Giáo án Lớp 4 - Soạn ngang - Tuần 2

Giáo án Lớp 4 - Soạn ngang - Tuần 2

TẬP ĐỌC.

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU:

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- HS KG: chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh trong sgk.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài " Mẹ ốm”

? Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

B. Bài mới:

HĐ1. Giới thiệu bài:

HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài

- Đọc từng đoạn

+ Đoạn 1: 4 câu đầu

+ Đoạn 2: phần còn lại

- Lần 1: đọc từ khó . lủng củng, co rúm, béo múp béo míp, xí xoá.

- Lần 2 : hướng dẫn giải nghĩa từ chú giải .

- Từ ngữ: chóp bu, nặc nô, có của ăn của để, văn tự

- GV đọc mẫu

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Soạn ngang - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 2:
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC.
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS KG: chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh trong sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài " Mẹ ốm”
? Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
B. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài 
- Đọc từng đoạn
+ Đoạn 1: 4 câu đầu
+ Đoạn 2: phần còn lại
- Lần 1: đọc từ khó . lủng củng, co rúm, béo múp béo míp, xí xoá...
- Lần 2 : hướng dẫn giải nghĩa từ chú giải .
- Từ ngữ: chóp bu, nặc nô, có của ăn của để, văn tự
- GV đọc mẫu
HĐ3. Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc đoạn 1, HS khác đọc thầm, trả lời
? Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
Ý 1: Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời
? Dế Mèn đã làm cách nào để nhện phải sợ?
? Dế Mèn đã làm cách nào để nhện nhận ra lẽ phải?
Ý 2: Dế Mèn làm cho nhện sợ và nhận ra lẽ phải.
?* Em thấy có thể tặng dế mèn danh hiệu nào trong số danh hiệu sau đây:..... vì sao lựa chọn danh hiệu đó? 
- HSKG trao đổi trong nhóm và chọn danh hiệu cho dế mèn.
HĐ4. Đọc diễn cảm: 
- GV đọc diễn cảm ( Lời nói của dế mèn: đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép. Những câu văn miêu tả, kể chuyện, giọng đọc thay đổi cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết. Chú ý ngữ điệu các câu:
+ Từ trong hốc đá,/ một mụ nhện cái cong chân nhảy ra...nom cũng đanh đá,/ nặc nô lắm.//
 Tôi quay phắt lưng,/ phóng càng đạp phanh phách ra oai.// mụ nhện co rúm lại/ rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.// tôi thét:/
+ Cớ sao các người có của ăn của để,/ béo múp béo míp mà cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?//)
	- HS luyện đọc theo nhóm.
	- HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn hs chuẩn bị bài sau: " Truyện cổ nước mình"
----------------------------------------------------------
TOÁN.
 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ.
I. MỤC TIÊU :
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a, b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Giáo án , bảng phụ...
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo ...
II. CÁC HOATJ ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ. 
- HS đọc các số 51263; 80000; 76210; 99999.
2. Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài : Giới thiệu và ghi đầu bài 
HĐ2. Giới thiệu số có 6 chữ số :
- Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
	10 đơn vị = 1 chục 	10 chục = 1 trăm
	10 trăm = 1 nghìn 	10 nghìn = 1 chục nghìn
- GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn;	
Một trăm nghìn viết là : 100000.
	- GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng đơn vị đến hàng trăm nghìn.
- Sau đó gắn các thẻ số 100000; 10000; ...10 lên các cột tương ứng trên bảng, HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn... bao nhiêu đơn vị.
- GV gắn kết quả đếm xuống các cột cuối bảng.
- GV cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn... bao nhiêu đơn vị .
- Tương tự như vậy, GV lập thêm vài số có sáu chữ số nữa lên bảng, cho HS lên bảng viết và đọc số. 
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn phần a , phần b cho HS làm bảng con .
- HS nêu kết quả.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu viết số, đọc số, phân tích số.
- HS làm vào vở, nhận xét chữa bài 
Bài 3: - HS đọc yêu cầu 
- HS đọc các số theo nhóm 2.
- HS đọc, cả lớp nhận xét.
Bài 4a,b - HS đọc yêu cầu 
- HS viết số vào bảng con .
	- Nhận xét chữa bài : a,63115 b,723936; c, 943103 d,860372
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
-------------------------------------------------------
KHOA HỌC.
SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
(Tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình minh hoạ trang 8 sách giáo khoa.
- Phiếu học tập theo nhóm. 
III. Các hoạt động dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
? Vẽ lại sơ đồ quá trình trao đổi chất?
2. Dạy học bài mới : 
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Chức năng của cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất 
- Hoạt động cả lớp: quan sát các hình minh hoạ trang 8 sách giáo khoa.
? Hình minh họa cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ?
? Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ? 
- Gọi 4 học sinh lên vừa chỉ vào hình vừa giải thích.
+ Hình 1: vẽ cơ quan tiêu hoá có chức năng trao đổi thức ăn.
+ Hình 2: vẽ cơ quan hô hấp có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí.
+ Hình 3: cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan của cơ thể.
+ Hình 4: vẽ cơ quan bài tiết. có chức năng thải nước tiểu từ cơ thể ra môi trường.
- Kết luận: trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng. để tìm hiểu rõ về các cơ quan, các em cùng làm phiếu bài tập.
HĐ3. Sơ đồ quá trình trao đổi chất.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, làm bài 1- VBT
- 1 học sinh làm phiếu học tập lên bảng và đọc. nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
- Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào?
- Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
- Kết luận (3 ý trên). 
HĐ4: sự phối hợp hoạt động giữa các cở quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất.
- Dán sơ đồ phóng trang 7 lên, học sinh đọc phần “thực hành” và làm bài 2- VBT
- HS suy nghĩ các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 học sinh lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
- 1 học sinh nhận xét.
- Kết luận về đáp án đúng.
- Học sinh làm việc theo cặp quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
- Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
- 2 học sinh thảo luận: 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời và ngược lại.
- HS1: cơ quan tiêu hoá có vai trò gì ?
- HS2: trả lời: cơ quan tiêu hóa lấy thức ăn, nước từ môi trường để tạo ra các chất dinh dưỡng và thải ra phân.
- HS2: cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì ?
- HS1: cơ quan hô hấp lấy không khí để tạo ra ô xi và thải ra khí các-bô-níc.
 - HS1: cơ quan tuần hoàn có vai trò gì ?
 - HS2: cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì ?
 Kết luận:- Các cơ quạn trong cơ thể đều tham gia vào quá trình trao đổi chất. mỗi cơ quan có một nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp với nhau để thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.	
3. Củng cố, dặn dò:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt động ?
- Nhận xét tiết học.
*************************************
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
THỂ DỤC.
ĐỘNG TÁC QUAY SAU. TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I-MỤC TIÊU:
	- Củng cố và nâng cao kỷ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật, đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh.
	Trò chơi "Thi xếp hàng nhanh". Yêu cầu biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
	1. Phần mở đầu 
	- GV phổ biền nội dung yêu cầu tiết học, chấm chỉnh đội ngũ trang phục luyện tập.
	 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
	- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2
	2. Phần cơ bản
	HĐ1. Đội hình đôi ngũ 
	- Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng
	-Lần 1,2 GV hướng dẫn HS tập, có nhận xét, sửa chữa nhưng sai sót cho HS 
	- GV chia tổ luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng
	- Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn
	- Cả lớp tập để củng cố do GV điều khiển.
	HĐ2. Trò chơi vận động
	- Trò chơi " Thi xếp hành nhanh" gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, cho một tổ chơi thử, sau đó cả lớp chơi thử. Tiếp theo cho cả lớp chơi chính thức có thi đua. Nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
	3. Phần kết thúc
	- Cho HS làm động tác thả lỏng.
	- GV cùng HS hệ thống lại bài.
	- Nhận xét, đánh giá giờ học.
--------------------------------------------------------------
TOÁN.
 LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS1. Đọc các số sau: 154 876; 873 592.
- HS2. Viết các số sau:
+ Tám mươi hai nghìn một trăm bảy mươi hai.
+ một trăm năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi
2. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập:
 - HS ôn lại cách viết – đọc số.
- HS nhắc lại cách viết – đọc số.
- HS ñoïc caùc soá :850 203 ; 820 004 ; 800 007 ; 832 100; 832 010 
