Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Hà Thị Khuyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Hà Thị Khuyên

LỊCH SỬ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC

LẦN THỨ NHẤT (981)

I. Mục tiêu:

 - HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

 - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống.

 - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Hình trong SGK phóng to + Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

A.Kiểm tra bài cũ:

HS: 1 em lên đọc phần ghi nhớ.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Hà Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Buổi sáng
Ngày soạn:28/10/2010
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
Chào cờ
______________________________
kỹ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn- giảng)
______________________________
Tiếng anh
(Giáo viên bộ môn soạn- giảng)
______________________________
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra giữa học kì i (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.
- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm đoạn văn đó theo đúng yêu cầu về giọng đọc.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
HS: Từng em lên bốc thăm chọn bài (về chuẩn bị 1- 2 phút).
- Đọc trong SGK hoặc học thuộc lòng 1 đoạn, hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc để HS trả lời.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài tập 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
GV hỏi:
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên 1 điều có ý nghĩa.
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” tuần 1, 2, 3.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Người ăn xin.
HS: Đọc thầm lại các truyện đó và làm bài vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 số em làm vào phiếu, dán bảng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.
- Dế Mèn
- Nhà Trò
- Bọn Nhện
2. Người ăn xin
Tuốc – ghê - nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
4. Bài tập 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự phát biểu ý kiến.
GV nghe, nhận xét, sửa chữa.
HS: Thi đọc diễn cảm từng đoạn.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, tập đọc diễn cảm cho hay.
Buổi chiều
 Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
+ Nhận xét góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
+ Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em lên bảng chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
B
A
C
M
HS: Đọc yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a)
A
B
C
D
a) - Góc đỉnh A; cạnh AB, AC là góc vuông.
- Góc đỉnh B; cạnh BC, BA là góc nhọn.
- Góc đỉnh B; cạnh BC, BM là góc nhọn.
- Góc đỉnh C; cạnh CM, CB là góc nhọn.
- Góc đỉnh M; cạnh AM, MB là góc nhọn.
- Góc đỉnh M; cạnh MB, MC là góc tù
- Góc đỉnh M; cạnh MA, MC là góc bẹt.
b)
b) - Góc đỉnh A: cạnh AB, AD là góc vuông.
- Góc đỉnh B: cạnh BD, BC là góc vuông.
- Góc đỉnh B: cạnh BA, BD là góc nhọn.
- Góc đỉnh B: cạnh BA, BC là góc tù.
- Góc đỉnh C: cạnh CB, CD là góc nhọn.
- Góc đỉnh D: cạnh DA, DB là góc nhọn.
- Góc đỉnh D: cạnh DB, DC là góc nhọn.
- Góc đỉnh D: cạnh DA, DC là góc vuông.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng giải.
GV hỏi: AH có phải là đường cao của hình tam giác ABC không?
A
B
C
H
- Không, vì AH không vuông góc với đáy BC.
? Cạnh nào là đường cao của hình tam giác ABC
- AB chính là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC.
A
B
C
D
M
N
4 cm
6 cm
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 4:
a)
HS: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm; chiều rộng AD = 4 cm.
b) Gợi ý HS nêu tên các hình chữ nhật.
HS: ABNM, CDMN, ABCD.
Cạnh AB song song với các cạnh CD và cạnh MN.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
____________________________________
lịch Sử
cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược 
lần thứ nhất (981)
I. Mục tiêu:
	- HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
	- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
	- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trong SGK phóng to + Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em lên đọc phần ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
HS: 1 em đọc SGK đoạn “Năm 979  Tiền Lê”.
- GVđặt câu hỏi:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
- Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Định Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi.
Thế nước lâm nguy, vua còn quá nhỏ không gánh vác nổi việc nước.
+ Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không?
- Có được ủng hộ nhiệt tình, quân sĩ tung hô “Vạn tuế”.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
