Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

1/Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS trả lời :

1)Tại sao em phải quan tâm chăm sóc ông bà , chị em ?

2)Em hãy kể những việc làm cụ thể , thể hiện việc chăm ?

 -Đánh giá nhận xét ghi điểm .

2/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài .

*Họat động 1 : Thảo luận nhóm .

 -Chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung . Đưa ra cách giải quyết và lời giải thích hợp .

+Tình huống : Đã 2 ngày lớp 3 B không thấy bạn Ân đến lớp . Giờ sinh họat cô : Mẹ bạn An bị ốm đã lâu , nay bố bạn lại bị tai nạn giao thông .Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn An vượt qua khó khăn

+Em sẽ làm gì để giúp đỡ , an ủi bạn ? Vì sao ?

-Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận

+Kết luận : Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên , an ủi .

*Hoạt động 2 : Đóng vai .

-Cho HS thảo luận nhóm 6 .

-Gọi 3 nhóm lên đóng vai .

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều, Thứ hai, ngày 17/10/2011
Tiết 9	 MÔN : ĐẠO ĐỨC 
	BÀI : CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN 
I/Mục tiêu : 
Biết được bạn bè cần chia sẻ vời nhau khi có chuyện vui, buôn. 
Nêu được một vài việc cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* KNS : Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui buồn.
II/Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa cho tình huống họat động 1 , tiết 1 .
 -Các câu chuyện , bài thơ , bài hát , tấm gương , ca dao tục ngữ về tình bạn , về sự cảm thông , chia sẻ vui buồn cùng bạn . 
III/Họat động dạy học : 
Giáo viên
1/Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS trả lời : 
1)Tại sao em phải quan tâm chăm sóc ông bà ,  chị em ?
2)Em hãy kể những việc làm cụ thể , thể hiện việc chăm ? 
 -Đánh giá nhận xét ghi điểm . 
2/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài .
*Họat động 1 : Thảo luận nhóm . 
 -Chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung . Đưa ra cách giải quyết và lời giải thích hợp .
+Tình huống : Đã 2 ngày lớp 3 B không thấy bạn Âân đến lớp . Giờ sinh họat cô : Mẹ bạn Aân bị ốm đã lâu , nay bố bạn lại bị tai nạn giao thông .Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Aân vượt qua khó khăn 
+Em sẽ làm gì để giúp đỡ , an ủi bạn ? Vì sao ?
-Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận 
+Kết luận : Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên , an ủi .
*Hoạt động 2 : Đóng vai .
-Cho HS thảo luận nhóm 6 .
-Gọi 3 nhóm lên đóng vai . 
*Họat động 3 : Bày tỏ thái độ .
-GV đọc từng ý kiến HS suy nghĩ bày tỏ ý kiến tán thành , không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các bìa đỏ , xanh , trắng .
a)Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn luôn thân thiết , gắn bó .
b)Niềm vui , nỗi buồn là của riêng mỗi người , không nên chia sẻ với ai .
c)Niềm vui sẽ được nhân lên , nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ .
+GV kết luận :
-Các ý kiến a, c là đúng .
-Ý kiến b là sai .
 Học sinh 
-2 HS trả lời 
-Nhận xét 
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
Chẳng hạn : 
+Phân công nhau giúp đỡ bạn .
+Cùng cô giáo quyên góp tiền ủng hộ bạn .
-Các nhóm nhận xét , bổ sung câu trả lời .
-1 HS đọc bài 2 . 
-3 nhóm lên đóng vai .
+Nhóm 1 : Sinh nhật bạn 
+Nhóm 2 : Thăm mẹ ốm .
+Nhóm 3 : Chia vui bạn được giải thi vở sạch chữ đẹp . 
-HS thảo luận về lí do , HS có thái độ tán thành , không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến .
-HS giơ thẻ . 
-Lắng nghe . 
 3/Củng cố : GV kể câu chuyện niềm vui trong nắng thu vàng . 
	-Qua tiết học này em rút ra được bài học gì ? 
4/Dặn dò : Về học và thực hiện – Chuẩn bị tiết 2 . 
? & @
	Thứ hai, ngày 17/10/2011
 	 MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
Tiết 	 BÀI : GIỌNG QUÊ HƯƠNG . 
I/Mục tiêu : A/TẬP ĐỌC : 
Gịong đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời được các CH 1,2,3,4)
HS khá giỏi: trả lời được CH 5
B/KỂ CHUYỆN : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá gỉoi: kể được cả câu chuyện
II/Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa truyện trong SGK . 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu HS mở SGK đọc tên chủ điểm mới . 
-Em hiểu thế nào là quê hương ? 
2/Dạy bài mới :Giới thiệu bài : Trong tuần 10 , 11 các em sẽ học các bài tập đọc , luyện từ . về Quê hương.
-Câu chuyện Giọng quê hương của nhà văn Thanh Tịnh sẽ cho các em biết về đặc trưng giọng nói của quê hương .GV ghi đề lên bảng 
A/Tập đọc
a)Đọc mẫu : GV đọc mẫu toàn bài với giọng thong thả , nhẹ nhàng , tình cảm . 
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa .
+Hướng dẫn đọc từng câu và phát âm từ khó , dễ lẫn . 
+Hướng dẫn đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó 
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp ( đọc 2 lượt ) 
-Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó .
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm .
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm .
c)Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
-GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
*Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?
+Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
*GV đọc đọan 2 : 
+Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
+Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ? 
+Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ? 
*Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại .
+Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ? 
+Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ? 
+Qua câu chuyện , em nghĩ gì về quê hương ?
d)Luyện đọc lại bài 
-GV hoặc HS khác đọc mẫu bài 
-Yêu cầu HS luyện đọc theo vai . 
-Tổ chức cho HS thi đọc .
-Tuyên dương nhóm đọc tốt . 
 Học sinh 
-HS đọc Quê hương 
-1 HS phát biểu ý kiến 
-Lắng nghe 
-1 HS đọc 
-Mỗi HS đọc 1 câu , tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài .Đọc 2 lần 
-Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV .
-Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp .Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại .
-Thực hiện yêu cầu của GV .
-Mỗi nhóm 3 HS , lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm .
-3 nhóm thi đọc nối tiếp .
-1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
-1 HS đọc trước lớp .
+Để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói .
+Cùng ăn trong quán với 3 thanh niên .
-1 HS đọc .
+Ba thanh niên trả tiền giúp 2 bạn 
+Vì không nhớ  là ai .
+Bây giờ anh mới được biết Thuyên Đồng và anh muốn làm quen .
+Vì  anh nhớ giọng nói của người mẹ 
+Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu,  mắt rớm lệ . 
-HS thảo luận cặp đôi và trả lời 
+Giọng quê hương là đặc trưng cho mỗi miền quê và rất gũi thân thiết đối với con người ở vùng quê đó .
-Theo dõi bài đọc mẫu 
-3 HS 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai :người dẫn chuyện , Thuyên , anh thanh niên 
-3 nhóm thi đọc 
B/Kể chuyện
1.Xác định yêu cầu : 
-Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện SGK .
-Cho HS xác định nội dung của từng bức tranh minh họa .2.Kể mẫu : GV chọn 3 HS khá cho các em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp .
3.Kể theo nhóm : 
-Yêu cầu HS kể theo nhóm .
4.Kể trước lớp .
-Tuyên dương HS kể tốt . 
+1 em đọc 
-3 HS trả lời 
+HS 1 kể đoạn 1 , 2 . HS 2 kể đoạn 3 . HS 3 kể đoạn 4, 5 .
-Cả lớp theo dõi và nhận xét .
+Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng HS kể 1 đoạn trong nhóm , các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau .
+2 nhóm HS kể, lớp theo dõi , nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất . 
3/Củng cố : Quê hương em có giọng đặc trưng riêng không ? Khi nghe giọng 
	 nói quê hương mình , em thấy thế nào? 
	 -Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau . 
	Thứ sáu, ngày 21/10/2011
Tiết 	MÔN : TẬP LÀM VĂN 
	BÀI : TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ 