 HĐ3. HDThực hành : 
Bài 1:GV kẻ sẵn bảng số bài 1 lên bảng , yêu cầu từng học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác làm vào vở.
- HS nêu miệng các số vừa làm.
+ HS phân tích số 653 267
+ HS lần lượt lên bảng trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:- HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc các số: 2 453; 65 243; 762 543; 53 620
+ Cho biết mỗi số 5 ở trên thuộc hàng nào, lớp nào?
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3a,b,c: 
- HS tự viết số vào vở.
- HS đổi vở, nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4a,b: - HS tự điền số vào các dãy số, sau đó cho HS đọc từng dãy số trước lớp.
+ HS làm bài vào vở
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng HS
- HS nêu từng dãy số.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Hàng và lớp”
---------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU :
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV ...  cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại đươ5c một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: 3 - 4 khổ giấy to viết y/c của bài tập 1 (để chỗ trống) để hs điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
- 1 tờ phiếu cắt viết đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập)
- Học sinh: Vở bài tập (tập 1).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điểm gì?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2 - Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2. Tìm hiểu Phần nhận xét:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm: ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
? Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
- các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- GV có thể nêu thêm ví dụ để hs hiểu rõ hơn nội dung phần ghi nhớ.
HĐ3. Luyện tập:
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập.
? Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? các chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé?
- Hs đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: Người gầy, tóc hớt ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quầ ngắn đến gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì?( Các chi tiết nói lên: Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ dài đến đầu gội cho thấy chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. - Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc. - Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ.)
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ truyện thơ: Nàng tiên ốc.
- Nhắc HS: Có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- HS kể trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------
KĨ THUẬT.
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT KHÂU, THÊU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
 - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
 - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
 - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
 - Một số sản phẩm may, khâu , thêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. OÅn ñònh lôùp vaø KTBC: Kieåm tra duïng cuï hoïc taäp cuûa HS.
2. Daïy baøi môùi:
 HĐ1: Höôùng daãn HS tìm hieåu ñaëc ñieåm vaø caùch söû duïng kim.
 - HS quan saùt H4 SGK vaø hoûi : em haõy moâ taû ñaëc ñieåm caáu taïo cuûa kim khaâu.
 -GV nhaän xeùt vaø neâu ñaëc ñieåm chính cuûa kim: Kim khaâu vaø kim theâu laøm baèng kim loaïi cöùng, nhieàu côõ to, nhoû khaùc nhau, muõi kim nhoïn, saéc, ñuoâi kim deït coù loã ñeå xaâu kim.
 - HS quan saùt H5a, b, c SGK ñeå neâu caùch xaâu chæ vaøo kim vaø veâ nuùt chæ. 
-HS ñoïc caùch laøm ôû caùch laøm ôû SGK
 -GV neâu nhöõng ñaëc ñieåm caàn löu yù vaø thöïc hieän minh hoaï cho HS xem.
 -GV thöïc hieän thao taùc ñaâm kim ñaõ xaâu chæ vaøo vaûi ñeå HS thaáy taùc duïng cuûa veâ nuùt chæ. 
- HS thöïc haønh.
 HĐ2. Thöïc haønh xaâu kim vaø veâ nuùt chæ.
 - HS hoaït ñoäng nhoùm: 2 - 4 em/ nhoùm ñeå giuùp ñôõ laãn nhau. 
 -GV quan saùt, giuùp ñôõ nhöõng em coøn luùng tuùng.
 - moät soá HS thöïc hieän caùc thao taùc xaâu kim, nuùt chæ.
 -GV ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp cuûa HS.
 3. Nhaän xeùt- daën doø:
 -Nhaän xeùt veà söï chuaån bò, tinh thaàn hoïc taäp cuûa HS.
 -Chuaån bò vaät lieäu, duïng cuï ñeå hoïc baøi “Caét vaûi theo ñöôøng vaïch daáu”.
------------------------------------------------------------
TOÁN.
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng các lớp, hàng, đã được kẻ sẵn trên bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Kiểm tra bài cũ : 
