Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)

THKT: KHOA HỌC

THỰC HÀNH: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu:

Củng cố cho HS:

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.

II. Đồ dùng dạy - học:

- VBT

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 6 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn: 17/12/2010
Giảng: Thứ 2 ngày 20 tháng 12 năm 2010
Luyện T.Việt
Ôn luyện về từ, từ loại, câu kể
I. Mục tiờu:
- Giúp học sinh ôn tập các từ loại: Động từ, danh từ, tính từ , các loại từ: Từ đơn, từ phức và câu kể Ai làm gì?
- Học sinh vận dụng vào làm bài tập và lấy ví dụ minh họa.
II. Đồ dựng dạy học 
 - HS: Vở ô li	
 - GV: Nội dung bài.
III. Cỏc hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nhắc lại các kiến thức có liên quan: 10’
+ Có những loại từ nào?
+ Thế nào là từ đơn?
+ Thế nào là từ phức?
+Từ phức gồm có mấy loại, cấu tạo?
* GV giúp HS lập sơ đồ
GV treo bảng phụ có sẵn sơ đồ.
+ Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
+ Câu kể là gì? dấu hiệu nhận biết câu kể khi viết, lấy ví dụ?
2. Thực hành: 20’
Bài 1: Xác định từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau:
 Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.
- GV hướng dẫn HS làm bài và chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tìm động từ, tính từ , danh từ trong câu thơ sau:
 Xum xuê xoài biếc cam vàng 
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi.
 - GV cho HS làm bài.
 - Chữa bài, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: Đặt câu kể theo yêu cầu sau:
Kể về các việc em giúp mẹ sau khi đi học về.
Tả chiếc quyển sách Tiếng việt 4/I em đang dùng.
Nói lên niềm vui khi làm được một việc tốt.
GV tổ chức cho HS làm thi theo nhóm 
Đại diện các nhóm thi đặt câu tiếp nối.
Các thành viên các nhóm lắng nghe, nhận xét về cấu tạo và cách dùng từ, đặt câu của nhóm bạn.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều câu hay và đúng với yêu cầu bài.
 3. Củng cố-Dặn dò: 5’
GV chốt lại nội dung bài
Nhận xét giờ học
Yêu cầu HS về xem lại bài, ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì I.
- 4-5 HS trả lời câu hỏi
Ví dụ: -  Từ đơn và từ phức.
- HS lập sơ đồ :
 Từ
Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
G.Ploại G.Thợp Âm Vần Cả Â,V
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, chữa bài.
+ Từ đơn: Lần, nào, trở, về, với, bà, Thanh, cũng, thấy, và, như, thế
+ Từ ghép: Bình yên
+ Từ láy: Thong thả
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân:
+ Danh từ: xoài, cam, dừa, cau, hàng hàng, nắng
+ Tính từ: xum xuê, biếc, vàng, nghiêng, thẳng
+ Động từ: soi
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Thi đặt câu tiếp nối.
- Nhận xét, bổ sung, chữa câu.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
THKT: khoa học
Thực hành: Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS:
- Tháp dinh dưỡng cân đối. 
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- VBT
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Không khí gồm những thành phần nào?
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT: 30’
Bài 1
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành tháp dinh dưỡng bằng cách điền vào chỗ chấm.
- Gv nhận xét, chốt kq đúng. 
? Chúng ta nên ăn thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Bài 2
- Yêu cầu hs tự làm bài sau đó trình bày kết quả.
- Gv nhận xét, chốt đáp án đúng:
Tính chất mà cả không khí và nước đều không có là: có hình dạng xác định.
Bài 3
- Tổ chức Hs làm nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm nêu kq.
- GV nx, chốt bài làm đúng.
+ Bay hơi: quần áo được phơi khô; trời nắng nhiều ngày làm cho ao hồ cạn nước
+ Ngưng tụ: sự tạo thành các giọt sương
+ Đông đặc: nước trong tủ lạnh biến thành đá
+ Nóng chảy: cục nước đá bị tan
3. Củng cố, dặn dò. 4’
- Gv hệ thống ND bài.
- Gv nhận xét tiết học.
-
 2 Hs trả lời.
+ Lớp nhận xét.
- Hs chú ý lắng nghe.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs suy nghĩ, làm bài.
- 3-4 Hs phát biểu.
- 2 HS nêu.
- Lớp tự làm bài vào VBT.
- 1-2 HS nêu bài làm.
- Đổi chéo KT vở.
- Hs thảo luận nhóm đôi, làm bài.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Lớp nhận xét.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
Ngày soạn: 19/12/2010
Giảng: Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2010
thKt: địa lí
ôn tập học kì I
I. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức:
- Rèn kĩ năng chỉ bản đồ.
- Nêu được thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người miền núi, trung du và miền đồng bằng.
- Biết cách trình bày bài thi. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: (10’) Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ, lược đồ chỉ vị trí các dãy núi chính ở ĐBBB?
- Gọi 2,3 HS chỉ bản đồ
- Nhận xét, bổ sung 
2. Hoạt động 2:(20’) Thảo luận nhóm 4
- GV phát phiếu thảo luận theo nhóm 4, dựa vào SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: 
 Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên và hoạt động con người ở Hoàng Liên Sơn?
Câu 2: 
 Nêu đặc điểm địa hình vùng núi trung du Bắc Bộ? ở đây người 
dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?
Câu 3: 
 ? Nêu đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐBBB? Hoạt động chủ yếu?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (4’)
