Giáo án Lớp 4 kì 1 - Trường tiểu học Trung Hà

Giáo án Lớp 4 kì 1 - Trường tiểu học Trung Hà

Tiết 1 Tập đọc ( Tiết 1)

 Dế mèn bênh vực kẻ yếu

I. Mục tiêu :

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.

 Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời được câu hỏi trong SGK )

II. Đồ dùng dạy -học:

 -Tranh minh hoạ SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc.

 - Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

 

doc 605 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 kì 1 - Trường tiểu học Trung Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009.
Tiết 1 Tập đọc ( Tiết 1)
 Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu :
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.
 Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời được câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy -học:
 -Tranh minh hoạ SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc.
 - Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Mở đầu: 
- Giới thiệu 5 chủ điểm của tập 1. 
- GV giới thiệu khái quát từng chủ điểm. 
- Cho HS xem tranh chủ điểm 1 và nhận xét.
- GV giới thiệu chủ điểm 1.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? 
- Giới thiệu bài, ghi đề bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
- Cho HS xem tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí ” gợi ý cho HS về nhà tìm đọc.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc: 
- Cho 1 HS đọc toàn bài 
- GV chia đoạn cho HS đọc theo 4 đoạn. 
- Theo dâi 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nhóm 2
- GV đọc mẫu lần 1
b. Tìm hiểu bài: 
Yªu cÇu hs ®äc thÇm vµ trả lời c©u hái.
 + Truyện có những nhân vật nào?
 + Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
Đoạn 1: 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu:
 + Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- Cho HS nêu ý đoạn 1 
Đoạn 2: 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu:
+ Những chi tiết nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Ý của đoạn 2 nói lên điều gì?
Đoạn 3: 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu:
+ Những chi tiết nào cho thấy bọn Nhện ức hiếp chị Nhà Trò?
+ Ý đoạn 3 nói gì?
Đoạn 4: 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm tìm hiểu:
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
- Cho HS đọc lại toàn bài và nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? 
+ Ý đoạn này nói gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
-GV hướng dẫn đọc từng đoạn phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Gọi 3 HS đọc theo 3 đoạn 
- GV treo đoạn cần luyện đọc lên bảng: “Năm trước  vặt cánh ăn thịt em”
- GV đọc mẫu đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng 
- Cho HS đọc diễn cảm theo cặp. 
- Cho vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn, ghi điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 
+ Em học được gì ở Dế Mèn ? 
+ Vậy ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài “Mẹ ốm”
- HS mở SGK phần mục lục
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc 5 chủ điểm
(Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, trên đôi cánh ước mơ, có chí thì nên, tiếng sáo diều)
- HS lắng nghe.
 - HS quan sát tranh để trả lời.
HS có thể trả lời:
 + Bức tranh vẽ 1 con vật to lớn đang uy hiếp con vật gầy còm, ốm yếu.
- HS lắng nghe. 
- Cả lớp theo dâi vµ đọc thầm.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (3 lượt) 
- 2 HS đọc bài
- 1 HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo nhóm.
- NhËn xÐt.
- HS lắng nghe
- HS thùc hiÖn.
+ Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện.
+ Chị Nhà Trò
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trò đang gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
 *Ý1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ Thân hình bé nhỏ, gầy yếu... 
* Ý 2: Hình ảnh yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
 + Bọn Nhện đánh Nhà Trò mấy bận, ...đe bắt ăn thịt chị.
*Ý 3: Sự ức hiếp của bọn Nhện đối với chị Nhà Trò
- HS đọc thầm đoạn 4 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. 
+ Phản ứng mạnh mẻ, xoè cả hai càng ra, hành động bảo vệ, che chở dắt Nhà Trò đi. 
- Nhà Trò ngồi gục đầu trên tảng đá cuội mặc áo thâm dài, người bự phấn => Tả đúng về Nhà Trò một cô gái đáng thương 
- Dế Mèn dắt nhà trò đi một khoảng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện 
=> Hình ảnh Dế Mèn dũng cảm che chở bảo vệ kẻ yếu 
*Ý4: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- 1 HS đọc cả bài 
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm theo cặp. 
- HS thùc hiÖn.
+ Lòng dũng cảm, bênh vực kẻ yếu.
Ý nghĩa: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những áp bức, bất công.