HS1 : Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé : 213897 ; 213978 ; 213789 ; 213798 ; 213987
HS2 : Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 546102 ; 546201 ; 546210 ; 546012 ; 546120.
GV nhaän xeùt , ghi ñieåm .
Bài mới: 
HĐ1. Giáo viên giới thiệu bài: 
HĐ2: Tìm hiểu Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu.
? Hãy kể các hàng và lớp đã học ?
- GV đọc : Một trăm, một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn
- Một học sinh lên bảng viết số - Học sinh lớp viết vào vở nháp: 100; 1000; 10000; 100000; 1000000
- GV giới thiệu: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu.
? Một triệu bằng mấy trăm nghìn ?
? Số một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
- Gọi HS viết số mười triệu, một trăm triệu 
- G/V giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu tạo thành lớp triệu.
- Học sinh nhắc lại tên các hàng ở lớp triệu.
- HS thi đua kể tên các hàng và lớp đã học.
- GV kết hợp điền tên hàng lớp triệu vào bảng phụ (đã chuẩn bị)
HĐ3. Luyện tập thực hành 
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài 
 ? Hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu? 
HS đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
Bài 2 : - H S nêu yêu cầu bài
 ? Hãy đếm thêm một chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu
? 1 chục triệu còn gọi là gì ?
Viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu
Bài 3 : Đọc và viết số 
GV đọc cho HS viết vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng viết.
 GV nhận xét, sửa 
Bài 4: HSKG
- HS phân tích số. GV lưu ý HS nếu viết số ba trăm mười hai triệu ta viết 312 sau đó thêm 6 chữ số 0 tiếp theo.
- HS KG lên bảng viết các số còn lại.
 3. Củng cố, dặn dò : 
	- Nhấn mạnh nội dung bài học .
 Nhận xét giờ học .
-------------------------------------------------
KHOA HỌC.
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Kể được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 10, 11 trong sách giáo khoa.
- Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1: Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng
? Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất	?
? Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người ?
- Nhận xét, ghi điểm
	3: Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài _ Ghi đề
HĐ2: Phân lọai thức ăn và đồ uống 
- HS quan sát tranh 10 SGK
? Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật?
 - Gọi lần lượt HS lên xếp thẻ ghi tên thức ăn,đồ uống vào đúng cột phân lọai 
- Yêu cầu HS nói tên các lọai thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật
- Tuyên dương những HS tìm được nhiều lọai thức ăn và phân lọai đúng nguồn gốc 
- HS đọc phần bạn cần biết T/10 SGK
? Người ta còn có cách nào để phân lọai thức ăn nữa ? 
? Theo cách này thức ăn chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ?
? Vậy có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân lọai như vậy ?
	- HS nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng 
- Họat động theo nhóm ( 6 em ) HS quan sát các tranh11 SGK
-Câu hỏi thảo luận :
Câu 1: Kể tên những thức ăn giàu chất bột ở các tranh 11 SGK
Câu 2: Kể tên một số lọai thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất đường ,bột ?
Kết luận: Chất bột đường là cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể . Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô ,bột mì ,ở một số lọai củ như khoai, sắn, đậu và ở đường ăn 
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân vào VBT.
- HS nêu kết quả, GV chấm bài 
3 :Củng cố- Dặn dò : 
- Yêu cầu học sinh nhận xét ý kiến nào đúng ý kiến nào sai ?
a) Hằng ngày, chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá, trứng là đủ ?
b) Hằng ngày, chúng ta phải ăn nhiết chất bột đường ?
c) Hằng ngày, chúng ta phải ăn cả thức ăn có nguốn gốc từ động vật và thực vật.
- Trong bữa ăn cần phải ăn nhiều loại thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
---------------------------------------------------
SINH HOẠT TUẦN 2
I/ MỤC TIÊU:
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ LÊN LỚP
	HĐ1. Tổ chức : Hát
	HĐ2. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Truy bài: Các em đã thực hiện tốt giờ truy bài, Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức truy bài như: ..
	 - Học tập : Nề nếp học tập. Trong lớp còn mất trật tự chưa chú ý nghe giảng.
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng , tập động tác..
	- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
HĐ3. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : 
 - Phê bình : ..
HĐ4. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 Tuan 2 ngang 2010.doc