Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Bản hay 2 cột)

TẬP ĐỌC (T34) BÀI: ANH ĐOM ĐÓM

I. MỤC TIÊU:(Hs yếu đọc một đoạn)

 1. Đọc thành tiếng

-Đọc đúng các từ, tiếng khó: chuyên cần, ngủ, lặng lẽ, quay vòng, bừng nở,

-Đọc trôi chảy được toàn bài và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

 2. Đọc hiểu

-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc,

-Hiểu: Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm. Qua việc kể lại một đêm làm việc của Đom Đóm, tác giả còn cho chúng ta thấy vả đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.

 3. Học thuộc lòng bài thơ

 

doc 14 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:17 Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008 
 TOÁN:(T81) BÀI: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp)
A. MỤC TIÊU.
 Giúp học sinh:
-Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này
B.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hd tính giá trị của biểu thức 
+ Viết lên bảng hai biểu thức:
 30 + 5 : 5 Và (30 + 5) : 5
+Tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức.
+ Y/c học sinh suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức nói trên
+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc
+ Y/c học sinh so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức
 30 + 5 : 5 = 31
+ Tổ chức cho hs học thuộc lòng quy tắc
Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành:
Bài 1:+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Cho học sinh nhắc lại cách làm bài, sau đó y/c học sinh tự làm bài
Bài 2:+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh làm bài vào vở
+ Học sinh làm bài sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 3:+ Gọi học sinh đọc đề bài
+Hd hs giải toán
+ Chữa bài 
Củng cố,dặn dò:
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
+ Nhận xét tiết học
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc
+ Học sinh nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất
“ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc” 
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
+ Giá trị của 2 biểu thức khác nhau
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
+Cả lớp làm vào vở,1số hs lên bảng làm bài
+Hs cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng
 Giải:
 Mỗi chiếc tủ có số sách là:
 240 : 2 = 120 (quyển)
 Mỗi ngăn có số sách là:
 120 : 4 =30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển 
TẬP ĐỌC (T33) – KỂ CHUYỆN (T17) BÀI : MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU : 
A - Tập đọc (Học sinh yếu đọc 1đoạn)
 1. Đọc thành tiếng
-Đọc đúng các từ, tiếng khó: công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền, 
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.
 2. Đọc hiểu
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường,bồi thường,  
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông mịnh tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
B - Kể chuyện
-Dựa vào tranh minh họa kể lại được 1 đoạn câu chuyện.
-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. BÀI MỚI:Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn 
b) Hd luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó, Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời ra sao?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?
- Hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai.
- Yêu cầu HS đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- Đọc từng đoạn trong bài 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
-1HS đọc, lớp cùng đọc thầm theo SGK.
- vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay,
- Bác nông dân nói: “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”
- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không?
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng.
- 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo các vai: người dẫn chuyện, Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. 
Kể chuyện
Hoạt động 4: Xác định yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 141, SGK.
2. Kể mẫu
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn chuyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 4 HS kể lại câu chuyện theo vai.
- Nhận xét 
Củng cố,dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
-1HS đọc y/c, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp.
- 3 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008
 TẬP ĐỌC (T34) BÀI: ANH ĐOM ĐÓM
I. MỤC TIÊU:(Hs yếu đọc một đoạn)
 1. Đọc thành tiếng
-Đọc đúng các từ, tiếng khó: chuyên cần, ngủ, lặng lẽ, quay vòng, bừng nở, 
-Đọc trôi chảy được toàn bài và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 2. Đọc hiểu
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc,  
-Hiểu: Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm. Qua việc kể lại một đêm làm việc của Đom Đóm, tác giả còn cho chúng ta thấy vả đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.
 3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG :Tranh minh họa bài tập đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. BÀI MỚI:Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu:Gv đọc mẫu toàn bài một lượt
