Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A-TẬP ĐỌC:

 -Luyện đọc đúng các từ: Ê-đi-xơn , đấm lưng, lóe lên, móm mém. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện,giọng Ê-đi-xơn và giọng bà cụ.

 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 +Hiểu các từ ngữ : nhà bác học, ùn ùn kéo đến, đấm lưng thùm thụp, cười móm mém.

 + HS hiểu được : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn , ông là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.

 -Giáo dục HS yêu khoa học.

 B- KỂ CHUYỆN:

 -Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện.

 -HS biết nghe và nhận xét,đánh giá đúng lời kể theo từng vai của các bạn.

II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Bảng phụ chép sẵn đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ.

 -HS: Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1.Ổn định: Hát

 2. Bài cũ : Gọi HS đọc bài “ Bàn tay cô giáo”. ( 5 phút)

H: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?

H: Nêu nội dung chính? 3. Bài mới: Giới thiệu bài.( ghi bảng)

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1074Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22	Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2010
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A-TẬP ĐỌC:
 -Luyện đọc đúng các từ: Ê-đi-xơn , đấm lưng, lóe lên, móm mém. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện,giọng Ê-đi-xơn và giọng bà cụ.
 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 +Hiểu các từ ngữ : nhà bác học, ùn ùn kéo đến, đấm lưng thùm thụp, cười móm mém.
 + HS hiểu được : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn , ông là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.
 -Giáo dục HS yêu khoa học.
 B- KỂ CHUYỆN:
 -Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện.
 -HS biết nghe và nhận xét,đánh giá đúng lời kể theo từng vai của các bạn.
II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Bảng phụ chép sẵn đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
 -HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định: Hát
 2. Bài cũ : Gọi HS đọc bài “ Bàn tay cô giáo”. ( 5 phút)
H: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? 
H: Nêu nội dung chính? 3. Bài mới: Giới thiệu bài.( ghi bảng) 
*Giảng từ : nhà bác học: người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Tiết 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 10 phút)
-GV đọc mẫu.
-Yêu cầu 1 HS đọc bài - đọc chú giải.
H: Nhà bác học được nói đến trong bài là ai ?
-YC HS quan sát tranh chân dung : Các em quan sát ảnh chân dung nhà bác học Ê – đi – xơn trong SGK. Bên dưới bức chân dung có hai số liệu về thời gian chỉ năm sinh và năm mất của ông.
 H: Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
- GV giới thiệu : Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh ngày11-2-1847, mất ngày 18-10-1931. Ông đã cống hiến cho nhân loại hơn một nghìn phát minh, sáng chế như : máy đánh chữ, máy đĩa hát, máy chiếu hình, đèn điện, tàu điện,Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo, làm thuê, để kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và sự phấn đấu, nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi không biết mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng câu. 
-GV theo dõi hướng dẫn phát âm từ khó .
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn.
-Hướng dẫn cách ngắt nghỉ.(treo bảng phụ)
-Gọi 2 HS đọc thể hiện.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 10 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3.
H: Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Ê-đi-xơn bà cụ mong muốn điều gì? 
H: Vì sao bà cụ mong chiếc xe không có ngựa kéo?
H: Mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi -xơn ý nghĩ gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
H:Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? 
H: Theo em khoa học đã mang ích lợi gì cho con người?
 Giáo viên chốt:
 Khoa học tạo ra những thứ cần thiết cho con người, làm con người ngày càng được sống sung sướng, thuận tiện hơn. Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút nội dung chính.
-GV chốt ý – Ghi bảng.
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 10 phút)
- GV hướng dẫn cách đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đoạn.
- GV nhận xét, sửa sai.
 * Chuyển tiết : Cho HS chơi trò chơi . 
 Tiết 2:
Họat động 3: Luyện đọc lại tiếp theo. ( 10 phút)
H: Câu chuyện gồm những vai nào?
-Yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ .
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện. ( 20 phút)
-Gọi 1HS đọc yêu cầu .
-GV phân nhóm.
-Yêu cầu HS phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm .
-GV theo dõi, giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi 2 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm kể hay nhất.
-HS theo dõi
-1HS đọc bài-đọc chú giải.
- Ê – đi – xơn.
- HS quan sát.
- 3 HS trả lời.
-HS đọc nối tiếp theo dãy bàn .
-HS phát âm từ khó.
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc thể hiện.
-1 HS đọc -Cả lớp đọc thầm theo dõi.
- Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem . Bà cụ cũng là một trong những người đó.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
-Bà cụ mong nhà bác học làm được cái xe không cần ngựa kéo, thật êm. 
-Vì xe ngựa đi rất xóc. Đi xe ấy các cụ già sẽ ốm mất.
- Ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học Ê-đi-xơn để thực hiện bằng được lời hứa mà mong ước của bà cụ được thực hiện.
-HS tự trả lời.
