Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản hay 2 cột)

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức- kĩ năng: Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật .

 - Thái độ: HS ham học, có ý thức trình by đẹp

 - TT: Nhận biết được đị vật hình vuơng, hình chữ nhật, làm được sản phẩm có dạng hình vuuoong, HCN

II. Đồ dùng dạy học:

 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).

III.Hoạt động trên lớp:

 1.Kiểm tra bài cũ

 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.

 - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

 2.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài:

 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học.

 b.Hướng dẫn luyện tập :

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TuÇn 10
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
 TẬP ĐỌC
 ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 	
 - Kiến thức – kĩ năng: Đọc rành mach, trôi chảy bài tập đọc học theo tốc đọ giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 +Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
+ HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút).
- Thái độ: HS yêu Tiếng Việt
- TT: HS biết yêu thương và giúp đỡ mọi người, cĩ những ước mơ đẹp
II. Chuẩn bị: 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
 - Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ: Khơng KT
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục dích tiết học và cách bắt thăm bài học.
b.HD ơn tập
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS .
*. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu GV trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
GV ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị:cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Các truyện kể.
*Dế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4,5 , phần 2 trang 15.
*Người ăn xin trang 30, 31.
-Hoạt động trong nhóm.
-Sửa bài (Nếu có)
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường.
Tôi (chú bé), ông lão ăm xin.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
- Chữa bài (nếu sai).
- Mỗi đoạn 3 HS thi đọc .
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha:
Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b.Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình:
Từ năm trước , gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vây lương ăn của bọn nhện đến Hôm nay bọn chúng chăn tơ ngang đường đe bắt em , vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
a. Đoạn văn có giọng đọc mạnh me, răn đe:
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vự Nhà Trò Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):
Từ tôi thét:
-Các ngươi có của ăn của để, béo múp, béo míp đến có phá hết các vòng vây đi không?
3 Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
 * Nhận xét tiết học.
****************************
TOÁN
TiÕt 46:LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức- kĩ năng: Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật .
 - Thái độ: HS ham học, cĩ ý thức trình bày đẹp
 - TT: Nhận biết được đị vật hình vuơng, hình chữ nhật, làm được sản phẩm cĩ dạng hình vuuoong, HCN
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
 1.Kiểm tra bài cũ 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
 - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 * Bài 1
 - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS quan sát hình ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
A
 a) 
M
C
B
b)
A
B
D
C
-GV có thể hỏi thêm:
 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 * Bài 2
 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
A
C
B
H
 - Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
 - Hỏi tương tự với đường cao CB.
 - GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
 - GV hỏi: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
Bài 3
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4(a)
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 - GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
 - GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
 A B
 M N
 D C
 - GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
- HS nêu yêu cầu HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) Góc đỉnh A cạnh AB, AC là gĩc vuông BAC;
- Góc đỉnh B cạnh BA, BC là gĩc nhọn, - Gĩc ABM, MBC, ACB, AMB là gĩc nhọn;
 - Góc tù BMC ,đỉnh M, cạnh MB, MC - Góc bẹt AMC, đỉnh M ,cạnh MA, MC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ;
- góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; - góc tù ABC.đỉnh A, cạnh BC, BA
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
- HS nêu yêu cầu và quan sát hình nêu
+ Là AB và BC.
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
- HS trả lời tương tự như trên.
-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- HS nêu yêu cầu
- HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
- HS nêu yêu cầu
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào nháp.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
- HS thực hiện yêu cầu.
3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vbt 
 - Chuẩn bị bài sau.
****************************
Anh
(GV chuyªn d¹y)
***************************
ThĨ dơc
(GV chuyªn d¹y)
***************************
 ĐẠO ĐỨC
 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức- kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lí. Biết được vì sao cần phải tiết thời giờ.
 - KNS: KN xác định giá trị; KN lập kế hoạch; KN quản lí thời gian
 - Thái độ : HS yêu thích mơn hoc
 - TT: HS biết quý trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lí
II.Chuẩn bị
 - GV: SGK Đạo đức 4.Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 - HS :Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III.Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 GV gọi hs nêu ghi nhớ của bài “ tiết kiệm thời giờ”. - HS nêu. HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Giảng bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1:Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
a/. Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè.
b/. Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng cố nằm trên giường. Mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt.
c/. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà  và bạn luôn thực hiện đúng.
d/. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
đ/. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e/. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
 -GV kết luận:
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 6.
 + Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu củ ...  4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
 - GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
 - GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
 - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ?
 + Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ?
 + Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ?
 + Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
 -Ta có thể viết a x b = b x a.
 + Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?
 + Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ?
 + Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ?
+ Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
 - GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
 *.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ .+ Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
 - GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2(a,b)
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm
- Nhận xét sửa sai
.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
-HS nghe.
- HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35.
- vậy 5 x 7 = 7 x 5.
- HS nêu:
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; 
- HS đọc bảng số.
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
+ Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
+ Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42
+Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
+ Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a .
- HS đọc: a x b = b x a.
+ Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
+ Ta được tích b x a.
+ Không thay đổi.
+ Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
-Điền số thích hợp vào £ .
- HS điền số 4.
+ Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ .
-Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn.
- 1 HS
a) 1357 x 5 = 6785
 7 x 853 = 853 x 7 = 4471
b) Làm TT phần a
3.Củng cố- Dặn dò:
+ Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1, 2 ở vbtv.
- Chuẩn bị bài sau: Nhận số với 10, ..
- GV tổng kết giờ học
**********************************
mÜ thuËt
(GV chuyªn d¹y)
***************************
TiÕng viƯt
ÔN TẬP TIẾT 8 (kiểm tra viết)
I Mục tiêu: 
 - Kiến thức- kĩ năng: Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt giữa HKI. Nghe- viết đúng bài chính tả ( tĩc độ viết khoảng 75 chữ/ phút) , khơng mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bầy đúng hình thức bài văn xuơi ( bài thơ)
+ Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư
- Thái độ: HS cĩ thái độ học tập nghiêm túc, trat tự
- TT: Biết viết thư thăm hỏi, biết động viên, an ủi, chúc mừng người khác
II Chuẩn bị 
 Nơi dung kiểm tra
III Hoạt động dạy- học
 1 Giới thiệu bài : nêu nhiệm vụ tiết KT
 2 Nội dung KT
 a. Chính tả nghe- viết: Chiều trên quê hương SGK trang 102 TV 1 lớp 4
 b. Tập làm văn:
 Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dịng) cho bạn hoặc người thân nĩi về ước mơ của em. 
**************************
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 - Kiến thức – kĩ năng: Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
 + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu không bị dúm. 
- Thái độ: HS yêu thích mơn hoc.
 - TT: HS yêu lao động; áp dụng làm những sản phẩm đơn giản phục vụ bản thân
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 + Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 + Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra dụng cụ học tập. 
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b. Hướng dẫn cách làm:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
+ Em có nhận xét gì về đường gấp mép vải? 
+ Mép vải được khâu bằng mũi khâu gì?
 - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 - GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 + Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 + Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 - GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 - GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 - GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 - Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 - Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 - GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
- HS quan sát và trả lời.
+ Mép vải được gấp hai lần. Đường ở mặt trái của vải.
+ Được khâu bằng mũi khâu đột thưa. Đường khâu được thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
-HS quan sát và trả lời.
- HS nêu
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
- Cả lớp nhận xét.
- HS thực hiện thao tác. 
 3. Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau. 
 *Nhận xét tiết học
***********************************************************************************
 *****************
GIÁO DỤC NGỒI GIỜ
CHỦ ĐIỂM : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TIẾT 1 : VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP HỌC
 I.MỤC TIÊU : Giúp hs hiểu vệ sinh sạch sẽ, giúp cho ta có được sức khẻo tốt.
 II. NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 1. Tình trạng hiện nay:
- GV cho hs thảo luận các câu hỏi sau:
- GV cho hs thảo luận nhóm 4
+ Tại sao trường lớp chúng ta chưa được sạch sẽ?
+ Những nguyên nhân nào dẫn đến điều đó?
- GV cho các nhóm lên trình bày.
- GVKL
2. Việc giữ gìn vệ sinh:
- GV cho hs thảo luận các câu hỏi sau:
- GV cho hs thảo luận nhóm 4
+ Để trường lớp luôn sạch sẽ, các em cần phải làm gì?
+ Hàng ngày, hàng buổi các em cần làm gì?
+ Các cần giữ gìn vệ sinh ra sao ?
+ Những việc các em làm là những việc gì hãy kể tên?
+ Trường, lớp sạch sẽ các em cảm thấy thế nào?
GV quan sát giúp đỡ hs.
GV cho các nhóm lên trình bày.
GV KL
3. Củng cố- dặn dò:
- HS thảo luận nhóm 4
Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày
 SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Yêu cầu
 -GV nhận xét và đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần qua
 -GV nêu những giải pháp khắc phục
 -GV nêu phương hướng tuần 11
II. Nội dung
 Các tổ báo cáo , Gv nhận xét từng mặt hoạt động 
 1)Chuyên cần :
- Ưu điểm .................
-Nhược điểm : .................
 2)Học tập :
-Ưu điểm ............................
 -Nhược điểm .................
 3) Đạo đức : 
-Ưu điểm : .........
-Nhược điểm .........
 4)Trực nhật :
-Ưu điểm : .........
-Nhược điểm :..........
 5)Đồ dùng học tập 
-Ưu điểm .................
-Nhược điểm :..........
*Thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và 10 điều nội quy của nhà trường 
2)Biện pháp
 -Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hs học tập.
 -Khuyến khích hs phát biểu ý kiến trong giờ học bằng cách tuyên dương.
 -Giáo dục hs thực hiện tốt nội quy lớp học.
3) Phương hướng tuần 11
 -Tiếp tục phát huy tinh thần học tập của hs.
 -Duy trì và thực hiện tốt 10 điều nội quy.
 -Tiếp tục phát huy và thực hiện tốt 15 phút đầu giơ.ø
 - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua lập nhiều thành tích chào mừng 20- 11
 - Nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường
 -GV tổng kết buổi sinh hoạt.
III. Củng cố – Dặn dò :
KT
BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuan10lop4KNSGT.doc