Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 10

Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 10

TOÁN: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. Làm bài tập 1, 2, 3, 4a.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ (3): Thực hành vẽ hình vuông và HCN. Gv nhận xét

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
Thực hiện từ ngày 29/ 10/2012 đến ngày 2/ 11/012
Thứ hai 
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. Làm bài tập 1, 2, 3, 4a.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ (3’): Thực hành vẽ hình vuông và HCN. Gv nhận xét 
2. Bài mới(34’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 (30’): Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu hs nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. 
Bài 2: Yêu cầu hs đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
Bài 3:Hs vẽ hình vuông với một cạnh có trước. 
Bài 4a:
Yêu cầu hs vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm
Gv nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 4(3’): Củng cố - Dặn dò
Làm bài trong VBT
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Hs thực hành theo sự hướng dẫn của gv.
Một số hs lên bảng thực hiện.
Lớp nhận xét, chữa bài.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kỳ I (khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bì; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 4’): Gọi hs đọc bài: Điều ước của vua Mi-đát và trả lời câu hỏi. Gv nhận xét và ghi điểm 
2. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 Ôn tập (20’)
-Cho hs kể tên các bài học thuộc chủ điểm: thương người như thể thương thân
-Tổ chức cho học sinh luyện đọc từng bài theo nhóm và cá nhân 
-Yêu cầu hs nêu tên tác giả và nêu nội dung từng bài 
*Kết luận: Giáo dục hs phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người. 
Hoạt động 2 (8’): Kiểm tra đọc 
-Tổ chức cho hs bốc thăm và đọc các bài tập đọc vừa ôn, gv kết hợp hỏi các câu hỏi về nội dung bài 
-Nhận xét và ghi điểm 
Hoạt động 4(3’): Củng cố dặn dò 
Gv hệ thống nội dung bài. Dặn hs chuẩn bị giờ sau. Nhận xét tiết học. 
-Hs mở SGK và kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm
-Luyện đọc theo nhóm và thi đọc cá nhân giữa các thành viên trong tổ
-Nêu nội dung ý nghĩa của từng bài 
- Lớp nhận xét bổ sung
-Hs bốc thăm và đọc bài , cả lớp cùng theo dõi và đánh giá 
KHOA HỌC: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về:
-Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
-Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
-Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Dinh dưỡng hợp lý. Phòng tránh tai nạn đuối nước 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, các tranh ảnh về các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới (32’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(12’): Trò chơi “Ai nhanh?Ai đúng? 
-Chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp bàn ghế trong lớp lại. Cử 3 hs làm ban giám khảo ghi lại các câu trả lời của các đội. 
-Gv đọc lần lượt từng câu hỏi. Đội nào có câu trả lời trước sẽ được nói trước.
-Gv cộng điểm hay trừ điểm tuỳø vào câu trả lời và nhận xét của ban giám khảo (được giao cho đáp án).
-Kết thúc trò chơi gv tổng kết, tuyên bố đội thắng cuộc.
Hoạt động 2(6’):Tự đánh giá 
-Yêu cầu hs vẽ bảng như SGK và điền vào bảng những thức ăn thức uống trong tuần của hs.
-Trao đổi với bạn bên cạnh.
-Yêu cầu hs tự đánh giá đã ăn phối hợp và thường xuyên thay đổi món chưa, đã đủ các chất chưa, .
Hoạt động 3(5’): Trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lí?”
-Dựa vào những tư liệu và hình ảnh mang theo trình bày một bữa ăn ngon và bổ. Nếu hs mang nhiều có thể thực hiện nhiều bữa trong ngày.
-Cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn dinh dưỡng.
-Hãy nói với cha mẹ những gì học được qua hoạt động này.
Hoạt động 4(5’): Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
-Yêu cầu hs ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng và trang trí tờ giấy ghi.
-Nhận xét.
Hoạt động 5(3’): Củng cố- Dặn dò
-Cho hs đọc lại 10 lời khuyên dinh dưỡng.
-Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
-Trả lời thật nhanh các câu hỏi để có điểm.
Vẽ bảng và điền vào bảng.
-Tự đánh giá.
