Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Trường tiểu học Thông Bình 2

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Trường tiểu học Thông Bình 2

TOÁN

BÀI: PHÂN SỐ

I - MỤC TIÊU :

-Bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số và mẫu số.

-Biết đọc, viết phân số.

-Làm được Bt1, Bt2.

-HS khá giỏi làm hết các Bt còn lại.

II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

Kiểm tra bài cũ:

Bài mới

Giới thiệu:

Hoạt động 1: Giới thiệu phân số

HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau

GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5/6 hình tròn

5/6 được viết thành 5/6 và cho HS đọc

5/6 được gọi là phân số. HS nhắc lại

Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu là 6. Cho HS nhắc lại.

Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0

Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.

Làm tương tự với các phân số ½; ¾; 4/7; rồi cho HS nhận xét: Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Ngọc Thanh - Trường tiểu học Thông Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tứ hai, ngày tháng năm 20
TOÁN
BÀI: PHÂN SỐ 
I - MỤC TIÊU :
-Bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số và mẫu số. 
-Biết đọc, viết phân số.
-Làm được Bt1, Bt2.
-HS khá giỏi làm hết các Bt còn lại.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số 
HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau
GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5/6 hình tròn
5/6 được viết thành 5/6 và cho HS đọc 
5/6 được gọi là phân số. HS nhắc lại
Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu là 6. Cho HS nhắc lại. 
Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0
Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên. 
Làm tương tự với các phân số ½; ¾; 4/7; rồi cho HS nhận xét: Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu từng phần a), b). Sau đó cho HS làm bài và chữa bài. 
Bài 2:HS dựa vào bảng trong SGK để nêu hoặc viết trên bảng (khi chữa bài).
Bài 3: HS viết các phân số vào vở nháp. 
 Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó là mẫu số bằng 1. 
Bài 4: HS đọc các phân số.
Học sinh đọc : Năm phần sáu
HS nhắc lại
HS nhắc lại
HS làm bài
HS chữa bài. 
HS làm bài
HS chữa bài
HS làm bài
HS chữa bài
HS làm bài
HS chữa bài
4/ Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( TIẾT 2 )
I - Mục tiêu - Yêu cầu
-Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
-Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
-HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.
-Giáo dục kĩ năng sống:
+Kĩ năng tơn trọng giá trị lao động: biết thể hiện lịng biết ơn với thành quả của người lao động. 
+Kĩ năng thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với người lao động: biết thể hiện sự tơn trọng giá trị lao động.
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. 
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
1- Khởi động :
2 – Kiểm tra bài cũ : Kính trọng, biết ơn người lao động.
3 - Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
b - Hoạt động 2 : Đóng vai ( Bài tập 4 )
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.
- GV phỏng vấn các HS đóng vai .
+ Thảo luận lớp :
- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? 
- Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ?
=> Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống .
c - Hoạt động 3 : Trình bày sản phẩm ( Bài tập 5 , 6 SGK ) 
- GV nhận xét chung . => Kết luận chung 
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. 
- Đại diện từng nhóm lên đóng vai . Cả lớp trao đổi , nhận xét .
- HS trình bày sản phẩm của mình. 
- Cả lớp nhận xét.
4 - Củng cố – dặn dò:
- HS đọc ghi nhơ.ù
- Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. 
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
- Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người.
-Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
BÀI: BỐN ANH TÀI ( tt )
I/ Mục đích – Yêu cầu
-Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
-Hiểu ND : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
-Giáo dục kĩ năng sống:
+Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân (thấy được vẽ đẹp cao quí tài năng và tinh thần đồn kết)
+Hợp tác (biết giúp đỡ nhau, cùng nhau khi làm việc)
+Đảm nhận trách nhiệm (biết tự tin, chủ động, hồn thành tốt khi làm việc)
II/ Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
III/ Các hoạt động dạy – học 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay chúng ta sẽ học phần tiếp truyện Bốn anh em. Phần đầu ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của Bốn anh em Cẩu Khay. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết Bốn anh em Cẩ Khay đã hiệp lực trổ tài như the ánào để diệt trừ yêu tinh.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? 
Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng hồi họp ở đoạn đầu; giọng dồn dập, gấp gáp, giọng vui vẻ,khoan thai. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- Xem tranh minh hoạ 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khay chỉ gặp một bà cụ còn sống sót> Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ. 
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3. 
- phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
HS thuật lại.
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
+ Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- HS luyện đọc diễn cảm.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Trống đồng Đông Sơn.
KHOA HỌC
BÀI: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I- MỤC TIÊU:
-Nêu những nguyên nhân gây nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,..
-Giáo dục kĩ năng sống:
+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về các hành động gây ơ nhiểm khơng khí (qua hoạt động 1).
+Kĩ năng xác định giá trị của bản than qua đánh giá cá hành động liên quan tới ơ nhiễm khơng khí (qua hoạt động 1).
+Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về bảo vệ bầu khơng khí trong sạch. (qua hoạt động 2).
+Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ mơi trường khơng khí. (qua hoạt động 2).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 78, 79 SGK.
-Hình vẽ, tranh ảnh cảnh thể hiện không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm (sưu tầm).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
-Khi có bão em hãy nêu cách phòng chống tích cực.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu:
Bài “Không khí bị ô nhiễm”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch 
-Yêu cầu hs quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm?
+BVMT: Qua đĩ các em cần làm gì?
-Ở bài trước ta đã học về tính chất không khí, em hãy nhắc lại.
-Vậy em hãy phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
Kết luận:
-Không khí sạch là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
-Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hị cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
Hoạt động 2:Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
-Theo em những nguyên nhân nào làm ô nhiễm bầu không khí?
Kết luận:
Nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí:
-Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng)
-Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học
-Quan sát và nêu ý kiến quan sát được:
+Hình 2 cho biết không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng
+Hình cho biết không khí bị ô nhiễm: Hình 1: nhiều ống khói nhà mày đang xả những đám khói đen trên bầu trời. Những lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói; Hình 3: Cảnh ô nhiễm do đốt chất thải ở nông thôn; Hình 4: Cảnh đường phố đông đúc, nhiều ô tô, xe máy đi lại xả khí thải và tung bụi. Nhà cửa san sát. Phía xa nhà máy đang hoạt động nhả khói lên bầu trời.
-Nhắc lại: không khí không màu, mùi, vị, không có hình dạng nhất định.
-Phân biệt
-Nêu.
4/ Củng cố- Dặn dò:
-Ở địa phương em không khí trong lành hay ô nhiễm? Vì sao?
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Thứ ba, ngày tháng năm 20
TOÁN
BÀI: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN 
I - MỤC TIÊU :
-Biết được thong của phép chia là một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác O) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia ... Û YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ: -Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
-Hs làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGk và trả lời câu hỏi.
-Gọi một số hs trình bày.
Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách
-Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí.
-Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp..
+BVMT: Ở trường ta bảo vệ và trồng cây xanh như thế nào?
Hoạt động 2:Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong lanh
-Chia nhóm giao các nhóm nhiệm vụ: xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. Các nhóm thảo luận tìm ý tưởng cho nội dung tranh cổ động.
-Đánh giá nhận xét
-Làm việc theo cặp.
-Trình bày trước lớp
*Những việc nên làm
+Hình 1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.
+Hình 2:Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
+Hình 3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi; khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải.
+Hình 5:Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp hs đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường.
+Hình 6:Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường.
+Hình 7:Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Những việc không nên làm
+Hình 4:Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.
-Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc.
-Trình bày sản phẩm làm được.
-Đại diện các nhóm phát biểu cam kết. Các nhóm khác góp ý bổ sung
4/ Củng cố-Dặn dò
-Em đã bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào?
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày tháng năm 20
TOÁN
BÀI: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I - MỤC TIÊU :
-Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
-Làm được Bt1.
-HS khá giỏi làm hết các Bt còn lại.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số. 
GV hướng dẫn như SGK
Kết luận : 3/4 = 6/8 
Làm thế nào để từ phân số 3/4 có phân số 6/8 ? 
Giáo viên rút ra tính chất cơ bản của phân số :
Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: HS tự làm và đọc kết quả. 
Bài 2: HS tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK 
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
HS quan sát. 
HS tự nêu. 
 Vài HS nhắc lại. 
HS làm bài
HS sửa bài.
HS làm bài
HS sửa bài.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
ĐỊA LÍ
BÀI: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Nêu được một số đặt điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngò của đồng bằng Nam Bộ:
+Đồng Bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê –công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
-Chỉ được ví trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
-Quan sát hình, chỉ, tìm và kể tên một số sông lớn của đồng bắng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
-HS khá giỏi:
+Giải thích tại sao sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
II/.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Bản đồ đất trồng Việt Nam.
Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: 
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
 Ở phía Nam nước ta có một đồng bằng rộng lớn. Đó là đồng bằng Nam Bộ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đồng bằng này xem nó có gì giống & khác với đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
GV chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường & nói đây là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công & một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà bồi đắp nên.
Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long.
HS trình bày kết quả, vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam bộ.
GV chỉ lại vị trí sông MêCông, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế . trên bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?
+BVMT: Ở địa phương ta cần bảo vệ sông ngòi như thế nào?
GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
HS quan sát hình & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
Các nhóm trao đổi theo gợi ý của SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HS dựa vào SDK để nêu đặc điểm về sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
HS trả lời các câu hỏi
4/ Củng cố - Dặn dò: 
-So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
-Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN 
BÀI: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
-Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (Bt1).
-Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi học sinh đang sống (Bt2).
-Giáo dục kĩ năng sống:
+Thu thập xử lí thơng tin (về địa phương cần giới thiệu).
+Trình bày ý tưởng (giới thiệu về địa phương).
+Thể hiện sự tự tin (tự tin trình bày tước tập thể).
+Trao đổi, thảo luận (về bài giới thiệu của mình, của bạn).
+Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẽ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
Câu a: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? 
Câu b: Kể lại những nét đổi mới nói trên. 
Bài tập 2: 
Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. 
GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu: 
Cần phải nhận ra những đổi mới của xóm làng, phố phường nơi mình đang ở, có thể giới thiệu những nét đổi mới đó. 
Có thể chọn trong những đổi mới đó một hoạt động em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu. 
HS đọc yêu cầu bài tập 1
Cả lớp theo dõi trong SGK.
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS nối tiếp nhau đọc nội dung mình muốn giới thiệu.
Thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương. 
Thực hành giới thiệu trong nhóm, thi trước lớp. 
4. Củng cố – dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
KĨ THUẬT 
BÀI: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
A. MỤC TIÊU :
-Biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. 
-Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Mẫu hạt giống , một số loại phân hoá học , phân vi sinh , cuốc , cào, đầm xới , bình có vòi hoa sen , bình xịt nước .
Học sinh :
Một số vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Những loại rau và hoa nào em biết? Rau và hoa có lợi ích như thế nào?
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Giới thiệu bài:
Bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa 
-Yêu cầu hs đọc mục I trong SGK.
-Khi trồng hoa ta cần có những vật liệu dụng cụ gì?
-Nhận xét bổ sung:
+Ta cần có hạt giống, hoặc cây giống.
+Phân bón.
+Đất trồng
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa 
-Yêu cầu hs đọc mục 2 trong SGK.
-Yêu cầu hs mô tả cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ trồng trọt.
-Chú ý không đứng hoặc ngồi trước người đang cuốc, không đùa nghịch với các dụng cụ và vệ sinh bảo quản sau khi dùng.
-Đọc SGK.
-Nêu tên các dụng cụ mà hs biết.
-Hs đọc mục 2.
-Mô tả cấu tạo cách sử dụng các dụng cụ.
+Cuốc; có hai bộ phận là lưỡi cuốc và cán cuốc; một tay cầm cuối cán một tay cầm gần giữa.
+Một số dụng cụ khác như: cày, bừa, máy bơm, xẻng, ..
IV. Củng cố-Dặn dò:
-Ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20 THKNSBVMT.doc