Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 và 2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 và 2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân

Chủ điểm: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

Tập đọc (tiết 1) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

Theo Tô Hoài

I. Mục tiêu :

1. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi hợp lí.

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẻ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

2. Kiến thức: Hiểu các từ trong bài.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng nhân ái, biết yêu thương và giúp đỡ bạn b.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa bi đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Phương pháp: Trực quan – đàm thoại – thảo luận nhóm – vấn đáp – luyện tập.

 

doc 94 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 và 2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TÂY SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 VÕ XÁN
GIÁO ÁN LỚP 2
Tập 2
 Giáo viên : Nguyễn Thị Bích Vân
NĂM HỌC 2010 - 2011
Tuần 1
Thứ 2 ngày 16 tháng 08 năm 2010
Chủ điểm: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN	
Tập đọc (tiết 1)	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Theo Tô Hoài
I. Mục tiêu :
1. 	Kĩ năng: 
Đọc trơi chảy tồn bài, ngắt nghỉ hơi hợp lí.
Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẻ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2. 	Kiến thức: Hiểu các từ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng nhân ái, biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè. 
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Phương pháp: Trực quan – đàm thoại – thảo luận nhóm	– vấn đáp – luyện tập. 	 
IV. Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
2’
10’
11’
11
2’
1’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, vở ghi chép của học sinh .
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
 GV giới thiệu chủ điểm “Thương người như thể thương thân”.
 GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
 - Giáo viên ghi đề lên bảng
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: b.1/ Luyện đọc:
- Gọi một HS đọc cả bài 
Giáo viên chia đoạn: bài gồm 4 đoạn 
* Đoạn 1: Hai dòng đầu
* Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo
* Đoạn 3: Năm trước  ăn thịt em
* Đoạn 4: Còn lại
Mời 4 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn lượt 1. GV nhận xét, sửa lỗi những em phát âm sai, luyện đọc câu dài. 
HS đọc lượt 2 và tập giải nghĩa các từ ở chú thích.
Học sinh luyện đọc theo cặp.
Gọi 1 HS khá đọc lại bài.
Giáo viên đọc mẫu cả bài. 
b.2/ Tìm hiểu bài:
Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
-Em hiểu “ngắn chùn chùn” là như thế nào? 
Học sinh đọc đoạn 3 và cho biết: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Các em hãy đọc đoạn 4 và tìm những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Cho học sinh đọc lướt bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích? Vì sao em thích?
b.3/ Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.
+ Giáo viên treo đoạn văn ghi sẵn ở bảng phụ lên bảng. Giáo viên đọc mẫu
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
+ Tổ chức HS thi đọc diễn cảm 
4. Củng cố ø:
- Bài văn ca ngợi điều gì?
- 2HS nhắc lại nội dung
5. Nhận xét – dặn dò::
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài sau.
Hát, kiểm tra sĩ số.
Học sinh theo dõi và lắng nghe.
- HS đọc
Học sinh tiếp nối nhau đọc.
Học sinh luyện đọc.
 HS đọc chú giải
HS luyện đọc theo cặp
1 HS đọc toàn bài.
HS theo dõi SGK. 
HS đọc đoạn 1, trả lời: 
-Dế mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu trên tảng đá cuội.
Học sinh đọc đoạn 2, trả lời:
-Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bị những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở.
-Ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi.
Học sinh đọc đoạn 3, trả lời:
-Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe ăn thịt.
 Học sinh đọc đoạn 4 – thảo luận: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Học sinh đọc, trả lời: Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự những phấn. Vì hình ảnh này tả đúng Nhà Trò như một cô gái đáng 
thương tội nghiệp. 
- 4 HS đọc bài. 
HS lắng nghe.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
-2HS nhắc lại
Học sinh lắng nghe
Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán (tiết 1) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu::
1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập về:
Cách đọc, viết các số đến 100 000
Phân tích cấu tạo số.
Ôn tập về chu vi của hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
2.Kĩ năng: 	
	+ Rèn học sinh nắm vững cấu tạo số.
	+ Đọc, viết số chính xác.
	+ Tính được chu vi của các hình trên.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác. 	
II. Đồ dùng:
GV: Kẻ khung bài tập 2, phấn màu, bảng phụ, cắt 3 hình bài 4.
HS: SGK – Vở – thước .
III. Phương pháp: Vấn đáp - gợi mở, luyện tập - thực hành 
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1’
1’
1’
10’
22’
3’
2’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, vở ghi chép của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bà:.
Tiết học này sẽ giúp các em ôn tập các số đến 100 000.
Giáo viên ghi đề lên bảng.
b. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng:
Giáo viên viết lên bảng số: 83 251
- Tiến hành tương tự như vậy với số: 83 001; 80 201; 80 001
- Giữa hai hàng liền kề nhau có quan hệ với nhau như thế nào?
Cho vài học sinh nêu: 
 Các số tròn chục
Các số tròn trăm
Các số tròn nghìn
Các số tròn chục nghìn.
c. Thực hành:
Bài 1: 
a). Giáo viên gọi 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên kẽ tia số lên bảng, cho học sinh nhận xét, tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này. Vậy cần viết tiếp theo 10 000 là số nào?
Sau 30 000 là số nào?
Sau nữa là số nào? Em tự viết tiếp cho hết các vạch còn lại trên tia số.
- Cho HS làm bài vào vở
b). Cho học sinh tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ 
- Cho HS làm bài vào vở
Bài 2: Giáo viên đính bảng phụ đã kẻ sẵn
Cho học sinh phân tích mẫu
Viết số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đ.vị
63850
91907
16 212
70 008
8105
6
9
1 
7
3
1
6
0
8
8
9
2
0
1
5
0
1
0
0
0
7
2
8
5
Bài 3:
Câu a: Giáo viên cho học sinh phân tích cách làm và tự nói:
- GV hướng dẫn mẫu bài 8723. Sau đo ùcả lớp tự làm 
Câu b: Tiến hành tương tự
Giáo viên chấm một số bài
Bài 4: Giáo viên đính các hình lên bảng
Hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
4. Củng cố: Cho học sinh nêu lại cách đọc viết số đến 100 000.
Cho học sinh nêu lại cách tính chu vi hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
5. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp.
Hát
Bày đồ dùng học tập toán lên bàn
- Học sinh chú ý lắng nghe
-Học sinh đọc số và chỉ ra chữ số từng hàng.
-Giữa hai hàng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần (1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm = 10 chục).
-HS nêu:
10, 20, 40, 50, 70 
100, 200, 300, 400, 500, 
1 000, 2 000, 3 000, 4 000 
10 000, 20 000, 30 000 
Học sinh nêu 
HS nhận xét, tìm ra quy luật: Tìm số hàng chục nghìn liền sau.
20 000
40 000
HS viết tiếp
50 000, 60 000. 1HS viết trên bảng rồi đọc trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
 -Học sinh tự làm vào vở
1HS lên bảng viết.
36 000, 37 000, 38 000,
39 000,40 000, 41 000, 
42 000
HS nhận xét, thống nhất kết qua.û
-Học sinh tự làm vào vở
-1HS nêu yêu cầu bài tập
Đọc số 
Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy.
Tám nghìn một trăm linh năm.
-1HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở
-Học sinh nhận xét bài trên bảng. -Một số học sinh đọc bài làm của mình.
-HS theo dõi
-3 học sinh lên bảng làm. Cả lớp
làm vào vở
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6
-HS nhận xét kết quả.
Tính chu vi các hình:
1 HS làm trên bảng 
Cả lớp làm vào vở 
Chu vi hình ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Chu vi hình MNPQ là: 
4 + 8 + 4 + 8 = 24 (cm)
Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 x 4 = 20 (cm)
-HS nhận xét
 Học sinh nêu.
Rút kinh nghiệm: ..
Môn: Chính tả Tiết 1: (Nghe, viết )
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: 
	- Viết đoạn “Một hôm vẫn khóc” trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm bài tập chính tả phân biệt: an/ ang và tìm đúng tên vật chứa tiếng có vầng an/ ang.
2. Kĩ năng: 
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần (an / ang) dễ lẫn.
3 Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
Giáo viên : 	Bảng phụ ghi bài tập 2b.
	Phấn màu - SGK
Học sinh: 	Vở chính tả - SGK – Bút chì 
III. Phương pháp: Vấn đáp – luyện tập – thực hành – thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
1’
23’
10’
3’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài c ... - Học sinh nắm được hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
	- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Đọc, viết được số đến lớp triệu.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức cẩn thận , thích học toán. 
II. Đồ dùng học tập: 
	Phấn màu – Bảng phụ kẻ sẵn các lớp, các hàng.
III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thực hành - luyện tập . 
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
11’
20’
3’
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết số: 780 695 gọi 1 HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
 - Lớp đơn vị gồm những hàng nào.
 - Lớp nghìn gồm những hàng nào
 GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Các em đã biết lớp đơn vị, lớp nghìn. Hôm nay các em sẽ được học thêm 1 lớp cao hơn đó là lớp triệu qua bài: Triệu và lớp triệu. Giáo viên ghi đề.
b. Nôïi dung bài mới
b.1/ Giới thiệu lớp triệu:
- Gọi 1HS lên bảng lần lượt viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, 
- Yêu cầu em đó viết tiếp mười trăm nghìn.
GV : Mười trăm nghìn gọi là một triệu, viết là 1 000 000 (ghi bảng).
- Cho HS đến xem 1 triệu có mấy chữ số 0
Mười triệu còn gọi là 1 chục triệu rồi cho HS tự viết số mười triệu ở bảng: 10 000 000
Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu và cho HS ghi số: 100 000 000.
- Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
b. Thực hành: 
Bài 1: Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu. 
Mở rộng: đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu. 
+ Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu.
Bài 2: Cho HS quan sát mẫu, sau đó HS tự làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Cho HS lên bảng làm một ý, đọc rồi viết số đó, rồi đếm số chữ số 0.
Bài 4: Cho HS phân tích mẫu.
Lưu ý: Nếu viết số ba trăm mười hai triệu ta viết số 312 rồi viết thêm 6 chữ số 0 tiếp theo
- Học sinh tự làm.
- GV nhận xét – chốt lại bài đúng
4. Củng cố, dặn dò:: 
- Lớp triệu gồm những hàng nào ?
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Triệu và lớp triệu (tiếp theo)
- Hát
- 1HS nêu: chữ số 7 thuộc hàng trăm nghìn, chữ số 8 thuộc hàng chục nghìn , chữ số 0 thuộc hàng nghìn 
- HS2 nêu 
- HS3 nêu
Chú ý nghe
- 1HS lên bảng viết 1000; 
10 000; 100 000; 
- HS viết: 1 000 000
- Nghe -nhắc lại
 - Có 6 chữ số 0
- HS nghe – nhắc lại
- Nghe – nhắc lại
- HS nhắc lại lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
- HS đếm: Một triệu, hai triệu, ba triệu, bốn triệu, năm triệu, .. mười triệu 
+ Mười triệu, hai mươi triệu, ba mươi triệu,  một trăm triệu.
+ Một trăm triệu, hai trăm triệu, ba trăm triệu ,  chín trăm triệu.
- HS làm việc cá nhân viết số theo mẫu 
5 chục triệu
50 000 000
9 chục triệu
90 000 000
3 chục triệu
30 000 000
4 chục triệu
40 000 000
7 chục triệu
70 000 000
6 chục triệu
60 000 000
1 trăm triệu
100 000 000
2 trăm triệu
200 000 000
3 trăm triệu
300 000 000
- HS làm việc cá nhân 
Mười lăm nghìn: 15000
Ba trăm năm mươi: 350
Bảy triệu: 7 000 000
Ba mươi sáu triệu: 36 000 000
Chín trăm triệu: 900 000 000
- HS tự làm vào vở :viết số, đọc số, phân tích số .
- HS trả lời 
Rút kinh nghiệm :
...
 ===============================================
 Tập làm văn (tiết 4)
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG 
BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
2. Kĩ năng: 
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. 
- Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học Tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy - học:
	 GV	: 3 bảng phụ viết yêu cầu BT1
	 1 bảng phụ viết đoạn văn phần luyện tập
	 HS	: SGK 
III. Phương pháp: vấn đáp –thực hành giao tiếp .
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
12’
4’
15’
3’
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Khi kể hành động của nhân vật cần lưu ý điều gì ?
Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diêïn nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. 
-Giáo viên ghi đề
b. Phần nhận xét: 
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối BT 1, 2, 3
- Cho cả lớp đọc thầm, ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò (Ý 1). Sau đó từng cặp đôi trả lời cho cô câu hỏi: Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này (Ý 2)
- GV phát riêng phiếu cho 3 HS làm Ý 1. cho HS trả lời miệng Ý 2. Những HS làm trên phiếu dán bài lên bảng trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c. Ghi nhớ: GV nêu ghi nhớ – Viết bảng
d. Luyện tập: 
Bài tập 1: 1 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, dùng bút chì gạch dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
- GV đính lên bảng phiếu ghi sẵn.
- Gọi 1 HS lên bảng gạch và trả lời
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì về cậu bé 
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu
Lưu ý: Các em có thể kể một đoạn kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:: 
- Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?
GV: Khi tả chỉ nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm cho bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc.
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: “Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật”.
- Hát
- HS trả lời 
- Qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật.
 - HS Lắng nghe 
- 3HS tiếp nối nhau đọc các BT1, 2, 3
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở
Ý 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: 
- Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
- Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở
- Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng
Ý 2: Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương dễ bị bắt nạt (ăn hiếp).
- 3 HS đọc ghi nhớ SGK
- 1 HS đọc BT1
- Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết và ngoại hình chú bé: người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- HS suy nghĩ trả lời 
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện. 
- Đại diện 2 HS thi kể.
- Tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ 
- HS lắng nghe 
Rút kinh nghiệm: 
.
 =============================================
Kĩ thuật (tiết 2) VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tt )
T. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
2. Kĩ năng: Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng học tập:
Một số mẫu vải, kim thêu, kim khâu, kéo, chỉ, khung thêu, một số sản phẩm may khâu thêu...
III. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, luyện tập - thực hành.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
12’
15’
3’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu và tác dụng của chúng.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học bài: “Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu”(tt)
- GV ghi đề.
b. Các hoạt động
b.1/ Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
- Quan sát H4 và kim khâu mẫu em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu:
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c nêu cách xâu chỉ, vê nút chỉ
- GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ nhưng chưa vê nút chỉ qua mặt vải. Sau đó rút kim, kéo sợi chỉ tuột ra khỏi mảnh vải.
b.2/ Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Gọi 1 số HS thực hiện trước lớp.
- GV nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo của kim khâu ?
- Nhận xét sự chuẩn bị : thái độ, kết quả học tập của HS. Chuẩn bị dụng cụ tiết sau học cắt vải theo đường vạch dấu.
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS quan sát H4, và mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ nhỏ, cỡ vừa
- Kim được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc. Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
- HS nêu
- 2HS lên bảng thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- HS nhận xét, bổ sung.
HS quan sát và nêu tác dụng của vê nút chỉ.
HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (theo nhóm 4)
HS đánh giá.
- HS nêu 
- HS nghe dặn
 ------------------------ Hết---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 1 v2 2.doc