-Dùng hình ảnh mang theo để bày một bữa ăn.
-Nhóm khác nhận xét có ngon không, có đủ chất không?
Hs làm việc cá nhân.
Một số hs trình bày.
Thứ ba 
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Thực hiện được cộng, phép trừ các số có sáu chữ số. 
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. 
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu liên quan đến hình chữ nhật .
- Làm bài tập 1a, 2a, 3b, 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Bài cũ(3’) HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài.
3. Bài mới (34’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(30’): Luyện tập 
Bài 1a: Đặt tính (HS làm bảng con), gọi 2 hs lên thực hiện trên bảng lớp.
Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
Lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hiện . 
Bài 3b: HS vẽ hình theo yêu cầu và trả lời câu hỏi trong SGK. 
Bài 4: 
HS đọc đề, Gv tóm tắt đề toán lên bảng.
Giúp hs nhận ra dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
Lưu ý hs tổng của chiều dài và chiều rộng là nửa chu vi. 
Hoạt động 2 (3’): Củng cố – dặn dò
Dặn hs về làm trong VBT, chuẩn bị bài tiết sau. Nhận xét tiết học. 
HS làm bài vào bảng con, 2 hs lên làm bảng lớp.
Hs sử dụng tính chất kết hợp và tính chất giao hoán để làm BT.
- Làm miệng câu hỏi b.
 Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là 
 (16 + 40) : 2 = 10 (cm )
 Chiều rộng của hình chữ nhật là
 10 - 4 = 6 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là
 10 x 6 = 60 (cm2 )
 Đáp số 60 cm2 
Hs sửa bài.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá năm lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài), bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới (33’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1(20’): Nghe viết chính tả 
Gv đọc bài Lời hứa và giải nghĩa từ trung sĩ 
Yêu cầu hs đọc thầm và chú ý những từ khó 
Tổ chức cho hs viết từ khó vào bảng con: ngẩng đầu, lính gác, trung sĩ...
Gv hướng dẫn hs trình bày bài viết và viết hoa các danh từ riêng 
Tìm hiểu thêm về tác dụng của dấu ngoặc kép
Gv đọc cho hs nghe và viết bài 
Đọc cho hs soát lỗi chính tả 
Chấm và nhận xét bài hs.
Hoạt động 2(10’): Luyện tập 
Gv tổ chức cho hs dựa vào bài viết để trả lời các câu hỏi trong bài tập 
Nhận xét và chữa bài hs.
Hoạt động 4(3’): Củng cố dặn dò 
Gv hệ thống nội dung bài 
Dặn hs chuẩn bị giờ sau. Nhận xét tiết học.
Hs theo dõi và đọc thầm bài viết 
Hs chú ý những từ khó 
Luyện viết từ khó vào bảng con
Nhắc lại cách viết danh từ riêng và tác dụng của dấu ngoặc kép 
Nghe viết chính tả và soát lỗi
Hs thực hành làm bài tập .
Nhận xét và chữa bài 
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kỳ I (khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 (20’): Ôn tập 
- Cho hs kể tên các bài học thuộc chủ điểm: Măng mọc thẳng
-Tổ chức cho hs luyện đọc từng bài theo nhóm và cá nhân 
-Yêu cầu hs nêu tên tác giả và nêu nội dung từng bài 
*Kết luận: Giáo dục hs phải biết sống ngay thẳng thật tha.ø
Hoạt động 2 (7’): Kiểm tra đọc 
-Tổ chức cho hs bốc thăm và đọc các bài tập đọc vừa ôn, gv kết hợp hỏi các câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và ghi điểm. 
Hoạt động 4(3’): Củng cố - dặn dò 
Gv hệ thống nội dung bài.
Dặn hs chuẩn bị giờ sau. 
Nhận xét tiết học.
-Hs mở SGK và kể tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm.
-Luyện đọc theo nhóm và thi đọc cá nhân giữa các thành viên trong tổ
-Nêu nội dung ý nghĩa của từng bài 
- Lớp nhận xét bổ sung
-Hs bốc thăm và đọc bài, cả lớp cùng theo dõi và đánh giá 
LỊCH SỬ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ NHẤT (Năm 981)
I. Mục tiêu: Giúp hs 
-Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất do Lê Hoàn chỉ huy: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân; tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh tới chức Thập đạo tướng quân...Ông đã ch ... ù nhớ.
