Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 3 - GV: Trần Thị Thuỷ - Trường tiểu học Bảo Lý

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 3 - GV: Trần Thị Thuỷ - Trường tiểu học Bảo Lý

Tập đọc : Thư thăm bạn

I. Mục đích yêu cầu

- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba

Đọc đúng từ ngữ: QuáchTuấn Lương, lũ lụt, xả thân, quyên góp,.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư. Thương bạn muốn chia sẻ nỗi buồn cùng với bạn

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư

II. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình “ và trả lời câu hỏi .Em hiểu dòng thơ cuối cùng của bài thơ như thế nào?

- GV nhận xét, cho điểm

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc đúng

- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn 2- 3 lần .( Bài chia 3 đoạn)

- Giáo viên kết hợp sửa lỗi, hiểu nghĩa từ ( 1HS đọc chú giải SGK)

- Học sinh luyện đọc theo cặp

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 3 - GV: Trần Thị Thuỷ - Trường tiểu học Bảo Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tập đọc : 	Thư thăm bạn
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba
Đọc đúng từ ngữ: QuáchTuấn Lương, lũ lụt, xả thân, quyên góp,......
- Hiểu được tình cảm của người viết thư. Thương bạn muốn chia sẻ nỗi buồn cùng với bạn 
- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình “ và trả lời câu hỏi .Em hiểu dòng thơ cuối cùng của bài thơ như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc đúng
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn 2- 3 lần .( Bài chia 3 đoạn)
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi, hiểu nghĩa từ ( 1HS đọc chú giải SGK)
- Học sinh luyện đọc theo cặp
2 em đọc cả bài
- Giáo viên đọc diễn cảm bức thư
b. Tìm hiểu bài 
Học sinh đọc thầm, đọc lướt trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi của bài 
- Học sinh đọc đoạn 1 
Trả lời câu hỏi 1:
? Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
( Không, chỉ biết Hồng khi đọc báo thiếu niên tiền phong )
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
(.........để chia buồn với Hồng )
- Học sinh đọc đoạn còn lại trả lời câu hỏi 
? Tìm những câu văn cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
( Hôm nay, đọc báo.......đã ra đi mãi mãi)
? Tìm những câu văn cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
Học sinh đọc thầm những dòng thơ mở đầu và kết thúc bức thư
? Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ?
(Dòng mở đầu nêu địa điểm, thời gian, lời chào của người viết thư
Dòng kết thúc ghi lời chúc, lời nhắn nhủ: như cám ơn, hứa hẹn, kí tên....)
- 1 HS đọc toàn bài
? Nêu nội dung của bức thư?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bức thư giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện giọng đọc phù hợp 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1-2 đoạn 
Giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- 2 -3 học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp 
GV nhận xét, cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau 
Tiếng Anh
Đồng chí Mai dạy
Toán:	 Triệu và lớp triệu (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu
- Củng cố thêm về hàng và lớp 
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng như SGK
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 4
- HS đọc số: 249678, 469545 và nêu thứ tự các hàng và lớp đã học.
B. Bài mới
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số 
- Giáo viên đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu học sinh lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp
Số 342.157.413
- Giáo viên cho học sinh đọc số này. Học sinh có thể tự liên hệ với cách đọc các số có 6 chữ số đã được học để đọc đúng số này: “Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba”
- Giáo viên hướng dẫn HS nêu cách đọc số trên
(Tách số thành từng hàng Đọc theo thứ tự từ trái sang phải )
- Giáo viên nhấn mạnh lại cách đọc số:
Ta tách thành từng lớp
Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp vào đó 
- Tương tự GV hướng dẫn HS cách viết số:
( Viết số theo thứ tự từ trái sang phải)
2. Thực hành 
Bài 1: 
Giáo viên cho học sinh viết số tương ứng vào vở, kết quả là :
32000000, 32516000, 32516497
