Giáo án Lớp 4 - Tuần 1, Thứ 2 - Bùi Thị Hiếu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1, Thứ 2 - Bùi Thị Hiếu

Tiết 3: TOÁN

$1: Ôn tập các số đến 100.000

A.Mục tiêu:

Giúp HS ôn tập về:

 - Cách đọc, viết số đến 100.000.

 - Biết phân tích cấu tạo số.

 - HS có ý thức làm bài tập.

B. Đồ dùng dạy - học.

 GV: - Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.

 HS: - SGK.

 - Vở, bút.

C.Các hoạt động dạy -học:

 I. ổn định: Hát.

 II. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Ghi bảng.

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1, Thứ 2 - Bùi Thị Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 
 Ngày soạn: 22 / 8 / 2009.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009.
 Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ toàn trường.
Tiết 2: Đạo đức
$1 Trung thực trong học tập
a. Mục tiêu: 
	- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
	- Biết được: trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
	- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
	- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
b Đồ dùng dạy - học:
	 GV: -Tranh vẽ tình huống trong SGK, bảng phụ, thẻ màu cho mỗi học sinh.
 HS: - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẩu truyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
c Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: hát
	II. Kiểm tra: Hs chuẩn bị bài.
	III. bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Bài mới:
*HĐ1: Thảo luận nhóm: (5 phút) Gọi HS đọc tình huống
? Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết nào ?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
 - GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
- GV nghe, nhận xét - kết luận.
? Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao em chọn cách đó?
? Theo em, hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
? Trong học tập, chúng ta có cần phải trung thực không?
- GV nhận xét, kết luận chung. 
? Vì sao phải trung thực trong học tập?
*HĐ2: Làm việc cá nhân 
? Nêu yêu cầu bài tập 1?
Trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. 
Gọi HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận ý c là trung thực trong học tập, ý (a,b,d) không đúng vì không thế hiện tính trung thực trong học tập.
*HĐ3: Thảo luận nhóm 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
Cho HS làm bài. gọi HS nêu ý kiến
- GV nhận xét kết luận. 
? Em đã làm gì để thể hiện tính trung thực trong học tập?
*HĐ4: Liên hệ:
? Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? 
Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết? 
? Tại sao cần phải trung thực trong học tập? 
- GV kết luận chung. 
Xử lý tình huống (T3- SGK)
- 1 HS đọc tình huống
a) Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cho cô giáo xem.
b) Nói dối là đã mượn nhưng để quên ở nhà 
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau .
- Học sinh thảo luận sau đó báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe.
*Làm việc cá nhân
- Em sẽ báo cáo với cô giáo để cô giáo biết trước.
- HS nêu
- HS trả lời.
- 3 - 4 HS nêu
HS nghe.
Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn.
2. Bài tập 1- SGK.
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Không nhìn bài của bạn, không nhắc bài cho bạn .....
- Học sinh trình bày.
3. Bài tập 2.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- HS nêu ý kiến.
- 4 - 5 HS trả lời.
- 3 học sinh tự liên hệ bản thân mình.
- 3 HS
- Trung thực để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trung thực để mọi người tin yêu. 
4. Ghi nhớ: 4 HS nêu.
IV/ Củng cố: 
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương học sinh.
V/ Dặn dò: 
- Về nhà học bài.
- Sưu tầm những mẩu chuyện tấm gương về trung thực trong học tập. 
Tiết 3: Toán
$1: Ôn tập các số đến 100.000
A.Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập về:
	- Cách đọc, viết số đến 100.000.
	- Biết phân tích cấu tạo số.
	- HS có ý thức làm bài tập.
B. Đồ dùng dạy - học. 
	GV: - Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
	HS: - SGK.
	 - Vở, bút.
C.Các hoạt động dạy -học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2 Nội dung bài.
2.1)Ôn lại cách đoc số ,viết số và các hàng . 
a) ? trong trương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
_ Gv đưa ra một ví dụ ( 83251 ), yêu cầu học sinh nêu:
Nêu chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là số nào?
 b) GV ghi bảng số
 83 001 ; 80 201 ; 80 001
 tiến hành tương tự mục a
 c) Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề :
1 chục = ? đơn vị
1 trăm = ? chục
1 nghìn = ? trăm
 d) GV cho HS nêu:
? Nêu các số tròn chục ?
? Nêu các số tròn trăm ?
? Nêu các số tròn nghìn?
 ? Nêu các số tròn chục nghìn?
 2.2) Thực hành:
 Bài 1 (T3):
a) Nêu yêu cầu? 
? Số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào? Sau số 20 000 là số nào?
? Nêu yêu cầu phần b?
Bài 2 (T3): ? Nêu yêu cầu?
 - GV cho HS tự PT mẫu
 - GV kẻ bảng 
Bài 3 (T3)
 ? Nêu yêu cầu phần a ?
 - GV ghi bảng
 8723 HS tự viết thành tổng 
? Nêu yêu cầu của phần b ?
 - HD học sinh làm mẫu :
9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
- Chấm 1 số bài
? Bài 3 củng cố kiến thức gì?
- Học đến số 100 000.
- Học sinh nêu.
- 2HS đọc số
 hàng đơn vị : 1
 hàng chục: 5
 hàng trăm : 2 
 hàng nghìn : 3
 hàng chục nghìn : 8
1 chục = 10 đơn vị
1 trăm = 10 chục
1 nghìn = 10 trăm
 - 1 chục, 2 chục ......9 chục
- 1 trăm,...... 9 trăm......
 - 1 nghìn,......9 nghìn.......
 - 1 chục nghìn,........100.0000
- Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số 
 - 20 000
 - 30 000
 - Lớp làm vào SGK 
 - Viết số thích hợp vào chỗ trống 
 - 36 000, 37 000, 38 000, 39 000, 
40 000, 41 000, 42 000.
-Viết theo mẫu
- 1 HS lên bảng 
- Làm BT vào
- Viết mỗi số sau thành tổng
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con :
 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
 7006 = 7000 + 6
- Viết theo mẫu:
 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
 6000 + 200 + 30 = 6230
 6000 + 200 + 3 = 6203
 5000 + 2 = 5002
- Viết số thành tổng
- Viết tổng thành số
IV. Củng cố:
	- Nhắc lại nội dung ôn.
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 4: Mĩ THUậT
	 GV chuyên dạy.
 Tiết 5: Tập đọc 
$1 Dế mèn bênh vực kẻ yếu
A. Mục đích yêu cầu:
	- HS đọc rành mạch trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ).
	- Hiểu nội bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
	- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài, trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa.
	- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy -học:
 GV: - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc 
HS: - Sách giáo khoa TV4.
C.Các hoạt động dạy -học :
	I. ổn định: HS hát.
	II. Kiểm tra: HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
	III. Bài mới:
-Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK-TV4
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học :
- Chủ điểm đầu tiên "Thương người như thể thương thân "với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn.
- Giới thiệu tập chuyện Dế Mèn phiêu lưu ký (Ghi chép về cuộc phiêu lưu. của Dế mèn)...
- Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu ký .
- Cho HS quan sát tranh
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a.Luyện đọc :
- Gọi 1HS khá đọc bài 
? Bài được chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp, Gv kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi học sinh đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giảng nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp 
Gv và cả lớp nhận xét.
- GVđọc diễn cảm cả bài
 b.Tìm hiểu bài:
? Truyện có những nhân vật chính nào?
? Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
-Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện để biết điều đó.
_Yêu cầu Hs đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
? Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Gv nhận xét- bổ sung.
? Đoạn 1 ý nói gì?
* Vì sao chị Nhà Trò lại gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
Gv nhận xét bổ sung.
? Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào? 
? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
? Đoạn này nói lên điều gì?
*Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3.
? Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
? Đoạn cuối bài ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
- Giáo viên ghi ý chính lên bảng? Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 
c.Thi đọc diễn cảm.
Yêu cầu học sinh đọc lại cả bài.
-Gv treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 - đọc mẫu sau đó yêu cầu HS đọc trong nhóm. 
- yêu cầu HS đọc theo vai. 
- Gv và cả lớp theo dõi, nhận xét - Tuyên dương cặp đọc hay nhất. 
- Mở phụ lục 
- 2HS đọc tên 5 chủ điểm 
- Nghe 
- 1HS khá đọc bài, lớp đọc thầm 
- 3 đoạn:- đoạn 1 từ đầu đến bay được xa.
 - đoạn 2 từ tôi đến gần...ăn thịt em.
 - đoạn 3 từ tôi xoè cả hai tay... của bọn nhện.
- Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Đọc theo cặp 
- 3 HS đọc 
Học sinh nghe.
- Dế mèn, chị nhà trò, bọn nhện.
- Là chị Nhà Trò.
- HS nghe.
- HS đọc thầm trả lời.
- Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà trò.
2 - 3 Hs tìm và nêu.
- Của Dế mèn.
- Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
ý 2: Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- Lời nói và việc làm đó cho thấy Dế Mèn là ngưòi có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khoẻ để ức hiếp kẻ yếu.
ý 3: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
* Nội dung: 3 hs đọc.
3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2- 4 cặp thi đọc theo vai.
 IV: Củng cố.
	- Nhắc lại nội dung bài.
	- Nhận xét giờ học - Tuyên dương học sinh.
 V. Dặn dò.
	- Về nhà đọc lại bài.
	- Chuẩn bị bài giờ học sau. 
Ngày soạn: 23 / 8 2009.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009.
Tiết 1:Toán
 $ 2 Ôn tập các số đến 100 000 
A. Mục tiêu:
	- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số. Nhân ( chia ) số có đến năm chữ số cho số có một chữ số.
	- Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000.
	- HS có ý thức làm các bài tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: Nội dung bài học.
	HS: Vở bài tập, SGK.
C. Các hoạt động dạy- học.
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Vở bài tập ở nhà của HS.
	III. Bài mới.
1/ Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2/ Nội dung bài.
2.1/ Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1(T4)
GV cho HS làm bài vào vở sau đó đọc kết quả.
GV nhận xét sửa sai cho HS.
? Bài 1 củng cố kiến thức gì? 
Bài 2 ( T4)
Nêu yêu cầu bài 2? 
-
+
a) 4637 7035
 8245 _ 2316
 12882 4719 
? Bài 2 củng cố kiến thức gì ? 
Bài 3 (T 4)
? Nêu yêu cầu bài 3 ? 
? Nêu cách so sánh số 5870 và 5890?
? Bài 3 củng cố kiến thức gì ? 
Bài 4 ( T4 ).
? Nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS tự làm bài.
- Làm vào vở, đọc kết quả.
7000 + 2000 = 9000
 9000 - 3000 = 6000
 8000 : 2 = 4000
 3000 x 2 = 6000 
- HS nêu
- Đặt tính rồi t ... p.
	- Thành tích của các em đó.
	HS: Một số bài hát về HS.
C. Tiến hành:
	- Cho HS múa tập thể bài " Vui múa ca "
	- GV giới thiệu nội dung: Em là HS ngoan.
	- Giới thiệu tên các em HS ngoan trong lớp.
	- Gọi từng em giới thiệu về bản thân mình.
* Tổng kết: Là HS ngoan em cần phải kễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Phải chăm học, chăm làm, làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của các em như nấu cơm, bế em, quét dọn nhà cửa,...
	- Gọi HS tự nhận xét về bản thân mình.
- GV khuyến khích động viên những em chưa ngoan.
- Đề ra thi đua để các em thi đua.
IV. Củng cố:
	- Cho HS hát tập thể, cá nhân.
	- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
	- Biết giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với lứa tuổi.
Tiết 4: Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt tuần 1.
A. Mục tiêu:
- Nhận xét ưu - nhược điểm trong tuần qua.
- Đề ra phương hướng tuần 2.
B. Chuẩn bị:
	- ý kiến nhận xét.
C. Nội dung hoạt động.
	I. ổn định: Hát.
	II. Nội dung.
1/ Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần qua.
2/ GV nhận xét chung.
a) Đạo đức: Các em tương đối ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
- Đoàn kết với bạn bè trong lớp và trong trường.
b) Học tập: Các em có ý thức học tập, về nhà đã tự giác làm bài. Các em đã biết giúp đỡ nhau cùng học tập.
c) Các hoạt động khác: Các em vệ sinh sạch sẽ xung quanh trường lớp. Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
* Nhược điểm: Có một số em chưa ngoan vẫn còn hay nói chuyện riêng trong lớp. Một số em chưa đeo khăn quàng khi đến lớp. Chữ viết còn sấu, bảng cửu chương còn chưa thuộc.
III. Phương hướng tuần sau.
- Duy trì những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở nhà.
- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
Tuần 2
Ngày soạn: 29 / 8 / 2009.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009.
 Tiết 1: Hoạt động tập thể 
 	Chào cờ toàn trờng.
Tiết 2: Đạo đức: 
$2: Trung thực trong học tập (T 2)
a.Mục tiêu : 
	- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
	- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, đợc mọi ngời yêu mến.
	- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
	- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- b. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Bảng phụ ghi sẵn các tình huống.
	HS: - SGK. Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
c. Các hoạt động dạy - học:
	I.ổn định: Hát.
	II. KT bài cũ :
	? Thế nào là trung thực trong học tập?
	? Trung thực trong học tập có ích lợi gì?
	III. Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
2/ Tìm hiểu bài :
* HĐ 1: Thảo luận nhóm 4 ( 5 phút ) 
- Chia nhóm, giao việc 
Em sẽ làm gì nếu :
a. Em không làm được bài trong giờ kiểm tra?
b. Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi?
c. Trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài cầu cứu em?
- GV nghe nhận xét và bổ sung.
*HĐ2: Làm việc theo nhóm (5 phút )
Yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở bài tập 3, rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống và cách sử lý tình huống.
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm.
- ? Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì? 
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
? Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em?
? Thế nào là trung thực trong học tập?
? Vì sao phải trung thực trong học tập? 
GV nhận xét - kết luận chung.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ.
1. Bài tập 3 (T4)
Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Đại diện nhóm báo cáo. 
- Chịu điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. 
- Em báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng .
- Em bảo bạn thông cảm ,vì làm nh vậy là không trung thực trong học tập. 
2. Đóng vai thể hiện tình huống.
3 nhóm mỗi nhóm một tình huống rồi phân chia vai thể hiện, sau đó lên bảng thê hiện.
- HS trình bày 
- 2 HS nhắc lại.
2- 3 HS kể.
- Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Trung thực để tiến bộ và mọi người yêu quý.
- 4 học sinh nhắc lại.
-Học sinh cả lớp nghe.
- HS nhắc lại.
IV: củng cố:
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương học sinh học tốt.
 V. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
 Tiết 3: Toán:
$6: Các số có sáu chữ số .
A. Mục tiêu:
	- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
	- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
	- HS có ý thức làm bài tập.
B. Đồ dùng dạy - học
	GV: Kẻ sẵn bảng trang 8 trên giấy khổ to, thẻ số.
	HS: Xem trước bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra bài cũ : Bài 3(T7). HS lên bảng làm bài. 
	III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Nội dung bài.
2.1 Số có 6 Chữ số : 
a/ Đơn vị, chục, trăm.
- Nhận xét.
1 đơn vị: Viết số 1.
10 đơn vị = ? chục 
10 chục = ? trăm 
10 trăm = ? nghìn 
10 nghìn = ? chục nghìn 
? Hai đơn vị đứng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
b/ Hàng trăm nghìn:
10 chục nghìn = ? trăm nghìn 
1 trăm nghìn viết nh thế nào?
c/ Viết, đọc số có 6 chữ số :
- Treo bảng ghi sẵn các hàng. GV gắn các thẻ số 100 000,10 000,....10, 1 lên các cột tương ứng .
? Đếm xem có bao nhiêu trăm?
? Có bao nhiêu chục nghìn?
? Có bao nhiêu nghìn?
? Có bao nhiêu trăm?
? Có bao nhiêu chục?
? Có bao nhiêu đơn vị?
- HS trả lời GV gắn kết quả đếm xuống cuối bảng như SGK .
? Số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn ...bao nhiêu đơn vị?
- Căn cứ vào các hàng, lớp của số GV viết số.
- Gọi HS đọc số. 
? Nêu cách viết số?
- Nhận xét sửa sai 
? Nêu cách đọc số?
? Số trên là số có ? Chữ số? 
- GV lập thêm số 327 163 tương tự VD trên. 
3.Thực hành :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
a. Cho HS phân tích mẫu. 
b. Nêu kết quả viết vào ô trống ?
-Đọc số. 
? Nêu yêu cầu?
- Nhận xét 
? Nêu yêu cầu?
- GV viết các số lên bảng yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét.
? Nêu yêu cầu? 
- GV gọi HS lên bảng viết.
- GV và HS theo dõi nhận xét.
10 đơn vị = 1 chục 
10 chục = 1 trăm 
10 trăm = 1 nghìn 
10 nghìn = 1 chục nghìn 
- 10 lần .
10 chục nghìn = 100 nghìn 
1 trăm nghìn viết 100 000 
- Quan sát . 
- 4
- 3
- 2
- 5 
- 1
- 6 
- 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị .
- 432 516
- Viết từ hàng cao đến hàng thấp.
- 1 HS lên viết số. 
- Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. 
- 1HS lên đọc số. 
- 6 chữ số 
- HS thực hiện.
* Bài 1(T9):
- 523 453
- 523 453. Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba.
* Bài 2(T9):
- HS tự làm bài sau đó đọc bài tập.
- Đọc bài tập. 
* Bài3 (T10):
 - Làm vào vở . HS đứng tại chỗ đọc các số trong bài tập.
* Bài 4(T10): 
- Làm vào vở. 2 HS lên bảng.
a/ Sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm : 63 115
b/ Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu : 723 936 
IV. Củng cố:
	- Nhận xét giờ học.
	- Tuyên dương HS có ý thức tự giác làm bài.
V. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 4: Mĩ thuật.
	GV chuyên dạy.
 Tiết 5:Tập đọc:
$3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp )
A. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc lưu loát, trôi chảy có giọg đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế mèn.
	- Hiểu nội dung bài: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
 - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn ( HS khá, giỏi ).
B. Đồ dùng dạy - học: 
	Dự kiến: Cá nhân, theo cặp.
	GV: - Tranh minh hoạ SGK.
 - Bảng phụ viết câu, đoạn cần HD đọc 
C. Hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm.
	III. Bài mới:
1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
? Bài chia làm mấy đoạn?
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- Đọc lần 1, sửa lỗi phát âm. 
- Đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ:
Chóp bu, nặc nô.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài :
? Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
? Dế Mèn gặp bọn Nhện để làm gì?
Dế Mèn đã hành động nh thế nào để trấn áp bọn Nhện, giúp đỡ chị Nhà Trò. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 
? Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ nh thế nào?
? Với trận địa mai phục đáng sợ nh vậy bọn nhện sẽ làm gì?
? Em hiểu " sừng sững ", " lủng củng " nghĩa là nh thế nào?
Đọc đoạn 1 em hình dung ra cảnh gì?
- GV tiểu kết chuyển ý.
? Đứng trớc trận địa mai phục của bọn Nhện Dế Mèn đã làm gì?
- GV nhận xét.
? Đoạn 2 ý nói gì?
? Dế Mèn đã nói thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải ?
? Sau khi nhận ra lẽ phải bọn Nhện đã hành động nh thế nào?
? Đoạn 3 ý nói gì?
- Câu hỏi 4 SGK. ( HS khá, giỏi ).
? Nội dung chính của đoạn trích là gì? 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
? Đoạn 1 bạn đọc với giọng như thế nào?
? Đoạn 2 bạn đọc như thế nào? Nhấn giọng ở từ ngữ nào?
? Bạn đọc nhấn giọng ở từ ngữ nào? Giọng đọc ra sao?
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 
"Từ trong hốc đá ...các vòng vây đi không? " - GV đọc mẫu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 1HS khá đọc bài.
- 3đoạn 
 Đoạn 1: 4 dòng đầu. 
 Đoạn 2: 6 câu tiếp theo. 
 Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Đọc nối tiếp. 
 Đọc theo cặp. 
- 2HS đọc bài 
- HS nghe.
- Bọn Nhện 
- Đòi lại công bằng, bênh vực 
Nhà Trò yếu ớt, không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
- 1HS đọc đoạn 1
- Bọn Nhện chăng tơ ...hung dữ .
- Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ.
- 2 HS trả lời.
+) ý 1: Cảnh trận địa mai phục của bọn Nhện thật đáng sợ. 
- HS đọc đoạn 2.
- Dế Mèn ra oai vẻ thách thức. 
Dế Mèn hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện .
Thấy Nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá ...phanh phách.
+) ý 2: Dế Mèn ra oai với bọn Nhện. 
- 1HS đọc đoạn còn lại 
- Dế Mèn thét lên, so sánh bọn Nhện béo .... lại cứ đòi món nợ bé tí tẹo ...xấu hổ và còn đe doạ chúng.
- Chúng sợ hãi, cùngdạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang phá hết dây tơ chăng lối.
+) ý 3: Dế Mèn giảng giải để bọn Nhện nhận ra lẽ phải.
- Trao đổi theo cặp. 
- Em tặng cho Dế Mèn danh hiệu hiệp sĩ .
* Nội dung bài: HS đọc.
- 3 HS đọc 3 đoạn của bài 
- 1HS đọc đoạn 1.
- Đọc chậm ,giọng căng thẳng, hồi hộp . Nhấn giọng từ : Sừng sững, lủng củng, hung dữ .
- 1HS đọc đoạn 2
- Nhấn giọng : Cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt.....
- Đoạn tả sự xuất hiện của Nhện cái đọc nhanh hơn.
-1HS đọc đoạn 3
- Giọng hả hê 
- Nhấn giọng : Dạ ran ,cuống cuồng, quang hẳn .
- HS đọc theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm. 
IV. Củng cố:
	- Nhắc lại nội bài.
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học bài.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_thu_2_bui_thi_hieu.doc