Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

I-MỤC TIÊU

Giúp HS:

-Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.

-Ap dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.

HS làm được các BT 1.2 ( các BT tập khác nếu còn Tg thì cho Hs làm )

II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

-Bảng phụ hoặc bằng giấy kẻ bảng số có nội dung như SGK.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 7
Thø hai ngµy 4 th¸ng 10 n¨m 2010
Chµo cê
******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
( So¹n chi tiÕt )
*******************************
TËp ®äc
( So¹n chi tiÕt )
*******************************
Thø ba ngµy 5 th¸ng 10 n¨m 2010
LuyƯn tõ vµ c©u
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I-MỤC TIÊU
-Hiểu được cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
-Viết đúng tên người và tên địa lý Việt Nam.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bản đồ hành chính Việt Nam hoặc địa phương.
-Phiếu kẽ sẵn 2 cột tên người và tên địa phương.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1- Ổn định tổ chức 
2-Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 2 từ : tự tin, tự ti, tự trọng, tự ái .
- Gv nhận xét , cho điểm HS 
3-Dạy bài mới.
a-Giới thiệu và ghi tựa bài.
Hỏi: Khi viết cần viết hoa trong những trường hợp nào ?
Hôm nay chúng ta sẽ học và vận dụng quy tắc viết, khi viết:
+Nhận xét:
-Gọi 2 HS đọc nội dung bài tập.
-GV ghi lên bảng.các đanh từ riêng
--Hỏi: Cách viết tên riêng của người như thế nào ? (viết hoa chữ cái ở đầu mỗi tiếng )
-Hỏi : các tiếng trong tên địa lý được viết như thế nào ? (viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo nên tên đó ).
-Rút ra bài học và ghi lên bảng.
+Phần bài tập:
Bài 1: GV gọi 2 HS đọc đề bài ( Hoạt động cá nhân ).
-Viết tên em và địa chỉ gia đình em.
Bài tập 2: (theo cặp ) làm phiếu.
-Viết tên một số xã(phường, thị trấn, quận thị xã, thành phố) của em.
Bài tập 3: (cả lớp )
-Viết tên và tìm trên bản đồ.
a)Các quận, huyện  của em.
b)Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nơi em ở.
4-Củng cố, dặn dò.
HS đọc lại bài học.
-Xem trước bài: Luyện tập Viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
*******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I-MỤC TIÊU
Giúp HS:
-Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
-Aùp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
HS làm được các BT 1.2 ( các BT tập khác nếu còn Tg thì cho Hs làm )
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bảng phụ hoặc bằng giấy kẻ bảng số có nội dung như SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định tổ chức 
2. KTBC : HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 32.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3-Dạy và học bài mới.
Giới thiệu bài:
.-Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng.
-GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy và học.
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức a+b và b+a để điền lên bảng.(SGK).
-Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai biểu thức a+b và b+a ?
--Mỗi tổng đều có số hạng a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
-Khi đôỉ chổ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng nào ?
-Khi đổi chổ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của tổng không thay đổi.
-Yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.
Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Hoạt động cá nhân.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của phép tính cộng trong bài.
Bài 2: Hoạt động cả lớp (Làm VBT).
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
-GV viết lên bảng: 48 + 12= 12+ .
-GV hỏi: Em viết gì vào chỗ chấm trên, vì sao ?
-Viết số 48 để có 48+12= 12+48. Vì khi ta đổi chổ các số hạng của tổng 48+12 thành 12+48 thì tổng không thay đổi.
-GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Hoạt động nhóm 2.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi với các trường hợp khác trong bài.
4-Củng cố, dặn dò.
-GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập thêm và chuẩn bị bài sau.
*******************************
KĨ chuyƯn
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Rèn luyện kỹ năng nói:
-Dựa vào lời kể của thầy(cô) và tranh minh hoạ HS kể lại được câu chuyện, Lời ước dưới trăng phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
-Hiểu truyện: Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2.Rèn luyện kỹ năng nghe.
-Chăm chú nghe thầy (cô) kể và nhớ cốt truyện.
-Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng và kể tiếp được lời bạn.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh trong SGK phóng to.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe về lòng nhân hậu. Tình cảm thương yêu trong câu truyện ở tiết học trước.
3.Bài mới.
Giới thiệu và ghi tựa: Lời ước dưới trăng.
a).GV kể truyện (2-3) lần.
-Lần 1: Kể giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong chuyện tò mò hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
-Lần 2: GV vừa chỉ tranh minh hoạ vừa kể, đọc lời dưới mỗi tranh.
-GV kể lần 3: (tuỳ thuộc vào sự nắm bắt truyện của HS nếu cần).
b) Hướng dẫn HS kể chuyện trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
+Kể truyện trong nhóm (1 em kể theo 1, 2 tranh), kể cả truyện. HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+Thi kể chuyện trước lớp:
.Hai, ba tốp HS trao đổi về ý nghĩa của câu truyện.
.GV và HS nhận xét.
.GV rút ra ý nghĩa câu chuyện.
.HS ghi ý nghĩa đó vào vào vở.
4.Củng cố, dặn dò: 
-Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học. Dặn HS kể lại câu chuyện cho HS nghe.
*******************************
Thø t­ ngµy 6 th¸ng 10 n¨m 2010
MÜ thuËt
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
BIỂU THỨC CÓ CHỮA HAI CHỮ
I-MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Nhận biết được biểu thức có hai chữ, giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
-Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị của thể của chữ.
- HS làm được các BT 1,2(a,b),3( hai cột )
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phu hoặc băng giấy.
-GV vẽ sẵn trên bảng ở phần ví dụ (đẻ trống số ở các cột ).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1-Ổn định, Hát vui
2-Kiểm tra bài cũ.
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 31
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3-Dạy-Học bài mới.
Giới thiệu bài.
-GV: Giờ học hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức chứa hai chữ và thực hiện tính giá trị biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.
a-Biểu thức có chứa hai chữ.
-GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ (SGK).
.Hai anh em cùng câu cá. Anh câu được  con cá. Em câu được  con cá. Cả hai anh em câu được  con cá.
-GV treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?
-GV nêu vấn đề nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
-GV giới thiệu a + b là biểu thức có chứa hai chữ.
b-Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
-GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a= 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?
-5 là giá trị của biểu thức a + b.
-GV làm tương tự với a = 4 và b = 0
 a = 0 và b = 1
-GV hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a và b muốn tính giá trị biểu thức a + b ta làm như thế nào ?
-Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện phép tính giá trị biểu thức.
-Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta .
-Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 
a + b.
Luyệ tập và thực hành.
Bài 1 : Hoạt động cả lớp.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ( Tính giá trị biểu thức )
-GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
a)Nếu c = 10 và d = 25 thì gía trị của biểu thức 
c + d là :
c + d = 10 + 25 = 35
b)Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là:
c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm.
-GV hỏi lại HS: nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của c + d là bao nhiêu ?
-Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là 35.
-GV hỏi lại HS: Nếu c = 15 và d = 45 thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ?
-Nếu c = 15 và d = 45 thì giá trị của biểu thức c + d là 60.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 : GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
a)Nếu a = 32 và b = 20 thì giá trị của biểu thức a – b là :
b = 32 –20 = 12
b)Nếu a = 45 và b = 36 thì giá trị của biểu thức a – b là :
a – b = 45 – 36 = 9
c)Nếu a = 18m và b = 10m thì giá trị của biểu thức a – b là:
a – b = 18 – 10 = 8 m
-GV hỏi: Mỗi lần thay các hcữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ?
-Tính được một giá trị của biểu thức a – b .
Bài 3: Hoạt động nhóm 2.
-GV treo bảng số như phần bài tập của SGK.
-GV yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong.
-Từ trên xuống dưới dòng đầu nêu giá trị của a, dòng thứ hai nêu giá trị của b, dòng thứ ba là giá trị của biểu thức a x b, dòng cuối là giá trị của biểu thức a : b.
-Khi thấy các gía trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b cùng một cột.
-GV yêu cầu HS làm bài.(SGK)
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
4-Củng cố, dặn dò.
-GV yêu cầu mỗi HS lấy ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ.