Bài 2: 
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh đọc 
Bài 3: 
- Giáo viên đọc đề bài, học sinh viết số tương ứng.
- Sau đó học sinh kiểm tra chéo bài của nhau
Bài 4: 
Giáo viên cho học sinh tự xem bảng. Sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi trong sgk. Cả lớp thống nhất kết quả 
3. Củng cố dặn dò 
- Gọi 1 em đứng tại chỗ nêu cách đọc, viết số có nhiều chữ số 
- Yêu cầu học sinh về nhà làm nốt bài còn lại.
Đạo đức
Bài 2: Vượt khó trong học tập
(Tiết 1)
I. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk
GV nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó 
- Giáo viên giới thiệu bài 
- Giáo viên kể chuyện 1-2 lần
- Gọi 1-2 học sinh kể tóm tắt lại câu chuyện 
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Các nhóm thảo luận câu hỏi 1 và 2 sgk
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến lên bảng . - Cả lớp chất vấn trao đổi, bổ sung 
- Giáo viên kết luận :SGK
3. Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi câu 3 sgk
- Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết. Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng
- Cả lớp trao đổi về từng cách giải quyết 
- Giáo viên kết luận về cách tốt nhất 
4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân: Học sinh làm bài tập 1
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách sẽ chọn và giải thích lý do 
- Giáo viên kết luận : a, b, d, là cách giải quyết tích cực
? Qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra điều gì ?( Ghi nhớ SGK)
Giáo viên mời 1-2 học sinh đọc ghi nhớ trong sgk
5. Hoạt động nối tiếp 
Chuẩn bị bài tập 3 – 4 trong sgk
Thực hiện các hoạt động ở mục thực hành trong sgk
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán:	Luyện tập
I. Mục tiêu :Giúp học sinh 
- Củng cố cách đọc số , viết số đến lớp triệu
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong mỗi số
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 2, 3 của giờ trước
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bổ sung
B. Bài mới
 1. Giáo viên cho học sinh nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn(đến lớp triêụ) 
Giáo viên có thể triển khai thêm: Các số đén lớp triệu có mấy chữ số(7,8 hoặc 9 chữ số)
Cho học sinh nêu ví dụ về 1 số có đến hàng chục triệu (8 chữ số) hàng trăm triệu (9 chữ số)
 2.Thực hành
a.Bài 1: Học sinh quan sát mẫu và viết vào ô trống.
- Khi chữa bài giáo viên trực tiếp chỉ định 1 vài học sinh làm mẫu và nêu rõ cách làm, nêu cụ thể cách viết số 
- Các học sinh khác theo dõi kiểm tra bài làm của mình
b.Bài 2: Giáo viên viết các số lên bảng và cho học sinh đọc từng số
	Củng cố cách đọc số có nhiều chữ số
c.Bài 3: Giáo viên cho học sinh viết số vào vở sau đó thống kê kết quả 
	Củng cố cách viết số có nhiều chữ số
d.Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm
HS đọc số nêu giá trị của chữ số 5
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học 
Về nhà hoàn thành nốt các bài còn lại.
Chính tả (nghe viết)
Cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục đích yêu cầu 
- Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ “Cháu nghe chuyện của bà”, trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và khổ thơ 
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dể lẫn (tr/ ch) dấu hỏi dấu ngã
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
- Giáo viên đọc bài thơ: “Cháu nghe chuyện của bà”. Học sinh theo dõi sgk 
- HS đọc lại bài thơ,trả lời câu hỏi
? Nội dung bài thơ nói lên điều gì? (Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến mức không nhớ cả đường về nhà mình)
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- Gọi 1 em nêu về cách trình bày bài thơ lục bát
- Giáo viên đọc cho học sinh viết 
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả cho học sinh soát
- Giáo viên chấm chữa 7-8 bài, trong khi đó từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau
- Giáo viên nhận xét chung
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh làm bài tập 2 a
- Học sinh đọc thầm đoạn văn làm bài cá nhân vào vở bài tập
- Giáo viên dán bảng 3 tờ phiếu gọi 3 em lên bảng thi làm bài tập nhanh, đúng
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Tre – không chịu – trúc - dầu cháy- tre – tre - đồng chí- chiến đấu
Triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh – cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh
4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng chữ tr/ ch
Âm nhạc
Đồng chí Hà day
Luyện từ và câu : Từ đơn và từ phức
I. Mục đích yêu cầu 
 - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên từ còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
 - Phân biệt được từ đơn và từ phức
 - Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ
II.Đồ dùng dạy học: Từ điển, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ 
 - 1 học sinh nhắc lại phần ghi nhớ tiết trước 
 - Học sinh làm lại bài tập 1 ý a
2.Dạy bài mới 
 a. Phần Nhận xét 
 - 1 học sinh đọc các yêu cầu trong phần Nhận xét 
 - Giáo viên cho từng cặp học sinh trao đổi,thảo luận làm bài tập 1, 2
 - Đại diện học sinh trình bày kết quả
 - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chữa bài:
ý 1: Từ chỉ gồm 1 tiếng( từ đơn): nhờ bạn.....
 Từ gồm nhiều tiếng( từ phức): giúp đỡ, hoc hành...
ý 2: Tiếng dùng để cấu tạo nên từ, có thể dùng 1 tiếng để cấu tạo từ đó là từ đơn, cũng có thể phải dùng từ hai tiếng trở lên để tạo lên 1 từ đó là từ phức
 Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động đặc điểm....( tức là biểu thị ý nghĩa) cấu tạo câu 
 b.Phần ghi nhớ 
3 học sinh đọc phần ghi nhớ
Giáo viên giải thích thêm
 c.Phần luyện tập 
*.Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Từng cặp học sinh trao đổi làm bài
Đại diện nhóm trình bày kết quả: 
(Rất/ công bằng/ rất/ thông minh
Vừa/ độ lượng/lại/ đa tình/ đa mang)
*.Bài 2: 1 học sinh giỏi đọc và giải thích yêu cầu bài 2
- Giáo viên nêu: Từ điển là sách tập hợp các từ điển Tiếng việt và giải thích nghĩa cùa từng từ. Khi thấy 1 đơn vị được giải thích đó là từ
- Học sinh trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển để tìm từ
- Học sinh tự tra từ điển rồi nêu kết quả
Ví dụ :từ đơn :buồn, đẫm....
 từ phức: đậm đặc, hung dữ....
*.Bài 3: :1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu
- Học sinh nối tiếp nhau đặt 1 câu
(Ví dụ :áo bố đẫm mồ hôi.
Bầy sói đói vô cùng hung dữ.)
3.Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Về nhà đọc thuộc phần ghi nhớ
Địa lí :	Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
 ... ì thiếu số 0
0; 1; 2; 3; 4; 5. không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu dấu ... biểu thị các số tự nhiên lớn hơn 5
- GV vẽ tia số tập cho HS nêu nhận xét.
3. Đặc điểm của dãy số tự nhiên.
GV hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau... Không có số tự nhiên lớn nhất.
 VD: Thêm 1 vào 10 ta được 11.
Bớt 1 ở bất cứ số tự nhiên nào ta được số tự nhiên liền trước nó: 20 bớt 1 còn 19.
Trong dãy số tự nhiên hai số liên tiếp thì hơn kém nhau 1 đơn vị.
4.Thực hành.
Bài 1,2: HS làm miệng- GV nhận xét chung
Bài 3: HS làm bài cá nhân- 4 HS chữa bài
 Kết quả: 3a. 4, 5, 6	3c. 896; 897; 898; 
	 3b. 86, 87, 88	3d. 9, 10, 11
5.Củng cố dặn dò
Nhắc lại đặc điểm của dãy số tự nhiên
Nhận xét giờ học.
Lịch sử :	Nước Văn Lang
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết 
- Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương 
- Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt 
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà học sinh biết 
II.Đồ dùng dạy học: Lược đồ Bắc Bộ
III. Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ
 B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Giáo viên treo lược đồ Bắc Bộ và 1 phần Bắc Trung Bộ 
Vẽ trục thời gian lên bảng 
- Giáo viên giới thiệu về trục thời gian 
- Yêu cầu học sinh dựa vào sgk xác định bộ phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ 
Xác định điểm ra đời trên trục thời gian 
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- Giáo viên đưa ra khung sơ đồ chưa điền nội dung 
Hùng Vương
Lạc Hầu, Lạc Tướng
Lạc dân
Nô tì
- Học sinh đọc sgk và điền vào sơ đồ các tầng lớp vua, Lạc Hầu, ......cho phù hợp 
3. Hoạt động 3: làm việc cá nhân 
- Giáo viên đưa ra khung bảng thống kê (để trống ) phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người dân Lạc Việt: sản xuất, ăn mặc, trang điểm ở lễ hội
- Yêu cầu học sinh điền nội dung vào các cột cho phù hợp 
- Gọi 1 vài học sinh mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
?Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ?
(......tục ăn trầu,.....)
Lớp nhận xét bổ sung
- Một HS đọc ghi nhớ SGK
5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật:	Khâu thường
 I. Mục tiêu
 - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu
 - Biết cách khâu và khâu được những mũi khâu thường theo đường vạch dấu
 - Rèn luyện tính kiên trì và khéo léo
 II. Đồ dùng: Vải, kim, chỉ, thước, kéo, phấn, mẫu đường khâu thường,...
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
B. Bài mới
1. Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét mẫu 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu 
- Giáo viên giới thiệu mẫu khâu thường còn gọi là khâu tới, khâu luôn
-Học sinh nêu đặc điểm của đường khâu mũi thường:
Đường khâu ở mặt phải, mặt trái giống nhau
Mũi khâu ở mặt phải, mặt trái giống nhau, cách đều nhau, dài bằng nhau
 Kết luận: SGK
 2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- Vạch dấu trên vải 
Học sinh quan sát hình 2a, 2 b để nêu cách lên kim, xuống kim 
Giáo viên cho1 học sinh lên thực hiện thao tác GV đã hướng dẫn
Học sinh khác thực hiện vạch dấu đường khâu thường
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường
HS quan sát và nêu cách khâu
Giáo viên nhận xét bổ sung , hướng dẫn một số điểm cần lưu ý khi khâu thường 
 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trước khi cho học sinh thực hành 
 3. Hoạt động 3 :Học sinh thực hành 
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành: Mỗi học sinh thực hành khâu một đường khâu thường trên giấy
- Học sinh thực hành .Giáo viên quan sát uốn nắn
 4. Củng cố dặn dò 
Giáo viên nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Khoa học
Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu
 - HS biết nêu tên, vai trò của thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
 - Xác định nguồn gốc của 3 nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
Bài cũ: Kể tên, nêu vai trò của chất đạm, chất béo?
Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Kể tên các thức ăn chứa vi- ta- min, chất béo và chất xơ.
 - GV chia 6 nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ.
 - HS thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành bảng sau:
 - Một số HS nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung
Tên thức ăn
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
Chứa vi- ta- min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
Trứng gà
...
+
+
+
+
+
+
3. Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của các chất
 ? Kể tên một số vi- ta –min mà em biết và nêu vai trò của chúng?
 VD: Vi- ta- min A bổ cho mắt. (B, D, C, E...)
 - Thảo luận nhóm bàn câu hỏi: Kể tên các chất khoáng (sắt, iôt,...)
	Vai trò của các chất khoáng?
	Kết luận SGK
 ? Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa chất xơ?
 (... có giá trị dinh dưỡng đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá)
 ? Tại sao cần phải uống nhiều nước? (Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể)
	Kết luận SGK: 2-3 HS đọc
4. Củng cố dặn dò: 
Nhấn mạnh vai trò của vi- ta –min
Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu: 	Mở rộng vốn từ
	Nhân hậu - Đoàn kết
I. Mục tiêu.
 - Mở rộng vốn từ ngữ theo theo chủ đề: Nhân hậu- Đoàn kết.
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ.
II. Đồ dùng: SGK,từ điển
III. Hoạt động dạy học.
 A. Bài cũ: 	Tìm từ cùng nghĩa với “yêu thương”
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 a. Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài (2HS).
 - GV hướng dẫn HS tìm trong từ điển.
 - Chia nhóm giao nhiệm vụ.
 - HS thảo luận 5 phút, tìm và ghi từ cùng nghĩa, trái nghĩa với “Nhân hậu”.
 - Một số HS nêu ý kiến – GV ghi bảng bổ sung:
Từ
Cùng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
- Đoàn kết
Nhân ái, hiền hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ, phúc hậu...
Cưu mang, che chở, đùm bọc,...
Tàn ác, độc ác, tàn bạo, hung ác... 
Đè nén, áp bức, chia rẽ...
 b. Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
 - Từ chứa tiếng “hiền”: Hiền dịu, dịu hiền, hiền hậu, hiền hoà, hiền lành, hiền thảo, hiền từ, hiền thục, hiền khô, hiền lương...
