Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 (3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 (3 cột)

I. MỤC TIÊU

- Giới thiệu chương trình TD lớp 4

Yêu Cầu: Học sinh biết được một số nội dung cơ bảncủa chương trình và có thái độ học tập đúng

- Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện.

Yêu cầu: HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học TD.

- Biên chế tổ chọn cán sự bộ môn.

- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.

 Yêu cầu: HS nắm được trò chơi, cách chơi, nội quy chơi, hứng thú chơi.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường (VS sạch sẽ, đmả bảo an toàn tập luyện)

2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1: CHÀO CỜ
------------------------------------------------------------
Tiết 1: THỂ DỤC
Giới thiệu chương trình – Tổ chức lớp đội hình, đội ngũ
Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”
I. MỤC TIÊU
- Giới thiệu chương trình TD lớp 4
Yêu Cầu: Học sinh biết được một số nội dung cơ bảncủa chương trình và có thái độ học tập đúng
- Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện.
Yêu cầu: HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học TD.
- Biên chế tổ chọn cán sự bộ môn.
- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
 	Yêu cầu: HS nắm được trò chơi, cách chơi, nội quy chơi, hứng thú chơi. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Trên sân trường (VS sạch sẽ, đmả bảo an toàn tập luyện)
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Đứng vỗ tay, hát
- Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
6-10’
1-2’
1-2’
2-3’
x x x x
x x x x
Ä
5
GV tập trung học sinh
( mỗi hàng dọc 1 tổ ), sau đó quay thành hàng ngang. Phổ biến nội dung yêu cầu buổi học.
GV cho HS đứng theo hàng ngang hoặc hàng dọc
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
II. PHẦN CƠ BẢN:
18-22’
a. Giới thiệu chương trình TD lớp 4: 
b. Phổ biến nội quy yêu cầu tập luyện:
Trong giờ học quần áo phải gọn gàng khuyến khích mặc quần áo TT, không được đi dép lê, phải đi dày hoặc dép có quai sau. Khi muốn ra vàp lớp hoặc nghỉ tập phải xin phép GV 
c. Biên chế tổ tập luyện, chon cán sự TD lớp:
Chia tổ tập luyện như theo biên chế lớp hoặc chia đồng đều nam nữ và trình độ sức khỏe các em trong tổ. Tổ trưởng là em được cả tổ và lớp tín nhiệm bầu ra.
d. Chơi trò chơi: “Chuyển bóng tiếp sức” 
3-4’
2-3’
2-3’
9-10’
HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang
GV giới thiệu tóm tắt chương trình TD lớp 4: SGK-TD 4- tr 5
GV nêu để HS nắm được
 x x x x
x x x x
Ä
5
GV làm mẫu sau đó chỉ dẫn cho cả lớp cùng tập
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 1 nhóm hs làm mẫu
 GV cho cả lớp chơi thử 1-2 lần, chơi chính thức 2-3lần, có phạt những em phạm quy. 
III. PHẦN KẾT THÚC.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài về nhà
4-6’
1-2’
2-3
x x x x
x x x x
Ä
5
GV nhận xét ưu, nhược điểm của giờ học. Về ôn lại các động tác của ĐHĐN đã học.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC TIÊU
	- HS hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (Trả lời được các CH trong SGK).
	- HS đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
	- Giáo dục HS về tinh thần thương người như thể thương thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa trong SGK, truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
	- Bảng phụ ghi đoạn văn hướng dẫn đọc: “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém,...không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. MỞ ĐẦU : 3’
	- GV giới thiệu chung về nội dung của SGK Tiếng Việt 4 tập 1.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: 1’
	- GV dùng tranh minh họa giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 12’
- GV yêu cầu HS đọc bài 
- GV yêu cầu HS chia đoạn
- GV yêu cầu HS đọc nối đoạn và tìm các từ ngữ khó đọc trong bài.
- GV yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - HS luyện đọc giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ, tính cách của từng nhân vật.
- GV giúp đỡ HS đọc chậm.
- GV tổ chức thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài: 10’
+ Đoạn 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò.
Câu 1 SGK
	Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê , lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu bên tảng đá cuội.
+ Đoạn 2: Hình dáng chị Nhà Trò.
Câu 2 SGK
+ Đoạn 3: Hoàn cảnh khó khăn của chị Nhà Trò.
Câu 3 SGK
+ Đoạn 4: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn.
Câu 4 SGK
- Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
- Qua bài tập đọc em học được điều gì? Em thấy Dế Mèn là người như thế nào?
- GV chốt nội dung chính của bài tập đọc: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
c) Luyện đọc diễn cảm: 10’
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi phát hiện giọng đọc của từng đoạn.
- Nhận xét bạn đọc, nêu cách đọc từng đoạn?
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn: “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém,...không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu”.
 Đoạn này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- GV giúp đỡ HS đọc chậm.
- GV tổ chức đọc trước lớp.
- Nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- 1 – 2 HS K-G đọc bài
- Cả lớp đọc thầm
- HS chia bài 4 đoạn
- 2 – 3 HS nối tiếp đọc bài. HS tìm và đọc các từ ngữ khó: cỏ xước, chùn chùn, nức nở, thui thủi,...
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc trong cặp
- Các cặp báo cáo kết quả đọc
- Đại diện các cặp thi đọc 
- Nhận xét, bình chọn
- HS lắng nghe và nắm bắt cách đọc.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
- HS trao đổi cặp và trả lời các câu hỏi SGK.
- HS K- G khái quát nội dung của từng đoạn.
- HS K-G nêu.
- HSG nêu nhận xét của mình về nhân vật Dế Mèn.
- Một số HS nhắc lại.
- 4 HS nối tiếp đọc bài. Lớp theo dõi, phát hiện giọng đọc.
- HS K-G nêu cách đọc.
- 1 HSG đọc đoạn.
- HS K-G nêu.
- Luyện đọc trong nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 HS đọc toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Bài đọc giúp em hiểu điều gì?.
- Nhận xét tiết học, dặn HS tìm thêm các câu chuyện nói về tinh thần Tương thân tương ái. Chuẩn bị bài sau: Mẹ ốm.
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN
Ôn tập các số đến 100000
I. MỤC TIÊU
	- HS biết cách đọc, viết, phân tích cấu tạo số của các số đến 100 000; củng cố cho HS cách tính chu vi của một hình. 
	- Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết các số trong phạm vi 100 000, tính chu vi hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông. HS đại trà làm được tối thiểu bài tập 1, 2, bài 3: a) Viết được 2 số; b) dòng 1; bài 4.
	- HS có hứng thú học tập môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng lớp kẻ sẵn tia số, vẽ các hình trong bài tập 4.
	- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’
- Giáo viên giới thiệu chung về chương trình Toán lớp 4, nhắc nhở về cách học, kiểm tra đồ dùng học tập môn toán của HS.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Ôn cách đọc số, viết số và các hàng: 5’
- GV viết số 83001
- GV nhận xét, đánh giá
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 25’
Bài 1: HĐ cả lớp
- Mở bảng đã kẻ sẵn tia số, gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Hãy nêu mối quan hệ giữa các số trên tia số? - GV cho thêm một vạch trên tia số và yêu cầu HS điền.
Làm tương tự với phần b.
 Củng cố viết số trên tia số các số phạm vi 100000.
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV treo bảng phụ.
- GV cho HS K- G phân tích mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở nháp, HS K-G lấy thêm VD các số và phân tích.
- GV giúp đỡ HS làm chậm.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chốt.
 Củng cố cho HS cách đọc, viết các số.
Bài 3: Trao đổi cặp
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp làm 2 số của phần a, dòng 1 của phần b, HS K-G làm cả bài.
Chữa bài.
 Củng cố cấu tạo số.
Bài 4: HĐ cá nhân
- Mở bảng vẽ sẵn các hình, gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. Giáo viên giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm bài, chốt kết quả đúng.
- Cho HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật (lưu ý HS tính chu vi H2, 3 theo công thức).
- Muốn tính chu vi của một hình bất kì ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.