-GV nhận xét các ví dụ của HS.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
*******************************
LÞch sư
ÔN TẬP
 	I/ Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết:
- Từ bài 1 đến bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dự ... ủa ba bạn là a + b + c) 
+Vậy a + b + c gọi là gì? ( biểu thức có chứa ba chữ)
-Cho HS đọc lại biểu thức trên, GV ghi lên bảng
-GV cho HS lần lượt thế giá trị của a, b, c vào biểu thức và tính giá trị của biểu thức đó.
-GV hỏi: mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì? ( ta tính được một giá trị của biểu thức đó)
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
c)Luyện tập thực hành
*Bài tập 1:
-Cho HS tính giá trị biểu thức rồi nêu kết quả, GV nhận xét và sửa sai lên bảng lớp.
*Bài tập 2: Làm việc theo nhóm
-HS tập trung theo nhóm thảo luận và nêu kết quả GV nhận xét và sửa sai 
*Bài tập 3: 
-Cho HS làm vào vở bài tập, GV thu bài chấm điểm, sau đó sửa sai lên bảng.
*Bài tập 4:
+Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?( tính tổng độ dài các cạnh)
+Cho HS nêu công thức tính chu vi, GV nhận xét và ghi công thức lên bảng: P = a+b+c
-GV hướng dẫn HS thế giá trị của các cạnh vào công thức rồi tính kết quả. Sau đó GV nhận xét và sửa lên bảng.
4.Củng cố
-HS đọc lại quy tắc tính giá trị biểu thức
5. Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Xem trước bài “ TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG”
LuyƯn tõ vµ c©u
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI- TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM.
I-MỤC TIÊU
-Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
-Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam trong mọi văn bản.
II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng 
-Bản đồ địa lý Việt Nam.
-Giấy khổ to kẽ sẵn 4 hàng ngang.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra bài cũ
+Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam?
+Cho 2 HS lên bảng viết tên người và tên địa lí.
2.Bài mới
a)Giới thiệu bài: 
b)Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: hoạt động nhóm
GV nêu yêu cầu: gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
Cho HS đại diện nhóm báo cáo kết quả GV nêu nhận xét.
-Cho HS đọc bài ca dao đã hoàn chỉnh và quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+Bài cà dao cho biết điều gì?( 36 phố cổ của Hà Nội)
*Bài tập 2:
Cho HS thực hiện trò chơi du lịch trên bảng đồ
GV treo bảng đồ địa lí Việt Nam lên bảng
-Cho HS tìm và viết tên các tỉnh, thành phố.
-Tìm những danh lam thắng cảnh di tích nổi tiếng.
-GV nhận xét chung khen HS chơi tốt.
4.Củng cố – dặn dò
-GV nêu nhận xét tiết học.
-Xem trước bài kế tiếp.
*******************************
§Þa lÝ
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I-MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS biết:
-Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
-Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
-Yêu quí các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tông trọng truyền thống văn hoá cảu cac dân tộc đó.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1- Ổn định tổ chức 
2-Kiểm tra: Gọi 2 HS lên đọc bài ghi nhớ.
-1 HS chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ.
3-Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1:
-Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi.
-Kể tên một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên. (Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng).
-Kể tên những dân tộc mới đến xây dựng kinh tế ở Tây Nguyên ? ( Kinh, Mông, Tày, Nùng).
-Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì riêng biệt ? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt riêng )
-Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
2. Nhà rong ở Tây Nguyên
-HS thảo luận nhóm
Câu hỏi:
+Nhà ở Tây Nguyên có gì đặc biệt?( To lớn mái cao làm bằng gỗ)
+Sự to lớn của nhà rông có biểu hiện gì?( buôn làng giàu có, thịnh vượn)
-Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nêu nhận xét chung và rút ra ý đúng.
3. Tranh phục lễ hội
-HS thảo luận nhóm
+Trang phục của người Tây Nguyên như thế nào? ( Nữ quấn váy, nam đóng khố, trang trí nhiều hoa văn màu sắc rực rỡ, đồ trang sức bằng kim loại)
+Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào?(mùa xuân, sau vụ thu hoạch)
+người dân thương làm gì trong lễ hội?(múa hát uống rượu cần)
+Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những nhạc cụ nào?( Đàn tơ-rưng, đàn krông pút, cồng, chiêng)
-Cho HS báo cáo kết quả GV nêu nhận xét chung.
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN”
