Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 34 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 34 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

KHOA HỌC:

ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T1)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn về:

- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.

- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

- GDHS thích tìm hiểu tự nhiên xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Hình tranh 134, 135 SGK, giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.

 HS: SGK, vở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 34 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34: Thứ hai ngày 10 tháng 05 năm 2010
Khoa học: 
Ôn tập: Thực vật và động vật (t1)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- GDHS thích tìm hiểu tự nhiên xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học: GV: Hình tranh 134, 135 SGK, giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.
 HS: SGK, vở
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
H. Dựa vào hình 1 trang 132 vẽ sơ đồ bằng chữ chỉ mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò.
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
Hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trang 134, 135SGK
- HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
- Gọi HS nêu kết quả, lớp thống nhất ý kiến đúng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 đánh dấu mũi tên vào sơ đồ dưới đây để thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 3 HS thi đua viết sơ đồ thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- HS vẽ xong trước, vẽ đúng, vẽ đẹp là nhóm thắng cuộc. 
Dặn HS học bài chuẩn bị bài ôn tập (TT)
- 2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát hình trong SGK trang 134.135 và trả lời câu hỏi trên phiếu học tập.
1.Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm lần lượt giải thích sơ đồ.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày.Lớp nhận xét.
a.Lúa gà Đại bàng 
 Rắn hổ mang
b. Lúa Chuột đồng Đại bàng 
 Rắn hổ mang 
 Cú mèo 
c. Các loài tảo Cá Người 
d. Cỏ Bò Ngư
- 3 HS lên thi viết sơ đồ
- HS khác nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe.
THể DụC: 
MÔN THể THAO Tự CHọN - NHảY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
 - Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác dể nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Địa điểm : Sân trường.
 - Phương tiện: Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 – 10’
- GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp, nhảy của bài thể dục phát triển chung
- Kiểm tra bài cũ : 4 hs
- Nhận xét
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
a.Đá cầu:
*Ôn Chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
- Nhận xét
*Học chuyền cầu 
- G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
- Nhận xét
*Thi nhảy dây theo tổ
- Nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc: 4 – 6’
- HS vừa đi vừa hát theo nhịp
- Thả lỏng
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện Tâng cầu bằng đùi
- Đội hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
- Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
- Đội hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV 
Lịch sử: 
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu:
- HS biết hệ thống được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê – thời Nguyễn nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX .
- Rèn HS nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
 - Gd HS luôn tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II. đồ dùng dạy - học:
 GV:- PHT của HS. Băng thời gian biểu thị các thời kì LS trong SGK được phóng to.
 HS: SGK, nội dung những bài LS đã học
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Cho HS đọc bài: “Kinh thành Huế”.
- Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
- Em biết thêm gì về th.nhiên và con người ở Huế ?
- GV nhận xét và ghi điểm .
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4.
b. Phát triển bài:
Hoạt động cá nhân:
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian (được bịt kín phần nội dung).
- GV đặt câu hỏi,Ví dụ :
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào ?
+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta ?
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì ?
- GV nhận xét ,kết luận .
Hoạt động nhóm;
- GV phát PHT có ghi danh sách các nhân vật LS :
 + Hùng Vương 
 + An Dương Vương 
 + Hai Bà Trưng 
 + Ngô Quyền 
 + Đinh Bộ Lĩnh 
 + Lê Hoàn 
 + Lý Thái Tổ 
 + Lý Thường Kiệt 
 + Trần Hưng Đạo 
 + Lê Thánh Tông 
 + Nguyễn Trãi 
 + Nguyễn Huệ 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật LS trên (khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật LS khác và kể về công lao của họ trong các giai đoạn LS đã học ở lớp 4 ) .
- GV cho đại diện HS lên trình bày phần tóm tắt của nhóm mình. GV nhận xét, kết luận .
Hoạt động cả lớp:
- GV đưa ra một số địa danh, di tích LS, văn hóa có đề cập trong SGK như :
 + Lăng Hùng Vương + Thành Cổ Loa 
 + Sông Bạch Đằng + Động Hoa Lư
 + Thành Thăng Long + Tượng Phật A-di- đà .
- GV yêu cầu một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện LS gắn liền với các địa danh, di tích LS, văn hóa đó (động viên HS bổ sung các di tích, địa danh trong SGK mà GV chưa đề cập đến ) .
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi một số em trình bày tiến tr.lịch sử vào sơ đồ.