Tiết 3: Toán ( Tiết 1)
 Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiªu:
Giúp HS ôn tập về:
- Cách đọc, viết các số đến 100 000
- Phân tích cấu tạo số, viết số thành tổng.
- Ôn tập về chu vi 1 hình
II. Đồ dùng dạy học:
- Vẽ sẵn bảng số ở BT2
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
A. Ổn định tổ chức:
- GV kiểm tra sách vở BT của HS.
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài mới:
- Chúng ta đã học đến các số nào?
- GV giới thiệu ghi đề bài 
2. ¤n tập c¸ch đọc, viÕt sè và c¸c hàng
- GV viết số 83251 yêu cầu HS đọc và nêu rõ các hàng.
- Cho HS làm tương tự như trên với số 83001, 80201, 80001.
- Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề (1chục = 10 đơn vị, 100= 10chục,..) 
- HS để sách, vở lên bàn.
- HS lắng nghe.
- Học đến số 100000
- HS đọc và nêu các số hàng đơn vị, chục, ...
- HS thùc hiÖn.
- HS nêu, HS khác nhận xét.
- Gọi vài HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, chục nghìn.
3. Thực hành:
Bài 1:
- GV vẽ tia số lên bảng, cho HS trả lời câu hỏi: 
+ Quy luật của dãy số này là gì?
+ Số viết sau số 10 000 là số nào?
- Cho HS làm bài vào vở các số còn lại
- Cho HS đọc yêu cầu b
- GV ghi bảng:
 36000; 37000; ... ;... ;... ; 41000; ...
- GV chữa bài chốt ý đúng 
- Cho HS đưa ra quy luật của bài b 
Bài 2:
- GV kẻ sẵn bảng ở bài tập lên bảng hướng dẫn HS làm mẫu:
42517: 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm,1 chục, 7 đơn vị
- Cho HS tự làm bài vào vở không cần kẻ bảng 
- Gọi 2 em 1 cặp lên bảng: 1 em viết số, 1 em đọc số 
Bài 3:
a.GV hướng dẫn làm mẫu 
8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chấm một số vở. 
- Chữa bài, chốt ý đúng.
b. Làm tương tự như phần a nhưng ngược lại.
- Cho 2 dãy bàn gần nhau đổi để chấm 
Bài 4:
- GV treo 3 hình lên bảng. 
Hỏi: Muốn tính chu vi một hình ta làm như thế nào ?
- GV và HS chữa bài trên bảng. 
C. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức cơ bản.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà làm BT và xem trước bài sau.
- HS nêu, HS khác nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu câu. 
a) Viết số thích hợp dưới mỗi vạch của TS
 0 10000 .... 30000 ..... ..... .....
+ Số liền sau = số liền trước + 10000
+ Số 20000
- HS làm vào vở.
b) 36000, 37000, 38000, 39000, 40000, 41000
+ Số liền sau = số liền trước + 1000
- HS nêu lại quy luật
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS phân tích và đọc bài mẫu .
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đọc và viết các số vào bảng. 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- HS quan sát lên bảng.
- HS làm các phần còn lại vào vở. 
- 3 HS lên bảng chữa bài 
- HS làm bài theo cặp.
- HS chấm bài nhóm bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu .
 + Tìm tổng độ dài các cạnh
- HS tự làm bài theo nhóm 
- Đại diện các nhóm lên bảng làm, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
Tiết 4: Lịch sử ( Tiết 1) 
 Môn Lịch sử và Địa lí
I. Mục tiêu:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp hs biết về thiên nhiên và con ng]ời Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục hs tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát 1 bài về quê hương đất nước.
B. KiÎm tra:
- GV kiểm tra sách vở HS
- Nhận xét chung.
C. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi đÇu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
*HĐ1: Làm việc cả lớp 
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng trên bản đồ.
- Cho HS trình bày lại và xác định trên bản đồ vị trí tỉnh em đang ở.
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
*HĐ2: Làm việc nhóm (nhóm 4)
- GV phát cho 4 nhóm 4 bức tranh hoặc ảnh về cảnh sinh hoạt ở 1 số dân tộc.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- Các nhóm làm việc, sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
*HĐ3: Làm việc cả lớp 
- GV đặt vấn về: 
 + Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em có thể kể được một sự kiện lịch sử mà em biết?
- Cho HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV kết luận: 
D. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc bài học.
- GV hướng dẫn cách học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Nước Văn Lang.
- HS hát 1 bài về quê hương đất nước.
- HS để sách, vở môn học lên bàn
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát bản đồ.
- HS trình bày lại và xác định bản đồ
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhËn nhiÖm vô.
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến: 
 + Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán mở ra thời kì độc lập lâu dài ở nước ta, Hai Bà Trưng phất cở khởi nghĩa năm 40 giành lại độc lập,...
- 2 HS đọc bài học.
- HS lắng nghe.
Tiết 5: Đạo đức ( Tiết 1 ) 
