Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Liễu Tàn Dương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Liễu Tàn Dương

 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I.Mục đích, yêu cầu

 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. .

 -HS biết được môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

II.Đò dùng dạy- học:

 -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .

 -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Liễu Tàn Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ngày 18/ 8/ 2009.
 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 24/ 8/ 2009.
 Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO.
I.Mục đích, yêu cầu:
 -Ôn tập về đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000 ở bài tập 1, 2.
 -Biết phân tích cấu tạo số ở bài tập 3a: viết được 2 số, 3b dòng 1
 -HS khá, giỏi làm thêm bài 3, 4 
 - GD:vận dụng làm đúng bài tập, áp dụng tốt trong thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng, SGK
 - HS: SGK, bảng con, vở, ....
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
 -Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
 -GV ghi đề lên bảng.
 b.Dạy bài mới:
 Bài 1:
 -GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
 -GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b. GV đặt câu hỏi gợi ý HS:
 Phần a :
 +Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
 +Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
 +Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
 +Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2:
 -GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
 -Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
 -GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:a.viết được 2 số ; b.dòng 1 
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
 -GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
 - Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ, và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
 -Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy 
 -Yêu cầu HS làm bài. GV nhận xét, ghi điểm
4.Củng cố- Dặn dò:
 - HS nêu cách tính chu vi của một hình.
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài: Ôn tập...( t2 )
-Số 100 000.
-HS nhắc lại.
-HS theo dõi
-HS nêu yêu cầu .
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở .
-Các số tròn chục nghìn .
-Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
-Là các số tròn nghìn.
-Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
-2HS lên bảmg làm bài,cả lớp làm vào nháp
-HS kiểm tra bài lẫn nhau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào bảng con. HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
8723 = 8000 + 700 + 20 +3, ...
-Tính chu vi của các hình.
-Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
-Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2:( 8 + 4 ) x 2 = 24 ( cm )
-Ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- 5 x 4 = 20 (cm) HS làm vào vở, 1HS lên chữa bài
- Vài HS nêu.
-HS cả lớp lắng nghe
Địa lý: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
I.Mục đích, yêu cầu
 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. .
 -HS biết được môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đò dùng dạy- học:
 -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .
 -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về môn lịch sử và địa lý.
3.Bài mới:
ôGiới thiệu: Ghi đề bài.
*Hoạt động cả lớp:
 -GV giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng (SGK). –Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo.
*Hoạt động nhóm:GV phát tranh cho mỗi nhóm.
 -Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái
 -Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao.
 -Nhóm III: Lễ hội của người Hmông.
 -Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
 -GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng nhưng đều có chung một tổ quốc, một lịch sử VN.”
4.Củng cố :
*Hoạt động cả lớp: 
 -Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. 
 -Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta?
 -GV nhận xét nêu ý kiến –Kết luận: Các gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi  đều trải qua vất vả, đau thương. Biết được những điều đó các em thêm yêu con người VN và tổ quốc VN.
5.Dặn dò: 
 -Đọc ghi nhớ chung.
 -Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.
 -Xem tiếp bài “Bản đồ” 
-HS nhắc lại.
-HS trình bày và xác định trên bản đồ VN vị trí tỉnh, TP em đang sống.
-HS các nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-1 à 4 HS kể sự kiện lịch sử.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS cả lớp.
 Ngày soạn:18/8/2009
 Ngày giảng: Thứ 3 ngày25/8/2009
 Đạo đức : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (t1) 
I.Mục đích, yêu cầu:
 -HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
 -Biết được trung thực trong học tậpgiúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến
 -HS hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
 -Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.HS khá, giỏi cần biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy- học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Không làm bài mà mượn vở của bạn để chép.
c/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
d/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
-GV kết luận:
 +Việc c là trung thực trong học tập.
 +Việc a, b, d là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
a. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c. Trung thực trong học tập là thể hiện bằng các biểu hiện cụ thể
 -GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Về xem trước bài tập 3,4- SGK trang 4
 -Các nhóm chuẩn bị sưu tầm mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập để tiết sau học. 
-HS chuẩn bị.
-HS nghe.
-HS xem tranh trong SGK.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long 
-HS giơ tay chọn các cách.
-HS thảo luận nhóm.
 +Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
-HS lắng nghe.
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo) 
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS :
 -Thực hiện được phép tính cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số;nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
 - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 chữ số) các số đến 100 000.
 - HS làm được bài1(cột 1), bài 2a, bài 3(dòng 1-2),bài 4b 
 - HS khá, giỏi làm được bài tập 5 SGK
 GD: có ý thức học tốt toán, biết vận dụng trong thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ.
 HS SGK, bảng con, vở, bút...
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập,hướng dẫn thêm tiết 1, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS .
 -GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 Giờ học Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1:Tính nhẩm (cột 1)
 -GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán.
 -GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.
 -GV nhận xét , sau đó yêu cầu HS làm vào bảng con.
 Bài 2:Đặt tính rồi tính (câu a)
 -GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp
 a.4637 + 8245 325 x 3
 7035 -2316 25968 : 3
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính.
 -GV có thể yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện các phép tính vừa làm
 Bài 3: (HS làm dòng 1-2)
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó yêu cầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài.
 -GV nhận xét và ghi điểm.
 Bài 4: (4b)
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi : Vì sao em sắp xếp được như vậy ?
 Bài 5: HS khá, giỏi làm
 -GV treo bảng số liệu như bài tập 5/ SGK và hướng dẫn HS vẽ thêm vào bảng số liệu . -GV hỏi :Bác Lan mua mấy loại hàng , đó là những hàng gì ? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu ?
 -Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát ? Em làm thế nào để tính được số tiền ấy ?
 -GV điền số 12 500 đồng vào bảng thống kê rồi yêu cầu HS làm tiếp.
-Vậy bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền ?
-Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua hàng b ... hần c, d lại và làm trong giờ tự học ở lớp hoặc ở nhà)
 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức ( 2 câu)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính, có dấu ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng số chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự (thực hiện các phép tính nhân chia trước, các phép tính cộng trừ sau, thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, thực hiện các phép tính ngoài ngoặc sau)
Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56
Với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123
Với x = 34 thì 237 – ( 66 + x ) = 237 – ( 66 + 34 ) = 237 – 100 = 137
Với y = 9 thì 37 x ( 18 : y ) = 37 x ( 18 : 9 ) = 37 x 2 = 74
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: Viết vào chỗ trống ( HS khá giỏi)
 -GV treo bảng số như phần bài tập của SGK, yêu cầu HS đọc bảng số và hỏi cột thứ 3 trong bảng cho biết gì ?
 -Biểu thức đầu tiên trong bài là gì ?
 -Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 x c là bao nhiêu ?
 -Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng với 8 x c lại là 40 ?
 -GV hướng dẫn: Số cần điền vào ở mỗi ô trống là giá trị của biểu thức ở cùng dòng với ô trống khi thay giá trị của chữ c cũng ở dòng đó.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4:( chọn 1 trong 3 trường hợp)
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
 -Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ?
 -GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4
 -GV yêu cầu HS đọc bài tập 4, sau đó làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau:Các số có sáu chữ số
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-Tính giá trị của biểu thức.
-HS đọc thầm.
-Tính giá trị của biểu thức 6 x a.
-Thay số 5 vào chữ số a rồi thực hiện phép tính 
 6 x 5 = 30.
-2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Cột thứ 3 trong bảng cho biết giá trị của biểu thức.
-Là 8 x c.
-Là 40.
-Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x 5 = 40.
-HS phân tích mẫu để hiểu hướng dẫn.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Ta lấy cạnh nhân với 4.
-Chu vi của hình vuông là a x 4.
-HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
-HS cả lớp.
Tập làm văn: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.Mục đích, yêu cầu: 
-Giúp HS bước đầu hiểu thế nào là nhân vật.
-Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT1 mục III).
-Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III)..
-HS luôn có tinh thần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 -Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1(nhận xét)
 -Tranh truyện Ba anh em.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+Thế nào là văn kể chuyện?
+Kể lại câu chuyện tiết trước.
3.Bài mới:
 *.Giới thiệu bài: GV ghi đề.
 I.Phần nhận xét:
Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS nói những truyện em mới học.
-Yêu cầu HS làm vào vở nháp.1 HS làm bảng phụ 
Tên truyện
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người
Nhân vật là cây cối . . .
Bài 2: 
-HS đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
Ví dụ: Dế Mèn là một nhân vật khảng khái cóp lòng yêu thương....