- Gv hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì.
- HS quan sát
- Lên bảng chỉ các dãy núi chính ở ĐBBB: dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều, dãy Hoàng Liên Sơn
- Thảo luận nhóm 4, trả lời:
Câu 1: 
* Đặc điểm tự nhiên của Hoàng Liên Sơn:
- Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là vùng núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
* Đặc điểm con người và các hoạt động sản xuất:
- Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt, ở đây có các dân tộc ít người: dân tộc Thái, Mông, DaoDân cư thường sống tập trung thành từng bản và có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc.
- Nghề nông là nghề chính của người dân HLS. Họ trồng lúa, ngô, khoai, sắn, chè, trồng rau và các cây ăn quả
Câu 2: 
 Đặc điểm địa hình vùng núi trung du Bắc Bộ: 
- Là vùng đồi với các đỉnh tròn, thoải. Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đặc biệt là trồng chè.
- ở đây người dân đang ra sức trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Câu 3: 
 * Đặc điểm địa hình và sông ngòi:
- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 ở nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. ĐB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ.
 *Hoạt động chủ yếu của người dân ĐBBB
- HS tự nêu
- HS nêu lại nội dung bài. 
- Về nhà ôn bài.
Ngày soạn: 20/12/2010
Giảng: Thứ 5 ngày 23 tháng 12 năm 2010
Luyện toán
Ôn luyện dấu hiệu chia hết cho 9 và 3
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn luyện dấu hiệu chia hết cho 9 và 3.
- Hs vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 9 và chia hết cho 3
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: VBT	
- GV: Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn lại các kiến thức có liên quan.
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
+ Lấy ví dụ minh hoạ?
2. Hoạt động 2: HS ôn luyện qua thực hành làm bài tập.
Bài 1
 Trong các số sau đây số nào chia hết cho 9, vì sao? 72, 1874, 2981, 603, 504, 720.
+ Làm thế nào để biết số đó chia hết cho 9?
GV nhận xét chữa bài.
Bài 2
 Trong các số sau đây số nào không chia hết cho 3: 96, 502, 6823, 55553, 641, 311.
+ Làm thế nào để biết số đó không chia hết cho 3?
Bài 3
Viết số có bốn chữ số và chia hết cho 3 và 9.
GV khuyến khích học sinh viết được nhiều số.
GV chia lớp làm hai đội thi viết số, đội nào viết được nhiều số hơn đội đó thắng. 
GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò. 5’
- GV cho HS thi điền nhanh số còn thiếu vào chỗ trống để được số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9.
56 79 2 35
- GV nhận xét.
- HDVN: Tiếp tục ôn tập các dấu hiệu chia hểt cho 2, 3, 5, 9.
- HS trả lời các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- HS tự lấy ví dụ.
HS nêu yêu cầu.
HS làm bài theo cặp.
Nêu kết quả đúng. Lớp nhận xét.
+ Số chia hết cho là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9
 72, 603, 504, 720.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài cá nhân, nêu kq.
+ Số không chia hết cho 3 là các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3.
 502, 55553, 641, 311.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Thi lên bảng viết số theo 3 đội, mỗi tổ là 1 đội.
- Ba HS thi điền nhanh đúng.
- Lắng nghe.
Thkt: lịch sử
ôn tập học kì I
I. Mục tiêu.
 Học sinh củng cố kiến thức lịch sử:
- Nhớ lại kiến thức lịch sử từ buổi đầu dựng nước và giữ nước- nước đại Việt thời Trần. Tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Trả lời 1 số câu hỏi ôn tập
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giụựi thieọu baứi : (1') trực tiếp
2. Cuỷng coỏ kieỏn thửực : 15'
- Nêu tên các bài đã học?
Câu 1: 
 Nước Âu Lạc ra đời trong thời gian nào? Người dân Âu Lạc có những thành tựu gì trong cuộc sống? 
Câu 2: 
 Em hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
Câu 3: 
 Vì sao LýThái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? 
Câu 4: Nhà Trần đã làm gì để xây dựng đất nước?
- GV nx, ủaựnh giaự.
3. Cuỷng coỏ – daởn doứ : 5’
- Heọ thoỏng noọi dung baứi.
- Nx tieõt hoùc, daởn doứ HS.
- HS nhắc lại tên các bài đã học trong chương trình từ bài 1 đến bài 14.
Câu 1:
- Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỷ III TCN.
- Người dân Âu Lạc đã có những thành tựu: 
+ Đã xây dựng thành cổ Loa với 3 vòng hình ốc đặc biệt.
+ Sử dụng rộng rãi các lưỡi cày đồng, biết kỹ thuật rèn sắt.
+ Chế tạo được loại nỏ thần bắn 1 lần được nhiều mũi tên.
Câu 2: 
- Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên. Dân chúng phải đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù năm le ngoài bờ cõi.
- Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, đem lại cuộc sống hoà bình cho dân.
Câu 3:
 Vì nơi đây là trung tâm của đất nước, địa hình thuật lợi cho việc đi lại. Đây là vùng đồng bằng rộng rãi, cao ráo, bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
Câu 4:
- Vua Trần cho đặt chuông lớn trước thềm cung điện để ai có việc đến kêu oan thì đánh.
- Nhà Trần chú trọng đến xây dựng lực lượng quân đội: mọi trai tráng đều tham gia vào quân đội, thời bình thì ở nhà tham gia sản xuất, thời chiến thì tham gia chiến đấu
- 1 HS nờu y/c bài tập.
- HS laộng nghe.
- Ghi nhụự

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_2_tuan_18_nam_hoc_2010_2011_ban_dep.doc