Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy - Trường Tiểu học Đồng Thành

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy - Trường Tiểu học Đồng Thành

THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy)

TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN

I. MỤC TIÊU:

 - Hướng dẫn ôn luyện về tìm âm thanh so sánh trong các câu văn cho sẵn.

 - Rèn kĩ năng xác định câu, biết sử dụng dấu chấm để ngắt câu, chép đoạn văn đúng chính tả.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Củng cố lý thuyết:

- Nêu tóm tắt nội dung tiết ôn tập.

B. Thực hành:

Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu sau:

a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của những chú chim lạc mẹ.

b) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.

c) Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng sớm.

d) Tiếng trống trường vang lên như tiếng gọi, lời chào mỗi sáng vào lớp.

e) Giọng cô giáo em đầm ấm như lời ru của mẹ.

- Cho đọc yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn cả lớp thảo luận nhóm.

- Cho trình bày ý kiến.

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Giáo viên: Nguyễn Thị Thủy - Trường Tiểu học Đồng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 ..............................................................
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy) 
TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
 - Hướng dẫn ôn luyện về tìm âm thanh so sánh trong các câu văn cho sẵn.
 - Rèn kĩ năng xác định câu, biết sử dụng dấu chấm để ngắt câu, chép đoạn văn đúng chính tả.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Củng cố lý thuyết:
- Nêu tóm tắt nội dung tiết ôn tập.
B. Thực hành:
Bài 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu sau:
a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của những chú chim lạc mẹ.
b) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
c) Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng sớm.
d) Tiếng trống trường vang lên như tiếng gọi, lời chào mỗi sáng vào lớp.
e) Giọng cô giáo em đầm ấm như lời ru của mẹ.
- Cho đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cả lớp thảo luận nhóm.
- Cho trình bày ý kiến.
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
Hằng ngày, mẹ dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho chúng tôi đi học đầu tiên, mẹ nhóm bếp thổi cơm sau đó, lúc cơm gần chín, mẹ gọi chúng tôi dậy ăn sáng và đi học cả ngày mẹ bận rộn với biết bao công việc từ tinh mơ đến tối mịt buổi tối, mẹ vẫn thức khuya để làm nốt việc nhà và sắp xếp công việc của ngày mai.
- Cho đọc đoạn văn.
- Hướng dẫn lớp làm bài miệng.
- Yêu cầu chép bài vào vở.
- Thời gian còn lại hướng dẫn HS luyện đọc các bài tập đọc đã học. 
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn về ôn bài.
- Lớp lắng nghe.
- 2 em đọc bài.
- Làm việc theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- 2 em đọc bài.
- Cả lớp làm miệng.
- Từng cá nhân chép bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho học sinh về bảng đơn vị đo độ dài.
- So sánh bảng đơn vị đo độ dài và điền dấu.
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải toán có lời văn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Củng cố lý thuyết:
H: Hai đơn vị đo độ dài liền kề hơn kém nhau mấy lần?
B. Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 2 m 75 cm = ...cm b) 3 hm 4 m = ...m
 5 m 7 dm = ...dm 4 m 5 cm = ...cm
 7 hm 5 m = ...m 200 dam = ...km
- Cho nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Tổng kết bài làm đúng.
- Nêu lại cách thực hiện từng phép tính?
Bài 2: >; <; =
a) 28 km x 3 ...80 km b) 68 m : 2 ...18 m x 2
 55 hm x 4 ...220 hm 84 dm : 4 ...2 m
- Hướng dẫn thực hiện tương tự bài 1.
H: Để điền đúng dấu trước hết em làm gì?
Bài 3: Quãng đường AB dài 96 km, quãng đường BC dài bằng quãng đường AB. Hỏi:
a) Quãng đường BC dài mấy km?
b) Quãng đường AB dài hơn quãng đường BC mấy km?
- Cho đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Tổng kết bài làm đúng.
-Cho nêu lại cách giải.
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi).
Từ 3 chữ số 4, 2, 6 hãy lập tất cả các số có hai chữ số khác nhau rồi tính tổng các số vừa lập. Có thể tính nhanh tổng đó bằng cách nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện tương tự bài 3.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. Dặn về ôn lại bài học.
-Vài ba em nêu.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài cá nhân,1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài. 
