Giáo án Lớp 4 – Tuần 10 – GV: Nguyễn Thanh Điền

Giáo án Lớp 4 – Tuần 10 – GV: Nguyễn Thanh Điền

Môn:Tiếng Việt

Bài: ÔN TẬP GHKI (Tiết1)

 I. MỤC TIÊU:

-Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. HS đọc thành tiếng trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ khoảng 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

- HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu đại ý của bài đọc. Viết được những điểm cần ghi nhớ về : tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật của bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.

-HS có ý thức học tập, rèn đọc, nâng cao vốn từ Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- Phiếu kẻ sẵn các bài tập đọc ở bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Dạy bài mới:

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 – Tuần 10 – GV: Nguyễn Thanh Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 -11
Ngày soạn: 31 – 10 – 2009 Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2009
Môn:Tiếng Việt
Bài: ÔN TẬP GHKI (Tiết1)
 I. MỤC TIÊU:
-Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. HS đọc thành tiếng trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ khoảng 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu đại ý của bài đọc. Viết được những điểm cần ghi nhớ về : tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật của bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
-HS có ý thức học tập, rèn đọc, nâng cao vốn từ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Phiếu kẻ sẵn các bài tập đọc ở bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Thời 
lượng
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi của bạn.
-Cho điểm từng HS. 
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu, yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
H: Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”?
-GV ghi lên bảng.
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn chỉnh phiếu, gọi 1 nhóm lên bảng làm. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Gv nhận xét và chốt lời giải đúng:
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài và chuẩn bị lên bảng.
-Thực hiện đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
- Các truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi và hoàn chỉnh phiếu, 1 nhóm lên bảng làm.
- Lắng nghe, nhắc lại.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò và bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lào ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăn xin.
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Nhận xét, tuyên dương. 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi, đọc thầm.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm đựơc.
- Thể hiện giọng đọc qua đoạn văn tìm đựơc (Mỗi đoạn 3 HS đọc).
- Lắng nghe.
Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến. 
* Đoạn văn cuối “Người ăn xin”
-Từ: Tôi chẳng biết làm cách nào..Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng:cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết.
Đoạn Nhà Trò(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 1)
“Năm trước..Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt em.”
Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe.
*Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện: 
-Từ “Tôi thét: Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo mípCó phá hết các vòng vây đi không?”
4. Củng cố:
- GV hệ thống nội dung bài.
 -Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc
5. Dặn dò:
 -Về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
Môn: Đạo đức
Bài: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
-Giúp HS hiểu: cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều việc có ích, nếu không biết tiết kiệm thời giờ ta không làm được việc có ích,
không thể lấy lại thời gian. Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng không lần chần, làm việc gì xong việc nay, sắp xếp công việc hợp lý, giờ nào việc ấy, học tập nghỉ ngơi phù hợp.
-Thực hành làm việc khoa học giờ nào việc ấy, làm việc nhanh chóng dứt điểm, không vừa làm vừa chơi. Nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ. 
-Tôn trọng và quý thời gian, có ý thức làm việc khoa học hợp lý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh vẽ, bảng phụ -Mỗi HS có giấy màu, giấy viết, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm thời giờ?	
 H: Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào?	
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Thời 
lượng
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là lãng phí thời giờ.
- GV nhận xét các nhóm làm việc tốt.
H: Tại sao cần phải tiết kiệm thời giờ?
H: Biết tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì?
H: Không tiết kiệm thời giờ dẫn đến hậu quả gì?
Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ?
- Tổ chức cho Hs làm việc cá nhân.
- Yêu cầu mỗi cá nhân viết ra thời gian biểu của mình vào giấy.
- Yêu cầu HS đọc thời gian biểu của mình trước lớp, gọi HS nhận xét xem thời gian biểu của bạn sắp xếp đã hợp lí chưa.
H: Em đã thực hiện đúng thời gian biểu và đã biết tiết kiệm thời giờ chưa?
Hoạt động 3: Xem xử lí thế nào?
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bàn.
- GV đưa ra các tình huống cho HS thảo luận.
TH1: Một hôm khi Hoa đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ hoa đi chơi. Thấy Hoa từ chối , Mai bảo: “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.
TH 2:Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem xong ti vi và đọc xong bài báo đã.
- Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết.
H: Em học tập ai trong hai tình huống trên? Tại sao?
Hoạt động 4: Kể chuyện 
- GV kể lại câu chuyện” Một HS nghèo vượt khó”
H: Thảo có phải là người biếùt tiết kiệm thời giờ hay không? Tại sao?
* Chốt: Trong khó khăn, nếu biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn.
- Yêu cầu HS kể 1 số gương tốt biết tiết kiệm thời giờ trong lớp , trong trường
 - Thực hiện thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến cho mỗi tình huống.
+Tình huống 1,3,4: Tiết kiệm thời giơ.ø
+Tình huống 2,5: Lãng phí thời giơ.ø
- Lắng nghe.
- Trả lời các câu hỏi.
- Mỗi cá nhân tự viết ra thời gian biểu trong ngày của mình.
- Đọc trước lớp, các bạn nhận xét.
- Trả lời và nêu 1-2 ví dụ của bản thân.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn.
- Đọc và lựa chọn các tình huống để giải quyết và cử các vai đóng tình huống.
- Hoa làm thế là đúng vì phải biết sắp xếp công việc hợp lí, không để công việc đến gần mới làm. Đó cũng là tiết kiệm thời giờ.
- Minh làm thế là chưa đúng, làm công việc chưa hợp lí. Nam đã khuyên Minh đi học bài vì lúc đó là giờ học bài. Có thể xem ti vi và đọc báo vào lúc khác.
- 2 nhóm thể hiện hai tình huống. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nêu ý kiến cá nhân và giải thích.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Thảo là người biết tiết kiệm thời giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều.
- Lắng nghe.
- HS kể.
4. Củng cố:
- Gọi HS nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà học bài và nhớ thực hiện tiết kiệm thời giờ.
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về: Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt; đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình vuông hình chữ nhật. 
- HS nhận biết được góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt; đường cao của hình tam giác bằng cách dùng e-ke để đo. Vẽ được hình vuông hình chữ nhật có độ dài cho trước.Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. 
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thước kẻ, Ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS (Lý, Lan) lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh 7cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó. - GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Thời 
lượng
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Củng cố về góc và đường cao
MT: Củng cố cho HS các góc đã học.
Bài 1: GV vẽ hai hình lên bảng, yêu cầu HS ghi tên góc vuông , nhọn, tù, bẹt trong mỗi hình.
 A
 M
B C
Bài 2:-Cho HS làm bài tập 2.
- Yêu cầu quan sát hình vẽ nêu tên đường cao của tam giác ABC.
Kết luận: AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
+AB là đường cao của hình tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC. 
Hoạt động 2: Củng cố về cách vẽ hình
MT: HS xác định đúng đường cao của hình tam giác.
Bài 3: HS tự vẽ hình vuông ABCD có 
cạnh 3cm -Gọi HS nêu từng bước vẽ.
MT:  ... i về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu kết luận về hình dạng của nước.
Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
Mục tiêu:Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước.Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
* GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm “ tìm hiểu xem nước chảy thế nào?”
-Gv yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện, nhận xét kết quả
-Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nhóm trưởng điều khiển lớp làm việc.
-Đại diện nhóm trả lời.
-2 HS nhắc lại.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên
-Đại diện các nhóm trình bày.
Nhóm 
Cách tiến hành
Nhận xét và kết luận
1
Đổ một ít nước lên mặt tấm kính được đặt ngang trên một cái khay nằm ngang.
-Nước chảy trên tấm kính nghiêng từ nơi cao xuống nơi thấp.
-Khi xuống đến khay hứng thì nước chảy lan ra mọi phía.
2
-Đổ một ít nước trên tấm kính đặt nằm ngang.
-Tiếp tục đổ nước trên tấm kính nằm ngang, phía dưới hứng khay.
-Nước chảy lan ra khắp mọi phía.
-Nước chảy lan khắp mặt kính và tràn ra ngoài, rơi xuống khay.Chứng tỏ nước luôn chảy từ cao xuống thấp.
Kết luận:Nước chảy từ cao xuống thấp lan ra mọi phía
-GV nêu ứng dụng thực tế về tính chất trên: lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước,tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh.
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
Mục tiêu:Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật.Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
*Gv nêu nhiệm vụ: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm-> rút ra kết luận.
 Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
 - GV chốt –ghi bảng.
Kết luận : Nước thấm qua một số vật.
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan một số chất.
-GV nêu nhiệm vụ: để biết được một chất có tan hay không tan nước các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm.
-Yêu cầu học sinh cho một ít đường, muối, cát vào 3 cốc nước khác nhau, khuấy đều lên. Nhận xét, rút ra kết luận.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của nước qua các thí nghiệm này
Kết luận: nước có thể hòa tan một số chất.
-Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK.
-2-3 HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
-Làm thí nghiệm theo nhóm.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Làm thí nghiệm theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời
-2-3 Đọc mục bạn cần biết.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của nước.
-Giáo dục HS tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
5. Dặn dò:
- Dặn dò về học bài.
- chuẩn bị bài “Ba thể của nước”. 
Môn: Toán
Bài: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
	- HS nắm được tính chất giao hoán của phép nhân.
	- Rèn kĩ năng vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
 - Giáo dục các em tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm bài
 Bài 2: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống :
m
2
3
4
201634 m
403268
604902
806536
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Thời 
lượng
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Lý thuyết
MT: So sánh giá trị của biểu thức để rút ra tính chất giao hoán của phép nhân.
a) Tính và so sánh giá trị của biểu thức: 5 7 và 75
- Yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
* GV chốt : Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức axb và bxa để điền vào bảng.
a
b
ab
b a
4
6
5
8
7
4
48= 32
67= 42
54= 20
84= 32
76= 42
45= 20
H. Hãy so sánh giá trị của biểu thức ab với giá trị của biểu thức ba khi a= 4 và b= 8?
H: Vậy giá trị của biểu thức axb luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức ba ?
a b = b a 
H: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích của chúng như thế nào?( tích không thay đổi).
 Ghi nhớ :Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: HS biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân đã học vào việc làm bài tập.
- Giao cho học sinh vận dụng kiến thức đã học đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề để hoàn thành bài tập 1, 2, 3 và 4.
- Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài.
- Sửa bài ở bảng và yêu cầu HS sửa bài theo đáp án gợi ý sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống : 
	4 6 = 6 4 3 5 = 5 3
 207 7=7 207 2138 9 = 9 2138
Bài 2 : Tính 
	1357 40263 23109 5
 5	 7 8 1326 
 6785 281841 184872 6630
Bài 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
	Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và tìm ra kết quả nhanh nhất
	Các nhóm viết vào bảng, nhóm nào làm nhanh lên bảng dán trước : 
	4 x 2145 (4+2)x(3000+964) 
	3964 x 6 (2100+45) x4
	10287 x 5 ( 3+2) x 10287
Bài 4 :
	a x 1= 1 x a = a	a x 0 = 0 x a = 0
- Yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
- Thực hiện cá nhân:
5 7 =35
7 5 =35
 => 57=75
- Cá nhân nhắc lại
- 3 HSlên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng, cả lớp thực hiện vào nháp.
- Giá trị của biểu thức ab và bxa đều bằng 32.
- Giá trị của biểu thức ab luôn bằng giá trị của biểu thức ba.
- Cá nhân trả lời.
- 2-3 HS nhắc lại.
- Đọc đề, suy nghĩ rồi làm bài vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng làm. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của đề
-Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng.
- Thực hiện sửa bài nếu sai.
4. Củng cố:
- Gọi 1 em nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về xem lại bài, làm bài. 
- Chuẩn bị :” Tính chất kết hợp của phép nhân”.
Môn: Kĩ thuật
Bài: KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
	- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
	- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hặoc sợi trên bìa, vải khác màu. Dụng cụ cắt, khâu, thêu: 1số mẫu vải, kim, chỉ, kéo. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Thời 
lượng
Hoạt động của trò
HĐ3 : Thực hành khâu đột thưa.
- GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố thêm kĩ thuật khâu đột thưa theo hai bước sau:
	+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
	+ Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Yêu cầu từng HS vận dụng kiến đã học để thực hiện khâu đột thưa.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS.
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV chấm và nhận xét, cho lớp xem những bài làm đẹp.
- 2 – 3 em nhắc lại.
- Cả lớp thực hành.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi,lắng nghe.
4. Củng cố:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả thực hành của HS. 5. Dặn dò:
- Về chuẩn bị tiết sau: Khâu đột mau.
Môn: ATGT
Bài: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN (TIẾT 4)
(Đã soạn ở tuần 7)
KÝ DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4TUAN 10LDDKDONG HAIBACU.doc