Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 (Bản hay 2 cột)

TOÁN: (T107) BÀI: Hình tròn, Tâm, Đường kính, Bán kính

A. mục tiêu.

Giúp học sinh:

- Có biểu tượng về hình tròn, Tâm, Đường kính, Bán kính của hình tròn.

- Bước đầu biết dùng Compa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

B. Đồ dùng

-Compa, phấn màu.

-Một số đồ vật có dạng hình tròn như mặt đồng hồ,

-Một số mô hình hình tròn và các hình đã học làm bằng bìa, nhựa .

C. hoạt động dạy học.

Hoạt Động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22: Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
 TOÁN:(T106) BÀI: LUYỆN TẬP
 A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kỹ năng xem lịch (tờ lịch tháng, lịch năm)
B. ĐỒ DÙNG.
 Tờ lịch năm 2005, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện tập. 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004.
a) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
+ Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy?
+ Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy?
b) Thứ Hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào
+ Tháng 2 có mấy thứ Bảy?
c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày?
Bài tập 2.+ Tiến hành như bài 1.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31; 30 ngày trong năm.
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh ghi kết quả đúng vào bảng con và giải thích lí do.
+ Gv nhận xét
Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò:
+ Y/c hs xem lịch 2009 và cho biết ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
+ Nhận xét tiết học
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh quan sát lịch và trả lời câu hỏi của bài.
+ Là ngày thứ Ba.
+ Là ngày thứ Hai.
+ Là ngày thứ Hai.
+ Là ngày thứ Bảy.
+ Là ngày mùng 5.
+ Là ngày 28.
+ Tháng 2 có 4 ngày thứ Bảy. Đó là các ngày 7; 14; 21; 28.
+ Có 29 ngày.
- Hs làm việc theo nhóm đôi
+ Là ngày thứ Tư.
TẬP ĐỌC:(T43) - KỂ CHUYỆN:(T22). 
BÀI : NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ.
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc.(Hs yếu đọc được một đoạn)
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ: bác học. Ê- đi- xơn, đèn điện, may mắn, miệt mài, móm mém...
-Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn.
B. Kể chuyện.
- Rèn kĩ năng nói: biết kể chuyện theo cách phân vai.
- Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG 
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện trong SGK.
- Bảng phụ hoặc hoặc băng giấy viết đoạn văn cần luyện.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA G.VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:Giới thiêu bài mới.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
1/ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
2/ Hd hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu.
- Luyện đọc:Ê-đi-xơn, bác học, móm mém,...
b/ Đọc từng đoạn.
- Cho Học sinh đọc đoạn.
- Giải nghĩa từ ngữ : nhà bác học, cười móm mém. Giáo viên giải nghĩa thêm từ miệt mài.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh chia nhóm 4.
d/ Đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 + Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.
- Hướng dẫn Học sinh đọc đoạn 3.
- Tổ chức Học sinh thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh đọc từ ngữ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- 1 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ trong SGK.
- Mỗi Học sinh đọc một đoạn nối tiếp, nhóm nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm bàivà trả lời câu hỏi.
- Nghe gv đọc bài
- Nghe gv hd
- Hs luyện đọc đoạn 3 theo hd của Gv.
- Học sinh thi đọc đoạn 3.
- 1 nhóm đọc phân vai 
- Lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4:Hd hs kể chuyện
- Y/c hs đọc y/c của chuyện
- Hd hs kể chuyện theo vai.
* Cho Học sinh tập kể theo nhóm.
* Cho Học sinh thi kể.
- Giáo viên nhận xét & bình chọn nhóm kể tốt nhất.
* Củng cố – dặn dò.
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Về nhà các em nhớ lại câu chuyện kể cho người thân trong gia đình nghe.
- 1 hs đọc y/c
- Hs kể chuyện theo nhóm
- Các nhóm lần lượt thi kể
- Các nhóm khác nhận xét 
- Hs trả lời câu hỏi do gv nêu
Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009
 TẬP ĐỌC: (T44) CÁI CẦU
I/ MỤC TIÊU: (hs yếu đọc 1 khổ thơ)
 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ ngữ : xe lửa, bắc cầu, đãi đõ, Hàm Rồng...
- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các lhổ thơ.
 Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài:chum, ngòi, sông Mã.
-Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha.
II/ ĐỒ DÙNG:Tranh, ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIAÓ VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới:Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1: Luyện đọc
1/ Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
a/ Đọc từng khổ thơ.
- Cho Học sinh đọc nối tiếp.
- Đọc từ khó: xe lửa, bắc cầu, đĩ đỗ, Hàm Rồng, sông sâu...
b/ Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa từ : chum, ngòi, sông Mã.
c/ Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
d/ Đọc đồng thanh: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu bài.
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
-Cái cầu trong ảnh người cha gửi về tên gì? Bắc qua sông nào?
- Cho Lớp đọc thầm cả bài thơ.
- Em thích nhất câu thơ nào. Vì sao?
Hoạt động 3: HTL bài thơ.
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh đọc thuộc lòng theo cách xóa bảng dần.
- Cho Hs thi đọc: theo hình thức hái hoa.
- Giáo viên nhận xét.
* Củng cố dặn dò:
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Học sinh lắng nghe.
- Mỗi Học sinh đọc 2 dòng.
- HS đọc từ khó 
- Học sinh đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
- 1 Học sinh đọc chú giải trong SGK.
- Mỗi Học sinh đọc 1 khổ thơ.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tên là cầu Hàm Rồng. Bắc qua sông Mã.
- Lớp đọc thầm cả bài thơ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc từng khổ , rồi đọc cả bài.
- Hs thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Lớp nhận xét.
- Bạn nhỏ rất yêu cha, rất tự hào về cha. Vì vậy bạn yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.
 TOÁN: (T107) BÀI: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH 
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về hình tròn, Tâm, Đường kính, Bán kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng Compa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
B. ĐỒ DÙNG 
-Compa, phấn màu.
-Một số đồ vật có dạng hình tròn như mặt đồng hồ,
-Một số mô hình hình tròn và các hình đã học làm bằng bìa, nhựa ...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn. 
a) Giới thiệu hình tròn
+ Đưa ra các vật thật có mặt là hình tròn và yêu cầu học sinh nêu tên hình.
+ Yêu cầu học sinh lấy hình tròn trong bộ đồ dùng học Toán.
b) Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Gv vẽ hình tròn,tâm,đường kính và bán kính sau đó giới thiệu cho hs biết
* Hd hs vẽ hình tròn bằng Compa.
Hoạt động 2:Luyện tập.
Bài tập 1:+ Vẽ hình như sách GK lên bảng vừa chỉ hình vừa nêu tên bán kính, đường kính của từng hình tròn. Yêu cầu hs nêu lại.
+ Vì sao CD không được gọi là đường kính của hình tròn tâm O?
Bài tập 2.
+ Cho học sinh tự vẽ, sau đó yêu cầu học sinh nêu rõ từng bước vẽ của mình?
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở 
+ Gv nêu câu hỏi y/c hs trả lời vào bảng con
* Củng cố,dặn dò:
+ Y/c hs nêu cách vẽ hình tròn,tâm,đường kính,bán kính.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh nêu: Hình tròn.
+ Học sinh tự tìm mô hình hình tròn.
+ Học sinh quan sát hình.
+ Nghe giáo viên hướng dẫn, theo dõi các thao tác của giáo viên và làm theo.
a) hình tròn có tâm O, đường kính MN, PQ. Các bán kính là OM; ON; OP; OQ.
b) Hình tròn tâm O có đường kính AB và bán kính là: OA và OB.
+ Vì CD không đi qua tâm O.
+ Vẽ hình và trình bày các bước 
+ Thực hành vẽ hình tròn tâm O, đường kính CD, bán kính OM vào vở.
- Hs làm bài vào bảng con
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
Ê-ĐI-XƠN
/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. (HS yếu tập chép )
 Rèn kĩ năng viết chính tả.
 - Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê-đi-xơn.
 - Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn (tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã) và giải đố.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 - Bảng lớp & bảng phụ (hoặc băng giấy).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên đọc cho Học sinh viết các từ ngữ sau: chăm chỉ, trở thành, trước thử thách, nhanh trí, tiến sĩ, hiểu rộng, biển cả.
- Giáo viên nhận xét.
+ Giới thiệu bài mới.
a/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc đoạn chính tả.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Tên riêng Ê – đi – xơn viết như thế nào?