I/Mục tiêu : 
Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi bì thư.
Giáo dục các em quan tâm đến mọi người bà con , họ hàng anh em . 
II/Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi sẵn gợi ý nội dung và hình thức một bức thư .
	HS : Mỗi em chuẩn bị một tờ giấy và phong bì thư 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
2/Kiểm tra bài cũ : Đọc điểm và nhận xét về bài Tập làm văn tiết kiểm tra . 
3/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài .
*Hướng dẫn viết thư .
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gợi ý SGK 
+Em sẽ gửi thư cho ai ?
+Dòng đầu thư em viết như thế nào ?
+Em viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào cho tình cảm , lịch sự ? 
+Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư em sẽ viết như thế nào ?
+Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân ?
+Em muốn chúc người thân của mình những gì ?
+Em có hứa với người thân những gì không ?
-Yêu cầu cả lớp viết thư sau đó gọi 1 số HS đọc thư của mình trước lớp .
-Nhận xét và cho điểm HS 
*Viết phong bì thư .
-Yêu cầu HS đọc phong bì được minh họa ở SGK .
+Góc bên trái, phía trên của phong bì thư ghi những gì ?
+Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để đến tay người nhận ?
+Chúng ta cần dán tem ở đâu ?
-Yêu cầu các em viết bì thư và kiểm tra bì thư một số em .
 Học sinh 
-Lắng nghe 
-nhận xét 
-2 HS đọc trước lớp .
- trả lời tùy theo lựa chọn của từng HS Ví dụ : Gởi thư cho ông , bố , mẹ 
-2 đến 3 HS trả lời 
VD : Bảo Lộc ngày 11/11/2007
-3 , 5 em trả lời 
VD : Ông kính mến , bà kính yêu .
-2 em trả lời 
VD : Dạo này ông có được khỏe không ạ ? Ông có đi tập dưỡng sinh
-2 em trả lời .
VD : Cả nhà cháu vẫn khỏe cả .Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều .Năm nay cháu lên lớp 3 còn em cháu bắt đầu vào mẫu giáo 
-2 HS trả lời 
VD : Cháu chúc ông khỏe, sống lâu ..
-2 HS trả lời 
+Cháu cố gắng học giỏi , vâng lời bố mẹ cho ông vui 
- HS viết thư 
-2 HS đọc 
-Ghi họ tên và địa chỉ người gửi .
-Ghi họ tên và địa chỉ người nhận thư 
-Phải ghi đầy đủ họ tên , số nhà , đường phố , phường , quận , thành phố (tỉnh ) hoặc xóm (đội ) thôn , xã , huyện , tỉnh . 
-Dán ở góc bên phải , phía trên . 
4/Củng cố : Yêu cầu HS nhắc lại các nội du ... OÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về toán ôn tập bảng đơn vị đo độ dài và làm các bài tập 1 -> 4 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Bài 1: Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: Yêu cầu HS làm bảng con, hai HS làm bảng lớp
Bài 3: Cả lớp làm vở bài tập toán
 2 HS sửa bài bảng lớp
 Bài 4: Yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
III - KẾT QUẢ: 
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC : QUÊ HƯƠNG 
I - NỘI DUNG: 
- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài qua trả lời các câu hỏi 
 và thuộc bài.
II - HÌNH THỨC:
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc
- Đọc cá nhân: Nối tiếp nhau, mỗi HS 1 dòng
- Đọc theo nhóm: Mỗi HS 1 khổ thơ
- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp
- Tìm hiểu ND bài:
- Trả lời câu hỏi
- Rút nội dung bài
- HS học thuộc bài
- Học theo nhóm, dãy bàn đồng thanh
- Cá nhân đọc thuộc bài
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ ba, ngày 18/10/2011
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về toán ôn tập đề- ca- mét. Héc -tô -mét và làm các bài tập 1 -> 4/ 51 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Bài 1: Yêu cầu HS miệng
Bài 2: Yêu cầu HS làm bảng con, hai HS làm bảng lớp
Bài 3: Cả lớp làm vở bài tập toán
 2 HS sửa bài bảng lớp
 Bài 4: Yêu cầu HS lên bảng làm. lớp làm vở
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ năm, ngày 20/10/2011
LUYỆN TẬP TIẾNG VIẾT
TẬP LÀM VĂN : KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I - NỘI DUNG:
	- Ôn lại bài nói, viết về người hàng xóm.
II - HÌNH THỨC :
	- GV: nêu yêu cầu của bài.
	- Cá nhân : 2 HS nói về người hàng xóm.trước lớp.
