Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Hoa

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000; phân tích cấu tạo số.

 - Đọc, viết, phân tích số thành thạo.

 - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phấn màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động:

 2. Bài cũ: Không có.

 3. Bài mới: (30) Ôn tập các số đến 100 000.

 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.

 b) Các hoạt động:

 Hoạt động của gv Hoạt động của hs

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Ngày soạn :24.8.2008 
Ngày dạy :25.8.2008
TậP ĐọC: (tiết 2)
Dế MèN BêNH VựC Kẻ YếU
I. MụC TIêU:
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
- Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn. Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
- Biết bênh vực những em nhỏ; biết phản đối sự áp bức, bất công.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Giúp HS đọc đúng bài văn.
*Làm mẫu, giảng giải, thực hành.
- Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện).
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò).
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời NhàTrò).
+ Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn). 
- Đọc diễn cảm cả bài.
Nhóm đôi.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 - 3 lượt.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó. 
- Luyện đọc theo cặp.
- Vài em đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Giúp HS cảm thụ bài văn.
*Trực quan, động não, đàm thoại.
- Điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và tổng kết.
- Chỉ định vài em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi SGK.
- Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi:
+ Đoạn 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Đoạn 2: Tìm chững chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- Đoạn 3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Đoạn 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Yêu cầu đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
Nhóm.
- Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp:
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự nhưng phấn mới chưa lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
+ Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đó chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
+ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Xòe cả hai cánh ra, dắt Nhà Trò đi.
- Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn. 
- Dế Mèn xòe cả hai cánh ra, bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ ”
- Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
*Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
*Làm mẫu, thực hành.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài: Năm trước - ăn hiếp kẻ yếu.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn.
* Qua câu chuyện này em hãy nêu ý nghĩa tác giả muốn nói chúng ta điều gì?
Nhóm đôi.
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp
*ý nghĩa: Tác giả ca ngợi dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bệnh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công.
 II. Đồ DùNG DạY HọC:
 Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc 	
 Tranh minh họa SGK.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: 
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới: (35’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 
 a) Giới thiệu bài: 
	Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Cho HS quan sát tranh minh họa để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò. 
 b) Các hoạt động:
 4. Củng cố:	(3’)
- Giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị đọc phần tiếp theo sẽ được học trong tuần 2.
	- Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí ”.
²²²²²²
Toán (tiết 3)	
ôN TậP CáC Số ĐếN 100 000
I. MụC TIêU:
- Giúp HS ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000; phân tích cấu tạo số.
	- Đọc, viết, phân tích số thành thạo.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: 
 2. Bài cũ: Không có.
 3. Bài mới: (30’) Ôn tập các số đến 100 000.
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
 Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc, viết số và các hàng.
*Giúp HS ôn lại cách đọc, viết số và tên các hàng của số.
*Trực quan, động não, đàm thoại.
- Viết số: 83251 
- Tiến hành tương tự với số: 83001, 80201, 80001.
- Cho HS nêu quan hệ giữa hai hành liền kề.
- Tiếp tục cho HS nêu: các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Đọc số, nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào.
Hoạt động 2: Thực hành.
*Giúp HS làm được các bài tập về số 
* Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1: 
- Bài 2: 
- Bài 3: 
- Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
8cm
M
N
P
Q
4cm
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
a) Nêu nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào, sau đó nữa là số nào - Tiếp theo cả lớp tự làm phần còn lại.
b) Tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp. Nêu quy luật viết và tìm ra kết quả 
- Tự phân tích mẫu. Sau đó tự làm bài.
- Tự phân tích cách làm và tự nói. Hướng dẫn làm mẫu ý 1, HS tự làm các ý còn lại.
- Tự làm bài rồi chữa bài.
5cm
5cm
G
H
I
K
A
B
C
D
6cm
4cm
4cm
3cm
 Hỡnh ABCD =4+6+4+3=17(cm)
 Hỡnh MNPQ =(4+8) x 2=24 (cm)
 Hỡnh GHIK =5x4=20 (cm) 
 4Củng cố: (3’)
	- Nêu lại cách đọc, viết, phân tích số.
 5. Dặn dò: (1’)
²²²²²²
Chính tả (tiết 4)
Dế MèN BêNH VựC Kẻ YếU
I. MụC TIêU: 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn.
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 a, b 
	- Vở BT Tiếng Việt 4.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’)	Hát	
 2. Bài cũ: 	Không có.
	Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học - nhằm củng cố nền nếp học tập cho HS.
 3. Bài mới: (35’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 a) Giới thiệu bài:
	Trong tiết Chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng chính tả một đoạn của bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Sau đó, các em sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) dễ đọc sai, viết sai.
 b) Các hoạt động:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết.
*Giúp HS nghe để viết được bài chính tả 
*Trực quan, đàm thoại, thực hành.
- Đọc đoạn văn cần viết 1 lượt.
-Nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng, khi chấm xuống dòng nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô li, chú ý ngồi viết đúng tư thế.
- Đọc cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài 1 lượt.
- Chấm, chữa 7 - 10 bài.
- Nhận xét chung.
Nhóm đôi.
- Đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai. 
- Viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- Từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau.
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Giúp HS làm được các bài tập CT.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 2: (lựa chọn 2a hoặc 2b)
- Dán 3 tờ phiếu khổ to, mời 3 em lên bảng trình bày kết quả bài làm của mình trước lớp.
- Bài 3: (lựa chọn 3a hoặc 3b)
- Nhận xét chung.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Tự làm bài vào vở BT.
- Cả lớp nêu nhận xét.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Thi giải câu đố nhanh và viết đúng vào bảng con.
- Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học, nhắc những em viết sai chính tả cần ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện. 
5. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc lòng cả hai câu đố ở bài 3 để đố người khác.
Đạo đức (tiết 5)
TRUNG THựC TRONG HọC TậP
I. MụC TIêU:
- Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. TàI LIệU Và PHươNG TIệN:
	- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Không có.
 3. Bài mới: (27’) Trung thực trong học tập.
 a) Giới thiệu bài: Ghi đề bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
*Giúp HS xử lí được các tình huống nêu ra trong bài học.
*Trực quan, động não, đàm thoại.
- Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:
a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
- Hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- Kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
Nhóm.
- Xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi, bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết.
- Vài em đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bài tập 1
*Giúp HS nêu được ý kiến của mình về tính trung thực.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Kết luận: 
+ Các việc (c) là trung thực trong học tập.
+ Các việc a, b là thiếu trung thực trong học tập.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn nhau.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
 Bài tập 2
*Giúp HS giải quyết các tình huống qua thảo luận nhóm.
*Động não, đàm thoại.
- Nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi em tự lựa chọn rồi đứng vào 1 trong 3 vị trí quy ước theo 3 thái độ: tán thành - phân vân - không tán thành.
- Kết luận: 
+ ý kiến b, c là đúng.
+ ý kiến a là sai.
Nhóm.
- Các nhóm có cùng lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Vài em đọc ghi nhớ S ...  vẻ đẹp của Tiếng Việt.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần.
	- Bộ xếp chữ.
	- Vở BT Tiếng Việt.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Cấu tạo của tiếng.
	Kiểm tra 2 em làm bài trên bảng lớp: Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu “Lá lành đùm lá rách” (Cả lớp làm nháp).
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
 a) Giới thiệu bài:
	Bài trước ta đã biết mỗi tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. Hôm nay, các em sẽ làm các bài tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Bài tập 1, 2.
*Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1:
- Bài 2: 
Nhóm đôi.
- 1 em đọc nội dung bài tập.
- Làm việc theo cặp, phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ: “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
- Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài - hoài.
Hoạt động 2: Bài tập 3, 4, 5.
*Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 3:
- Bài 4: 
- Chốt lại ý kiến đúng: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau - giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Bài 5:
- Gợi ý:
+ Đây là câu đố chữ nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.
+ Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bỏ đuôi = bỏ âm cuối.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Viết bài vào vở BT.
- Đọc yêu cầu của bài rồi phát biểu.
- Vài em đọc yêu cầu bài và câu đố.
- Thi giải đúng, nhanh bằng cách viết ra giấy, nộp ngay cho GV khi viết xong.
4. Củng cố: (3’)
	- Hỏi HS: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ.
5. Dặn dò: (1’)
	- Dặn HS xem trước BT 2 tiết học sau.
²²²²²²
Tập làm văn (tiết 4)
NHâN VậT TRONG TRUYệN
I. MụC TIêU:
- Biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, con vật, đồ vật, cây cối - được nhân hóa. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ.
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
	- Yêu thích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT 1.
	- Vở BT Tiếng Việt.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Thế nào là kể chuyện.
	- Hỏi HS: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? (Bài văn kể chuyện kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa)
 3. Bài mới: (27’) Nhân vật trong truyện.
 a) Giới thiệu bài:
	Trong tiết TLV trước, các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện, bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay giúp em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Nhận xét.
*Giúp HS nắm được tính cách của các nhân vật trong truyện.
*Giảng giải, động não, đàm thoại.
- Bài 1:
- Dán các tờ phiếu khổ to ở bảng, mời 3 - 4 em lên bảng làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Bài 2: Nhận xét tính cách nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét.
Nhóm đôi.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 1 em nói tên những truyện em mới học ( Sự tích hồ Ba Bể, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu).
- Làm bài vào vở BT.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập. 
- Trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
*Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
*Đàm thoại, giảng giải.
- Nhắc HS học thuộc Ghi nhớ.
- 3 - 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK. Cả lớp theo dõi.
Hoạt động 3: Luyện tập.
*Giúp HS làm được các bài tập.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1: Nhắc HS:
- Bổ sung: Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào?
- Bài 2: 
- Hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận:
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc 
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa, mặc em bé khóc.
- 1 em đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa.
- Trao đổi, trả lời các câu hỏi.
- 1 em đọc nội dung bài tập.
- Suy nghĩ, thi kể.
- Nhận xét cách kể, kết luận bạn kể hay nhất.
4. Củng cố: (3’)
	- Đọc lại ghi nhớ SGK.
5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS học thuộc Ghi nhớ.
²²²²²²
Kĩ thuật (tiết 3)
VậT LIệU, DụNG Cụ CắT, KHâU
I. MụC TIêU:
	- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu.
	- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu:
	- Một số mẫu vải và chỉ khâu, thêu các màu.
	- Kim khâu, thêu các cỡ.
	- Kéo cắt vải, cắt chỉ.
	- Khung thêu cầm tay, miếng sáp nến, phấn màu, thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài, khuy bấm.
	- Một số sản phẩm may, khâu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Không có.
 3. Bài mới: (27’) Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu.
 a) Giới thiệu bài: 
	- Giới thiệu một số sản phẩm may, khâu và nêu: Đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu, thêu trên vải. Để làm được những sản phẩm này, cần phải có những vật liệu, dụng cụ nào?
	- Nêu mục đích bài học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
*Giúp HS nắm đặc điểm một số vật liệu khâu, thêu.
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Cho quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày mỏng của một số mẫu vải.
- Chốt ý, hướng dẫn chọn loại vải để học khâu, thêu: Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải bông, vải sợi pha. Không nên sử dụng loại vải lụa, sa tanh, vải ni lông. vì chúng mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu, khó khâu. 
- Giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa 
- Lưu ý: Muốn có đường khâu, đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
- Đọc nội dung a SGK.
- Nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- Đọc nội dung b SGK.
- Trả lời các câu hỏi theo hình 1.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
*Giúp HS nắm cách sử dụng kéo.
- Sử dụng kéo cắt vải, cắt chỉ để bổ sung đặc điểm cấu tạo của kéo và so sánh cấu tạo, hình dạng của hai loại kéo: Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải. 
- Giới thiệu thêm kéo cắt chỉ.
- Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải; nếu không sẽ không cắt được vải.
- Hướng dẫn cách cầm kéo.
Hoạt động 3: Hướng dẫn quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
*Giúp HS nắm đặc điểm một số vật liệu, dụng cụ khâu khác.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Tóm tắt phần trả lời của HS:
+ Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.
+ Thước dây: để đo các số đo trên cơ thể 
+ Khung thêu cầm tay: giữ cho mặt vải căng khi thêu.
+ Khuy cài, khuy bấm: để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm khác.
+ Phấn may: để vạch dấu trên vải.
- Quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về đặc điểm, cấu tạo của kéo cắt vải; so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- Quan sát hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải.
- Vài em thực hiện thao tác cầm kéo.
- Cả lớp quan sát, nhận xét.
- Quan sát hình 6 và mẫu một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem trước bài sau (tiết 2t).
VI. Rút kinh nghiệm:
²²²²²²
Toán (tiết 5)
LUYệN TậP
I. MụC TIêU:
	- Giúp HS: Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
	- Tính thành thạo giá trị số của biểu thức chữ và chu vi hình vuông theo công thức.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC: Phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Biểu thức có chứa một chữ.
	- Sửa các bài tập về nhà.
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập.
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
*Giúp HS làm tốt các bài tập về biểu thức có chứa một chữ.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1: Cho HS đọc và nêu cách làm phần a:
a
6 x a
5
6 x 5 = 30
7
10
- Bài 2: 
- Bài 3: 
c
Biểu thức
Giá trị của biểu thức
5
8 x c
40
7
7 + 3 x c
6
(92 - c) + 81
0
66 x c + 32
- Tự làm tiếp các bài tập phần b, c, d. Một vài em nêu kết quả.
- Tự làm bài, sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
- Tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống 
c
Biểu thức
Giá trị của biểu thức
5
8 x c
40
7
7 + 3 x c
28
6
(92 - c) + 81
167
0
66 x c + 32
32
Hoạt động 2: Luyện tính chu vi hình vuông.
*Giúp HS tính được chu vi hình vuông.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
a
- Bài 4: 
+ Vẽ hình vuông độ dài cạnh là a lên bảng. 
+ Nhấn mạnh cách tính chu vi, sau đó cho HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3 cm.
+ Nếu cách tính chu vi P của hình vuông: Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân nhân 4. Khi độ dài cạnh bằng a, chu vi hình vuông là P = a x 4.
+ Bàn bạc và nêu: a = 3 cm, 
P = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm).
- Tự làm các phần còn lại trong bài tập.
 4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Làm các bài tập tiết 5 sách BT.
²²²²²²
Sinh hoạt
TUầN 1
I. MụC TIêU: 
- Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện kỉ năng tự quản 
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể 
III. HOạT ĐộNG TRêN LớP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích, học tập tốt 
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới.
- Chơi trò chơi: Tìm bạn thân.
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 2.
- Nhận xét tiết.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	- ưu điểm: 
.
-Khuyết điểm: .......

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nguyen_thi_hoa.doc