- 1 số em nêu.
- Lớp làm bài cá nhân.
- 1 vài em nêu.
- 1 em đọc đề.
- Nêu tóm tắt, cách giải.
- 1 em lên bảng giải, lớp làm vở. 
- Nhận xét, chữa bài.
Giải: a) Quãng đường BC dài số km là: 96 : 3 = 32 (km)
b) Quãng đường AB dài hơn quãng đường BC số km là:
 96 – 32 = 64 (km)
Đáp số: a) 32 km b) 64 km
-Vài em nêu.
- Làm bài cá nhân.
Giải: Từ các chữ số 4, 2, 6 lập được 6 số có hai chữ số khác nhau là: 42, 46, 24, 26, 62, 64.
Tổng 6 số đó là:
 42 + 46 + 24 + 26 + 62 +64 =264
Tính nhanh:
(4 + 2 + 6) x 22 = 264
 Đáp số: 264
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hướng dẫn tự học:
- Hướng dẫn cả lớp hoàn thành bài tập đã học ở vở thực hành Toán và Tiếng Việt, vở Tự luyện Olimpíc.
- Luyện đọc các bài tập đọc có trong tuần 10.
****************************************************************
.............................................................................................
ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (TIẾT2)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bàicũ: 
H: Khi bạn có chuyện vui bạn sẽ làm gì?
H: Nếu bạn có chuyện buồn em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
HĐ1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. 
- Cho đọc nội dung bài tập 4.
- Hướng dẫn lớp làm VBT.
- Cho trình bày bài làm.
- Nhận xét bài làm đúng.
Kết luận: Các việc làm a, b, c, d, đ là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. 
- Các việc làm e, h là việc làm sai vì không quan tâm niềm vui nỗi buồn của bạn bè.
HĐ2: Liên hệ và tự liên hệ (BT5). 
- Giao nhiệm vụ cho HS tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung:
H: Em đã biết chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
H: Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ niềm vui, nỗi buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
H: Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào? 
- Cho trình bày ý kiến.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết. 
- Cho đọc nội dung ghi nhớ.
Kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau. 
HĐ3 : Trò chơi phóng viên (BT6). 
- Hướng dẫn HS lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
H: Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
H: Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn?
H: Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng các bạn.
H: Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
H: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?
*Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui, buồn em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng như nhau. 
C. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HSvề nhà cần quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người xung quanh.
- 2 học sinh lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 2 em đọc.
- Lớp làm bài cá nhân.
- Trình bày bài làm trước lớp.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Trao đổi theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, góp ý.
- Vài ba em đọc.
- Một số HS lên đóng vai.
- Lớp nhận xét, góp ý.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được các thế hệ trong một gia đình. HS khá, giỏi biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK. Ảnh gia đình của HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ: 
- Nhận xét bài ôn tập.
- GV giới thiệu chủ đề mới: Xã hội.
B. Bài mới:
HĐ1:Tìm hiểu về gia đình.
- Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế và trả lời:
H: Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
- GV tổng kết.
HĐ2: Quan sát và trả lời.
- Yêu cầu cả lớp quan sát H1 và trao đổi theo nhóm yêu cầu ở SGK.
H: Bức tranh nói về gia đình ai?
H: Gia đình bạn Minh có những ai?
HS khá giỏi:
H: Em thấy gia đình bạn Minh có mấy thế hệ?
- Cho trình bày kết quả thảo luận.
*GV kết luận: Trong gia đình chúng ta có nhiều người ở lứa tuổi khác nhau cùng chung sống: ông bà, cha mẹ, anh chị em.. Những người ở lứa tuổi khác nhau đó được gọi là các thế hệ.
- Cho đọc mục Bạn cần biết.
- Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế và trả lời:
H: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là những thế hệ nào?
- GV tổng kết.
HĐ3: Quan sát và trả lời.
- Yêu cầu cả lớp quan sát H2 và trao đổi theo nhóm yêu cầu ở SGK.
H:Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống?
H: Mỗi thế hệ gồm những ai?
HS khá giỏi:
H: Như thế nào gọi là gia đình 2 thế hệ?
- Cho trình bày kết quả thảo luận.