	- Hoạt động nhóm 2 : Nói cho nhau nghe.
	- Cả lớp làm vở : Viết lại những điều đã nói về người hàng xóm..
III - KẾT QUẢ : 
	- Khá giỏi : %
	- TB : .%
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP 
	*Sơ kết lớp: Tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần. Kiểm điểm đánh giá hoạt động tuần qua. GV hướng dẫn cho cán sự lớp tự nhận xét đánh giá các mặt rồi tổng hợp và nhận xét.
+Nề nếp:
-HS xếp hàng ra vào lớp có tiến bộ.
-Không có HS bỏ học, nghỉ học không có lí do.
-Xếp hàng thể dục giữa giờ nhanh.
+Học tập:
-HS chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Đi học đúng giờ, dụng cụ học tập đầy đủ.
-Trong giờ học mạnh dạn phát biểu xây dựng bài
+Vệ sinh:
-Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp. Biết nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định.
	GV tuyên dương HS thực hiện tốt. Phê bình những HS chưa thực hiện tốt nội quy.
	*Phương hướng tuần tới:
-Các tổ đăng kí thi đua của tổ mình.
-Chọn những tiết mục văn nghệ đặc sắc của tổ để đăng kí biểu diễn chào mừng trung thu.
-Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Nghỉ học phải có đơn xin phép.
-Đi học mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc xây dựng vệ sinh và xây dựng cảnh quang sư phạm.
	Thứ hai, ngày 17/10/2011
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI
I- Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy trình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. 
 - HS biết thức hiện quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ ( có rào chắn và không có rào chắn)
 - Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hoặc vật cản lên tàu
II- Chuẩn bị :- GV : Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào và không có rào chắn, tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hỏa, bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam.
 - HS : Phiếu học tập.
III – Các hoạt động dạy học
1- Bài cũ :Người đi trên đường nhỏ ra quốc lộ phải đi như thế nào ?
- Đi bộ trên đường quốc lộ sẽ phải đi như thế nào cho an toàn ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng.
 Giáo viên
*Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt
+ Để vận chuyển người,hàng hóa ngoài các phương tiện ô tô, xe máy em còn biết các loại phương tiện nào ?
+ Tàu hỏa đi trên đường như thế nào ?
+ Em hiểu như thế nào là đường sắt ?
- Dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga, tàu hỏa để giới thiệu.
+ Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng ?
+ Gặp tình huống nguy hiểm tàu có thể dừng ngay được không ? Vì sao ? 
 Hoạt động 2 : Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta.
+ Em nào biết nước ta có đường sắt đi những đâu ?
 Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ?
 + GV gợi ý, giới thiệu bản đồ đường sắt Việt Nam.
- Đường sắt là phương tiện giao thông thuận tiện 
- Đường sắt nước ta đi qua nhiều thành phố, thị trấn, làng xã, nơi đông dân nên dễ xẩy ra 
3-Củng cố : Đường sắt là đường dành riêng cho phương tiện giao thông nào ?
-Nhận xét giờ học – Xem lại bài
 Học sinh
- Tàu hỏa.
- Đường sắt
-Là loại đường dành riêng cho tàu hỏa, có 2 thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray.
- Theo dõi, quan sát ở tranh ảnh.
+ Tàu hỏa gồm có đầu tàu, kéo theo nhiều toa tàu, thành đoàn dài, chở nặng tàu chạy nhanh các phương tiện giao thông khác phải nhường đường cho tàu hỏa đi qua.
+ Không dừng ngay lại được vì tàu rất dài, chở nặng, chạy nhanh.
+ HS suy nghĩ và trả lời
- Theo dõi, quan sát.
+ Nước ta có 6 tuyến đường sắt: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, kép – Hạ Long, Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
-2 em trả lời
	Chiều thứ tư, ngày 19/10/2011
Tiết MÔN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
BÀI: NGHE ĐỌC THƯ CỦA BÁC HỒ GỬI HỌC SINH
I\MỤC TIÊU :
-Hs nghe đọc (đọc) thư của bác Hồ gửi hs,sinh hoạt tổ nhóm thực hiện lời hứa.
- Biết được ý nghĩa của buổi hạ cờ.
-Giáo dục hs thích giờ hoạt động tập thể.
