lại giúp em với ạ! Em cảm ơn cô!”
+ Nhóm 3 – Tình huống 3:
Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: “Đưa đây đọc trước đã”. Tuấn làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhóm 4 – Tình huống 4:
Đã đến giờ vào lớp nhưng Hùng muốn sang lớp 2C để gặp bạn Tuấn. Thấy Hà đang đứng ở cửa lớp, Hùng liền nhét chiếc cặp của mình vào tay Hà và nói: “Cầm vào lớp hộ mình với” rồi chạy biến đi. Hùng làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
v Hoạt động 3: Tập nói lời đề nghị, yêu cầu
ị ĐDDH: Vở bài tập.
Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là Nam trong tình huống 1, là Tuấn trong tình huống 3, là Hùng trong tình huống 4 của hoạt động 2.
Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai.
Gọi một số cặp trình bày trước lớp.
Kết luận: Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu một cách chân thành, nhẹ nhàng, lịch sự. Không tự ý lấy đồ của người khác để sử dụng khi chưa được phép.
c/. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thực hành.
Nhóm
- 2 HS đóng vai theo tình huống có mẫu hành vi. Cả lớp theo dõi.
 - Nghe và trả lời câu hỏi.
+ Trời mưa to, Ngọc quên không mang áo mưa.
+ Ngọc đề nghị Hà cho đi chung áo mưa.
+ 3 đến 5 HS nói lại.
+ Giọng nhẹ nhàng, thái độ lịch sự.
+PP/ KT:Thảo luận nhóm
Nhóm
- Cả lớp chia thành 4 nhóm, nhận phiếu và tổ chức thảo luận. Kết quả thảo luận có thể đạt được:
+ Việc làm của Nam là sai. Nam không được tự ý lấy gọt bút chì của Hoa mà phải nói lời đề nghị Hoa cho mượn. Khi Hoa đồng ý Nam mới 
+ Việc làm của Chi là đúng vì Chi đã biết nói lời đề nghị cô giáo giúp một cách lễ phép.
+ Tuấn làm thế là sai vì Tuấn đã giằng lấy truyện từ tay Hằng và nói rất mất lịch sự với ba bạn.
+ Hùng làm thế là sai vì Hùng đã nói lời đề nghị như ra lệnh cho Hà, rất mất lịch sự.
Cá nhân
- Viết lời yêu cầu đề nghị thích hợp vào giấy.
- Thực hành đóng vai và nói lời đề nghị yêu cầu.
- Một số cặp trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Môn: Kể chuyện
 Tuần:19
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 BÀI : Chuyện bốn mùa
 Ngày dạy :4.1.2011
I. Mục tiêu
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện
 - Kể lại được câu chuyện đã học: biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Ham thích môn học. Kể lại được cho người thân nghe.
II. ĐDDH
GV: 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
a/Giới thiệu: 
b/ Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
Hướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh.
 Kể lại toàn bộ câu chuyện
GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện theo vai.
GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai.
 ... - Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Phép nhân.
Cả lớp
- 2 + 3 + 4 = 9
- HS nêu cách tính và tính
Cá nhân
- HS làm bài trong vở. HS tính nhẩm. HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau.
- HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15+15+15+15 và 24+24+24+24 
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Toán
 Tuần:19
 BÀI : Phép nhân
 Ngày dạy: 4.1.2011
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
 - Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau 
 - Biết đọc , viết và cách tính kết quả của phép nhân
 - Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. ĐDDH
GV: Tranh ảnh hoặc mô hình , vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK .
HS: Vở bài tập 
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/Giới thiệu:
b/Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân
* ĐDDH: Các tấm bìa có 2 chấm tròn.
- GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn hỏi : 
+ Tấm bìa có mấy chấm tròn ? 
- Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi 
- GV gợi ý 
Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm sao ? 
Giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng , mỗi số hạng đều bằng 2 , ta chuyển thành phép nhân , viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
 2 x 5 = 10 
GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân 
GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyển từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân 
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
GV h. dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra : 
a/4 được lấy 2 lần , tức là : 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau : 4 x 2 = 8 
- GV hướng dẫn HS biết cách tìm kết quả của phép nhân : Muốn tính 4 x 2 = 8 ta tính tổng 4 + 4 = 8 , vậy 4 x 2 = 8 
Bài 2: GV hướng dẫn HS viết được phép nhân 
Bài 3: GV cho HS quan sát tranh vẽ	
GV hướng dẫn : Đọc bài toán thấy 5 cầu thủ được lấy 2 lần ( vì có 2 đội ) , ta có phép nhân 5 x 2 ; để tính 5 x 2 ta tính 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10 
c/. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thừa số- Tích.
Cả lớp, nhóm
- 2 chấm tròn 
Nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn ) 
- HS nhận xét 
- HS thực hành đọc ,viết phép nhân 
- Học sinh đọc thuộc bảng nhân.
Cá nhân, nhóm
- HS đọc “ Bốn nhân hai bằng tám ” 
b) , c) làm tương tự như phần a 
- HS viết được phép nhân ( theo mẫu ) 
- HS nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp với bài toán.
Chẳng hạn:
a) Có 2 đội bóng đá thiếu nhi , mỗi đội có 5 cầu thủ . Hỏi tất cả có bao nhiêu cầu thủ 
- HS trả lời 
Tương tự ở phần b ) Ta có 4 x3 = 12 
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Toán
 Tuần:19
 BÀI : Thừa số- Tích
 Ngày dạy: 5.1.2011
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Biết tên gọi thành phần và kết quả phép nhân 
 - Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân
 - Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. ĐDDH
GV: Viết sẵn một số tổng ,tích trong các bài tập 1 ,2 lên bảng . Các tấm bìa ghi sẵn 
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/Giới thiệu: 
b/ Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
 - GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng , HS đọc ( hai nhân năm bằng mười ) 
Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích , như vậy ta sẽ có : 
Thừa số thừa số 
 2 x 5 = 10 
 Tích Tích 
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng . 
Bài 2: HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu 
6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 
Bài 3: 
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài . 
- Nhận xét – Tuyên dương.
c/. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng nhân 2.
Cả lớp, cá nhân
HS đọc ( hai nhân năm bằng mười ) 
- Học sinh quan sát. Học sinh đọc. 
Cá nhân, nhóm
HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng . 
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 
- Học sinh nêu 3 x 5 = 15 
Phần a , b , c làm tương tự 
 6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 
Lưu ý : Trong quá trình chữa bài nên cho HS đọc phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép nhân 
- Chia 2 dãy thi đua.
- HS tự tính tích 3 x 5 . Muốn tính tích 3 x 5 ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15 , vậy 3 x 5 = 15 
- Sửa bài 
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Toán
 Tuần:19
 BÀI : Bảng nhân 2
 Ngày dạy: 6.1.2011
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1 , 2 , 3  , 10 ) và học thuộc bảng nhân này 
 - Thực hành nhân , giải bài toán và đếm thêm 2
 - Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. ĐDDH
GV: Các tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn ( như SGK ) .
HS: Vở bài tập. Bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/Giới thiệu: 
b/ Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Lập bảng nhân 2 
- Lấy mỗi tấm vẽ 2 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu : Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn , ta lấy 1 tấm bìa , tức là 2 (chấm tròn ) được lấy 1 lần , ta viết : 2 x 1 = 2 ( đọc là : Hai nhân một bằng hai ) 
- Viết 2 x 1 = 2 vào chỗ định sẵn trên bảng để sau sẽ viết tiếp 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6 .. thành bảng nhân 2 . 
- GV gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn lên bảng rồi hỏi và gọi HS trả lời để nêu được 2 được lấy 2 lần , và viết 
2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4 rồi viết tiếp 2 x 2 = 4 ngay dưới 2 x 1 = 2 
- Cho HS đọc : 2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4 
Tương tự 2 x 2 = 4 
. GV hướng dẫn lập tiếp :
 2 x 3 = 6  ; 2 x 10 = 20 
- GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyễn từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân 
v Hoạt động 2: Thực hành nhân, giải bài toán và đếm thêm 2
Bài 1: 
- Ghi nhớ các công thức trong bảng . Nêu được ngay phép tính 2 x 6 = 12 
Bài 2: 
- Lưu ý : viết phép tính giải bài toán như sau : 2 x6 = 12 ( chân ) 
Bài 3: 
- GV cho HS điền số thích hợp vào ô trống để có 2 , 4 , 6 ,8, 10 , 12 ,14 , 16 , 18 , 20 .
c/. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Cả lớp, nhóm
- 2 chấm tròn 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn ) 
- HS nhận xét 
- HS đọc hai nhân hai bằng bốn 
lập tiếp 
2 x 3 = 6  ; 2 x 10 = 20 
- HS đọc bảng nhân.
- HS đọc 
Cá nhân,nhóm
- HS làm bài . Tính nhẩm 
- HS đọc đề, làm bài, sửa bài. 
- HS nhận xét đặc điểm của dãy số này . Mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 2 
- HS đọc dãy số từ 2 đến 20 và từ 20 đến 2 ( Khi đọc từ 2 đến 20 thì gọi là “ đếm thêm 2 ” khi đọc từ 20 đến 2 thì gọi là “ đếm bớt 2 ” 
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH
Trường Tiểu học Phạm Hùng 
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Toán
 Tuần:19
 BÀI : Luyện tập
 Ngày dạy: 7.1.2011
I. Mục tiêu:
 Giúp HS : 
 - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính 
 - Giải bài toán đơn về nhân 2
 -Yêu thích môn Toán , tính chính xác 
II. ĐDDH
 - GV: Bảng phụ từng chặng 
 - HS: Vở bài tập 
III. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a/ Giới thiệu:
b/ Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính. 
 GV hướng dẫn HS làm bài 
Bài 1 : HS nêu cách làm : Làm mẫu và củng cố từng thành phần trong phép nhân. 
X 3
6
 2 
 Cho thảo luận nhóm 
- GV nhận xét .
Bài 2 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu:
 2cm x 3 = 6cm
 Cho hs làm miệng.
GV nhận xét 
v Hoạt động 2: Thực hành giải bài toán đơn về nhân 2. 
 Bài 3 : Cho hs đọc đề toán
- Đề bài cho gì?
- Đề bài hỏi gì?
Bài 4 : GV hướng dẫn HS lấy 2 nhân với một số ở hàng trên được tích là bao nhiêu thì viết vào ô trống thích hợp ở hàng dưới . Làm mẫu
 Treo bảng phụ 
 Phát phiếu bài tập cho từng nhóm.
- GV nhận xét.
c/. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Bảng nhân 3. 
- Hát
Nhóm
- Thảo luận dán kết quả vào nhóm.
- Trình bài
Nhận xét – tuyên dương
- Đọc đề bài
-Đọc kết quả và mời bạn đọc
Nhận xét
Cá nhân
- HS đọc thầm đề toán , nêu tóm tắt bằng lời rồi giải bài toán vào vở. 
 Bài giải 
Số bánh xe của 8 xe đạp là : 
 2 x 8 = 16 ( bánh xe ) 
 Đáp số : 16 bánh xe 
- HS làm bài trong vở 
- Thảo luận, đại diện nhóm lên đính kết quả vào.
- Nhận xét 
Người soạn
Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Khối trưởng
 Duyệt BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an 2 tuan 19KNS.docx