Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Đinh Thị Tâm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Đinh Thị Tâm

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực ng¬ười yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

- Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( TL được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục tinh thần giúp đỡ, bảo vệ kẻ yếu trong trư¬ờng, lớp.

II. Đồ dùng dạy- học:

- GV: Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc: “ Chị mặc áo thâm dài. lại ngắn chùn chùn.”

- Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Đinh Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
CHÀO CỜ
-------------------------------------------
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
- Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( TL được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục tinh thần giúp đỡ, bảo vệ kẻ yếu trong trường, lớp. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc: “ Chị mặc áo thâm dài..... lại ngắn chùn chùn.”
- Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài. (5phút)
- GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập 1 
- GV kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm.
- Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc. 
*Luyện đọc đúng: HS giỏi đọc cả bài
- Đoạn 1: Hai dòng đầu ( vào câu chuyện)
- Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò)
- Đoạn3: Năm dòng tiếp theo( Lời Nhà Trò).
- Đoạn 4: Phần còn lại( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn) 
 *Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó.
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Giải nghĩa thêm một số từ ngữ: ngắn chùn chùn, thui thủi kết hợp luyện đọc câu khó :Chị mặc áo...ngắn chùn chùn.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài ..
b. Tìm hiểu bài (15 phút)
- GV yêu cầu HS đọc từng đọan, trả lời câu hỏi theo nội dung bài (SGK)
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- GV yêu cầu 4HS nối tiếp đọc 4 đoạn
+ Cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương...
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “ Năm trước, gặp khi trời làm đói kém.......vặt cánh ăn thịt em''.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
4. Củng cố, dặn dò 
- GV giúp HS liên hệ bản thân.
- GV nhận xét giờ học. 
- Cả lớp mở mục lục SGK đọc tên 5 chủ điểm.
- 1HS đọc
+HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( 2 lần)
- HS đọc
- HSTB đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó.
- HS luyện đọc theo cặp
1-2 HS đọc cả bài
+ HS luyện đọc cá nhân.
+ 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn
- Nhận xét
- HS trả lời: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu.
-------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu
- Đọc, viết các số đến 100 000. 
- Biết phân tích cấu tạo số.
- HS yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
- HS: SGK toán 4
- GV: Bảng phụ ghi bảng số BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Giới thiệu bài. 
2.Các hoạt động 
Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 
* GV viết số 83251
-Yêu cầu HS nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào?
* Tương tự như trên với các số: 83 001,80 201, 
80 001.
* Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
Hoạt động 2. Thực hành 
Bài 1: Làm việc cả lớp:
- HS K- G nhận xét tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này.
- GV yêu cầu HS nêu qui luật viết và thống nhất kết quả.
Bài 2: Hoạt động nhóm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- HS và GV nhận xét kết luận.
Bài 3:
- HS giỏi phân tích mẫu
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi các hình đã học.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
- HSTB đọc số. 
- HS khá nêu
- HS nêu
- HS khá nêu
- HSTB đọc yêu cầu bài 2
- HS tự làm vào vở.
- Các nhóm thảo luận và giải 
- HS TB đọc yêu cầu bài 4
- HS tự giải vào vở.
- 1HS lên chữa bài, các em khác nhận xét
-------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo ba phần ( âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III).
- Có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có VD điển hình( mỗi bộ phận của tiếng viết một màu).
- Bộ chữ cái ghép tiếng: âm đầu (màu xanh), vần (màu đỏ), thanh (màu vàng).
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
2.1. Phần nhận xét
- Yêu cầu 1, 2
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành)
- Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét.
- GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng
- GV giao cho mỗi nhóm phân tích 2 tiếng.
Các nhóm kẻ và phân tích như sau:
Tiếng
âm đầu
Vần
thanh
- GV yêu cầu hS nhắc lại kết quả phân tích: tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- GV hỏi : tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
* GV kết luận.
2.2. Phần ghi nhớ
- GV chỉ bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích: mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
2.3. Hướng dẫn luyện tập (20 - 25 phút)
Bài tập 1: 
- GV phân công mỗi bàn phân tích 2 tiếng theo mẫu.