 - Từ chứa tiếng “ác”: ác nghiệt, ác độc, độc ác, ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, ác liệt, ác cảm, ác mộng, ác quỷ, ác thú, tội ác.
 c. Bài 3. HS đọc bài tập (2HS).
 - Làm bài cá nhân rồi chữa bài.
 - Hiền như bụt (hoặc đất)	Dữ như cọp
 Lành như đất (hoặc bụt)	Thương nhau như chị em ruột
 - HS nêu ý nghĩa của thành ngữ: “Thương nhau như chị em ruột.”
(Câu này ý nói chị em ruột rất yêu thương nhau...)
c. Bài 4. HS thảo luận nhóm đôi làm bài rồi chữa bài.
Muốn hiểu được thành ngữ , tục ngữ, các em phải hiểu được cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Môi hở răng lạnh
Máu chảy ruột mềm
Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể người. Môi che chở bao bọc răng. Môi hở thì răng lạnh.
...
Những người ruột thịt gần gũi xóm giềng của nhau phải biết che chở đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng
...
Củng cố dặn dò: GV chốt kiến thức đã luyện tập
	Chuẩn bị bài sau.
Toán: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS biết hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về:
 - Đặc điểm của hệ thập thập phân.
 - Sử dụng mười kí hiệu để viết số trong hệ thập phân.
 - Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cu thể.
II. Lên lớp
 1. Bài cũ
 ? Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên, dãy số chẵn, dãy số lẻ?( 2-3 HS)
GV nhận xét cho điểm
 2.Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
 b. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
 ? ở mỗi hàng viết được mâý chữ số? (1 chữ số)
 ? Bao nhiêu đơn vị ở một hàng hợp thành 1 đơn vị ở một hàng lớn hơn liền trước nó? (10 đơn vị)
 Ta có 10 đơn vị = 1 chục	10 chục = 1 trăm
 	 10 trăm = 1 nghìn ...
 - GV giới thiệu:
Với 10 chữ số 0, 1, 2, 3, ..., 8, 9 ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số cụ thể.
Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
Hs nhắc lại.
 3. Luyện tập
 a. Bài 1.
 - HS đọc bài mẫu (2HS)
 - HS làm bài cá nhân theo mẫu rồi chữa bài.
 VD: Số 80712 gồm 8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị.
 b. Bài 2: HS làm bài theo mẫu
873 = 800 +70 +3	4738 = 4000 +700 +30 +8
 c. Bài 3. Đọc số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
 VD: Số 45 có 5 đơn vị.
Củng cố dặn dò: - Nhấn mạnh cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
	 - Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: 	Viết thư
I. Mục tiêu:
 - HS nắm chắc hơn mục đích của viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu của một bức thư.
 - Biết vận dụng kiến thức để viết một bức thư trao đổi thông tin.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết bài 2.
III. Hoạt động dạy học.
 A. Bài cũ: Kiểm tra kiến thức bài trước.
 B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài.
2. Nhận xét.
 - Đọc bài “Thư thăm bạn” (2 HS)
 ? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
 (Để chia buồn cùng bạn Hồng vì gia đình Hồng bị lũ lụt gây đau thương mất mát).
 ? Người ta viết thư để làm gì?
 (Để thăm hỏi, trao đổi tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, buồn, bày tỏ tình cảm).
 ? Nội dung bức thư cần có những gì?
 Nội dung bức thư gồm có: - Nêu lí do và mục đích viết thư.
	 - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
	 - Thông báo tình hình của người viết thư
	 - Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình 	 cảm với người nhận thư
 ? Bức thư cần mở đầu và kết thúc như thế nào?
 (Đầu thư ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời thưa gửi.
 Cuối thư ghi lời chúc, cảm ơn, hứa hẹn... chữ kí và tên người viết thư)
3. Ghi nhớ: SGK- HS đọc thuộc.
4. Luyện tập
 a. Tìm hiểu đề bài: HS đọc đề bài (2HS) tự xác định yêu cầu của đề bài.
	GV gạch chân dưới từ quan trọng.
 ? Đề bài yêu cầu viết thư cho ai? Mục đích viết thư để làm gì?
 ? Viết thư cho bạn cùng lứa tuổi cần xưng hô như thế nào?
 ? Cần thăm hỏi bạn những gì?
 ? Cần kể cho bạn những gì về tình hình học tập ở trường, lớp hiện nay?
 ? Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì?
 b. HS viết thư
 - GV gợi ý: Viết trước ra giấy nháp những ý cần viết trong thư.
 - Một số HS đọc thư (3-4 HS). Lớp nhận xét.
5. Củng cố dặn dò: Nhấn mạnh phần ghi nhớ.
	Chuẩn bị bài sau. 
Thể dục
Đồng chí Chính dạy
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 4 tuan 3 BL.doc