*GV kết luận: Mỗi gia đình có thể có 1, 2 hoặc nhiều thế hệ cùng chung sống. Gia đình 1 thế hệ là gia đình chỉ có 1 vợ chồng, chưa có con. Gia đình 2 thế hệ là gia đình có bố mẹ và con cái. Gia đình nhiều thế hệ ngoài bố mẹ, con cái có thể có ông bà, cụ...
- Yêu cầu HS giới thiệu về các thành viên các thế hệ trong gia đình mình. Giới thiệu thêm một số thông tin khác.
VD: Gia đình em gồm có 4 người. Bố em làm thợ mộc, mẹ làm giáo viên. Em là học sinh lớp 3B, em gái em là học sinh lớp 1B .Gia đình tôi rất thương yêu nhau và sống rất đầm ấm. Vào ngày nghỉ gia đình em thường đi nghỉ mát ở công viên. Gia đình em có 2 thế hệ...
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Cho đọc lại nội dung bài học.
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng cá nhân lần lượt trả lời.
- Học sinh thảo luận theo cặp. 
-1 số cặp nêu kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét. 
- Vài em đọc.
- Từng cá nhân lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh thảo luận theo cặp. 
- Đại diện 1 số cặp nêu kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- Học sinh đưa ảnh lên giới thiệu về gia đình mình.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G (TT)
 I. MỤC TIÊU: 
- Viết đúng chữ hoa G, viết đúng tên riêng: Ông Gióng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn viết trên bảng con. 
* Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng: Ông Gióng.
HS khá giỏi:
H: Nêu những hiểu biết về Ông Gióng?
- Cho HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc câu.
HS khá giỏi:
H: Câu ca dao miêu tả điều gì?
khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu viết tập viết trên bảng con chữ các chữ hoa . 
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn cách viết, tư thế ngồi, khoảng cách giữa mắt và vở...
- Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi và uốn nắn những em viết yếu.
- Giáo viên chấm một số bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Về nhà hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị vở, bảng con.
- Lớp theo dõi giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: G, Ô.
- Theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Cả lớp tập viết bảng con: G, Ô.
- 2 em đọc từ ứng dụng.
- HS nêu cá nhân.
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
- 1 em đọc câu ứng dụng.
- Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình.
- Lớp thực hành tập viết chữ hoa. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy)
**************************************************************
.......................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI 
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được các mối liên hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. 
- HS khá, giỏi biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK. Sưu tầm ảnh họ hàng của mình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ:
H: Thế nào là gia đình 1 thế hệ, gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về họ nội, họ ngoại.
- Yêu cầu cả lớp quan sát H1 SGK thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
H: Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
H: Ông bà ngoại Hương sinh ra những ai trong ảnh?
H: Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
H: Ông bà nội Quang sinh ra những ai trong ảnh?
- Cho trình bày kết quả.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp trao đổi:
H: Những người thuộc họ nội gồm những ai?
H: Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
HS khá giỏi:
H: Chúng ta cần đối xử với những người họ hàng nội ngoại của mình như thế nào?
*GV kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
- Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
- Cho đọc mục Bạn cần biết.
HĐ2: Kể về họ hàng nội, ngoại.
- Yêu cầu lớp giới thiệu ảnh về những người thuộc họ nội, họ ngoại mà các em đã chuẩn bị.
HS khá giỏi:
H: Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
- GV nhận xét: Mỗi người ngoài bố, mẹ và anh, chị em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
HĐ3: Đóng vai (nếu còn thời gian).
- Chia nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống.
Em sẽ ứng xử như thế nào? Khi:
+ Em và anh của mẹ đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
+ Em và anh của bố ở quê ra chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp và giáo viên nhận xét.
KẾT LUẬN: Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi HS xung phong lên hát bài hát về gia đình.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh quan sát và thảo luận N2 theo yêu cầu của GV.
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận. 
- Họ nội gồm: Bố, cô, chú, ông bà nội, bác.
- Họ ngoại gồm: Ông bà ngoại, mẹ, cậu, dì ,bác.
- Phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài em đọc.
- Lần lượt từng cá nhân lên giới thiệu.
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
- Trao đổi theo N4, đóng vai theo tình huống GV yêu cầu.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
- Nhóm khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (TIẾT 2) 
(Đã soạn buổi sáng)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G
(Đã soạn buổi sáng)
THỦ CÔNG: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kỹ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
 - Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. Yêu thích các sản phẩm làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy màu, kéo, hồ dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ của HS.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu nội dung ôn tập.
Đề bài: Em hãy gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học .
-Gọi HS nhắc lại tên các bài đã học.
*HS khéo tay:
- Làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
HĐ2: Hướng dẫn thực hành. 
- Cho HS quan sát lại các hình mẫu.
- Yêu cầu cả lớp tự gấp, cắt, dán sản phẩm đã học.
- GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét đánh giá sản phẩm.
- Hoàn thành tốt: Sản phẩm đẹp, có sáng tạo.
- Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình, hoàn thành sản phẩm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị cho bài học sau.
.
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Gấp tàu thủy hai ống khói. Gấp con ếch.
- Gấp, cắt, dán ngôi sao vàng và lá cờ đỏ.
- Gấp, cắt, dán bông hoa 4, 5, 8 cánh.
- Quan sát mẫu.
- Cả lớp thực hành. 
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, chọn sản phẩm đẹp.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************************************
......................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
(Đã soạn thứ ba)
ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (TIẾT 2) 
(Đã soạn thứ ba)
THỦ CÔNG: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: PHỐI HỢP GẤP,CẮT, DÁN HÌNH (TIẾT 2)
(Đã soạn thứ ba)
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: GIAO TIẾP TÍCH CỰC
I. MỤC TIÊU:
- Biết quan tâm tới người xung quanh.
- Kiểm soát được cảm xúc tức giận của bản thân.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Giới thiệu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học. 
B. Bài học: 
HĐ1: Tìm hiểu tác hại của tức giận.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi sau:
H: Em đã bao giờ tức giận với ai chưa? Tại sao em tức giận?
H: Tác hại của tức giận là gì?
- Cho trình bày ý kiến trước lớp.
- GV tổng kết.
-Hướng dẫn cả lớp làm bài tập ở vở thực hành KNS.
- Cho trình bày kết quả.
- Chốt bài làm đúng.
- Rút ra nội dung bài học.
HĐ2: Giải tỏa tức giận.
-Yêu cầu lớp làm bài tập trang 7 vở thực hành KNS.
- Cho trình bày kết quả.
- Chốt kết quả đúng.
- Rút ra nội dung bài học.
- Tập cho HS hát bài Xua tan giận hờn.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về nhà thực hành luyện tập bài học.
- Theo dõi và nhắc nhở các bạn cùng thực hành theo bài học.
- Lớp lắng nghe.
- Thảo luận theo N2 yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Làm bài cá nhân.
- Trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- Vài ba em đọc bài học.
- Làm bài cá nhân.
- Lần lượt từng cá nhân nêu cách giải quyết của mình trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại.
- Cả lớp tập hát đồng thanh.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************************************
............................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
(Đã soạn thứ ba)
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy).
ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (TIẾT 2) 
 (Đã soạn thứ ba)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G 
(Đã soạn thứ ba)
.............................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI 
(Đã soạn thứ ba)
THỦ CÔNG: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: PHỐI HỢP GẤP,CẮT, DÁN HÌNH (TIẾT 2) 
(Đã soạn thứ ba)
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI 
(Đã soạn thứ ba)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G 
(Đã soạn thứ ba)
***************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 10(1).doc