 *.Rút ra ghi nhớ.
 II.Luyện tập:
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu.
-Quan sát tranh trong SGK.
+Bà nhận xét tính cách của 3 nhân vật như thế nào?
Ni-ki-ta:(chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình) ........................................
Gô-sa:( láu lĩnh)............................................
Chi-ôm-ca:( nhân hậu,chămchỉ). 
Bài 2:
-1 HS đọc yêu cầu. Lớp trao đổi
-Nhận xét cách kể từng em.
Ví dụ:
Bạn Hùng đang đá bóng. Vô tình bạn Hùng đá bóng trúng vào em lớp 1, em ấy ngã và khóc. Hùng hốt hoảng chạy đến đỡ em bé dậy dỗ em nín khóc và xin lỗi.
4.Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét tiết học. Tuyên dương một số em học tốt.Về xem trước bài: Kể lại hành động của nhân vật
-2-3HS trả lời.
-1-2 HS. Lớp nghe và nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu. 1 HS nói những truyện em mới học: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể
-HS làm vào vở bài tập.
-Đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
2-3HS nhắc lại.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm và theo dõi.
-Trả lời. Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu, tranh luận. Suy nghĩ, thi kể.
-HS cả lớp.
Khoa học : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI 
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
 -Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra các-bô-níc, phân và nước tiểu. 
 -Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 -GD: Ý thức tốt trong học tập,ham thích tìm hiểu khoa học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 6 / SGK.
 -3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ 
 Thức ăn Nước Không khí Phân Nướctiểu 
 Khí các-bô-níc 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống?
 -Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ?
 -Ở nhà các em đã tìm hiểu những gì mà con người lấy vào và thải ra hàng ngày ?
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
* Hoạt động 1:Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì 
Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
 -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những 
gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói một hoặc hai ý).
 -GV nhận xét các câu trả lời của HS.
 * Kết luận: Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
 -Gọi HS nhắc lại kết luận.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
 -Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng.
 * Kết luận:
 -Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
 -Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra những chất riêng và tạo ra năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được.
 * Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”.
 -GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
 +Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
 +Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ.
 +Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm.
 +Tuyên dương, trao phần thưởng cho nhóm thắng cuộc (nếu có).
 * Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
 -Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
 § Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
 -Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS.
 -Nếu có thời gian GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
 -Tuyên dương những HS trình bày tốt.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
 -Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá.
-HS 1 trả lời.
-HS 2 trả lời.
-HS trả lời tự do theo suy nghĩ của mình.
-HS lắng nghe.
-Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng.
+Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường.
+Con người cần có không khí ánh sáng.
+Con người cần các thức ăn như: rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, 
+Con người cần có ánh sáng mặt trời.
+Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu.
+Con người thải ra môi trường khí các-bô-níc, các chất thừa, cặn bã.
-HS lắng nghe.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và đọc thầm.
-Suy nghĩ và trả lời: Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
-Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
+Thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
+Nhóm trưởng điều hành HS dán thẻ ghi chữ vào đúng chỗ trong sơ đồ. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được dán một chữ.
+3 HS lên bảng giải thích sơ đồ: Cơ thể chúng ta hằng ngày lấy vào thức ăn, nước uống, không khí và thải ra phân, nước tiểu và khí các-bô-níc.
-2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
-Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện.
-HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu loát nhất.
-HS cả lớp.
Hoạt động tập thể: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
I.Mục đích, yêu cầu: 
 -Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 -Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 -HS có tính kĩ luật tốt, chấp hành tốt mọi quy định của lớp đề ra.
II.Chuẩn bị:
 -Nội dung về các hoạt động của lớp trong tuần qua
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
.2.Đánh giá:
-Gọi lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động cụ thể.
- Cá nhân phát biểu.
Nhận xét chung của GV.
 3.Phương hướng:
Lớp trưởng nêu những việc làm tuần tới:
-Duy trì sĩ số 100%
-Lao động vệ sinh tham gia đầy đủ,giữ vệ sinh sạch sẽ.
-Học bài và làm bài tập đầy đủ.
-Đồng phục theo nghi thức của đội viên
.
-Hát
Cả lớp nghe
.
Tổ trưởng đánh giá về học tập, lao động, vệ sinh, các hoạt động khác.
-ý kiến của cá nhân HS
-Cả lớp nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_lieu_tan_duong.doc