-HS thảo luận nhóm đôi – Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-3 HS nhắc lại nội dung chính.
- HS theo dõi.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm theo đoạn.
-Lớp trưởng điều khiển cả lớp chơi.
-HS : Người dẫn chuyện, Ê- đi – xơn, bà cụ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-HS lập nhóm, mỗi nhóm 3 em.
- HS đóng vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ.
- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
-Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất.
 4. Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)
-GV cho HS xem lại câu chuyện do nhóm kể chuyện của lớp trình bày.
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?(Ê – đi – xơn là một nhà bác học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như của nhiều nhà khoa học khác đã góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người.)
- Nhận xét tiết học, về nhà tập kể lại chuyện cho gia đình nghe. 
________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- HS củng cố lại tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kĩ năng xem lịch ( tờ lịch tháng, năm)
- HS biết xem lịch đúng ,chính xác.
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV:Tờ lịch tháng 2,tháng 3,tháng 4 năm 2004 .Phiếu bài tập.
 - HS: SGK, vở bài tập.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
 1.Ổn định : Nề nếp.
 2.Bài cũ :Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.(5 phút)
H: Một năm có bao nhiêu nhiêu tháng? Đó là những tháng nào ?
 - Gọi 1 HS lên bảng chỉ ngày 2 tháng 9 là thứ mấy? Tháng 9 có bao nhiêu ngày? 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: ( ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Thực hành xem lịch .(20 phút)
 Bài 1: ( 8 phút)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
 -Yêu cầu HS làm bài.
-GV treo tờ lịch lên bảng cho HS xem lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004.
- GV nêu câu hỏi.
GV chốt : Để xem lịch chính xác, chúng ta cần xác định được phần lịch tháng, sau đó mới xem lịch cụ thể.
Đối với yêu cầu xác định thứ hoặc ngày không được nêu một cách rõ ràng, ta phải làm như sau :
+ Xác định rõ ngày mấy , ở vị trí nào rồi tìm thứ.
+ Xác định rõ thứ đó nằm ở vị trí nào rồi tìm ngày.
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài. ( 7 phút)
GV: Bài tập 2 YC xem lịch năm 2005 nhưng chúng ta sẽ chuyển sang xem lịch năm 2007 cũng với những nội dung câu hỏi như SGK.
- Treo bảng – Gọi HS đọc.
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập.
-Gọi 3 nhóm trình bày. 
- Gọi HS nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
* GV nhận xét, treo lịch, chốt đáp án :
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ sáu.
Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ chủ nhật.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ ba.
Ngày cuối cùng của năm 2007 là thứ hai.
Thứ hai đầu tiên của năm 2007 là ngày 1 tháng 1.
Thứ hai cuối cùng của năm 2007 là ngày 31 tháng12.
Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày 7,14,21,28.
* Các em đã nắm được cách xem lịch. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em chơi trò chơi Thi tiếp sức.
Bài 3 :Tổ chức cho HS chơi tiếp sức.(GV nêu yêu cầu) ( 6 phút)
-GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Đáp án:
- Những tháng có 30 ngày là : Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
- Những tháng có 31 ngày : tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
- GV có thể hướng dẫn HS sử dụng cách nắm bàn tay để xác định các tháng có 30 ngày, 31 ngày.
Họat động 2: Bài tập trắc nghiệm. ( 4 phút)
- GV treo bảng phụ có ghi bài tập số 4 lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- YC HS làm vào SGK.Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Đáp án: 
- Ngày 30 tháng 8 là ngày chủ nhật, ngày 31 tháng 8 là thứ hai, ngày 1 tháng 9 là thứ ba, ngày 2 tháng 9 là thứ tư. Vì vậy phải khoanh vào chữ c.
Lưu ý :Đối với những dạng bài tập kiểu này cần phải xác định được số ngày trong tháng. Sau đó có thể tính dần để tìm đáp án đúng.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng.
-1 HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài vào SGK.
- HS lần lượt lên bảng chỉ lịch nêu đáp án.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- 1HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi. 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời.
- Từng nhóm trình bày.(1HS hỏi, 1HS trả lời)
-HS nhận xét.
- HS chia 2 đội, 1 đội 6 em lên thi tiếp sức.
- HS theo dõi. 
- HS quan sát.
-1 HS đọc bài tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
 4. Củng cố – dặn dò: ( 5 phút)
H: Sinh nhật em là ngày nào? Tháng nào? Hôm đó là thứ mấy?
H:Ngày 3 tháng 2 là ngày thành lập Đảng. ... âu hỏi gợi ý sau : 
H: Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ? 
H. Công việc hằng ngày của người ấy là gì ? 
H. Người đó làm việc như thế nào ? 
H. Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ? 
H. Em có thích làm công việc như người ấy không ? 
-Yêu cầu các nhóm kể trước lớp .
-GV tuyên dương nhóm kể hay .
GV lấy một VD: 
Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em . Bố em là giảng viên một trường đại học . Công việc hằng ngày của bố là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị sinh viên . Bố rất thích yêu công việc của mình . Tối nào em cũng thấy bố say mê đọc sách, đọc báo, hoặc làm việc trên máy vi tính . Nếu hôm sau bố em lên lớp thì em biết ngay vì bố sẽ chuẩn bị bài dạy, đánh xi cho đôi giày đen bóng .Còn mẹ thì dù bận vẫn cố gắng là thật phẳng bộ quần áo cho bố 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2. ( 15 phút)
