Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Hồ Thị Xuân Hương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Hồ Thị Xuân Hương

Tiết 3: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU

- HS biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2).

- Phân biệt được những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi, trò chơi có hại (BT3).

- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).

- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; lắng nghe tích cực; quản lý thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa các trò chơi SGK/147.

- Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Hồ Thị Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Lớp 3A2
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2-3: Tập đọc – Kể chuyện
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU
- HS bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. ( TL được câu hỏi 1,2,3,4).
- HS có thái độ yêu quí sức lao động. 
- Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HSKG kể được cả câu chuyện).
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh minh họa SGK để kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp (1’)
2. KTBC (5’)
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ (15’) 
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu.
- Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc nối tiếp từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’) 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Ông lão là người như thế nào ?
- Ông lão buồn vì điều gì ?
- Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
- Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm như thế nào ?
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
- Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?
- Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì?
- Hành động đó nói lên điều gì?
- Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
- Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? ( HSKG)
- Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em.
d. Luyện đọc lại ( 15’) 
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
KỂ CHUYỆN (20’)
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể
chuyện trang 122, SGK.
- HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh.
- 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh.
- Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.
* Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
* Kể trước lớp
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng
- 1 HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố (5’)
-Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò (1’)
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- HS đọc: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thảnh nhiên,..
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm / và mang tiền về đây.//
- Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta mới biết quý đồng tiền.//
- Nếu con lười biếng, / dù cha cho một trăm hũ bạc/ cũng không đủ.// Hũ bạc tiêu không bao giờ hết/ chính là hai bàn tay con.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa của các từ mới. HS đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- Ông là người rất siêng năng, chăm chỉ.
- Ông lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng.
- Ông lão mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.
- Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về nhà đưa cho cha. 
- Vì ông muốn biết đó có phải là số tiền mà người con tự kiếm được không. 
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được 90 bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
- Hành động đó cho thấy vì anh đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.
- Ông lão cười chảy cả nước mắt khi thấy con biết quí trọng đồng tiền và sức lao động.
- HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời :
Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí trọng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
- 2 đến 3 HS trả lời : Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời. / Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn./ Con phải chăm chỉ làm lụng vì chỉ có chăm chỉ mới nuôi sống con cả đời.
- 2 HS tạo thành một nhóm và đọc bài theo các vai: người dẫn truyện, ông lão.
- 1 HS đọc.
- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.
- Đáp án: 3 - 5 - 4 - 1- 2.
- HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng tranh là 
+ Tranh 3: Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ, trong khi đó anh con trai lại lười biếng.
+ Tranh 5: Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về.
+ Tranh 4: Người con vất vả xay thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà.
+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào lửa, người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
+ Tranh 2: Hũ bạc và lời khuyên của người cha với con.
- Kể chuyện theo cặp.
- 5 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
- Phát biểu suy nghĩ
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4: Toán
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
 CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số với số có một chữ số (chia hết và chia có dư). 
- Củng cố về bài toán giảm đi một số lần.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi BT 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp (1’)
2. KTBC (5’)
- Gọi hs lên làm bài 1,2,3/78
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (10’)
*Phép chia 648 : 3
- Viết lên bảng phép tính 648 : 3 = ? và y/c hs đặt tính theo cột dọc
- Gv hướng dẫn:
 648 : 3 = ? 
 648 3 
 6 216
 04
 3 
 18 
 18
 0 
 Vậy 648 : 3 = 216
*Phép chia 236 : 5
Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3= 216
c. Luyện tập - Thực hành (18’) 
* Bài 1 (cột 1,3,4)
- Xác định y/c của bài sau đó cho HS tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs 
* Bài 2: Gọi 1HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài
 Tóm tắt: 9hs :1 hàng
 234hs :  hàng ?
- Chữa bài và cho điểm hs 
*Bài 3:
- Treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn hs tìm hiểu bài mẫu 
- Y/c hs đọc cột thứ nhất trong bảng 
- Vậy dòng đầu tiên trong bảng là số đã cho, dòng thứ hai là số đã cho được giảm đi 8 lần, dòng thứ ba là số đã cho giảm đi 6 lần
- Số đã cho đầu tiên là số nào ?
- 432 m giảm đi 8 lần là bao nhiêu m ?
- 432 giảm đi 6 lần là bao nhiêu m ?
- Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu làm tiếp bài.
- Chữa bài và cho điểm HS. 
Kết luận: Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta lấy số đó chia cho số lần.
4. Củng cố (3’)
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà làm bài 1,2,3/79 VBT
- Nhận xét tiết học
- HS làm bài theo YC của GV
-1 HS lên đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp
+ 6 chia 3 được 2, viết 2
 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
+ Hạ 4; 4 chia 3 dược 1, viết 1.
 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1.
+ Hạ 8 được 18 ; 18 chia 3 được 6, viết 6.
 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0.
- Thực hiện phép tính có dư.
- 4HS làm lớp, lớp làm bảng con.
a. 872:4=218; 390:6=65; 
 905:5=181(dư 5)
b. 457:4=114 (dư 1) 489:5= 97(dư 4)
 230:6= 38( dư 2)
- 1 Hs đọc bài- Lớp theo dõi
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm 
Bài giải:
 Có tất cả số hàng là:
 234 : 9 = 26 (hàng)
 Đáp số: 26 hàng
- Đọc bài toán 
- Số đã cho; giảm đi 8lần; giảm đi 6 lần
- Là số 432 m
- Là 432m :8 = 54m
- Là 432m : 6 = 72m
- Ta chia số đó cho số lần
- Hs cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài 
- Nêu cách thực hiện phép chia.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
Lớp 4A1
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán 
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- HS biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp (1’)
2. KTBC (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 71 bài 2a, 2b/80.
- 1HS trả lời câu hỏi: Khi thực hiện phép chia số có tận cùng là chữ số 0 ta làm thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
b. HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số (10’)
 * Phép chia 672 : 21
- GV viết lên bảng 672 : 21. Yêu cầu HS thực hiện phép chia trên.
- Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21.
- GV hướng dẫn cách chia.
- Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết ? Vì sao?
 * Phép chia 779 : 18
- GV viết lên bảng 779 : 18. Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài, làm tương tự phần a.
- Phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì?
c. HĐ 2: Luyện tập thực hành (15’)
* Bài 1
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
* Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
4. Củng cố (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia cho số có hai chữ số.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1’)
- Yêu cầu HS về nhà có thể làm bài tập còn lại tỏng SGK. Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiệ ... 18 = 43 (dư 5).
- Là phép chia có số dư bằng 5.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện 2 phép tính. Lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét, điều chỉnh.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT.
Tóm tắt
15 phòng : 240 bộ
1 phòng: .... bộ?
Bài giải
Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là:
240 : 15 = 16 (bộ)
 Đáp số: 16 bộ.
- Nêu lại.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Tiết 2: Chính tả
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng bài tập 2 a / b.
- Rèn thói quen cẩn thận, lắng nghe tích cực, quản lý thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ ghi bài chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp (1’)
2. KTBC (5’)
- GV đọc cho 2 HS viết: vất vả, tất tả, lấc cấc, lấc láo, ngất ngưỡng, khật khưỡng.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn đầu trong bài văn Cánh diều tuổi thơ và làm các bài tập chính tả.
b. HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả (20’)
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK/146.
+ Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó, cách trình bày.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Gợi ý HS nêu cách trình bày bài viết chính tả, quy tắc viết hoa.
 * Viết chính tả
- Đọc lại đoạn văn trong SGK.
- Lưu ý cách trính bày, quy tắc viết hoa, tư thế ngồi viết
- GV đọc cho HS viết bài.
* Soát lỗi và chấm bài
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Thu vở chấm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
c. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập (5’)
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phát phiếu cho nhóm 4 HS, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố (3’)
- Đọc cho HS viết bảng con những từ sai nhiều.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà em thích. Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, em khác đọc thầm theo.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
+ Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- HS nêu và viết các từ ngữ : mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng ...
- HS nêu.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
-HS viết bài.
- Lắng nghe và soát lỗi.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung những đồ chơi, trò chơi mà nhóm bạn chưa có.
- 2 HS đọc lại bài tập.
Thanh hỏi: Đồ chơi : ô tô cứu hỏa, tàu hỏa, tàu thủy, khỉ đi xe đạp ...
Trò chơi: nhảy ngựa, nhảy dây, điển tử, thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ...
Thanh ngã: Đồ chơi: ngựa gỗ
Trò chơi: bày cỗ, diễn kịch ...
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe và thực hiện.
- Ghi nhớ.
Tiết 3: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
- HS biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2).
- Phân biệt được những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi, trò chơi có hại (BT3).
- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; lắng nghe tích cực; quản lý thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa các trò chơi SGK/147.
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp (1’)
2. KTBC (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn ...
- Gọi 1 HS nêu những tình huống dùng câu hỏi không có mục đích hỏi điều mình chưa biết.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Với chủ điểm nói về thế giới của trẻ em, trong tiết học hôm nay các em sẽ biết thêm một số đồ chơi, trò chơi mà trẻ em thường chơi, biết được đồ chơi nào có lợi, đồ chơi nào có hại và những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
b. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (25’)
* Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh họa yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích, cũng có những trò chơi phù hợp với bạn nam và bạn nữ. 
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn.
- Kết luận lời giải đúng.
* Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu.
- Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
4. Củng cố (3’)
- Hệ thống kiến thức cho HS ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã biết.
5. Dặn dò (1’)
- Học và làm bài tập ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, thảo luận.
- Lên bảng chỉ vào từng tranh và giới thiệu.
Tranh 1: diều - thả diều.
Tranh 2: đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao - múa sư tử, rước đèn.
Tranh 3: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp - Nhảy dây, cho búp bê ăn bột, xếp hình nhà cửa, thổi cơm.
Tranh 4: màn hình, bộ xếp hình - trò chơi điện tử, lắp ghép hình.
Tranh 5 : dây thừng - kéo co.
Tranh 6: Khăn bịt mắt - bịt mắt bắt dê.
- 1 em đọc.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
Đồ chơi: bóng, quả cầu, quân cờ, súng phun nước, đu, cầu trượt, đồ hàng, các viên sỏi, que chuyền, mảnh sành, bi, viên đá, lỗ tròn, tàu hỏa, 
Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, cờ tướng, bắn súng phun nước, đu quay, cầu trượt, chơi ô ăn quan, 
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung.
Trò chơi bạn trai ưa thích: đá bóng, bắn súng phun nước, đấu kiếm, cờ tướng
Trò chơi bạn gái ưa thích: búp bê, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, chơi ô ăn quan
Trò chơi cả bạn trai và bạn gái ưa thích: thả diều, rước đèn, cắm trại, xếp hình, đu quay, bịt mắt bắt dê
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Các từ ngữ : say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa
- Tiếp nối đặt câu.
Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.
Nam rất ham thích thả diều.
Em gái em rất thích chơi đu quay.
Nam rất say mê chơi điện tử ...
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi nhớ.
Tiết 4: Khoa học
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
I. MỤC TIÊU
Ở tiết học này, HS:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đó có không khí. 
- KNS: Bình luận cách làm và phân tích, phán đoán, so sánh đối chiếu; quản lý thời gian trong quá trình làm thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Các hình minh họa SGK/62,63.
- Chuẩn bị: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một viên gạch hoặc cục đất khô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp (1’)
2. KTBC (5’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi
 + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
 +Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài (1’) Trong không khí có khi ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi này. 
b. HĐ1: Không khí có ở xung quanh ta (10’)
- Cho từ 3-5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang lớp sau đó buộc chặt miệng túi lại.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
 + Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?
 + Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
 + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
* Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
c. HĐ2: Không khí có ở quanh mọi vật (10’)
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
- Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Treo hình 5 SGK/63 và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi.
 - Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
d. HĐ3: Cuộc thi Em làm thí nghiệm (5’)
- GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
- Yêu cầu các tổ thảo luận tìm ra trong thực tế còn những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, trong những chỗ rỗng của vật. Hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
- Nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
- Không khí có ở xung quanh ta, và cần thiết cho mọi hoạt động sống của chúng ta, vì vậy chúng ta phải bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào?
- Những bao ni lông thí nghiệm xong ta xử lí như thế nào?
4. Củng cố (3’)
- Hệ thống nội dung bài.
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 3-5 HS làm theo hướng dẫn của GV.
- Những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
- Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
- Lắng nghe.
- Tiến hành làm thí nghiệm như SGK và trình bày trước lớp.
- Ba thí nghiệm trên cho em biết không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
- HS thảo luận, trình bày trong nhóm.
- Đại diện trình bày.
+ Khi rót nước vào chai, ta thấy ở miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng.
+ Khi ta thổi hơi vào quả bóng. Quả bóng căng phồng lên. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong quả bóng.
+ Khi ta dùng sách quạt ta thấy hơi mát ở mặt. Điều đó chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Phải bảo vệ không khí không bị ô nhiễm, bảo vệ môi trường xung quanh để không khí khỏi bị ô nhiễm.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Ghi nhớ
Lớp 1A3
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: 
I. MỤC TIÊU
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 15(1).doc