*******************************
Thø s¸u ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2010
To¸n
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I-MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
-Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
-Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị biểu thức.
- HS làm được các BT 1a,1b, BT2 
II-ĐỒ DUNG DẠY- HỌC
Bảng phu hoặc băng giấy kẽ sẵn bảng có nội dung như sau:
a
b
c
( a + b ) + c
a + ( b + c )
4
5
6
35
15
20
28
49
51
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
a)Giới thiệu bài và ghi đề bài
b)Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
-GV treo bảng số như ở phần chuẩn bị và cho HS thực hiện tính giá trị của biểu thức (a+b)+c và a+(b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
-GV cho HS so sánh giá trị biểu thức (a+b)+c và a+(b+c) khi a=5, b=4,c=20 
-Tương tự cho HS so sánh các biểu thức kế tiếp.
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của hai biểu thức nên trên như thế nào?(luôn cho kết quả bằng nhau)
-GV cho HS nêu kết luận như SGK
c)Luyện tập thực hành
*Bài 1: Cho HS đọc đề bài và hướng dẫn HS tính theo cách thuận tiện nhất:
 4367+199+501
=4367+(199+501)
=4367+700
=5067
-Các phép tính sau làm tương tự như vậy.
-GV hỏi:
+Vì sao cách làm trên thuận tiện hơn so với thực hiện phép tính từ trái sang phải?
-GV nêu kết luận: Vì khi thực hiện 199+501 trước ta được kết quả tròn trăm sau đó thực hiện bước thứ hai dễ dàng hơn và nhanh hơn.
- *Bài tập 2: Cho HS làm vào vở bài tập.
-HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm như sau:
Số tiền cả ba ngày quỹ đó nhận được là:
75500000+86950000+14500000=176950000(đ)
 Đáp số: 176950000 đồng
-GV nhận xét và cho điểm HS
*Bài tập 3: HS nêu kết quả GV nhận xét và sửa bài lên bảng lớp.
4.Củng cố
-HS đọc ghi nhớ bài
5.Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “LUYỆN TẬP”
*******************************
KÜ thuËt
( Đã soạn tiết trước
*******************************
TËp lµm v¨n
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU TRUYỆN
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Làm quen với thao tát phát triển câu truyện.
-Biết sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Một tờ giấy khổ to ( viết sẵn đề bài và các gợi ý ).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho 2-3 HS nêu đoạn văn đã hoàn chỉnh câu chuyện “Vào nghề”
-GV nhận xét chung.
3.Bài mới
a)Giới thiệu bài và ghi tựa bài
-Cho HS đọc đề bài và các gợi ý SGK.
-Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu đề bài.
+GV hỏi: Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước.
+Em thực hiện điều ước như thế nào?
+Em nghĩ gì khi thức dậy?
-GV yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó cho các em kể theo nhóm đôi.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp. 
-GV nhận xét điều chỉnh và khen nhóm thực hiện tốt và cho điểm từng nhóm.
4. Củng cố
-Cho 2 HS kể hay nhất kể lại câu chuyện cho lớp nghe.
5.Dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Xem tiếp bài học kế tiếp.
*******************************
Khoa häc 
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I-MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS có thể:
-Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiếm của bệnh này.
-Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Hình 30-31 SGK phóng to.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh béo phì.
-GV nhận xét cho điểm.
3.Bài mới
a)Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh lây lan qua đường tiêu hóa.
-GV nêu: Trong lớp có em nào bị đau bụng và bị tiêu chảy không?Khi đó em cảm thấy thế nào?
+Em hãy kể tên một số bệnh qua đường tiêu hóa mà em biết?(tả, kiết lị)
-GV kết luận: các bệnh tiêu chảy, dịch tả, kiết lị  Chúng đều lây qua đường ăn uống, mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh rất dễ lây lan gây dịch bệnh làm thiệt hại người và cuẩ . Vì phải báo cho cơ quan y tế kịp thời để tiến hành các biện pháp phòng dịch.
*Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+Chỉ và nêu ra nội dung từng hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa? Tại sao?
+Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được? Tại sao?
+Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh qua đường tiêu hóa?
-Nhóm báo cáo, GV chốt lại ý chính như SGK.
*Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động
-Cho HS chia nhóm và thi vẽ tranh cổ động, nhóm nào vẽ được nhiều thì nhóm đó thắng cuộc.
-GV nhận xét kết quả của lớp, khen những nhóm thực hiện tốt.
4.Củng cố
-HS đọc ghi nhớ bài SGK.
5.Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_1_tuan_7_nam_hoc_2010_2011_pham_thi_thu_h.doc