- GV khái quát một số nét chính của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang đến nhà Nguyễn.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị ôn tập kiểm tra HK 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS dựa vào kiến thức đã học, làm theo yêu cầu của GV.
- HS lên điền.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt vào trong PHT.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp lên điền .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày.
- HS cả lớp.
 Thứ tư ngày 12 tháng 05 năm 2010
Khoa học: 
Ôn tập: Thực vật và động vật (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
 - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Gd HS thích tìm hiểu tự nhiên xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK. Giấy A4.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.
- Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
- Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn ôn tập:
 *Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó.
- Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 tranh.
- Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ?
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
- Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.
GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.
- Dán lên bảng 1 trong các sơ đồ HS vẽ từ tiết trước và hỏi:
 + Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này ?
- Gọi 1 HS giải thích lại sơ đồ chuỗi thức ăn.
- GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: 
Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
 *Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người – Một mắt xích trong chuỗi thức ăn
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình minh họa trang 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi sau:
 + Kể tên những gì em biết trong sơ đồ ?
+ Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người ?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
- Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.
- Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát triển, con người phải tăng gia, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.
+ Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
+ Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
+ Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
 + Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
- Kết luận 
*Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
- Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
- Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình.
- Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát các hình minh họa.
- Tiếp nối nhau trả lời.
+ Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.
+ Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.
+ Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.
+ Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+ Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thứ ... 
+ Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+ Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, giải thích
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Cả lớp thực hiện
Địa lí: 
Ôn tập
I . Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; các cao nguyên Tây Nguyên, một số thành phố lớn, biển đông các đảo và quần đảo chính... 
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. 
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, ĐB Bắc Bộ , ĐB Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
 - Gd HS ham thích tìm hiểu địa lí của đất nước..
II. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN. Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. Các bản hệ thống cho HS điền.
 HS: SGK, bút,... 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển .
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ .
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Phát triển bài: 
Hoạt động cả lớp: 
Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên.
- Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.
- Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm: 
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
- GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
3. Củng cố - Dặn dò: 
 GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
- Nhận xét, tuyên dương .
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
- HS lên chỉ BĐ.
- HS cả lớp nhận xét .
- HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống .
- HS trả lời .
- Cả lớp.
Kĩ thuật: 
Lắp ghép mô hình tự chọn (T2)
I. Mục tiêu:
 - HS chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương dối chắc chắn, sử dụng được. 
 - HS khéo tay: Lắp ghép ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.
 - GD HS tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV và HS: - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
a. Hướng dẫn cách làm:
Hoạt động 1: 
- HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết 
- GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
- Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
Hoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
- GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
 + Lắp từng bộ phận.
 + Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng, sự kh.léo khi lắp ghép các m.hình tự chọn của HS.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
HS- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong - HS tự chọn