 Củng cố tính chu vi hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Đọc số, nêu cấu tạo số, nêu quan hệ giữa các hàng liền kề.
- Nêu các số tròn chục, tròn trăm, ...
* HSG: Tự lấy VD và phân tích.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng hoàn thành tia số.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS K- G nêu mối quan hệ giữa các số trên tia số và điền tiếp số vào tia số.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS K- G phân tích mẫu, nêu cách viết, HS khác quan sát, theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, HS K-G lấy thêm VD và phân tích.
- 5 HS nối tiếp nhau lên bảng điền vào bảng phụ.
- Lớp nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc lại các số.
- HS theo dõi yêu cầu trong SGK.
- HS K- G phân tích mẫu, nêu cách làm.
- HS trao đổi, làm bài theo cặp 2 số của phần a, dòng 1 của phần b, HS K-G làm cả bài.
- HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, so sánh kết quả.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- 1 vài HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật.
- HSK- G nêu cách tính chu vi của một hình bất kì.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ một số có 5 chữ số, đọc, viết, phân tích cấu tạo của số đó.
- HS hệ thống lại KT đã ôn.
- GV chấm, nhận xét 1 số bài.
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5: LUYỆN CHỮ
Bài 1: Âm thanh thành phố
I. MĐYC
	- HS nắm được nội dung của bài Âm thanh thành phố: Miêu tả những âm thanh của thủ đô Hà Nội.
	- Rèn kĩ năng viết đúng, đều nét.
	- Giáo dục HS tình yêu, niềm tự hào về thủ đô, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Vở Luyện viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA VỞ HS: 1’
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 2’
2. Hướng dẫn luyện viết: 30’
- GV đọc bài Âm thanh thành phố.
- GV yêu cầu HS đọc bài.
. Trong căn gác chật hẹp của mình, Hải nghe được những âm thanh gì của thành phố?
. Nêu nội dung bài.
. Bài viết giúp em hiểu điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài và tìm những từ ngữ khó dễ viết sai.
- GV yêu cầu HS luyện viết những từ ngữ vừa tìm.
- GV hướng dẫn HS viết vở nháp những chữ viết hoa.
- GV hướng dẫn HS viết đúng khoảng cách và đều nét.
- GV hướng dẫn HS viết vở.
GV lưu ý HS tư thế viết và cầm bút.
- GV quan sát giúp dỡ HS viết..
- GV giúp đỡ HS viết chậm và chưa đúng.
- GV yêu cầu HS tự soát lỗi.
- GV thu một số  ... ười VN.
II. ĐỒ DÙNG
 - Bản đồ hành chính Việt Nam; Hình ảnh sinh hoạt của 1 số dân tộc ở 1 số vùng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
HĐ 1: Vị trí, hình dáng nước Việt Nam.
- GV treo bản đồ hành chính VN: Giới thiệu vị trí, hình dáng, các dân tộc...
 GV: VN có phần đất liền ... có nhiều người Việt cùng sinh sống.
- HS quan sát.
* HSG: tham gia giới thiệu.
- HS nêu lại, kết hợp chỉ bản đồ.
- Chỉ vị trí tỉnh Hải Dương.
HĐ 2: Nét sinh hoạt của các dân tộc.
- GV phát tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của từng DT.
 GV: Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng ...
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày những hiểu biết về đời sống sinh hoạt, lễ hội ...
- HS bổ sung.
HĐ 3: Tác dụng, yêu cầu của môn học
? Kể 1 số sự kiện về QT dựng và giữ nước của cha ông ta?
- GV nêu yêu cầu khi học bộ môn, cách sử dụng SGK.
- Hoạt động cả lớp.
- Theo dõi, thực hành theo yêu cầu.
3. Củng cố- dặn dò: 4’
- HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc và tóm tắt ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau: Làm quen với bản đồ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1:	 TẬP LÀM VĂN
Nhân vật trong truyện
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
	- HS nắm được: văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá. Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
	- HS biết vận dụng những hiểu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện, bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật.
	- HS yêu thích kể chuyện và những nhân vật trong các câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng nhóm( BT1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. BÀI CŨ: 3’
- Thế nào là văn kể chuyện?
- HS K-G: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện như thế nào?
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 1’ 
2. Phần nhận xét: 13’
Bài 1: HĐ nhóm đôi
- GV cho HS thực hiện 2 yêu cầu.
- Các em vừa học câu chuyện nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài nhóm đôi và chữa bài.
- Nhân vật trong truyện có thể là ai?
 GV chốt lời giải đúng.
Bài 2: HĐ nhóm 4
- GV yêu cầu HS làm bài nhóm 4.
- Để có nhận xét về tính cách nhân vật ta dựa vào đâu?
- GV nhấn mạnh căn cứ nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- 1, 2 HS đọc BT.
- Thảo luận nhóm đôi, làm bảng nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 4, báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- KS K-G: Dựa vào lời nói, hành động, suy nghĩ của nhân vật.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- 1 số HS nhắc lại, ghi nhớ.
3. Phần Luyện tập: 15’
Bài 1: HĐ cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời:
+ Câu chuyện Ba anh em có nhân vật nào?
+ Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba
anh em có gì khác nhau?
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy?
- GV nhận xét, bổ sung thêm phần giải thích.
Bài 2: HĐ nhóm 4
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tranh luận theo các hướng sự việc có thể diễn ra.
- GV yêu cầu HS kể.
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- GV: hướng dẫn HS đánh giá theo tiêu chí: cách kể, lời nói, hành động phù hợp với tính cách nhân vật. 
- Đọc truyện
- HS trả lời.
- Trình bày bài trước lớp.
- Nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 4.
- Kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* HSG: Kể theo cả 2 hướng.
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- HS tóm tắt ND bài học.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Kể lại hành động của nhân vật.
-------------------------------------------------------------------
Tiết 2:	 TOÁN
Luyện tập
I. MỤC TIÊU
	- Giúp HS ôn tập về: Luyện tính, tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ; Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
	- HS biết làm thành thạo các dạng BT trên.Yêu cầu tối thiểu: BT1; 2 (2 phần); 4 (1 trường hợp).
	- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ viết BT1, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- HS chữa BT 3( 6).
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Luyện tập: 30’
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS nêu cách tính.
 Củng cố tính giá trị biểu thức.
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV hướng dẫn HSTB.
 Củng cố cách tính giá trị BT..
Bài 3: HĐ cả lớp
- GV yêu cầu HS làm phiếu hoàn thành bảng.
 Củng cố cách tính GT biểu thức có ngoặc, không ngoặc.
Bài 4: HĐ cá nhân
- GV hướng dẫn HS làm quen với CT tính chu vi hình vuông có cạnh là a: 
P = a x 4.
 Củng cố tính chu vi hình vuông có cạnh a.
- HS làm CN, nêu KQ.
* HSTB: nêu lại cách làm.
- Làm CN, 1 số HS lên bảng.
* HSTB: Làm 2 phần, nêu cách làm và cách trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS làm phiếu, 1 HS làm trên bảng phụ.
- Chữa bài.
- Làm quen với công thức.
- Làm bài vào vở, nêu KQ.
* HSTB: Chọn 1 trong 3 phần.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Củng cố- dặn dò: 3’
- HS hệ thống lại KT đã luyện tập.
- GV chấm, nhận xét 1 số bài.
- GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Tiết 3:	 KHOA HỌC
Trao đổi chất ở người
I. MỤC TIÊU
	- HS nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể người; Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
	- Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Hình trang 6,7 SGK; Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- HS nêu những yếu tố cần cho sự sống của con người?
- Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì?
- HS K-G: Vậy con người lấy vào và thải ra môi trường những gì?
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2.Tìm hiểu bài: 30’
HĐ 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
- Kể tên những gì được vẽ trong hình1?
- Phát hiện những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình và không thể hiện được qua hình vẽ?
- Cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình?
. Trao đổi chất là gì? 
KL: Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