- Năm 981.
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
- Theo 2 con đường thủy và bộ.
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra khi nào?
- Diễn ra ở sông Bạch Đằng và Chi Lăng (Lạng Sơn).
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
- Quân Tống không thực hiện được ý đồ và hoàn toàn thất bại.
HS: Dựa vào phần chữ kết hợp lược đồ để nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
GVnêu câu hỏi:
HS: Thảo luận và phát biểu.
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
- Nền độc lập của nước nhà được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
___________________________________
luyện kiến thức toán
luyện tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
+ Nhận xét góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
+ Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Không
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1(Tr 55): Củng cố nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài
Bài tập 2(Tr 55): Củng cố về đường cao của hình tam giác
HS nêu miệng kết quả
Bài tập 3(Tr 56): Củng cố về vẽ hình vuông
HS làm vào vở rồi kiểm tra chéo
Bài tập 4(Tr 56): Củng cố về hình chữ nhật
HS tự làm vào vở rồi kiểm tra chéo
C. Củng cố- Dặn dò
GV củng cố nội dung bài
Dặn dò HS
______________________________
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Phát động phong trào Thi đua học tập chăm ngoan
làm nhiều việc tốt mừng các thầy cô giáo
Mục tiêu:
Phát động phong trào Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng các thầy cô giáo.
Học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nôi dung:
Phát động phong trào Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng các thầy cô giáo.
Thực hiện tốt mọi nề nếp của ttrường.
Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm 10.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ mừng thầy cô.
ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.
Em hiểu gì về ngày nhà giáoViệt Nam?
GV giải thích ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
Củng cố- Dặn dò:
GV dặn dò Học sinh. 
Nhận xét giờ
___________________________________________________________________
Buổi sáng
Ngày soạn:28/10/2010
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
Thể dục
Động tác phối hợp của bài thể dục phát triển chung
trò chơi : “con cóc là cậu ông trời”
I. Mục tiêu:
- Chơi trò "Con cóc là cậu ông Trời". Yêu cầu HS biết cách chơi, tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
- Ôn 4 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng. 
- Học động tác phối hợp.
- Yêu cầu thuộc các động tác và thực hiện cơ bản các động tác.
II. Địa điểm - phương tiện:
 	- Địa điểm : Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi + dụng cụ phục vụ trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cho HS khởi động
10'
ĐHTT:
x x x x 
x x x x 
x x x x
- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 - 2 HS lên thực hiện 4 động tác đã học.
2) Phần cơ bản.
a. Trò chơi vận động:
- Trò chơi "Con cóc là cậu ông Trời"
18đ22'
4'
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi.
- Cho HS chơi trò chơi.
b. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân 
14đ16
3 lần
2x8 nhịp
x x x x x x
 x x x x x x
x x x x x x
- Học động tác phối hợp.
4đ5 lần
- GV làm mẫu + phân tích động tác
- HS quan sát, tập theo GV.
- GV hô cho cả lớp thực hiện.
- GV quan sát, sửa sai.
- Cho HS tập kết hợp cả 5 động tác.
- HS thực hiện cả lớp.
- Cho từng tổ tập. 
3. Phần kết thúc:
- Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
4'
- Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại 5 động tác bài TD phát triển chung.
2đ4 lần
 x x x x x 
 x x x x x 
 x x x x x 
____________________________________
chính tả
ôn tập Và KIểM TRA GIữA HọC Kì I (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Lời hứa”.	
2. Hệ thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài “Lời hứa”, giải nghĩa từ “trung sĩ”.
HS: Theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm bài văn.
- Nhắc HS chú ý những từ mình dễ viết sai, cách trình bày bài, cách viết các lời thoại (với dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng; hai chấm mở ngoặc kép).
- GV đọc từng câu.
HS: Nghe, viết vào vở.
3. Dựa vào bài chính tả “Lời hứa” trả lời câu hỏi:
HS: 1 em đọc nội dung bài 2.
- Từng cặp HS trao đổi trả lời các câu hỏi a, b, c, d (SGK).
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận.
4. Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết “Luyện từ và câu” tuần 7, 8 để làm bài cho đúng.
HS: Làm bài vào vở bài tập.
- 1 vài HS làm trên phiếu trình bày kết quả.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết
Ví dụ
1. Tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận nào có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Những tên phiên âm theo Hán Việt viết như cách viết tên riêng Việt Nam.
Lu – i – P- xtơ.
Xanh Pê - téc – bua
Luân Đôn
2. Tên người, tên địa lý Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Lê Văn Tám
Điện Bi ...  xét các tích đó.
? Vì sao kết quả từng cặp 2 phép nhân lại bằng nhau
- Vì 2 phép nhân này có các thừa số giống nhau.
3 x 4 = 4 x 3; 2 x 6 = 6 x 2
3. Viết kết quả vào ô trống:
- GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của a, b:
a x b và b x a
- 3 HS tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a, b.
a = 4; b = 8 có: a x b = 4 x 8 = 32
b x a = 8 x 4 = 32
a = 6; b = 7 có: a x b = 6 x 7 = 42
b x a = 7 x 6 = 42
à GV ghi các kết quả đó vào bảng phụ.
HS: So sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp và nêu nhận xét:
a x b = b x a
? Vị trí của các thừa số a, b có thay đổi không
- Có thay đổi.
? Kết quả có thay đổi không
- Không thay đổi.
? Em có nhận xét gì
- Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi.
- GV ghi bảng kết luận.
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu và tự làm.
- GV hướng dẫn HS chuyển:
VD: 7 x 853 = 853 x 7
- Vận dụng tính chất giao hoán vừa học để tìm kết quả.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Bài 3: GV hướng dẫn tính bằng 2 cách.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
* Cách 1: Tính rồi so sánh kết quả để tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
* Cách 2: Không cần tính chỉ cộng nhẩm rồi so sánh thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả.
à VD:
 b) (3 + 2) x 10287 = 5 x 10287
= 10287 x 5 (e)
Vậy b = e
- GV nêu hướng dẫn HS chọn cách 2 nhanh hơn.
+ Bài 4: Số
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
* a x = x a = a
Có = 1 vì: a x 1 = 1 x a = a.
 * a x = x a = 0
Có = 0 vì: a x 0 = 0 x a = 0.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
_________________________________________
địa lý
thành phố đà lạt
I. Mục tiêu:
- HS vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: 
HS: Dựa vào h1 ở bài 5, tranh ảnh mục 1 SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi:
- GV nêu câu hỏi:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
- Khoảng 1500 m so với mặt biển.
+ Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- Quanh năm mát mẻ.
+ Quan sát H1 và H2 rồi chỉ ra vị trí các địa điểm đó trên H3.
HS: Chỉ lên hình 3.
+ Mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt?
- Giữa thành phố là hồ Xuân Hương xinh xắn. Nơi đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và chạy dọc theo các con đường trong thành phố.
Bước 2: HS trình bày, GV sửa chữa, bổ sung.
3. Đà Lạt – thành phố du lịch nghỉ mát:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
HS: Dựa vào vốn hiểu biết vào H3 mục 2 trong SGK các nhóm thảo luận theo gợi ý.
- GV phát phiếu.
Nội dung phiếu:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát?
- Vì ở Đà Lạt có không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp.
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
- Khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiến trúc khác nhau, bơi thuyền trên hồ, ngồi xe ngựa, chơi thể thao, 
+ Kể tên 1 số khách sạn ở Đà Lạt?
- Khách sạn Lam Sơn, Đồi Cù, Palace, Công Đoàn.
Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện.
4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu ghi câu hỏi:
- Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát h4 các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
- Vì Đà Lạt có rất nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Kể tên 1 số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt?
- Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào,
- Hoa lan, hồng, cúc, lay ơn, mi – mô - da, cẩm tú cầu, 
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
- Vì ở Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ
+ Hoa và rau Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho nhiều nơi miền Trung và Nam Bộ. Hoa Đà Lạt cung cấp cho thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài.
- GV nhận xét, bổ sung.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
- Kết luận: Nêu ghi nhớ vào bảng.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_____________________________________
 Luyện kiến thức Tiếng việt
Chữa bài kiểm tra
I. Mục tiêu.
	- Củng cố các kiến thức đã kiểm tra về chính tả, TLV.
	- Rút kinh nghiệm việc làm bài kiểm tra.
II.Chuẩn bị:
Bài kiểm tra đã chấm.
III. Các hoạt động dạy học:
A.ổn định tổ chức.
	Hát.
B.Kiểm tra.
C.Bài mới.
	1. Giới thiệu:
	2.Trả bài, chữa bài:
a) Trả bài kiểm tra.
b) Chữa bài kiểm tra.
- Chính tả.
- Tập làm văn.
GV chữa bài
HS theo dõi và chữa bài vào vở
c) GV nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của các bài kiểm tra.
Tuyên dương những HS làm bài tốt
D. Củng cố- Dặn dò:
GV Củng cố nội dung bài.
Dặn dò học sinh. 
______________________________________
Luyện kiến thức Toán
Luyện tập: Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán để tính toán.
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ kẻ phần b SGK, bỏ trống dòng 2, 3, 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét cho điểm.
HS: 1 em lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài tập 1(Tr 60)
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.
+ Bài tập 2(Tr 60):
HS: Nêu yêu cầu và tự làm.
- GV hướng dẫn HS chuyển:
- Vận dụng tính chất giao hoán vừa học để tìm kết quả.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Bài tập 3(Tr 60): Củng cố nhận biết hình chữ nhật.
HS nêu kết quả.
+ Bài tập 4: 
HS làm vào vở rồi nêu cách ghép
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
__________________________________
hoạt động tập thể
sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa.
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
	- GV nhận xét chung về các mặt trong tuần.
1. Ưu điểm:
	- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
	- 1 số bạn có ý thức học tập tốt: 
2. Nhược điểm:
	- ý thức học tập chưa tốt:
	- Nhiều bạn viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
	- Một số bạn quên khăn quiàng.
	- Một số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học.
	- Một số bạn chưea tích cực phát biểu XD bài.
III. Tổng kết:
	GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.
Kỹ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được bằng mũi khâu đột.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu đường gấp khúc, vải, kim chỉ, kéo, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ của HS.
B. Dạy bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động:
* HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
HS: Đọc mục I SGK, quan sát H2a, H2b để trả lời câu hỏi về cách gấp mép vải.
- Thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu lên mảnh vải được ghim trên bảng. 
- HS khác thực hiện thao tác gấp.
- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện.
- GV hướng dẫn HS kết hợp đọc mục 2, 3 với quan sát H3, H4 để trả lời các câu hỏi và thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược.
- Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2
* HĐ3:
HS: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV nhắc và hướng dẫn HS thêm 1 số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành và nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS: Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập khâu để giờ sau hoàn thành sản phẩm cho đẹp.
HS: Tập khâu ở nhà.
luyện kiến thức tiếng việt
luyện từ đơn, từ phức
I. Mục tiêu:
1. Củng cố kiến thức về từ đơn, từ phức.
2. Phân biệt được từ đơn và từ phức.
3. Biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Từ điển, vở bài tập trắc nghiệm.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
HS: Đọc phần ghi nhớ và làm bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1(Tr 18): Củng cố, phân biệt từ đơn, từ phức
HS làm bài rồi nêu kết quả.
Bài tập 2(Tr 18): Phân biệt từ đơn, từ phức
HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
Bài tập 3(18): Phân biệt từ đơn, từ phức
HS tự ghi kết quả vào vở rồi kiểm tra chéo cho nhau.
Bài tập 4(Tr 18): Sử dụng từ đơn, từ phức ở Bài tập 3 để đặt câu
HS làm vào vở rồi nêu kết quả 
Bài tập 5: Sử dụng từ điển tìm từ đơn, từ phức rồi đặt câu
HS Sử dụng từ điển tìm từ đơn, từ phức rồi đặt câu rồi nêu trước lớp
C. Củng cố dặn dò
GV Củng cố nội dung bài.
Dặn dò HS
Luyện kiến thức tiếng việt
Luyện từ ghép, từ láy
I. Mục tiêu:
1. Củng cố 2 cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt.
2. Biết vận dụng những kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Từ điển, vở bài tập trắc nghiệm.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng:
HS: 1 em làm bài tập 4.
- Từ phức có 2 tiếng trở lên.
- Từ đơn chỉ có 1 tiếng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1(Tr 25): Phân biệt từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp
HS tự làm vào vở rồi nêu kết quả
Bài tập 2(Tr 26): Mở rộng vốn từ ghép
HS tự làm bài vào vở rồi kiểm tra chéo
Bài tập 3(tr 26): Củng cố về từ láy
HS đọc đoạn thơ và nhận biết từ láy rồi nêu kết quả
Bài tập 4(Tr 26): Phân biệt kiểu láy
Học sinh tự làm bài vào vở rồi nêu kết quả
C. Củng cố- Dặn dò.
GV Củng cố nội dung bài, dặn dò học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2010_2011_ha_thi_khuyen.doc