III\HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* Sinh hoạt Nghe đọc thư của Bác Hồ gửi học sinh 
 - Cho hs sinh hoạt trong lớp
- Gv đọc thư của Bác Hồ gửi hs 
- Gọi hs đọc thư.
- yêu cầu hs sinh hoạt tổ nhóm thực hiện lời hứa .
- Gọi đại diện các nhóm nêu lời hứa và cách thực hiện lời hứa.
- Cho các nhóm sao hoạt động theo chủ đề của tuần 7.
 + Yêu cầu hs các nhóm ôn lại chủ đề của tuần 1 đến tuần 7 .
- Cho các nhóm sao chơi trò chơi:” Lăn bóng”
 + Nêu cách chơi:
 Các em lăn bóng theo hàng nhưng phải vượt qua chướng ngại vật.Nếu bạn nào lăn bóng không vượt qua chướng ngại vật thì bị phạm quy,trái bóng đó không được tính.Lăn được tới đích rồi nhặt lên bỏ vào rổ, các bạn khác tiếp tục lăn như thế.
 + Cho hs chơi thử.
 + Tổ chức cho hs chơi
 + Nhận xét .
Chiều thứ tư, ngày 19/10/2011
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚÀP 
TRÒ CHƠI TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 2
I- Mục tiêu :
 HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy trình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. 
 - HS nhận biết những trò chơi thực hành an toàn giao thông.
 - Chơi những trò chơi an toàn.
- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hoặc vật cản lên tàu
II- Chuẩn bị :
- GV : Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào và không có rào chắn, tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hỏa, bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam. 
III – Các hoạt động dạy học
1- Bài cũ :Người đi trên đường nhỏ ra quốc lộ phải đi như thế nào ?
- Đi bộ trên đường quốc lộ sẽ phải đi như thế nào cho an toàn ?
2/ Bài mới : * Trò chơi thực hành an toàn giao thông
* Giới thiệu các trò chơi an toàn khi đi đường.
- Cho HS thực hành chơi :	
+ Trò chơi sắm vai
- Cho HS chơi sắm vai : Từng cặp lên chơi, 1 em đóng vai người lớn, 1 em đóng vai trẻ em.
+ Khi đi bộ trên đường sắt, các em phải nắm tay người lớn, nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo người lớn.
- Cho từng cặp lên chơi, 1 em đóng vai người lớn, 1 em đóng vai trẻ em.
* Kết luận : Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần : 
- Không chơi các trò chơi nguy hiểm
- Không đi bộ 1 mình trên đường sắt 
3/ Củng cố : + Em nào biết nước ta có đường sắt đi những đâu ? (Nước ta có 6 tuyến đường sắt: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, kép – Hạ Long, Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh)
 Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ?
 + GV gợi ý, giới thiệu bản đồ đường sắt Việt Nam.
- Đường sắt là phương tiện giao thông thuận tiện 
- Đường sắt nước ta đi qua nhiều thành phố, thị trấn, làng xã, nơi đông dân nên dễ xẩy ra 
- GD học sinh qua bài.
Tiết 7	 SINH HỌAT TẬP THỂ 
	 TỔNG KẾT CHỦ ĐIỂM 
I/Mục tiêu : 
Sưu tầm tranh ảnh các câu chuyện về học sinh học tốt .
Tích cực tham gia học tập noi gương các gương học giỏi điển hình vượt khó . 
Thực hiện vai trò và nhiệm vụ của học sinh . 
II/Chuẩn bị : GV : Tranh ảnh , bài hát , câu chuyện . 
III/Họat động dạy học : 
 A/NỘI DUNG : 
*Họat động 1 : Sưu tầm tìm hiểu về những gương học tốt 
+Em hãy ghi vào bảng con câu đúng với ý lựa chọn của em .
1/Em đã sưu tầm tranh ảnh , truyện kể về : 
a)Các bạn HS vượt khó trong học tập .
b)Các bạn nghèo . c)Các bạn khuyết tật .
2/Thể lọai mà em sưu tầm tìm hiểu được : 
a)Tranh ảnh b)Các câu chuyện c)Các câu chuyện 
*Họat động 2 : Tổng kết 
1/Em hãy nhận xét về việc làm của cán bộ tổ , lớp , nhiệt tình gương mẫu , nhã nhặn , công bằng: a)Đã thực hiện b)Chưa thực hiện c)Cần bổ sung 
2/Em hãy bình chọn tổ thực hiện tốt nội quy nhà trường trong hai tháng qua .
a)Tổ 1 b)Tổ 2 c)Tổ 3 c)Tổ 4 
B/TÌM HIỂU : 
-Bình chọn cá nhân, tổ, cán bộ tổ, lớp thực hiện tốt nội quy nhà trường .
-Tuyên dương cá nhân có thành tích học tập tốt .
C/KHEN THƯỞNG : 
 -Tuyên dương cá nhân , tập thể , tổng kết thi đua Chủ điểm (Học sinh học tốt ) . 
@ & ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 (11-12).doc