- Mỗi em lên phân tích 1 tiếng trên bảng lớp lần lượt đến hết
Tiếng
âm đầu
Vần
thanh
Nhiễu
nh
iêu 
ngã
Điều
đ
iêu
huyền
Bài tập 2: 
- Tổ chức hoạt động cả lớp với hình thức thi ai giải nhanh.
- GV nhận xét kết luận: Đó là chữ sao
- HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
- Tất cả HS đánh vần thầm, một HS đánh vần thành tiếng.
- Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào vở nháp: bờ- âu- bâu- huyền - bầu. HS báo cáo kết quả. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số em lên trình bày kết quả.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài
- HS rút ra nhận xét.
- HS khá nêu
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
- 3,4 HSTB lần lượt đọc phần ghi nhớ SGK.
- HSTB đọc yêu cầu của bài.
- Làm việc cá nhân vào vở bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài 2
- HS suy nghĩ giải câu đố, một số HS K- G đọc lời giải.
- HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- HS về học thuộc phần ghi nhớ trong bài, học thuộc lòng câu đố. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
TOÁN (ÔN)
LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA CÁC SỐ
 TRONG PHẠM VI 100 000.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100000.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
- HS thêm yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy học.
1. Hướng dẫn HS làm một số bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
78456 + 14678
6897 x 4
45239 - 15162
25605 : 5
Bài2: Tìm x .
x x 4 = 1638
13268 : x = 2
73524 – x = 19875
1089 + x = 98100
Bài 3: Đọc, viết số.
Tám chục nghìn, sáu trăm , hai chục và ba đơn vị.
Hai chục nghìn, năm chục và một đơn vị.
Bài 4:
 Vườn nhà bà có 15 hàng cây, mỗi hàng cây có 9 cây nhãn. Hỏi 15 hàng cây có tất cả bao nhiêu cây nhãn?
- GV gọi HSTB đọc và xác định yêu cầu.
- Gọi HS lần lượt làm các bài trên bảng
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, gọi HSK- G chốt kiến thức với mỗi bài tập.
2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau	
------------------------------------------
TIẾT TĂNG
HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP
I. Mục tiêu
- Hoàn thành vở BTTV, BTT.
- Rèn kĩ năng làm bài.
- Ý thức tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. GV giao nhiệm vụ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự hoàn thành các vBT trong ngày ( VBT Toán- TV)
- HSY- TB hoàn thiện các bài tập trong VBT
-HSK- G sinh tự làm các bài trong vở BT, tìm cách giải khác ở các bài tập, luyện tập thêm các bài tập:
Tính nhanh:
 a. 915 + 777 + 1085
 b. 1456 + 2389 + 3544 + 7611
- GV cho hs làm, kiểm tra, chấm chữa và nhận xét chung.
--------------------------------------
THỂ DỤC
 ( GV chuyên dạy)
___________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010
CHÍNH TẢ
NGHE- VIẾT: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ BT 2a/ b hoặc do GV soạn.
- Có ý thức rèn chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu: 
- GV nhắc lại một số yêu cầu của giờ học chính tả.
2. Dạy bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn chính tả
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK - Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết:
- Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó dễ viết sai: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn, áo thâm,khoẻ...
2.3. Viết chính tả
- GV nhắc HS tư thể ngồi viết, cách trình bày bài.
- GV đọc cho HS nghe viết từ :Một hôm ... vẫn khóc.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
*Chấm chữa bài chính tả 
- GV chấm, nhận xét chung.
2.5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2a : Làm việc cả lớp
- Gọi 3 HS lên trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3a: 
- GV nhận xét, khen ngợi những em giải đố nhanh viết đúng chính tả.
- Cả lớp viết vào vở bài tập: cái la bàn
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhân xét tiết học, nhắc HS về viết lại những lỗi sai chính tả.
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai. viết vở nháp
- HS viết bài
- HSTB đọc yêu cầu của bài 2a.
- HS tự làm vào vở bài tập
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
- HSTB đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng- viết vào vở nháp
- Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- HS làm VBT
-------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (TIẾP)
I. Mục tiêu
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số, nhân ( chia ) các số có đến năm chữ số với ( cho) số có một chữ số..
- Tính được giá trị biểu thức. 
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- HS: SGK toán 4
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc các số tròn nghìn, tròn chục nghìn
2. Dạy bài mới
2.1. Giới  ... N BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu
- Rèn cho HS đọc đúng, rành mạch, rõ ràng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.(T15)
- Qua bài đọc giúp HS biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS.
- GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu Hs luyện đọc trong nhóm
- Gọi từng nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Qua bài TĐ này giúp các em hiểu thêm điều gì? (Liên hệ bản thân)
- HS mở SGK trang 3 đọc thầm bài đọc.
- Theo dõi, NX : giọng đọc, tốc độ đọc, cách nhập vai nhân vật...
- HS phân nhóm, luyện đọc, sửa cho nhau.
- Lớp nhận xét cách nhập vai của bạn.
- HS trả lời.
3. Củng cố - dặn dò.
- NX tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
----------------------------------
TOÁN ÔN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Ôn lại cách đọc, viết, so sánh, làm tính các số trong phạm vi 100000.
- Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết BT4
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đọc, viết các số sau:
Viết
Đọc
23740
60003
.........
........
.....................................................
....................................................
Ba mươi sáu nghìn không trăm linh tư
Bảy mươi nghìn một trăm
- GV nhận xét.
- Yêu cầu lớp đọc các số trên.
- HSTB đọc yêu cầu BT
- 1HSTB lên bảng làm
- hs nhận xét, bổ sung
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
34589 + 20089 456 x 7
35609 - 678 64525 : 4
- Gọi HS nhận xétvà nêu lại cách thực hiện, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài 
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vở
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
3452 - 278 + 3768
(24764 -3561) x 5
- HS TB nêu yêu cầu bài 
- HS làm vở
Bài 4: Viết vào ô trống theo mẫu
c
Biểu thức
Giá trị của biểu thức
6
6 x c
7
(92 - c) : 5
9
567 : c + 46
- HSTB đọc yêu cầu
- 3HS lên bảng làm
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, chốt kiến thức cần củng cố.
---------------------------------
TIẾT TĂNG
HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP
I. Mục tiêu
- Hoàn thành vở BTTV, BTT.
- Rèn kĩ năng làm bài.
- Ý thức tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. GV giao nhiệm vụ.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự hoàn thành các vBT trong ngày ( VBT Toán- TV)
- HSY- TB hoàn thiện các bài tập trong VBT
- HSK- G sinh tự làm các bài trong vở BT, tìm cách giải khác ở các bài tập, luyện tập thêm bài tập:
 Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. 
 a. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
 b. Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật. Tính diện tích hình vuông đó.
- GV cho hs làm, kiểm tra, chấm chữa và nhận xét chung
___________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.Mục tiêu.
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật ( BT2).
- Có thái độ hoà nhã quan tâm đến mọi người.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2.Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới
 a.Hướng dẫn HS nhận xét: 
* Bài tập 1:Tổ chức hoạt động nhóm.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật 
là người
- Hai mẹ con bà nông dân
- Bà cụ ăn xin
- Những người dự lễ hội
Nhân vật là vật ( con vật, đồ vật, cây cối)
- Dế Mèn
- Nhà Trò
- Bọn nhện
- Giao long
* Bài tập 2: 
- Tổ chức thảo luận theo cặp
- GV nhận xét chốt lại : 
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ:
- GV nhắc các em học thuộc phần ghi nhớ.
2.3.Hướng dẫn HS luyện tập 
 a.Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét chốt lại :
b.Bài tập 2: 
- Tổ chức thảo luận theo bàn
- Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng em, kết luận bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài học.
- HS trả lời câu hỏi: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS nói tên những chuyện em đã học
 ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể )
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập và lên trình bày trước lớp.
- HS đọc yêu cầu bài 2
- HS trao đổi theo cặp.
- Một số em phát biểu trước lớp, các em khác nhận xét bổ sung.