- Luyện viết từ dễ sai: Ê-đi-xơn, vĩ đại, sáng tạo, kì diệu.
b/ Giáo viên đocï cho Học sinh viết.
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết.
c/ Giáo viên chấm, chữa bài.
- Cho Học sinh tự chữa lỗi.
- Giáo viên chấm 5 à 7 bài.
+Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh làm bài tập. 
 Bài tập 2: Giáo viên chọn câu a hoặc b.
* Câu a:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: chọn tr hoặc ch điền vào chỗ trông còn thiếu đó sao cho đúng. Sau đó giải đố.
- Cho Học sinh làm bài.
- Cho Học sinh thi làm bài trên bảng phụ (hoặc trên bảng băng giấy) đã chuẩn bị trước.
- Giáo viên nhận xét & chốt lại lời giải đúng.
Mặt tròn mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao.
Suốt ngày lơ lững trên cao
Đem ... và trả lời câu hỏi để hiểu đoạn viết, cách viết.
- Cho học sinh luyện viết từ ngữ khó : 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học, Trương Vĩnh Ký, nổi tiếng...
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi viết.
C/ Chấm, chữa bài.
- Giáo viên chấm nhanh 5 à7 bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
A/ Bài tập 2: Giáo viên chọn câu a hoặc b.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày trên bảng phụ. 
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
B/ Bài tập 3: Giáo viên chọn câu a hoặc b.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày bài trên các tờ giấy do Giáo viên phát.
- Giáo viên nhận xét & chốt lại lời giải đúng.
 + Tiếng bắt đầu bằng r: reo hò, rung cây, ra lệnh, rống lên, rêu rao...
 + Tiếng bắt đầu bằng d: dạy học, dỗ dành, dấy binh, dạo chơi, sử dụng...
 + Tiếng bắt đầu bằng gi: gieo hạt, giao việc, giáo dục, giãy dụa, giương cờ...
- Câu b: Cách làm như câu a.
+Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- 2 học sinh viết trên bảng lớp.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại đoạn văn.
- Học sinh đọc năm sinh, năm mất, đọc chú giải từ mới trong bài.
- 2 Học sinh viết trên bảng lớp.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh tự chữa bài bằng bút chì.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài các nhân
- 3,4 Học sinh lên bảng thi làm bài.
- Học sinh nhận xét. Học sinh chép lời giải đúng vào VBT.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài cá nhận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét
- Học sinh chép lời giải đúng vào VBT.
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
TẬP LÀM VĂN:
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I/ MỤC TIÊU: 
- Rèn kĩ năng nói: kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết.
 - Rèn kĩ năng viết: viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 à10 câu).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 - Tranh minh họa về một số trí thức
 - Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết gợi ý về một người lao động trí óc.
III/ CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA G.VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra 2 Học sinh.
+ Học sinh 1: Kể lại câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
H: Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Học sinh 2: Kể lại câu chuyện & trả lời câu hỏi.
H: Vì sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
+ Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Cho Học sinh kể tên một số nghề lao động trí óc mà các em đã biết.
+ Giáo viên : Các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghê lao động trí óc hoặc một người hàng xóm, hoặc một người em biết qua đọc truyện, sách, báo. (Nếu Học sinh còn lúng túng, Giáo viên cho các em dựa vào câu hỏi gợi ý để kể).
- Cho Học sinh thi kể.
- Giáo viên nhận xét và khẳng định những em đã kể đúng.
b/ Bài tập 2:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: dựa vào bài tập 1 đã kể về một người lao động trí óc, các em hãy viết lại những điêy vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 à 10 câu).
- Cho Học sinh viết bài.
- Cho Học sinh trình bày.
- Giáo viên nhận xét.
+ Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Biểu dương những Học sinh học tốt. 
- Nhắc những Học sinh viết bài chưa xong về nhà viết tiếp.
- 1 Học sinh kể chuyện & trả lời câu hỏi.
- Nhận được 10 hạt giống quý, do1 người bạn nước ngoài tặng.
- Vì lúc ấy trời rất rét, nếu đem giao những hạt giống nảy mầm sẽ bị chết .
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu & gợi ý.