- HS chọn các chi tiết.
- HS lắp ráp mô hình.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
- HS lắng nghe.
 Thứ năm ngày 13 tháng 05 năm 2010
Tự nhiên xã hội:
ÔN TậP Tự NHIÊN
I. MụC TIÊU:
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật , động vật, nhận biết bầu trời ban ngày , ban đêm
- HS Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II. Đồ DùNG DạY - HọC:
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên: chia thành 2 bộ có số cây – con tương ứng về số lượng.
Cách chơi:Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
HS chia làm 2 đội chơi.
Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
GV chuẩn bị tranh vẽ của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).\
Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
GV chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng ntn?)
Cho nhóm thảo luận, 
Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
Chốt: Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dáng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? ở điểm nào?
3. Củng cố - Dặn dò:
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
- Nhận xét tiết học
Hát
- Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
Nơi sống
Con vật
Cây cối 
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không
Trên cạn & dưới nước 
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
HS nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét
HS trả lời cá nhân câu hỏi này.
Đạo đức:
DàNH CHO ĐịA PHƯƠNG
I. MụC TIÊU:
- HS có hiểu biết về các di tích lịch sử trong khu vực địa phương minh đang sống.
- HS có trách nhiệm bảo vệ những công trình di tích lịch sử
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc
II. Đồ DùNG DạY - HọC:
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1. Cả lớp
GV cho HS tìm hiểu nội dung thông tin về các di tích lịch sử trong khu vực địa phương
Hoạt động 2 : Thảo luận
GV cho hs thảo luận theo các câu hỏi tìm hiểu nôi dung bài
- Kể tên các di tích lịch sử trong khu vực địa phương ?
- Các di tích lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào?
- Suy nghĩ của em về di tích lịch sử đó ?
- GV cho hs báo cáo
- Nhận xét
- GV cho hs nêu nội dung bài học
Hoạt đọng 2: Hoạt động cá nhân
- GV Cho hs làm bài trên phiếu học tập
- Cho HS nêu bài tập trước lớp
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Y/C hs về nhà chuẩn bị bài sau
HS theo dõi 
HS thảo luận
Nhận xét bổ sung 
- HS nêu nội dung bài
THể DụC: 
CHUYềN CầU - TRò CHƠI “NéM BóNG TRúNG ĐíCH”
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm 2 người. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Còi, HS chuẩn bị đủ cầu, bảng gỗ, vợt tâng cầu và bóng, vật đích cho trò chơi “ném bóng trúng đích”.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung 
Phương pháp - tổ chức 
1. Phần mở đầu: 6 -10’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học như mục tiêu.
- GV tổ chức xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay, vai.
- GV yêu cầu HS giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- GV tổ chức cho HS ôn các động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
 a) Tổ chức “chuyền cầu” theo nhóm 2 người.
- HS quay mặt vào nhau.
- GV nhận xét sửa sai. 
b) Trò chơi “ném bóng vào đích”
- GV nêu tên trò chơi.
- GV làm mẫu và giải thích cách chơi - Tổ chức cho HS chơi thử.
- Chia tổ chơi theo hiệu lệnh thống nhất.
- GV tổ chức cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét – Tuyên dương.
3. Phần kết thúc:4 – 6’
- GV tổ chức cho HS đi đều và hát
- GV tổ chức ôn một số động tác thả lỏng.
- GV tổ chức trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Về nhà ôn lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học
- Cán sự tập hợp lớp.
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 2 -3 phút.
 -HS thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
 -HS thực hành tâng cầu.
 - Cách tiến hành và tổ chức như các bài trươc.
 - Quan sát làm theo.
 - HS chơi trò chơi 8 – 10 phút. 
- Thực hiện 2 – 3 phút/ động tác.
hoạt động NGLL: 
Ôn chuyên hiệu
 I. Yêu cầu:
- Các sao thực hiện sinh hoạt đầy đủ các bước của buổi sinh hoạt sao.
- Sinh hoạt theo chủ điểm : Kính yêu Bác Hồ.
- Ôn chuyên hiệu: Yêu sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Chơi trò chơi dân gian: Ô ăn quan
- GD ý thức phê và tự phê.
II. Chuẩn bị:
 Địa điểm sân trường.
III. Các hoạt động sinh hoạt:
1. ổn định:
 - HS ra sân tập họp thành 4 sao
 - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết SH.
2. Sinh hoạt:
 * Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước.
 + Điểm danh.
 + Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
 + Nhận xét các mặt hoạt động của sao. (có tuyên dương phê bình).
 + Toàn sao hoan hô sao của mình.
 + Đọc lời hứa.
 + Phương hướng tuần tới.
3. Tập họp thành vòng tròn:
- Văn thể mĩ điều khiển lớp múa, hát theo chủ điểm tháng 
- Tổ chức cho các sao thi múa hát với nhau.
-Lớp nhận xét bình chọn sao, cá nhân múa đúng đẹp.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Sinh hoạt chủ điểm: Kính yêu Bác Hồ.
- Tổ chức cho các sao thi đọc thơ, kể chuyện, múa hát theo chủ điểm.
5. Ôn chuyên hiệu: Yêu sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh
6. Tổ chức chơi trò chơi dân gian: Ô ăn quan
7. Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt.
- Dặn: Thực hiện tốt hơn nữa nề nếp học tập, ca múa thể dục giữa giờ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 Lop 4 Khoa Su Dia Hong.doc