HĐ 2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Dùng VBT
- GV hướng dẫn HSTB.
KL: Cơthể người lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nướcvà thải ra khí các- bô- níc, phân, nước tiểu,mồ hôi.
- HS quan sát và thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- HSG nêu.
- HSTB đọc đoạn đầu mục Bạn cần biết.
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bày ý tưởng của bản thân.
3. Củng cố- dặn dò: 2’
- Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với mội trường?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái xây dựng bài.
- Chuẩn bị bài Trao đổi chất ở người (Tiếp)
---------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5: TOÁN*
Ôn các phép tính trên số tự nhiên
I. MỤC TIÊU
	- Củng cố kĩ năng nhân chia số có một chữ số trong phạm vi 100 000.
	- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính giá trị biểu thức và tính nhanh.
	- Trình bày bài khoa học, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Nội dung luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài : 1’
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 32’
Bài 1: HĐ cả lớp:
 Đặt tính và tính:
1006 x 4	100008 : 9
31250 x 9	320000 : 4
- HS đặt tính và thực hiện, đổi chéo kiểm tra.
- Cho HS làm việc cá nhân. Chữa bài, nêu
kết quả.
 Củng cố cách nhân, chia số có bốn, năm chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: HĐ cá nhân
 Tìm x
a) 70194 + x = 81376 b) x – 13257 = 9463
c) 7 x = 18939 + 3825 d) x : 9 = 1325 (dư 8)
- GV yêu cầu HS làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c, d.
 Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: HĐ nhóm đôi
 Tính giá trị của biểu thức:
a) 11534 – 1075 x m với: m = 5 ; m = 8
b) 375 x (72 : n) + 49 với: n = 8 ; n = 9
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài phần a, HS K-G làm thêm phần b.
 Củng cố tính giá trị biểu thức.
Bài 4: HĐ cá nhân
 Tính chu vi hình vuông có cạnh a với: a = 8 ; 
a = 13.
- GV yêu cầu HS làm vở, HS K-G làm thêm BT5.
- 4 HS lên bảng chữa - lớp so sánh.
- HSG nêu cách thử lại.
- HS đọc bài.
- HS làm phần a, b, HS K-G làm thêm phần c, d.
- HSTB nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- HS đọc bài.
- HS trao đổi cặp làm bài phần a, HS K-G làm thêm phần b.
- HSTB nêu cách làm.
- HS làm bài.
- Chữa bài.
Bài 3: HS K-G:
 Tính nhanh:
a) 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x (4 x 9-36)
b) 4 x 8 x 25 x 5
 - HS K-G suy nghĩ và làm bài.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học. Dặn dò HS.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 1: Năng khiếu tự chọn(2tiết)
 BỒI DƯỠNG TOÁN:GIẢI TOÁN BẰNG SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Ơ
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- HS hiểu: khi phân tích một bài toán cần phải thiết lập được các mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho bằng cách dùng các đoạn thẳng thay cho các số để minh họa các quan hệ đó, từ đó tìm ra cách giải bài toán.
- Biết cách giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. GV nêu yêu cầu giờ học.
 2. Ví dụ: Một cửa hàng có số mét vải hoa nhiều hơn số mét vải xanh là 540 m. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu mét, biết rằng số mét vải xanh bằng 1/4 số mét vải hoa?
- GV viết đề bài
- Hướng dẫn HS dùng sơ đồ đoạn thẳng để minh họa các mối quan hệ : nhiều hơn 540m, bằng 1/4.
*KL:Những dạng toán giải bằng sơ đồ đoạn thẳng: nhiều hơn, ít hơn, gấp kém số lần, tìm một phần mấy của một số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ
 3- Luyện tập:
Bài 1:Người ta lấy ra khỏi một kho đông lạnh 17 tấn cá. Hỏi phải đưa vào kho đó bao nhiêu tấn cá để trong kho sẽ có số cá nhiều hơn số cá trước khi lấy là 8 tấn?
Bài 2: Hiện nay anh 11 tuổi, em 5 tuổi. Hãy tính tuổi mỗi ngưòi khi anh gấp 3 lần tuổi em?
Bài 3:Một thùng đựng dầu cân nặng 14 kg. Người ta đổ ra 1/3 số dần trong thùng thì cả thùng và số dầu còn lại nặng 10 kg. Tính xem thùng không có dầu nặng mấykg?
 * GV giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn.
- HS đọc bài, tìm cách giải.
- Trình bày bài giải
- HS tự giải
 3. Củng cố- dặn dò:
- GV chấm điểm một số bài
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 1 lop 4.doc