- Bác sĩ , G.viên, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu.
- Học sinh tập kể về một người mà em biết .... Có thể kể theo cặp.
- 3 Học sinh thi kể trước lớp .
- Lớp nhận xét.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh viết vào VBT.
- 5 Học sinh trình bày trước lớp bài vào VBT.
- Lớp nhận xét.
TOÁN: (T. 110) Bài : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
 - Củng cố về phép nhân có bốn chữ số với số có một chữ số.
 - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân; Tìm thành phần chưa biết trong phép chia; Bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính; Gấp một số lên nhiều lần. 
 - Phân biệt gấp một số lên nhiều lần và thêm một số đơn vị vào số đã cho.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 4.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 109.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Hướng dẫn: Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả và ghi vào vở.
+ Vì sao em viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 x 2 ?
+ giáo viên hỏi tương tự với các trường hợp còn lại?
 Bài tập 2.
+ Bài tập yêu cầu chuáng ta làm gì?
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả.
+ Nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó làm bài.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007
 = 2007 x 4 = 8028
+ Vì tổng 4129 + 4129 có hai số hạng bằng nhau và bằng 4129.
+ bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng.
Số bị chia
432
423
9604
15355
Số chia
3
3
4
5
Thương
144
141
2041
1071
Bài tập 3.
+ Gọi 1 học sinh đọc đề toán.
+ Tất cả có mấy thùng dầu? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
+ Đã lấy ra bao nhiêu lít dầu?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
 Tóm tắt.
 Có : 2 Thùng.
 Mỗi thùng có : 1025 lít dầu.
 Đã lấy : 1350 lít dầu.
 Còn lại : ? lít dầu.
Bài tập 4.
+ Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bảng số như SGK.
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
+ Học sinh đọc đề bài 3 SGK / 114.
+ Có 2 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1025 lít dầu.
+ Đã lấy ra 1350 lít dầu.
+ Tính số lít dầu còn lại.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải
Số lít dầu có cả trong hai thùng là:
 1025 x 2 = 2050 (lít dầu)
Số lít dầu còn lại là :
 2050 – 1350 = 700 (lít dầu)
 Đáp số : 700 lít dầu
+ Học sinh đọc bảng số.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
678
6069
6642
6054
+ Giáo viên chấm và chữa bài cho học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (T: 44) Bài : RỄ CÂY (TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU:
 - Sau bài học, học sinh biết nêu chức năng của rễ cây.
 - Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình SGK/84;85.
 - Học sinh và giáo viên sưu tầm (nếu có) liên quan về rễ cây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Rễ cây.
 - Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm (bạn cần biết SGK/83).
 - Nêu đặc điểm của rễ phụ và rễ củ?
 - Nêu ví dụ, dẫn chứng tên các loại cây?
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. 
- Bước 1. Làm việc theo nhóm.
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK/82.
+ Giái thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì?
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Bước 1. Làm việc theo cặp.
+Yêu cầu 2 học sinh quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2;3;4;5 SGK/85.
+ Những rễ đó được sử dụng làm gì?
- Bước 2. Hoạt động cả lớp.
 + Giáo viên kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường 
4. Củng cố & dặn dò:
+ Chốt nội dung yêu cầu bài học: Chức năng và ích lợi của rễ cây. Vài học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/84. Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
+ Nhận xét , tuyên dương tiết học .Dặn dò ghi nhớ bài học.
+ Chuẩn bị bài: Lá cây.
Làm việc theo nhóm SGK/84;85.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý của giáo viên.
“ Cắt 1 cây rau sát gốc rồi trồng lại vào chậu. Sau 1 ngày, bạn thấy cây rau như thế nào? Tại sao?”
học sinh phát biểu theo nhóm.
+ hút nước và muối khoáng có trong đất để nuôi cây.
+ Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Mỗi nhóm chỉ cần trả lời 1 câu hỏi.
+ Các nhóm khác bổ sung.
+ Vài học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/84.
+ Nhân sâm, tam thất, củ cải đường là rễ phình to thành củ.
+ Làm thuốc.
+ Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_22_ban_hay_2_cot.doc