Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

I.Mục tiêu :

1.Đọc lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II.Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Từ ngày 16/8/2010 đến ngày 20/8/2010
Thứ hai ngày 16 thỏng 8 năm 2010
Tiết 1: hoạt động tập thể
Chào cờ (đội)
1. Mục tiêu:
- Học sinh học tập một số nội quy của HS, nội quy của trường, lớp.
2. Lên lớp:
GV nêu một số nội quy:
 Của trường, lớp
- Gọi HS nhắc lại
............................................................................
Tiết 2: Tập đọc:
dế mèn bênh vực kẻ yếu.
I.Mục tiêu :
1.Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.(2')
- Giới thiệu chủ điểm : Thương người như thể thương thân .
- Giới thiệu bài đọc :Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.(31') 
a.Luyện đọc:
? Bài chia mấy đoạn?
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó , giải nghĩa từ.
- Đoạn 1: cỏ xước, Nhà Trò
- Đoạn 2: chùn chùn, nức nở.
G giải nghĩa: ngắn chùn chùn.
- Đoạn 3: Lời nói của Nhà TRò.
G giải nghĩa: thui thủi.
- Đoạn 4: Lời nói của Nhà TRò.
- Gv đọc mẫu cả bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Em hãy đọc thầm đoạn 1 và tìm hiểu xem Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn?
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ ntn?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Đọc lướt toàn bài và nêu một hình ảnh nhân hoá mà em biết?
- Nêu nội dung chính của bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu.
- Gv đọc mẫu.
3.Củng cố dặn dò:(2')
- Em học được điều gì ở Dế Mèn?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs mở mục lục , đọc tên 5 chủ điểm.
- Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh.
- Hs quan sát tranh : Dế Mèn đang hỏi chuyện chị Nhà Trò.
- 1 hs đọc toàn bài.
- H chia đoạn ( 4 đoạn)
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải. 
- H luyện đọc câu có từ khó.
- H đọc chú giải: cỏ xước, Nhà Trò 
- H luyện đọc đoạn.
- H luyện đọc câu có từ khó.
- H đọc chú giải: bự, áo thâm. 
- H luyện đọc đoạn.
- H luyện đọc.
- H đọc chú giải: lương ăn. 
- H luyện đọc đoạn.
- H luyện đọc.
- H đọc chú giải: ăn hiếp, mai phục 
- H luyện đọc đoạn.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- HS theo dừi
- Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chi chị Nhà Trò gục đầu khóc.
- Nhà Trò ốm yếu , kiếm không đủ ăn,
không trả được nợ cho bọn Nhện nên chúng đã đánh và đe doạ vặt lụng vặt cỏnh ăn thịt.
- "Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây"
Dế Mèn xoè cả hai càng ra,dắt Nhà Trò đi.
- Hs đọc lướt nêu chi tiết tìm được và giải thích vì sao.
- Hs nêu 
- 4 hs thực hành đọc 4 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs nghe
-Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................
TIẾT 6: LỊCH SỬ:
môn lịch sử và địa lý.
I. Mục tiêu:
Học xong bài này hs biết:
- Vị trí địa lý , hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử , một Tổ Quốc.
- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý.
II.Đồ dùng dạy học :
-Hỡnh sgk.
-VBT lịch sử.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra:1'
- Kiểm tra sách vở đồ dùng của hs.
2.Bài mới.32'
a- Giới thiệu bài.
HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Gv giới thiệu vị trí của đất nước ta và cư dân sống ở mọi vùng.
- Yêu cầu hs chỉ vị trí đất nước ta trên bản đồ.
HĐ2:Làm việc theo nhóm.
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc của một số vùng.
- Yêu cầu hs mô tả lại cảnh sinh hoạt đó.
*Gv kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng xong đều có chung một Tổ quốc, một lịch sử.
HĐ3:Làm việc cả lớp.
- Để nước ta tươi đẹp như ngày nay , ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.Em hãy kể một sự kiện chứng minh điều đó?
3.Củng cố dặn dò:2'
- Hãy mô tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống con người nơi em ở?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs trình bày đồ dùng học tập cho gv kiểm tra
- Hs theo dõi.
- Hs lắng nghe.
- Hs chỉ bản đồ nêu vị trí đất nước ta và xác định tỉnh Lào Cai nơi em sống.
- Nhóm 4 hs quan sát tranh,mô tả nội dung tranh của nhóm được phát.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hs kể sự kiện mình biết theo yêu cầu.
- 2 - 3 hs kể về quê hương mình.
Thứ ba, ngày 17 tháng 8 năm 2010
TIẾT 1:chính tả:
nghe-viết:dế mèn bênh vực kẻ yếu
I.Mục tiêu :
1.Nghe - viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài:"Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"
2.Làm đúng các bài tập , phân biệt những tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang dễ lẫn.
II.Đồ dùng dạy học :
- VBT Tiếng việt-tập 1
III.Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2.Bài mới:
a- Giới thiệu bài.(1’)
HĐ1.Hướng dẫn nghe -viết (6’)
- Gv đọc bài viết.
+Đoạn văn kể về điều gì?
- Tổ chức cho hs luyện viết từ khó, gv đọc từng từ cho hs viết.
HĐ2- Gv đọc từng câu hoặc cụm từ cho hs viết bài vào vở.(13’)
- Gv đọc cho hs soát bài.
- Thu chấm 5 - 7 bài.
HĐ3.Hướng dẫn làm bài tập:(13’)
Bài 2a :
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3a.
- Tổ chức cho hs đọc câu đố.
- Hs suy nghĩ trả lời lời giải của câu đố.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò(2')
Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, đọc thầm.
-HS trả lời
- Hs luyện viết từ khó vào bảng ,giấy nhỏp.
- Hs viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài theo cặp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 3 hs đại diện chữa bài.
a.Lẫn ; nở nang ; béo lẳn ; chắc nịch ; lông mày ; loà xoà , làm cho.
- ngan ; dàn ; ngang ; giang ; mang ; ngang
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs thi giải câu đố nhanh , viết vào bảng con.
- Về nhà đọc thuộc 2 câu đố.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................
TIẾT 3: Luyện từ và câu:
cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu :
1.Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong tiếng Việt ( gồm 3 bộ phận).
2.Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
II.Đồ dùng dạy học :
-Kẻ bảng sgk, VBT tiếng việt.
III.Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra sỏch vở của hs 1’
2/.Bài mới:32'
a- Giới thiệu bài-ghi đầu bài:
HĐ1:.Phần nhận xét.
GV-Trong câu tục ngữ cú mấy tiếng?
GV-Đánh vần tiếng "bầu" , ghi lại cách đánh vần đó?
- Gv ghi cách đánh vần lên bảng.
-Tiếng "bầu" do những phần nào tạo thành?
Gv.Yêu cầu phân tích cấu tạo các tiếng còn lại?
- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng nào không có đủ các bộ phận?
Gv cho hs rỳt ra phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
HĐ2:.Phần luyện tập:
Bài 1: Phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Câu đố.
- Hs đọc câu đố và yêu cầu bài.
- Hs suy nghĩ giải câu đó, trình bày ý kiến.
- Gv nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố dặn dò:2'
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc câu tục ngữ và các yêu cầu.
- 14 tiếng.
+ Hs đánh vần thầm.
- Hs đánh vần thành tiếng
- Hs ghi cách đánh vần vào bảng con.
+ Hs trao đổi theo cặp.
- Trình bày kết luận: Tiếng " bầu " gồm 3 phần : âm đầu , vần , dấu thanh.
+ Hs phân tích các tiếng còn lại vào vở .
- 1 Số học sinh chữa bài.
+Tiếng do âm đầu, vần , thanh tạo thành
- Tiếng : thương , lấy , bí , cùng.
- Tiếng : ơi
+Trong mỗi tiếng vần và thanh bắt buộc phải có mặt.
- 2 hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân vào vở.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả của từng tiếng.
Âm đầu vần dấu thanh
- Hs đọc câu đố và yêu cầu bài.
- Hs giải câu đố, nêu miệng kết quả.
Đáp án: đó là chữ : sao.
- Hs chữa bài vào vở.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................
TIẾT 4: KHOA HỌC:
con người cần gì để sống.
I.Mục tiêu : Sau bài học hs có khả năng:
- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học :
Hình trang 4 ; 5 sgk.
VBT khoa học
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra đồ dung học tập của hs(1’)
2/Dạy bài mới (32’)
a/ Giới thiệu bài- ghi đầu bài :
b/ Tỡm hiểu bài:
HĐ1: Động não.
B1: Gv hỏi: - Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình?
B2: Gv tóm tắt ghi bảng:
- Những điều kiện cần để con người duy trì sự sống và phát triển là: 
B3: Gv nêu kết luận : sgv.
HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- Như mọi sinh vật khác , con người cần gì để duy trì sự sống?
- Hơn hẳn những sinh vật khác , cuộc sống con người còn cần những gì?
3.HĐ3: Trò chơi :Cuộc hành trình đến hành tinh khác.
*Cách tiến hành:
 ... :...........
c. Các tiếng có thanh giống nhau:..............
a. sen - chen ; xanh - tanh
b. trong - trắng ; đầm - đẹp ; bằng - bông - bùn ; chen - chẳng.
c. trong - sen ; xanh - chen - bông - hôi - tanh.
Đầm - gì - bằng - vàng - mà - mùi
Đẹp - lại - nhị
Lá - trắng
+ Bài 2: Cho bài đồng dao:
Tay cầm con dao
Làm sao cho chắc
Để mà dễ cắt
Để mà dễ chặt
Chặt củi chặt cành
Trèo lên rừng xanh
Chạy quanh sườn núi
Một mình thui thủi
Ta ngồi ta chơi.
 Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong bài đồng dao trên vào từng nhóm thích hợp trong bảng sau:
Các cặp tiếng bắt vần với nhau
a. Vần giống nhau hoàn toàn
b. Vần giống nhau không hoàn toàn
Dao -sao ; cắt - chặt ; cành - xanh ; núi - thủi
Xanh - quanh
+ Bài 3: Ghi lại lời giải các câu đố vào chỗ chấm:
a.
Mất đuôi thì tha
Mất đầu thì gỉ
Để nguyên rất quý
Gọi là vàng đen
Là chữ : ..
b.
Mất đầu thì ưa
Mất đuôi thì thừa
Chỉ ba chữ cái
Bạn đoán ra chưa?
Là chữ : ..
c.
Để nguyên thì sáng
Mất đầu thì đen
Anh đố các em
Cái gì thế nhỉ?
Là những chữ:
- GV viên gợi ý cho hs
- Đọc yêu cầu và suy nghĩ.
- 3 hs lên bảng.
a. Than
b. Dưa
c. Đèn đen
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét chung giờ học.
............................................................................
Tiết 8: lịch sử và địa lý
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Học sinh xác định được
- Vị trí địa lý , hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử , một Tổ Quốc.
- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý.
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố về bản đồ : tên ,phương hướng; tỉ lệ , kí hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục , Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học:
2.Bài mới:
*.Giới thiệu bài.
HĐ2:Bản đồ:
B1: Gv treo các loại bản đồ.
Nêu tên các bản đồ?Chỉ một số vị trí thể hiện trên bản đồ?
HĐ2. Cách xem bản đồ.
- Yêu cầu quan sát hình 1 , 2.
- Chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm . đền Ngọc Sơn trên bản đồ?
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ , chúng ta thường phải làm ntn?
HĐ3: Một số yếu tố của bản đồ:
? Nêu các yếu tố trên bản đồ?
HĐ4: Thực hành vẽ một số kí hiệu trên bản đồ
- Gọi hs đọc các kí hiệu trên bản đồ hình 3.
- Tổ chức chức cho hs làm việc theo cặp.
- Gv chữa kết quả, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:2'
- Để nước ta tươi đẹp như ngày nay , ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.Em hãy kể một sự kiện chứng minh điều đó?
- Hs theo dõi.
- Hs nêu tên bản đồ, chỉ bản đồ và đọc tên các vị trí vừa chỉ.
- Hs quan sát bản đồ.
- H neu theo dãy.
- 1 hs vẽ , 1 hs đọc các kí hiệu bạn vừa vẽ.
- Hs kể sự kiện mình biết theo yêu cầu.
Thứ sỏu, ngày 20 thỏng 8 năm 2010
TIẾT 1: Luyện từ và câu:
 luyện tập về cấu tạo của tiếng.
i.mục tiêu:
1.Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
2.Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của tiếng và phần vần .
- VBT Tiếng việt 4 –tập 1.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:5'
- Phân tích 3 bộ phận của các tiếng: Lá lành đùm lá rách.
2.Bài mới:28'
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng.
- Gọi hs đọc câu tục ngữ.
- Tổ chức cho hs làm bài theo cặp.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tìm những tiếng bắt vần trong câu tục ngữ trên?
- Gọi hs nêu miệng kết quả.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Ghi lại những tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở, chữa bài.
- Gv nhận xét.
Bài 4: Thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
Bài 5: Giải câu đố.
- Gọi hs đọc câu đố.
- Tổ chức cho hs suy nghĩ nêu miệng lời giải câu đố.
- Gv kết luận.
3.Củng cố dặn dò:2'
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng chữa bài, lớp làm vào nháp.
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs đọc to câu tục ngữ.
- Nhóm 2 hs phân tích cấu tạo của từng tiếng.
- Các nhóm nêu kết quả.
+1 hs đọc đề bài.
- Những tiếng bắt vần là:
Ngoài - hoài ( giống nhau vần oai)
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs đọc các câu tục ngữ. tìm tiếng bắt vần, nêu kết quả.
Choắt - thoắt ; xinh - nghênh
- Là hai tiếng có phần vần giống nhau.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs đọc câu đố , tìm lời giải , nêu nhanh kết quả tìm được.
Dòng 1: chữ út ; dòng 2: chữ : ú
Dòng 3 , 4 : để nguyên : chữ bút.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................