b) Hd luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào?
- Công việc của anh Đom Đóm là gì?
- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình với thái độ như thế nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
- Anh Đom Đóm thấy những cản gì trong đêm?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS tả lại cảnh đêm ở nông thôn được miêu tả trong bài thơ bằng lời của em.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HS đọc một đoạn trong nhóm.
- Đồng thanh đọc bài.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Anh Đom Đóm làm việc vào ban đêm.
- Công việc của anh Đom Đóm là lên đèn đi gác, lo cho người ngủ.
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em.
-1 số hs trả lời câu hỏi
TOÁN(T82) BÀI: LUYỆN TẬP 
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
-Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
-Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu >,<,=
B.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:+ Y/c hs nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh nêu cách làm
+ Y/c học sinh tự làm bài
+ Chữa bài 
Bài 2
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh so sánh giá trị của biểu thức (421 -200) x 2 với biểu thức 421 – 200 x 2
+ Theo em tại sao giá trị hai biểu thức này lại khác nhau trong có cùng số, cùng dấu phép tính
Bài 3
+ Hd hs thực hiện các phép tính
+ Viết lên bảng (12 +11) x 345
+ Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống, chúng ta cần làm gì?
+Y/c tính giá trị của biểu thức
 (12 + 11) x 3
+ Y/c học sinh so sánh 69 và 45 
+ Y/c học sinh làm tiếp phần còn l
Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò
+Y/c hs nêu lại cách tính giá trị biểu thức
+ Nhận xét tiết học 
+ Tính giá trị của biểu thức
+ Hs làm bài vào vở, 4 hs lên bảng làm bài
a ) 238 – (55 – 35) = 238 – 20
 = 218
 175 – (30 + 20) = 175 – 50
 = 125
+ Làm bài và kiểm tra bài của bạn
+ Giá trị của hai biểu thức khác nhau
+ Vì thứ tự thực hiện các phép tính này trong hai biểu thức khác nhau
+ Chúng ta cần tính giá trị của biểu thức (12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45
 (12 + 11) x 3 = 13 x 3
 = 69
 69 > 45
+ Hs làm vào vở, 3 hs lên bảng làm bài
CHÍNH TẢ(T33) BÀI : VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. MỤC TIÊU
-Nghe – viết chính xác đoạn văn Vầng trăng quê em..
-Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có âm đầu r/ d/ gi.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2 ... ữ viết hoa
a) Q/sát và nêu quy trình viết chữ hoa N, Q
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa N, Q, Đ vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Hoạt động 2:Hd viết từ ứng dụng
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Ngô Quyền. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết: Đường, Non vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
Hoạt động 4: Hd viết vào vở tập viết
- Yêu cầu HS viết bài vào vở.
-Thu và chấm 5 đến 7 bài.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Có các chữ hoa: N, Q, Đ.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc: Ngô Quyền..
- Chữ N, Q, Đ, y cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ô li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Các chữ Đ, N, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
 Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2008 
TOÁN:(T84) BÀI:HÌNH CHỮ NHẬT
A. MỤC TIÊU.
 Giúp học sinh:Bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc) từ đó biết nhận dạng hình chữ nhật
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số hình khác không là hình chữ nhật
- Ê ke, thước đo chiều dài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật
+ Y/c hs lấy êkê kiểm tra các góc của hcn
+ Y/c học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của hcn
+ Y/c hs so sánh đôï dài cạnh AB và CD;AD và BC
 Vậy hình chữ nhật ABCD có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AD = BC ;AB = CD 
-Vẽ lên bảng một số hình và y/c hs tìm HCN
+ Y/c học sinh nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật
 Hoạt động 2: Luyện tập –thực hành
* Bài 1:+ 1học sinh nêu y/c
+ Y/c học sinh tự nhận biết hình chữ nhật sau đó dùng thước và ê ke kiểm tra lại
+ Hình chữ nhật là: MNPQ và RSTU các hình còn lại không phải là Hình chữ nhật
* Bài 2
 + 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả
* Bài 3
+ 1 học sinh nêu y/c 
+ Y/c hai học sinh ngồi cạnh thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình sau đó gọi tên hình và đo độ dài các cạnh của mỗi hình
Củng cố,dặn dò:
+ Y/c học sinh tìm các đồ dùng có dạng là hình chữ nhật
+ Nhận xét tiết học
+ Có 4góc cùng là góc vuông
+ Cạnh AB = CD
+ Cạnh AD = BC
-Hs làm việc theo nhóm bàn
+ Học sinh làm vào vở
+ AB = CD = 4 cm và AD = BC = 3 cm
+ MN = PQ = 5 cm và MQ = NP = 2 cm
+ Các hình chữ nhật là: ABMN; MNCD; ABCD.
+ Mặt bàn, bảng đen, ô cửa sổ
 CHÍNH TẢ(T34) BÀI : ÂM THANH THÀNH PHỐ
I. MỤC TIÊU : học sinh yếu tập chép 
-Nghe-viết đoạn từ “ Hải đã ra Cẩm Phả bớt căng thẳng” bài:Âm thanh thành phố
-Viết đúng tên người nước ngoài.