- Gọi HS đọc đề .
-Yêu cầu HS làm bài vào vở .
-GV theo dõi, nhắc nhở HS khi viết bài phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài của mình.
-Chấm một số bài, nhận xét.
-1 HS đọc đề - lớp đọc thầm theo .
-2 HS đọc câu hỏi gợi ý .
-HS kể : ( bác sĩ , giáo viên , kĩ sư , xây dựng , nhà nghiên cứu ,) 
-HS kể theo nhóm ba . 
-Đại diện các nhóm thi kể trước lớp .Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất .
- 2 HS đọc đề .
- HS viết bài vào vở từ 5 đến 10 câu .
-5 HS đọc bài .Cả lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất .
 4. Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)
 - Nhận xét tiết học . 
 -Về nhà xem lại bài và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh hơn .
_______________________________
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU.
 - Rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần). 
 - Củng cố : ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính .
 -HS có ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ.
 -GV :Bảng phụ .giấy và bút .
 -HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Ổn định: Hát .
 2.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm . ( 5 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính : 
 1230 x 5 1034 x 2 
Bài 2: Mỗi xe chở được 1321kg gạo. Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu kg gạo? 
 3.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Hướng dẫn luyện tập . ( 20 phút)
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề.
H . Đề bài yêu cầu gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- GV nhận xét , sửa sai.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm vào SG K .
-GV nhận xét, sửa bài.-Gọi HS nêu cách làm .
-GV chốt : Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia đã biết .
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở. 
- GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Họat động 2 : Phân biệt“thêm”và“gấp ” ( 5 phút)
Bài 4:
-GV treo bảng phụ bài tập 4 .
- Gọi HS nêu yêu cầu đề.
-GV phát giấy và bút cho các nhóm thảo luận .
- GV nhận xét –tuyên dương .
-1 HS đọc đề .
-HS nêu viết thành phép nhân và ghi kết quả .
-HS lần lượt lên bảng làm .Cả lớp làm vào vở nháp 
- HS tự sửa bài.
-1 HS nêu .
- 4 HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vào sách 
-Nhận xét –nêu cách tính .
 -1HS đọc đề .
-HS tìm hiểu đề.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Một HS lên bảng tóm tắt và giải. Cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt 
 Có 2 thùng : 1 thùng : 1025 lít dầu 
 Đã lấy : 1350 lít dầu 
 còn lại :  l dầu ?
 Bài giải:
 Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là :
 1025 x 2 = 2050 ( l )
 Số lít dầu còn lại là : 
 2050 – 1350 = 700 ( l ) 
 Đáp số: 700 lít dầu.
-HS tự sửa bài vào vở.
 - 1 HS nêu yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm ba .Đại diện các nhóm lên bảng dán bài lên bảng .
 4.Củng cố , dặn dò. ( 5 phút)
 - Hệ thống lại những kiến thức vừa học.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
____________________________
Tập viết P
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa P ( Ph )
Viết tên riêng : Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa P ( Ph ) viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu P ( Ph ), tên riêng: Phan Bội Châu và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Lãn Ông
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa P ( Ph ), tập viết tên riêng Phan Bội Châu và câu tục ngữ
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc 
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : P ( Ph )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa P ( Ph ), viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ P trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ P ( Ph ) gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Ph, B
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ Ph, B hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ P hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Ph, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Phan Bội Châu
Giáo viên giới thiệu: Phan Bội Châu ( 1867 – 1940 ): một nhà cách mâng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phan Bội Châu là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu Ph, B, C
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phan Bội Châu 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc 
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Phá, Bắc. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa P ( Ph ), viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn
Viết mãi mỏi tay
Ngồi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ P : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Ph, B : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Phan Bội Châu: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Phan Đình Phùng”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là : P ( Ph ), B, C ( Ch ), T, G ( Gi ), Đ, H, V, N
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ Ph, B, Ch cao 2 li rưỡi, chữ a, n, ô, i, â, u cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Chữ Ph, T, G, B, Đ, H, V, N cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
Chữ a, m, i, ô, ư, ơ, r, ă, c, e, o, â, m cao 1 li 
Câu ca dao có chữ Phá, Tam, Giang, Bắc, Đèo, Hải, Vân, Nam được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh tập thể dục 
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : Q. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc