Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân

Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết cách gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều

 2. Kĩ năng:

 - Gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều: Biển báo tương đối cân đối, có thể làm biển báo có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. Đường cắt có thể mấp mô.

 - Với HS khéo tay: Gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Biển báo cân đối. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.

 3. Thái độ:

 - GDHS tính cẩn thận chính xác tính thẩm mĩ.

II. Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp quan sát.

 - Phương pháp thực hành luyện tập.

 - Phương pháp thuyết trình

III. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên: - Tranh qui trình, mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều

 - Giấy màu, kéo, keo.

 2. Học sinh: - Giấy màu, kéo, keo.

IV. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Ổn định lớp:(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- GV kiểm tra một số bài làm của HS

- GV nhận xét đánh giá.

 3. Bài mới:

 3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)

 Tiết Thủ công hôm trước các em đã biết cách gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Hôm nay các em sẽ vận dụng cách gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều để tạo ra các biển báo giao thông qua bài: “Gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều (tiết 2)”

 3.2. Dạy bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: THỰC HÀNH XEM LỊCH.
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, tuần lễ
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, tuần lễ
	- Xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ
 3. Thái độ:
	- GDHS tính cẩn thận, chính xác
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp nêu vấn đề.
 - Phương pháp thực hành luyện tập
 - Phương pháp giảng giải- minh họa
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgk, sgv Toán 2
	- Phiếu học tập, lịch tháng 11, 12
 2. Học sinh:	- Sgk Toán 2.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV đính lên bảng tờ lịch tháng 12 năm 2010 và gọi HS trả lời câu hỏi:
	+Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
 	+ Trong tháng 12 có mấy ngày thứ bảy? Đó là các ngày nào?
	+ Tuần này thứ năm là ngày 11. Thứ năm tuần sau là ngày mấy?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài mới:(2’)
 Để giúp cho các em biết xác định số ngày nào đó trong tháng và một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần. Hôm nay chúng ta học bài:” Thực hành xem lịch”
3. 2 Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
10’
 3.2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1
a. Mục tiêu: Nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch.
b. Cách tiến hành:
- GV đính lên bảng: Bảng phụ viết bài tập 1.
- Gọi HS đọc đề bài tập 1.
- GV hỏi bài tập 1 yêu cầu gì?
- GV hỏi: Thứ bảy là ngày 3. Vậy chủ nhật là ngày mấy?
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi hoàn thành tờ lịch tháng 1.
- Gọi đại diện một nhóm trình bày
- GV nhận xét và hỏi: Vậy tháng 1 có bao nhiêu ngày?
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS đọc tên các ngày trong tờ lịch.
- HS lắng nghe
- HS quan sát vào tờ lịch và trả lời các câu hỏi.
17’
 3.2.2. Hoạt động 2: Bài tập 2.
a. Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng tuần lễ và biết xem ngày tháng trên lịch.
b. Cách tiến hành::
- GV treo tờ lịch viết tháng 4 lên bảng
- Gọi HS đọc đề bài tập 2
- GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn: Nhìn vào cột chỉ thứ sáu rồi liệt kê các ngày đó ra.
- GV nói: Ví dụ Thứ sáu trong tháng 4 là thứu hai ngày 9. Tiếp theo là những ngày nào?
- GV yêu cầu HS dùng bút chì khoanh vào các ngày thứ ba (cùng cột thứ ba)
- GV hỏi: Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày nào?
- GV yêu cầu HS dùng bút chì khoanh vào ngày 30 tháng 4
- Yêu cầu HS nhìn vào tờ lịch xem ngày đó ở cột thứ mấy?
- GV hỏi: Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy?
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc đề bài tập2
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS dùng bút chì khoanh vào các ngày thứ ba
- HS trả lời câu hỏi.
- HS dùng bút chì khoanh vào ngày 30 tháng 4.
- HS quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
 4. Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Làm các bài tập còn lai
- Chuẩn bị bài mới.
 5. Nhận xét tiết học.
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thủ công: GẤP, CẮT, DÁN, BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU tiết 2).
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết cách gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
 2. Kĩ năng:
	- Gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều: Biển báo tương đối cân đối, có thể làm biển báo có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. Đường cắt có thể mấp mô.
	- Với HS khéo tay: Gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Biển báo cân đối. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.
 3. Thái độ:
	- GDHS tính cẩn thận chính xác tính thẩm mĩ.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 - Phương pháp thuyết trình
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Tranh qui trình, mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
	- Giấy màu, kéo, keo.
 2. Học sinh:	- Giấy màu, kéo, keo.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV kiểm tra một số bài làm của HS
- GV nhận xét đánh giá.
 3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
 Tiết Thủ công hôm trước các em đã biết cách gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Hôm nay các em sẽ vận dụng cách gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều để tạo ra các biển báo giao thông qua bài: “Gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều (tiết 2)”
	3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
10’
3.2.1. Hoạt động 1: Ôn lại qui trình gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
b. Cách tiến hành:
- GV gọi HS nhắc lại qui trình gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
- GV treo tranh qui trình lên bảng và nhắc lại qui trình gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều:
 + Bước 1: Gấp biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
 + Bước 2: Cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
 + Bước 3: Dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gọi HS nhắc lại.
- GV gọi HS nhắc lại cách dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gọi HS nhắc lại.
- HS nhắc lại qui trình gấp cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
20’
 3.2.3. Hoạt động 2: Thực hành gấp cắt dán hình tròn và trang trí sản phẩm.
a. Mục tiêu: Gấp cắt dán sản phẩm theo tranh qui trình và trang trí sản phẩm.
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm tổ chức cho HS thực hành trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV gợi ý cho HS một số cách trình bày sản phẩm
- GV lưu ý giúp đỡ HS còn lúng túng, giúp đỡ các em chưa hoàn thành sản phẩm.
- GV nhắc nhở HS cách dán biển báo giao thông.
- Khuyến khích các em làm đẹp.
- GV nhắc nhở HS phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông
- HS thực hiện yêu cầu: làm sản phẩm theo nhóm.
- HS lắng nghe
 4. Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Tiếp tục về nhà hoàn thành sản phẩm.
- Nhắc HS nhặt giầy màu vụn.
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tập viết: CHỮ HOA O.
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết viết chữ hoa O và câu ứng dụng.
 2. Kĩ năng:
	- Viết đúng chữ hoa O ( 1 dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng.
	- Ong ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ )
	- Ong bay bướm lượn. ( 3 lần )	
 3. Thái độ:
 	- GDHS tính cẩn thận, khéo léo
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình. 
- Phương pháp thực hành luyện tập
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgk, sgk Tiếng việt lớp2
	- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ.
	- Mẫu chữ cái O trên khung chữ.
 2. Học sinh:	- Vở tập viết lớp 2
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gọi một số HS đem vở tập viết kiểm tra.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: 
 	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
 Các em đã được học và tập viết chữ N. Vậy để giúp các em viết đúng chữ O. Hôm nay chúng ta học bài chữ O hoa
	3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
5’
3.2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa O
a. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa O.
b. Cách tiến hành:
- GV đính mẫu chữ O trong khung chữ lên bảng.
- GV hỏi: Chữ hoa O cao mấy li? Gồm mấy nét cơ bản?
- GV nhận xét và kết luận: Chữ hoa O cao 5 li. Gồm 1 nét cơ bản: 1 nét cong kín.
- GV hướng dẫn cách viết: 
 Đặt bút trên đường kẻ ngang 6 đưa bút sang trái, viết nét cong kín phần cuối lượn vào trong bụng chữ dừng bút ở phía trên đường kẻ ngang 4.
- GV viết mẫu chữ cái hoa O cỡ vừa (3 dòng kẻ li).Trên bảng lớp, vừa viết vừa nhắc lại cách viết .
- Yêu cầu HS viết trên bảng con (2-3 lượt)
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết chữ hoa M.
- HS quan sát mẫu chữ trên khung chữ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết vào bảng con theo yêu cầu của GV.
5’
 3.2.2. Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng.
a. Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng
b. Cách tiến hành:
- Gv gọi HS đọc câu ứng dụng : Ong bay bướm lượn.
- GV gợi ý để HS nêu ý nghĩa câu tục ngữ.
- GV nhận xét và kết luận: Ong bay bướm lượn là tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình
- GV đính câu ứng dụng lên bảng và yêu cầu HS nhận xét và trả lời câu hỏi:
 + Chữ nào cao 1 li?
 + Chữ nào cao 2,5 li?
- GV nhận xét và kết luận: Chữ cao 2,5 li: O, y, b, g, l. Chữ cao 1 li: ư, ơ, a, n, m.
 + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách con chữ o.
 + Nối nét: Nét 1 của chữ n nối với cạnh phải của chữ o
- Yêu cầu HS viết chữ Ong vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý nghĩa của câu ứng dụng.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
20’
 3.2.3. Hoạt động 3: Viết vào vở tập viết.
a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ hoa O.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết 1 dòng chữ O cỡ vừa 5 li, 2 dòng chữ cái O hoa cỡ, cỡ nhỏ cao 2,5 li, 1 dòng chữ Ong cỡ nhỏ, 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ: Ong bay bướm lượn
- Yêu cầu HS khá giỏi viết thêm một dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
- GV chấm một số vở tập viết.
- GV nhận xét uốn nắn.
- HS thực hiện theo yêu cầu
 4. Củng cố- dặn dò:(3’)
- Dặn HS về nhà viết tiếp vào vở luyện viết.
- GV nhận xét chung.
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Kể chuyện: CON CHÓ HÀNG XÓM.
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Dựa vào tranh kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
 2. Kĩ năng:
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý (BT1).
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2)
 3. Thái độ:
	- GDHS tính tự tin mạnh dạn, biết yêu thương các con vật.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp kể theo mẫu
 - Phương pháp sắm vai.
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgk, sgv Tiếng việt 2
	- Tranh minh họa, bảng phụ.
 2. Học sinh:	- Sgk, sgv Tiếng việt 2.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV gọi HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện” Hai anh em”.
- GV gọi 2 HS lên đóng vai kể lại câu chuyện “Hai anh em”.
- GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
 Tiết trước các em đã được nghe câu chuyện rất cảm động về tình cảm bà cháu, mẹ con...đó là những tình cảm giữa con người với con người. Còn tình cảm giữa con người và loài vật thì như thế nào?Hôm nay các em được nghe kể một câu chuyện rất cảm động về tình cảm giữa con người và loài vật. Đó là câu chuyện “ Con chó nhà hàng xóm”
	3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động họa của học sinh
12’
 3.2.1. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
a. Mục tiêu: Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện : Con chó hàng xóm.
b. Cách tiến hành:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- GV đính tranh minh họa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Cho biết từng tranh vẽ gì?
- GV nhận xét và chốt ý:
 + Tranh 1: Bé cùng cún Bông chạy nhảy tung tăng.
 + Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương. Cún chạy đi tìm người giúp.
 + Tranh 3: Bạn bé đến thăm bé.
 + Tranh 4: Cún Bông làm bé vui nhưng ngày bé bị bó bột.
 + Tranh 5: Bé khỏi đau, lại cùng đừ vui với cún Bông.
- Gọi HS nối tiếp nhau nhắc nội dung của từng bức tranh.
- GV chia nhóm ( mỗi nhóm 5 HS)
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 5HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện trước nhóm.
- Gọi 1-2 nhóm kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhắc lại nội dung của từng bức tranh
- Lớp chia thành các nhóm.
- HS kế chuyện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe.
15’
 3.2.2. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
a. Mục tiêu: Kể được toàn bộ câu chuyện.
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài tập 2.
- GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu gì?
- GV chia lớp thành 4nhóm (nhóm tổ)
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm tổ.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV hỏi: Ý nghĩa của câu chuyện?
- GV nhận xét, chốt ý: Câu chuyện ca ngợi tình cảm giữa con người và con vật nuôi trong nhà.
- GDHS: Phải biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi vì chúng là những người bạn thân thiết của chúng ta.
- GV hỏi: Ở nhà các em có nuôi con vật nào không? Nếu có thì tình cảm giữa em và con vật nuôi đó như thế nào?
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS trả lời câu hỏi.
- HS chia lớp thành các nhóm
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Thi kể chuyện theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
4. Củng cố- Dặn dò:(4’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS: Phải biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi vì chúng là những người bạn thân thiết của chúng ta.
- Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện cho mọi người cùng nghe
- Chuẩn bị bài mới
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(75).doc