TIẾT 2: Tập làm văn: 
nhân vật trong truyện
I.Mục tiêu :
1.Hs biết : Văn kể chuyện phải có nhân vật .Nhân vật trong chuyện là người , là người , là vật , là đồ vật, cây cối được nhân hoá.
2.Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật.
3.Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học:
-VBT tiếng việt 4 tập 1.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:5'
- Bài văn kể chuyện khác các thể loại văn khác ntn?
2.Bài mới:30'
*.Giới thiệu bài.
HĐ1.Phần nhận xét:
Bài 1:
- Hãy kể tên các chuyện các em mới học?
- Kể tên các nhân vật có trong 2 truyện?
- Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Nhận xét tính cách nhân vật.
- Nêu tính cách của mỗi nhân vật trong truyện?
- Căn cứ vào đâu em có nhận xét như vậy?
c.Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
HĐ2.Thực hành:
Bài 1:
- Bà nhận xét về tính cách từng cháu ra sao?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
- Gv hướng dẫn hs tranh luận những việc có thể xảy ra và đi đến kết luận.
3.Củng cố dặn dò:2'
- Hệ thống nội dung tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Bài văn kể chuyện có nhân vật.
- Hs theo dõi.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể.
*Nhân vật là con vật:
- Dế Mèn, chị Nhà Trò, Giao Long , Nhện. 
*Nhân vật là người:
- Hai mẹ con người nông dân , bà ăn xin, những người dự lễ hội.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi cặp, trả lời câu hỏi.
+Dế Mèn: khẳng khái, có lòng thương người.
Căn cứ vào lời nói , hành động của Dế Mèn.
+Mẹ con người nông dân : giàu lòng nhân hậu
- 2 hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc đề bài, quan sát tranh.
- Hs nêu đáp án:
- Hs đọc đề bài.
- Hs thảo luận nhóm 4.
+Hs đặt ra hai tình huống:
- Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác
- Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác.
- Hs thi kể trước lớp.
Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................
Tiết 7: Tiếng Việt
Ôn tập làm văn
Luyện tập: Thế nào là kể chuyện
I. Mục tiêu.
1. Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
2. Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Trắc nghiệm tiếng việt 4.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nội dung:
- Hướng dẫn hs làm các bài tập sau.
- Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
+ Bài 1: Em hãy nhớ lại 3 bài tập đọc cuối trong sách TV 3, tập hai và cho biết, những bài tập đọc nào thuộc thể loại kể chuyện?
Sự tích chú cuội trên cung trăng.
Quà của đồng nội
Trên con tàu vũ trụ
- HS tự làm vào vở, sau đó trao đổi kết quả với các bạn.
- Khoanh vào đáp án a và c
+ Bài 2: Nhân vật trong câu chuyện “Người đi săn và con vượn” là nhân vật thuộc loại nào?
Người
Con vật
Con vật được nhân hóa
Cây cối được nhân hóa
Đồ vật được nhân hóa
- Nhận xét và chữa bài cho hs.
- 1 hs lên bảng, dưới lớp làm vào vở
- Khoanh vào đáp án a và b
+ Bài 3: ý kiến nào em cho là đúng:
Có những câu chuyện được kể ra không nhằm mục đích nào cả, không nói nên điều gì.
Câu chuyện nào cũng được kể ra để nói lên một điều gì đó có một ý nghĩa riêng.
- GV chốt lại lời giải đúng. Đáp án đúng là b.
- gọi 1 số hs phát biểu ý kiến.
+ Bài 4: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện “Người đi săn và con vượn”
- Gv gợi ý cho hs.
- Gv chốt lại ý nghĩa của chuyện: Loài vật cũng như con người, chúng cũng có đời sống tình cảm khiến chúng ta phải xúc động. Vì thế, con người phải biết yêu thương, chăm sóc và bảo vệ loài vật.
- 1 số em phát biểu ý nghĩa của câu chuyện.
3. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét chung giờ học.
	- Hướng dẫn hs học bài ở nhà.
................................................................................
Tự học
Luyện đọc: Mẹ ốm
i. mục tiêu:
1.Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng các từ và câu.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ: đọc đúng nhịp điệu , giọng nhẹ nhàng , tình cảm.
2.Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi đầu bài .
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
HĐ1:Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó - Khổ 1: lá trầu
- Khổ 2: khép lỏng, câu dài
- Khổ 3: 
- Khổ 4: 
- Tương tự H luyện đọc các khổ thơ còn lại.
HĐ2. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD + đọc mẫu diễn cảm khổ thơ 4 + 5
- Tổ chức cho hs đọc bài.
3.Củng cố dặn dò:2'
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc nêu ý nghĩa của bài.
- 1 hs đọc toàn bài.
- 7 khổ
- Hs nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- H đọc thuộc lòng bài thơ.
- 3 hs thực hành đọc cả bài.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4(36).doc