-Làm đúng các bài tập chính tả tìm từ chứa tiếng có vần ui/ uôi, ăc/ ăt theo nghĩa đã cho.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. BÀI MỚI: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc đoạn văn 1 lượt .
-Khi nghe bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven anh Hải có cảm giác như thế nào?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó:Y/c hs viết từ khó vào bảng con.
d) Viết chính tả;e) Soát lỗi;g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hd làm bài tập chính tả
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài làm của mình.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu bài b.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm đôi.
- Gọi các đôi thực hành.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Theo dõi, sau đó 3 HS đọc lại.
- Anh Hải có cảm giác dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Lớp viết bảng con,1 số hs lên bảng viết.
-Bét-tô-ven, pi-a-nô, dễ chịu, căng thẳng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Tự làm bài trong nhóm.
- Đọc bài và bổ sung.
- Đọc lại các từ vừa tìm và viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn hỏi và trả lời
- Lời giải: bắt – ngắt – đặc
 Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
TẬP LÀM VĂN (T17) BÀI : VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
-Viết được 1 bức thư ngắn khoảng 10 câu cho bạn kể về thành thị hoặc nông thôn.
-Trình bày đúng hình thức bức thư như bài tập đọc Thư gửi bà.
-Viết thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG :Mẫu trình bày của một bức thư.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. BÀI MỚI:Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs viết thư
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Em cần viết thư cho ai?
- Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Y/c HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. - Gọi 1 HS làm bài miệng trước lớp.
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập cuối học kì I.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Viết thư cho bạn.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Thực hành viết thư.
- 5 HS đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
TOÁN: (T85) BÀI : HÌNH VUÔNG
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
- Nhận biết được hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó
- Vẽ hình vuông đơn giản
B. ĐỒ DÙNG 
- Một số mô hình về hình vuông
- Thước thẳng , ê ke
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông:
+Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào ?
+ Y/c học sinh dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: hình vuông có 4 góc ở đỉnh đều là góc vuông
+ Gv giới thiệu tương tự các phần còn lại.
+ Y/c học sinh suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông
Hoạt động 2: Luyện tập-thực hành
* Bài 1:+ 1 học sinh nêu y/c
+ Y/c học sinh làm bài 
Bài 2:
+ 1 học sinh nêu y/c 
+ Y/c học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước sau đó làm bài
Bài 3:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh suy nghĩ và tự làm bài
Củng cố, dặn dò:
+ Hỏi học sinh về đặc điểm của hình vuông 
+ Nhận xét tiết học
+ Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông
+ Khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền ...
+ Học sinh dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình,sau đó báo cáo kết quả cho Gv. 
+ Làm bài, báo cáo kết quả
+ Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm
+ Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (T34-35)
 BÀI : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
-Nêu chức năng của một trong các cơ quan cơ thể con người.
-Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
-Nêu 1 số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin. 
II. ĐỒ DÙNG:
-Tranh, ảnh do học sinh sưu tầm.
-Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
-Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ: Theo em, người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1:Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. 
+ Giáo viên chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan cơ thể con người. Các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
+ Giáo viên chốt những đội gắn đúng và sửa lỗi cho những đội gắn sai.
Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm.
- Chia nhóm và thảo luận.
+ Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
+ Liên hệ thực tế của địa phương
Hoạt động 3: làm việc cá nhân
+ Giáo viên yêu cầu hs làm vệc cá nhân.
+ Giáo viên theo dõi, nhận xét 
+ Gv đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tiết 35: học sinh hoàn thành bài “Thực hành” SGK/66.
 Củng cố,dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét, chấm bài 
+ Nhận xét tiết học.
+ Học sinh quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh.
+ Hs chơi theo nhóm.
+ Các nhóm khác bổ sung.
+ Quan sát hình theo nhóm.
Hình 1: thông tin liên lạc.
Hình 2: hoạt động công nghiệp.
Hình 3: hoạt động nông nghiệp.
+ Từng nhóm dán tranh, ảnh vẽ hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của từng nhóm.
+ Học sinh thực hành các BT: 1/45; 2;3/46 ; 4;5/47.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_17_ban_hay_2_cot.doc