Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Văn Thị Xuân Dũng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Văn Thị Xuân Dũng

Khoa học

Con người cần gì để sống ?

I./Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có khả năng : nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.

 Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.

II./ Đồ dùng dạy – học

 Hình trang 4,5SGK, phiếu học tập.

III./ Các hoạt động dạy – học:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Văn Thị Xuân Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG – TUẦN 1
Từ ngày 15/8 đến 19/8/2011
Nhật tụng: Tiên học lễ - Hậu học văn
THỨ - NGÀY
MƠN
ĐỀ BÀI GIẢNG
Đ DDH
Thứ ba
15/8
Thể dục
Bài 1
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
truyện
Toán
Ôn tập các số đến 100 000
Khoa học
Con người cần gì để sống?
tranh
Thứ ba
16/8
Chính tả
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Toán
Ôn tập các số đến 100 000 (TT)
Kể chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
tranh
Đạo đức
Trung thực trong học tập
Thứ tư
17/8
Tập đọc
Mẹ ốm
Toán
Ôn các số đến 100 000 (TT)
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
Địa lí 
Làm quen với bản đồ
bản đồ
Thứ năm
18/8
Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
Toán
Biểu thức có chứa một chữ.
Lịch sử
 Môn Lịch sử và Địa lí
bản đồ
Khoa học
Sự trao đổi chất ở người.
tranh
Thứ sáu
19/8
Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
Toán
Luyện tập
Tập làm văn
Nhân vật trong chuyện.
Kĩ thuật
Vật, dụng cụ cắt, khâu , thêu (T1)
HĐNG
Sinh hoạt lớp.
 Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
I/ Mục tiêu :
 1.Đọc thành tiếng : Đọc đúng các từ , tiếng khó trong bài. Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài
 2. Đọc – hiểu: Hiểu các từ ngữ khó trong bài và hiểu nội dung cấu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp thương yêu người khác , sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
II/ Đồ dùng dạy học : 
 Tranh minh họa bài tập đọc trang 4,SGK, tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2’
2’
12’
10’
10’
4’
* GV giới thiệu khái quát chung nội dung chương trình phân môn Tập đọc của HKI lớp 4.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ bài Tập đọc và hỏi về các nhân vật trong bức tranh , ở tác phẩm nào.
-GV đưa ra tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài và giới thiệu đây là một đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí .
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
Đoạn 1: Hai dòng đầu 
Đoạn 2:Năm dòng tiếp theo 
Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo 
Đoanï 4 :Phần còn lại
-Đọc diễn cảm cả bài (giọng đọc chậm rãi ,..Thái độ kiên quyết )
 b) Tìm hiểu bài:
- Truyện có những nhân vật chính nào? Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
Đoạn 1 : yêu cầu HS đọc thầm và tìm hiểu đoạn 1 trả lời câu hỏi đoạn 1
-Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trị rất yếu ớt .
Đoạn 2 : yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi đoạn 2.
-Nhà trò bị ức hiếp ,đe doạ như thế nào ?
Đoạn 3 : yêu cầu HS đọc thầm và tìm hiểu đoạn 3 trả lời câu hỏi đoạn 3
-Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiềp của Dế Mèn ?
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
c) Đọc diễn cảm:
GV tổ chức cho HS thi đọc cá nhân1 đoạn trong bài , sau đó cho các nhóm thi đọc theo vai.
3./ Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện ?
GV nhận xét tiết học tuyên dương, nhắc nhở học sinh.
HS chú ý nghe
-HS đọc nối tiếp .
-HS đọc lượt 2 HS đọc thầm phần chú 
-HS đọc theo cặp
-Một hai em đọc cả bài 
-Dế Mèn ,Nhà Trò, bọn nhện
+Thân hình bé nhỏ,..nghèo túng.
+Trước đây .bắt ăn thịt
+Em đừng sợ,..dắt Nhà Trò đi .
-Tác giả ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , sẵn sàng bênh vực kẻ yếu , xoá bỏ những bất công.
-HS thi đọc cá nhân1 đoạn trong bài , sau đó các nhóm thi đọc theo vai.
-HS theo nêu 
@/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục
GV chuyên dạy
Toán
Ôn tập các số đến 100 000
	I./Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về : 
Cách đọc viết các số đến 100 000.
Phân tích cấu tạo số.
III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2’
1’
15’
5’
5’
5’
5’
2’
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách , vở dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu học môn Toán.
2.1 Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 
GV viết số 83251, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị , chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghiìn là chữ số nào .
Thực hiện tương tự với các số 83001,80201,80001.
GV cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề . 
GV gợi ý : 1 chục bằng mấy đơn vị,1 trăm bằng mấy chục,..
GV gọi HS nêu :
+ Các số tròn chục, các số tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
2.2 Thực hành:
Bài tập1:
GV cho HS nhận xét , tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này ; cho biết các số cần viết tiếp theo 10 000là số nào. sau đó cho HS tự làm các phần còn lại vào vở.
Tổ chức lớp nhận xét kết quả.
Bài tập2:
GV cho HS tự phân tích mẫu , sau đó làm bài vào vở 
Bài tập3: GV cho HS tự phân tích cách làm và tự nói.
GV cho 1 HS làm mẫu ý 1.
Cho cả lớp làm các phần còn lại vào vở.
Bài tập 4: GV cho HS tự làm và chữa bài 
3./ Củng cố - dặn dò:
Nhắc lại bài học
GV nhận xét kết quả học tập của lớp.
HS đọc số và nêu : chữ số 1 là hàng đơn vị,
HS nêu: 1 chục bằng mười đơn vị,1 trăm bằng 10 chục,..
HS nêu : 10,20, 200,300,..
1000,2000,
HS nhận xét , tìm ra quy luật viết các số trong dãy số .
HS tự làm các phần còn lại vào vở.
HS bài vào vở 
 HS tự làm và chữa bài 
@/Rút kinh nghiệm bổ sung :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Con người cần gì để sống ?
I./Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng : nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
	Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
II./ Đồ dùng dạy – học
	Hình trang 4,5SGK, phiếu học tập.
III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2’
1’
10’
14’
8’
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sách, vở và dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài dạy.
2.1 Hoạt động 1: Động não 
GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình.
GV lần lượt chỉ định từng HS nói, GV ghi các ý đó lên bảng..
GV tóm tắt lại tất cả các ý kiến của HS và rút tra Kết luận:
+ Những điều kiện cần cho con người sống và phát triển là:
 - Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo 
- Điều kiên tinh thần, văn hoá, xã hội như:tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, vui chơi, giải trí
2.2Hoạt động 2:Làm việc với phiếu học tập và SGK
GV phát phiếu học tập và hướng dẫn Hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc , các nhóm khác bổ sung.
GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc trên phiếu và theo dõi SGK thảo luận lần lượt 2 câu hỏi :
+ Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần những gì?
3./ Củng cố - dặn dò:
 Hoạt động 3: Trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
GV chia lớp làm các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu .
GV yêu cầu HS tự vẽ hoặc cắt dán vào phiếu những thứ cần có để duy trì cuộc sống . Mỗi nhóm chọn 6 thứ , nhóm nào xong trước mang nộp cho GV .
GV cho từng nhóm nhận xét nhóm của bạn , nhóm nào tìm được nhiều thứ và nhanh thì nhóm đó thắng.
HS tự kể theo suy nghĩ của từng em.
từng HS nói
Hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc , các nhóm khác bổ sung
HS dựa vào kết quả làm việc trên phiếu và theo dõi SGK thảo luận lần lượt 2 câu hỏi và trả lời.
HS thực hiện trò chơi.
@/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức:
Trung thực trong học tập 
I./Mục tiêu:
Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập .
Biết trung thực trong học tập 
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập..
II./ Đồ dùng dạy – học
 Sách đạo đức 4
III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2’
10’
10’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới 
* Giới  ... 
-HS đọc nội dung 
-Có các nhân vật Ni-ki-ta,Gô-sa, Chi-ôm-ca
-Rất giống nhau nhưng hành động rất khác nhau
-HS đọc thầm câu chuyện trả lời câu hỏi.
-HS đọc yêu cầu 
-HS thảo luận về tình huống trả lời 
-Bạn nhỏ sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và bẩn trên quần áo của em 
-HS ngồi thành 2 nhóm , mỗi nhóm kể theo 1 hướng 
-HS tham gia thi kể
@ Rút kinh nghiệm bổ sung:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I./Mục tiêu: 
	Giúp HS : Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
	Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
5’
1’
8’
7’
6’
8’
3’
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3.
GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài dạy.
2.1 Luyện tập 
Bài tập1:
- Cho HS đọc và nêu cách làm phần a.
-GV nhận xét , sữa chữa .
-Cho HS làm tiếp các bài tập phần b,c,d sau đó nêu kết quả.
Bài tập2: 
Cho HS làm vào vở, sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài tập3:
 Cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống .
Bài tập 4: 
 GV vẽ hình vuông có cạnh là a lên bảng , sau đó hướng dẫn HS xây dựng công thức tính chu vi : Cho HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông trên.
GV nhấn mạnh : Muốn tính chu vi hình 
vuông ta lấy số đo 1 cạnh nhân với 4.
Gv cho HS tính chu vi hình vuông cóđộ dài cạnh là 3 cm
-Cho HS tự làm các phần còn lại.
3./ Củng cố - dặn dò:
-Nhắc lại một số kiến thức vừa ơn tập
-Dặn HS về nhà làm lại các bài tập vào vở.
2 HS lên bảng làm bài 3
-HS đọc và nêu cách làm phần a.
 6 xa với a =5là 6x5 =30,
với a = 7 là 6x7 = 42, 
với a= 10là 6 x10 = 60
-HS làm và nêu kết quả.
-HS làm vào vở, sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
-HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống .
-Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân 4. Khi độ dài cạnh bằng , chu vi hình vuông là P= a x4
-HS tính : Chu vi hình vuông là: P = 3 x 4 = 12 cm
@/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
I./Mục tiêu:
	HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
	Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ(gút chỉ)
II./ Đồ dùng dạy – học
	Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu.
	Kim khâu các loại,kéo cắt các cỡ
	Một số mẫu vải, phấn màu, khung thêu
III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2’
10’
8’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sách, vở dụng cụ phục vụ môn học.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài:
GV giới thiệu một số sản phẩm may, khâu, thêu(túi vải, khăn tay, gối)
GV nêu mục đích bài học.
2.1 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu,thêu.
a) Vải : GV hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung a SGK với quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải .
GV nhận xét,bổ sung.
b) Chỉ : GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK.
2,2 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) và gọi HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải ; so sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
Hướng dẫn HS quan sát hình 3(SGK) để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải
Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải.
Chỉ định 3- 4 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải , cho cả lớp quan sát, nhận xét.
2.3 Hoạt động 3:GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 6(SGK) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
GV tóm tắt phần trả lời của HS kết luận:
+ Thước may: Dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.
+ Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm,dùng để đo các số đo trên cơ thể
3./ Củng cố - dặn dò:
-Gọi 2-3 HS nhắc lại các dụng cụ vật liệu dùng để cắt , khâu, thêu đã học .
- Dặn HS chuẩn bị dung cụ tiết sau học .
-HS đọc nội dung a SGK và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải để nêu nhận xét về đặc điểm của vải .
-HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK
-HS quan sát hình 2 (SGK) và trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải ; so sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
-HS quan sát hình 3(SGK) trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải
-3- 4 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải ,cả lớp quan sát, nhận xét
-HS quan sát hình 6(SGK) kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
-2-3 HS nhắc lại các dụng cụ vật liệu dùng để cắt , khâu, thêu 
	@/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu ( tt )
I./Mục tiêu: 
	HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
	Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ(gút chỉ)
II./ Đồ dùng dạy – học
	Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu.
	Kim khâu các loại,kéo cắt các cỡ
	Một số mẫu vải, phấn màu, khung thêu
III./ Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
3’
1’
12’
18’
5’
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ đã dặn HS mang theo ở tiết trước.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài dạy
Hoạt động 4 GV hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
Hướng dẫn HS quan sát hình 4 kết hợp với quan sát mẫu kim khâu : kim cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK
GV nhận xét, bổ sung và những đặc điểm chính của kim khauâ, kim thêu
Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a,5b,5c (SGK) để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ . Gọi 2 HS đọc nội dung b ở mục 2.
-Gọi 3 HS lên bảng thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vênút chỉ.
-Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ nhưng chưa vê nút chỉ qua mặt vải . Sau đó rút kim , kéo sợi chỉ tuột khỏi mảnh vải để HS thấy được tác dụng của vê nút chỉ.
Hoạt động 5 : HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
-GV đến các bàn, quan sát, chỉ dẫn cho HS
-GV gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu kim, vê nút chỉ, cho HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
-GV đánh giá kết quả học tập của 1 số HS.
3./ Củng cố - dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần, thái đôï học tập và thực hành của HS
-HS quan sát hình 4 kết hợp với quan sát mẫu kim khâu : kim cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời 
-HS quan sát các hình 5a,5b,5c (SGK) nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ .2 HS đọc nội dung b ở mục 2.
3 HS lên bảng thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vênút chỉ.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS thực hành 
-3 HS lên thực hiện các thao tác xâu kim, vê nút chỉ, cho HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
@/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 – Hoạt động tập thể
Nhận xét tình hình về các mặt hoạt động 
của lớp trong tuần 
	I./Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
	- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
	II./ Lên lớp :
	Học tập : 	
	Lao động:	
	Công tác tuần tới : 
 III./ Ý kiến Học sinh :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4TUAN 1.doc