 Trung thực trong học tập
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ tình huống (SGK)
- Giấy, bút cho các nhóm.
- Vở bài tập.
- Thẻ màu xanh - đỏ cho mỗi HS.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc :
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra:
- GV kiểm tra sách, vở HS
- Nhận xét chung.
B. Bài mới:
- HS để sách, vở lên bàn.
- HS lắng nghe.
1. Giíi thiÖu bµi:
- Nêu mục tiêu, giới thiệu, ghi dề bài.
2. Gi¶ng bµi:
* H§1 Xö lÝ t×nh huèng
- GV quan s¸t tranh tình huống SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ GV nêu tình huống
+ Yêu cầu các nhóm thảo  ... Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT1)
 - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một và nét đổi mới ở nơi hs đang sống( BT2).
II. Đồ dùng dạy học.
 - Viết dàn ý bài giới thiệu.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung:
Bài 1 (19). 
- HD làm bài
a. Bài văn giới thiệu đổi mới của địa phương nào?
b.Kể lại những nét đổi mới nói trên?
- Lập dàn ý vắn tắt?
- Gv nx, dán dàn ý đã chuẩn bị lên bảng.
+ Mở bài:
+ Thân bài:
+ Kết bài:
Bài 2 (19). 
- Gv nhắc nhở hs chọn những đổi mới em ấn tượng nhất...hoặc giới thiệu mơ ước đổi mới...
- Thực hành giới thiệu N2:
- Thi giới thiệu :
- Gv khen hs giới thiệu tốt.
3. Củng cố -Dặn dò:	
 - NX tiết học. 
- VN viết lại bài giới thiệu vào vở.
- Đọc yêu cầu và đọc đoạn văn
- Đọc thầm bài và trả lời?
- ...xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạch, Bình Định, là xã nghèo đói quanh năm, khó khăn nhất huyện.
- Lần lượt hs kể: ...biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm; nghề nuôi cá phát triển; đời sống người dân cải thiện...
- Hs lập nháp, trình bày, lớp nx, bổ sung.
- Hs đọc lại.
- Giới thiệu những đổi mới ở địa phương
- Gới thiệu chung về địa phương em sinh sống.
- Nêu kết qủa đổi mới, cảm nghĩ của em.
- Đọc yêu cầu đề bài, xác định yc đề.
- Hs tiếp nối nhau giới thiệu nội dung chọn:...
- Cả lớp thực hành.
- Cá nhân, nhóm.
- Hs nx, trao đổi bổ sung.
Lịch sử - Tiết 20:
Chiến thắng Chi Lăng.
I. Mục tiêu:
 - Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn( tập trung vào ttrận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quan xâm lược Minh ( khởi nghĩa Lam Sơn) Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến , nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: 
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ( Năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần...).
II. Đồ dùng dạy học.
 - Lược đồ trận Chi Lăng ( HĐ1). Phiếu học tập ( Diễn biến trận Chi Lăng)- HĐ2
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2,3 hs nêu tình hình nước ta vào cuối thời Trần? Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân Minh?
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gv nêu bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng: 
- Gv treo lược đồ / 45.
- Thung lũng ải Chi Lăng ở tỉnh nào ?
- Hình thức như thế nào?
- Hai bên thung lũng là gì?
- Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
- Với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta, hại gì cho quân địch?
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Tổ chức hs thảo luận theo nhóm 4;
Gv phát phiếu cho các nhóm.
- Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng ntn?
- Kị binh của ta đã làm gì khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng?
- Trước hành động của quân ta kị binh của giặc đã làm gì?
- Kị binh của giặc thua ntn?
- Bộ binh của giặc thua ntn?
- Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả:
KL: chốt lại diễn biến trận đánh Chi Lăng trên lược đồ.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Nêu lại kết quả của trận Chi Lăng?
- Vì sao quân ta thắng ở ải Chi Lăng?
- Ý nghĩa chiến thắng Chi Lăng?
3. Củng cố -Dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ của bài.
- Vn học thuộc bài , đọc bài 17.
- Hs nghe.
- Hs quan sát.
- Tỉnh Lạng Sơn.
- ...hẹp và có hình bầu dục.
- Phía tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở. Phía đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
-...có sông, có 5 ngọn núi nhỏ...
- Tiện cho quân ta mai phục, giặc vào khó mà ra được.
- Hs đọc sgk, quan sát lược đồ trả lời câu hỏi theo phiếu.
- ...quân ta mai phục chờ địch ở 2 bên sườn núi và lòng khe.
- Khi quân địch đến kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
- Kị binh của giặc ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy.
- Khi ngựa của chúng...Liễu thăng bị giết tại trận.
- Hs trả lời.
- Lần lượt từng nhóm trả lời các nội dung trên, trao đổi.
- Đọc sgk, trả lời
- Quân ta đại thắng, quân địch thua. Số sống sót chạy về nước, tướng giặc Liễu Thăng chết ngay tại trận.
- Quân ta anh dũng mưu trí, địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