Hoạt động 2(6’): Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ)
GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4
Yêu cầu hs lên bảng đặt tính và tính, cách hs khác làm bảng con.
GV nhắc lại cách làm như SGK
Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816
Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
Hoạt động 3(18’): Thực hành 
Bài 1: Cho hs làm bài vào bảng con, gọi lần lượt 4 hs lên bảng thực hiện phép tính. Gv cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3a :Gv gọi hs nói lại cách tính giá trị của mỗi biểu thức ( làm tính nhân trước, tính cộng (trừ )sau.
Hoạt động 4(3’) : Củng cố – Dặn dò
Yêu cầu hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính phép nhân gv đưa ra.
Dặn hs làm bài trong VBT, chuẩn bị bài tiết sau.
HS đọc.
HS nêu.
Cả lớp làm bảng con.
 Nêu lại cách đặt tính và tính.
hs so sánh: kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ.
HS thực hiện.
Vài hs nhắc lại cách thực hiện phép tính
 341 231 214 325
 2 4 ....
 682 462 87 5 300 
- Hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức và tự làm vào vở, 2 hs lên bảng làm.
x
x
TIẾNG VIỆT: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I (ĐỌC HIỂU)
 	Học sinh đọc thầm bài “ Thưa chuyện với mẹ” trong sách Tiếng Việt 4, trang 85 và làm bài tập trắc nghiệm sau: 
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng 
Câu 1: Cương mơ ước được làm nghề gì ?
 A. Làm thợ rèn
 B. Làm bác sĩ
C. Làm kĩ sư
Câu 2: Bạn chọn học nghề đó làm gì ?
 A. Để kiếm sống
 B. Để giúp đỡ mẹ
 C. Cả hai đáp án trên.
Câu 3: Qua bài đọc em hiểu được điều gì?
 A. Có nhiều nghề để kiếm sống
 B. Nghề thợ rèn rất thú vị.
 C. Nghề nghiệp nào cũng quý.
Câu 4: Những dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn “ Bất giác ...như khi đốt cây bông” có tác dụng gì ?
 A. Đánh dấu lời nói của nhân vật
 B. Đánh dấu những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Cả hai đáp án trên
Câu 5: Nhận xét về cách trò chuyện của hai mẹ con.
Xưng hô đúng thứ bậc, nề nếp
 Thân mật, tình cảm và gần gũi
Cả hai đáp án trên.
 Thứ sáu 
 TIẾNG VIỆT: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (KIỂM TRA VIẾT)
Câu 1(5 diểm): Chính tả (nghe - viết)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài chính tả: Đôi giày ba ta màu xanh. (SGK môn Tiến Việt 4/ Tập 1, trang 81)
Viết đoạn: “Sau này làm công tác Đội... buổi đầu cậu đến lớp.”
Câu 2: Tập làm văn:
	Đề bài: Nhân dịp sinh nhật một người bạn ở xa, em hãy viết một bức thư thăm hỏi và chúc mừng sinh nhật bạn.
ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ 
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, một cách hợp lý.
* KNS: kĩ năng xác định giá trị, lập kế hoạch khi làm việc, quản lý thời gian.
 II. Đồ dùng dạy học:- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ :(3’) Thế nào tiết kiệm thời giờ ? Vì sao cần tiết kiệm thời giờ ? 
2. Dạy bài mới (30’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 (8’):Làm việc cá nhân 
 ( Bài tập 1 SGK) 
Kết luận: 
- Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
- Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động 2(9’): Thảo luận theo nhóm đôi
 ( bài tập 4 SGK )
- Nhận xét, khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các hs còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Hoạt động 3 (9’): Làm việc chung cả lớp 
 Kết luận : 
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 
Hoạt động 4 (3’): Củng cố – dặn dò
- Nhắc hs thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày. 
- Về chuẩn bị bài tiết sau.
- HS làm việc cá nhân .
- Hs trình bày, trao đổi trước lớp .
- HS từng cặp một trao đổi với nhau về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới. 
- Vài HS trình bày trước lớp. 
- Lớp trao đổi, nhận xét. 
- HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương...
-Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương...sưu tầm được về tiết kiệm thời giờ.
TOÁN: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I . Mục tiêu: Giúp hs 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân .
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Làm bài tập 1, 2ab
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ kẻ khung sẵn như phần b SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ(3’): Gv yêu cầu hs sửa bài làm nhà. Gv nhận xét
2. Bài mới (33’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
x
x
x
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động1(12’): Tính và so sánh giá trị hai biểu thức.
 Cho hs tính 5 x 7; 7 x 5 sau đó so sánh kết quả.
Nhận xét: 5 x 7 = 7 x 5
Gv treo bảng phụ ghi như SGK
Yêu cầu hs thực hiện bảng con: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức ax b, b x a.
Nếu ta thay từng giá trị của của a và b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu hs so sánh kết quả các biểu thức này.
Gv ghi bảng: a x b = b x a
Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
Hoạt động 2(17’): Thực hành 
Bài 1: Bài này cần cho HS thấy rõ: dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân.
Bài 2ab:
Vì HS chưa biết cách nhân với số có nhiều chữ số nên cần hướng dẫếh đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
Ví dụ:7 x 835 = 835 x 7
Hoạt động 3(3’): Củng cố – Dặn dò
Cho hs nhắc lại tính chất giao hoán.
Nhắc hs về làm bài trong VBT, chuẩn bị bài sau.
Hs nêu
Hs tính.
Hs nêu so sánh.
Hs nêu: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
Vài hs nhắc lại
Hs dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân để làm bài.
Hs nghe gv hướng dẫn rồi làm bài.
a) 1357 853 b) 40263
 5 7 7 ...
 6785 5 971 281841
ĐỊA LÍ : THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu: Giúp hs 
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: +Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên; thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,... 
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch; Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau, quả xứ lạnh và nhiều hoa.
- Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Tranh ảnh về Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3’): Mô tả rừng rậm nhiệt đới va ørừng khộp ở Tây Nguyên?
 Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? Gv nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới (33’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1 (10’): Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
Gv sửa chữa giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2 (10’): Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát
Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ?
Gv giúp hs hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3 (10’): Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái và rau xanh? Kể tên các loại hoa, trái và rau xanh ở Đà Lạt ? Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào? 
Gv giúp hs hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 4(3’): Củng cố – Dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài
Dặn hs về chuẩn bị bài tiết sau.
Dựa vào lược đồ Tây Nguyên, tranh ảnh, mục 1 trang 93 và kiến thức bài trước, trả lời lần lượt các câu hỏi của gv.
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 và mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của gv.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
HS trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được
Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của gv.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
SINH HOẠT LỚP
 I. Mục tiêu: 
- Biết kết quả thi đua của lớp, tổ, cá nhân trong tuần vừa qua.
- Phát huy cái tốt, khắc phục sửa chữa những mặt còn yếu.
- Có ý thức tự giác trong học tập và thực hiện tốt các nội qui của lớp đề ra.
II. Nội dung sinh hoạt:
1.Đánh giá tuần 10:
- Yêu cầu hs báo cáo kết quả thi đua tuần trong vừa qua.
- Cho lớp trưởng tổng kết thi đua.	
- Gv nhận xét, tuyên dương tổ, cá nhân thực hiện tốt.
- Yêu cầu hs nói rõ nguyên nhân tại sao mắc khuyết điểm trong tuần.
-Nhắc nhở các em cần cố gắng sửa chữa khuyết điểm.
2.Kế hoạch tuần 11:
-Tiếp tục duy trì mọi nề nếp
- Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Chuẩn bị những tiết học hay , tuần học tốt và hoa điểm 10 dâng lên thầy cô.
- Tăng cường kiểm tra bài cũ và rèn chữ viết. 
-Tổ chức thi đua học tập giữa các tổ.
- Duy trì phong trào đôi bạn cùng tiến.
- Lao động dọn vệ sinh trường lớp.
- Tiếp tục triển khai thu các khoản theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10 lop 4 2012.doc