- Ba, bốn em đọc phần ghi nhớ SGK
- Một HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại, QS tranh - HS trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS đọc nội dung bài tập
- HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra.
- HS thi kể.
----------------------------------
KHOA HỌC
BÀI 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện về sự TĐC giữa cơ thể con người với môi trường như: lấy ôxi, t/ăn, nước uống, thải CO2, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy – học:
- Hình trang 6,7 SGK.
- Giấy 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS trả lời : 
+ Con người cần gì để duy trì sự sống?
+ Hơn hẳn các sinh vật khác, con người còn cần gì để duy trì sự sống?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2 Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người 
*Mục tiêu: - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể con người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
 - Nêu được thế nào là quá trình TĐC.
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp:
- Kể tên những gì được vẽ trong h1 t6 SGK.
- Tìm những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình.
- Tìm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ.
- Tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
- GV nhận xét KQ thảo luận các nhóm.
- Y/c hs đọc phần “Bóng đèn toả sáng” và cho biết:
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.
- hs quan sát và thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến:
+ ánh sáng, nước, thức ăn
+ không khí
+ lấy ôxi, t/ăn, nước; thải co2, phân và nước tiểu
- hs nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
- hs đọc và TLCH
Kết luận: Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
- Trao đổi chất là quả trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người , thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường ( 15 phút)
*Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn
- GV yêu cầu HS vẽ hoặc viết sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
- GV nhận xét, đánh giá và đưa sơ đồ TĐC.
- Từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Một số nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
- Các HS khác nghe, hỏi hoặc nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
-----------------------------------------
TOÁN
TIẾT 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông cps độ dài cạnh a.
- Thêm yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ chép nội dung bài 3
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu cách tính giá trị của biểu thức chữ
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Thực hành: 
a.Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS nêu giá trị của biểu thức
- GV nhận xét đánh giá.
b. Bài 2: Làm việc cá nhân.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, nhắc lại thứ tự thực hiện biểu thức.
- GV nhận xét
c. Bài 3: Tổ chức thảo luận nhóm:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ.
- GV nhận xét đánh giá.
d. Bài 4:
* Xây dựng công thức tính.
- GV vẽ hình vuông ( độ dài là a )lên bảng.
- GV nói : khi độ dài cạnh bằng a chu vi hình vuông là P = a x 4.
- GV nói công thức tính chu vi hình vuông cũng là biểu thức có chứa một chữ.
* Luyện tập.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại trong 
bài 4.
- GV chốt lại kết quả đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tính giá trị số của biểu thức, công thức tính chu vi hình vuông.
- GV nhận xét tiết học, dăn về xem lại bài 2,3.
- HS nêu cách tính giá trị của biểu thức chữ
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm phần a
6 x a với từng giá trị của a.
- HS cả lớp tự làm các phần còn lại : b,c,d ba HS nêu kết quả.
- HS tự giải bài vào vở.
- Một số HS nêu kết quả bài làm cả lớp thống nhất.
- Các nhóm hoàn thành bài tập 3, đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thi xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất.
- HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông ( độ dài cạnh nhân 4).
- HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3 cm
- Một số HS nêu kết quả. Các em khác nhận xét
------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
I. Mục tiêu:
- ổn định tổ chức lớp, phân công cán sự, chia tổ.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật khi đến trường.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Hát quốc ca.
- Lớp phó văn thể bắt điệu cho cả lớp ôn lại 
2. Nội dung sinh hoạt.
- Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích giờ sinh hoạt.
- Tiến hành bình bầu tổ chức lớp.
+ Lớp trưởng.
+ Lớp phó ( văn thể, lao động, học tập )
+ Chia tổ: 3 tổ
3. Đề phương hướng cho tuần tới.
- Tiếp tục ổn định và xây dựng nề nếp học tập của lớp.
- Xây dựng các “đôi bạn học tập” và đưa ra hình thức thi đua giữa các đôi bạn.
- Làm tốt các công tác bên Đội giao.
____________________________________________________________________________
Kí, duyệt của BGH
Ngày......... tháng.........năm 2010
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4.doc