- ...Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi nên ngôi Hoàng Đế, mở đầu thời Hậu Lê.
Kĩ thuật- Tiết 20
Trồng rau hoa trong chậu
I . Mục tiêu :
 .- Học sinh biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu.
- Làm được việc chuẩn bị chậu và trồng được cây trong chậu.
 - Ham thích trồng cây,quý trọng thành quả lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu : Một chậu trồng cây hoa hoặc cây rau.
- Cây con rau,hoa để trồng
- Cuốc,bình tưới nước.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
 HĐ1:Ôn lại quy trình kĩ thuât trồng cây trong chậu.
--Giáo viên yêu cầu
? Nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu?
- GV HD lại theo các bước trong SGK
HĐ2:HS thực hiện trồng cây con.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
-GV gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hành.
-GV NX,đánh giá kết quả học tập của HS.
C.Củng cố, dặn dò: 
- NX tinh thần, thái độ học tập của học sinh. - Chuẩn bị bài sau .
-HS nhắc lại các bước của quy trình trồng cây rau, hoa đã học. 
- Chuẩn bị cây để trồng trong chậu.
- Chậu trồng cây.
- Đất trồng.
- HS quan sát hình trong SGK và nêu các bước trồng cây con.
 - Một HS nhắc lại và thực hiện thao tác kĩ thuật trồng cây.
-HS thực hành .
-Vệ sinh sạch các công cụ lao động và chân tay.
	Sinh hoạt
Nhận xét tuần 20
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Quỳnh, Thảo, Đầm, Hưng,...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
- Nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác (Duyên, Thiết,...)
- Một số bạn đã có tiến bộ trong học tập: Hoàng, Nông Đức.
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em thiếu tập trung trong học tập (Triệu Đức, Mai, Phượng, Hiệp,...)
- Một số HS quay phải, quay trái chưa đều.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học tập và rèn luyện chào mừng năm học mới.
Tuần 21 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
Tập đọc - tiết 42.
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
I. Mục tiêu.
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tợ hào, ca ngợi.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.( trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết nội dung
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bài Trống đồng Đông Sơn và nêu nội dung bài.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài .
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Hướng dẫn chia đoạn:
- Đọc nối tiếp đoạn 2 lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp luyện đọc đúng
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp :
- Gv đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
+ Đọc thầm Đ1 và nêu tiểu sử về Trần Đại Nghĩa ?
- Đọc thầm Đ2,3 trả lời:
- Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước khi nào?
- Vì sao ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài về nước?
- Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì?
- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến?
- Nêu đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- Đọc thầm Đ4, trao đổi:
- Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào?
- Nhờ đâu Trần Đại Nghĩa có được những chiến công cao quý?
- Cho HS nêu nội dung bài : 
(bảng phụ )
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp:
+ Nêu cách đọc diễn cảm toàn bài?
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Gv đọc mẫu:
+ Luyện đọc theo cặp :
- Thi đọc:
- Gv nhận xét chung, khen HS đọc tốt.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS đọc toàn bài
- 4 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Từng cặp đọc bài.
- Đại diện 4 cặp đọc- lớp nhận xét.
- ...tên thật là Phạm Quang Lễ, ở Vĩnh Long, học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học ...
- Cả lớp đọc 
- Năm 1946.
- ...theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
- Đất nước đang bị xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca,...
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi: Nhiều năm liền , giữ cương vị chủ nhiệm uỷ ban khoa học và kĩ thuật nhà nước.
- Theo cặp.
- Năm 1948 ông được phong Thiếu tướng; 1953 ông được tuyên dương Anh hùng lao động, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
- ...nhờ có lòng yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi.
Nội dung*: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
- 4 HS đọc.
- Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, xuất sắc,...
-1 HS đọc , nêu cách đọc đoạn:
- Từng cặp luyện đọc.
- 4, 5 HS đọc 
- Lớp nhận xét, trao đổi.
Toán - Tiết 101
 Rút gọn phân số.
I. Mục tiêu: 
	- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản ).
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu BT3

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-20.doc