Môn : Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương : lễ phép, nài nỉ thiết tha ; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng).
2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Cương ước mơ trả thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu : Ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng quý.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ trong SGK.
Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 Môn : Tập đọc THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương : lễ phép, nài nỉ thiết tha ; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng). 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Cương ước mơ trả thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu : Ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng quý. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, yêu cầu HS nói những gì mà em biết qua bức tranh. sau đó GV giới thiệu với chuyện đôi giày ba ta màu xanh, các em đã biết ươc mơ nhỏ bé của cậu Lái, cậu bé nghèo sống lang thang. Qua bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được biết ước muốn trở thành thợ rèn để giúp đỡ gia đình của bạn Cương. Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. chú ý đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương : lễ phép, nài nỉ thiết tha ; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng). - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - GV giải nghĩa thêm các từ: + Thưa : là trình với người trên. + Kiếm sống : tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình. + Đầy tớ : người giúp việc cho chủ. - Đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? + Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diển biến của câu chuyện, với tình cảm thài độ của từng nhân vật. - GV đọc diễn cảm đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1 : Từ đầu đến một nghề để kiếm sống. + Đoạn 2 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV. Chú ý phát âm đúng những tiếng : mồn một, dòng dõi, phì phào. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Theo dõi, ghi nhớ. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời : + Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời : + Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình. + Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết : nghề nào cũang đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. + Nêu nhận xét : - Cách xưng hô : đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xung hô với con rất dịu dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể - Cử chỉ trong lúc trò chuyện : thân mật, tình cảm. Cử chỉ của mẹ : Xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói tha thiết. - 3 HS đọc tòan bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương), theo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp theo dõi. - Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp. Củng cố, dặn dò: - Nội dung của bài văn này là gì? (Cương đẵ thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình.) - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. - Chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-Đát. - Nhận xét tiết học. ========================================== TIẾT : 9 ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM THỜI GIỜ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Cần phải tiết kiệm thời giờ, vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều việc có ích. - Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, làm việc gì xong việc nấy. Tiết kiệm thời giờ là sắp xếp công việc hợp lý, giờ nào việc nấy. Tiết kiệm thời giờ không phải là làm việc liên tục mà phải biết sắp xếp làm việc – học tập và nghỉ ngơi phù hợp . 2. Thái độ: - Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí 3. Hành vi:- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi - Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm - Tranh vẽ minh họa - Bảng phụ, giấy màu cho mỗi HS. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là tiết kiệm tiền của? + Tiết kiệm tiền của có lợi gì? + Em đã thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? Bài mới:+ Giới thiệu bài: Thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Vậy chúng ta phải tiết kiệm thời giờ bằng cách nào? Các em tìm hiểu bài học hôm nay: Tiết kiệm thời giờ Tìm hiểu truyện kể - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp + Kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Một phút” (có tranh minh họa) + Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? + Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a? + Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu điều gì? + Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a? + Yêu cầu các nhóm thảo luận đóng vai để kể lại câu chuyện của Mi-chi-a, và sau đó rút ra bài học. + Yêu cầu 2 nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi-chi-a + Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho 2 nhóm bạn Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì? Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: + Phát cho các nhóm giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi 1. Em cho biết: chuyện gì sẽ xảy ra nếu: a. HS đến phòng thi bị muộn b. Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh. c. Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm. 2. Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc trên có xảy ra hay không? 3. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? Kết luận: Thời giờ rất quý giá, như trong câu nói: “Thời giờ là vàng ngọc”. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ vì: “Thời gian thấm thoắt đưa thoi/ Nó đi, đi mất có chờ đợi ai”. Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ? - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp + Phát ch HS 3 tờ giấy màu: xanh, đỏ, vàng + Lần lượt đọc các ý kiến và yêu cầu HS cho biết thái độ: tán thành, không tán thành hay còn phân vân. Ý kiến Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc Tiết kiệm thời giờ là sử dung thời giờ một cách hợp lý, có hiệu quả + Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lý, có ích, không sử dụng thừa thải + Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn + HS tự liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi - HS mở SGK - HS chú ý lắng nghe GV kể chuyện, theo dõi tranh minh họa và trả lời câu hỏi + Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người + Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết + Sau đó, Mi-chi-a hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng + Em phải biết quý và tiết kiệm thời giờ - HS làm việc theo nhóm: thảo luận phân chia các vai: Mi-chi-a , mẹ Mi-chi-a, bố Mi-chi-a, và thảo luận lời thoại, rút ra bài học: Phải biết tiết kiệm thời gian - 2 nhóm lên bảng đóng vai, các nhóm khác theo dõi - HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho các nhóm bạn - 2 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. - HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi: - Các nhóm trình bày: + Câu 1: mỗi nhóm nêu câu trả lời của 1 ý và nhận xét để đi đến kết quả, chẳng hạn: a. HS sẽ không được vào phòng thi b. Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc c. Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. + Nếu biết tiết kiệm thời giờ, HS, hành khách đến sờm hơn sẽ không bị lỡ việc, người bệnh có thể được cứu sống. + Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích. + Thời giờ là vàng ngọc - Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại. - HS nhận các tờ giấy màu, đọc các ý kiến GV đưa trên bảng. - HS lắng nghe GV đọc và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ: đỏ - tán thành, xanh - không tán thành, vàng - phân vân, và trả lời các câu hỏi của GV. Tán thành Không tán thành Phân vân Củng cố, dặn dò: - Thế nào là tiết kiệm thời giờ? - Thế nào là không tiết kiệm thời giờ? - 1 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK - Thực hành tiết kiệm thời giờ - GV nhận xét tiết học Tiết 42 Môn : Toán HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng, ê ke. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con bài tập 4/50. a) Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau. b) Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau. GV nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song. Giới thiệu hai đường thẳng song song. - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đồi diện AB và DC về hai phía và nêu : kéo dài hai cạnhAB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. - GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối diện còn lại của hình chữ nhật là AD và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không? - GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. - GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế ... học (tiết 22) MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được hai hiện tượng mây và mưa trong thiên nhiên . 2. Kĩ năng: Trình bày được sự hình thành của mây ; giải thích được nước mưa từ đâu ra ; phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên . 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 46 , 47 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Ba thể của nước . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên . MT : Giúp HS trình bày mây được hình thành như thế nào ; giải thích được mưa từ đâu ra . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giảng như nội dung mục Bạn cần biết SGK . - Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Từng cặp nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước SGK . Sau đó , nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn . - Quan sát hình vẽ , đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi : + Mây được hình thành như thế nào ? + Nước mưa từ đâu ra ? - Tự vẽ minh họa và kể lại với bạn về 2 hiện tượng trên . - Từng cặp trình bày với nhau về kết quả đã làm việc . Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước . MT : Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa . PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại . - Chia lớp thành 4 nhóm . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm hội ý và phân vai theo : giọt nước – hơi nước – mây trắng – mây đen – giọt mưa ; chuẩn bị lời thoại . - Lần lượt các nhóm lên trình bày . - Các nhóm khác nhận xét , góp ý về khía cạnh khoa học là chủ yếu . - Đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo , đúng nội dung . 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . - Nêu lại sự hình thành mây và mưa . 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên . =================================== Thứ sáu ngày tháng năm 20 Tập làm văn (tiết 22) MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện . 2. Kĩ năng: Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách : gián tiếp và trực tiếp . 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu khổ to viết nội dung ghi nhớ của bài kèm ví dụ minh họa cho mỗi cách mở bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Luyện tập trao đổi với người thân . - Kiểm tra 2 em thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực , có ý chí vươn lên trong cuộc sống . 3. Bài mới : (27’) Mở bài trong bài văn kể chuyện . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm được 2 cách mở bài trong bài văn kể chuyện . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bài 1 , 2 : - Bài 3 : - Chốt lại : Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . Hoạt động lớp . - 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2 . - Cả lớp theo dõi , tìm đoạn mở bài trong truyện , phát biểu : Đoạn mở bài trong truyện là Trời mùa thu mát mẻ . Trên bờ sông , mọt con rùa đang cố sức tập chạy . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước , phát biểu : Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Nhắc HS học thuộc ghi nhớ . Hoạt động lớp . - 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 3 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Chốt lại lời giải đúng : Cách a là mở bài trực tiếp . Cách b , c, d là mở bài gián tiếp . - Bài 2 : + Chốt lại : Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện . - Bài 3 : + Nêu yêu cầu BT ; nhắc HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê . - Chấm điểm cho đoạn văn viết tốt . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ . - Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . - 2 em nhìn SGK thực hiện : + 1 em kể phần mở đầu truyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp . + 1 em kể chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm phần mở bài truyện Hai bàn tay , trả lời câu hỏi . - Trao đổi theo cặp , viết lời mở bài gián tiếp . - Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình . - Nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay ---------------------------------------- Toán (tiết 55) MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông . Biết 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại . 2. Kĩ năng: Biết đọc , viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông . Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2 , dm2 , m2 . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1 m đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô có diện tích 1 dm2 bằng giấy bìa . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Đề-xi-mét vuông . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Mét vuông . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Giới thiệu mét vuông . MT : Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo mét vuông . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu : Cùng với cm2 , dm2 , để đo diện tích , người ta còn dùng đơn vị mét vuông . - Chỉ hình vuông đã chuẩn bị , yêu cầu tất cả HS quan sát , nói : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m - Giới thiệu cách đọc , viết : Mét vuông viết tắt là m2 . Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 , 2 : + Chữa bài và kết luận chung . - Bài 3 : - Bài 4 : + Gợi ý HS tìm các cách giải bài toán . Hoạt động lớp . - Quan sát hình vuông , đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ : 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại . Hoạt động lớp . - Đọc kĩ đề bài và tự làm bài . - Đọc kết quả từng câu . - Lớp nhận xét . - Đọc kĩ bài toán để tìm lời giải . GIẢI Diện tích của một viên gạch là : 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền là : 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số : 18 m2 - Đọc đề , suy nghĩ tìm cách giải . - Tiến hành giải vào vở một trong các cách : GIẢI Diện tích hình chữ nhật to là : 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là : 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là : 75 – 15 = 60 (cm2) Đáp số : 60 cm2 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua đổi các đơn vị đo diện tích ở bảng . - Nêu lại định nghĩa về mét vuông cùng quan hệ của nó với các đơn vị khác . 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập Bài 2 (phải), 4 - Chuẩn bị: Nhân một số với một tổng. ----------------------------------------- Địa lí (tiết 10) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học về tự nhiên , dân cư , kinh tế của miền núi và cao nguyên ở nước ta . 2. Kĩ năng: Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên , con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn , trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên . Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . 3. Thái độ: Tự hào Tổ quốc ta giàu đẹp . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN . - Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Thành phố Đà Lạt . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) On tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS chỉ đúng các địa danh trên bản đồ . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Treo bản đồ Địa lí tự nhiên VN ở bảng . - Điều chỉnh , giúp HS chỉ đúng . Hoạt động lớp . - Một số em lên bảng chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm lại các đặc điểm của vùng Tây Nguyên . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Kẻ sẵn bảng thống kê như SGK . Hoạt động lớp , nhóm . Các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 SGK . - Lên điền các kiến thức vào bảng . Hoạt động 3 : MT : Giúp HS nắm lại các đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Hỏi : + Hãy nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ . + Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống , đồi trọc ? - Hoàn thiện phần trả lời của HS . Hoạt động lớp . - Vài em trả lời . 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tự hào Tổ quốc ta giàu đẹp . 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . -------------------------------------------------- SINH HOẠT TUẦN 11 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 12 . - Báo cáo tuần 11 . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội . - Tham dự Đại hội Liên Đội . - Tich cực đọc và làm theo báo Đội . - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội . 4. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta . - Chơi trò chơi : Tìm bạn thân . 5. Tổng kết : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 12 . - Nhận xét tiết . .
Tài liệu đính kèm: