Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đoc rành mạch, trôi chảy bài tập đã đọc đã theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiêng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoan văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.

- Một số phiếu khổ lớn (hoặc bảng phụ) kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

* Giới thiệu bài mới: Trong phạm vi giờ học hôm nay cô sẽ cùng các con ôn lại những bài đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.

Hoạt động 1: (37) Kiểm tra và hướng dẫn ôn tập:

1.Kiểm tra TĐ và HTL:

- GV cho lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong thăm.

- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc.

- HS nhận xét; GV đánh giá và cho điểm (Kiểm tra khoảng 10HS)

2. Bài tập2: GV lần lượt hỏi hai câu hỏi bên để HS trả lời.

- HS làm việc nhóm 4, đọc thầm lại các bài tập đọc đó và điền những thông tin về bài tập đọc vào bảng phụ đã kẻ sẵn như SGK.

- Các nhóm gắn bảng chữa bài; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc lại để nhớ được những thông tin đó

- Những bài tập đọc ntnào là truyện kể? (Những bài tập đọc có một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số NV để nói lên một điều có ý nghĩa)

- Kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1+ phần 2 ; Người ăn xin)

 Bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Tác giả: Tô Hoài.

- ND: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện bắt nạt, ức hiếp đã ra tay bênh vực.

- NV : Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.

Bài “Người ăn xin”: Tác giả: Tuốc- ghê- nhép.

- ND: Ông lão ăn xin và cậu bé qua đường thông cảm sâu sắc với nhau.

- NV: Ông lão ăn xin; cậu bé -nhân vật tôi

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2011
tiếng việt
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
- Đoc rành mạch, trôi chảy bài tập đã đọc đã theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiêng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoan văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
- Một số phiếu khổ lớn (hoặc bảng phụ) kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
* Giới thiệu bài mới: Trong phạm vi giờ học hôm nay cô sẽ cùng các con ôn lại những bài đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
Hoạt động 1: (37’) Kiểm tra và hướng dẫn ôn tập:
1.Kiểm tra TĐ và HTL:
- GV cho lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong thăm.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc.
- HS nhận xét; GV đánh giá và cho điểm (Kiểm tra khoảng 10HS)
2. Bài tập2: GV lần lượt hỏi hai câu hỏi bên để HS trả lời.
- HS làm việc nhóm 4, đọc thầm lại các bài tập đọc đó và điền những thông tin về bài tập đọc vào bảng phụ đã kẻ sẵn như SGK.
- Các nhóm gắn bảng chữa bài; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại để nhớ được những thông tin đó
- Những bài tập đọc ntnào là truyện kể? (Những bài tập đọc có một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số NV để nói lên một điều có ý nghĩa)
- Kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1+ phần 2 ; Người ăn xin)
 Bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Tác giả: Tô Hoài.
- ND: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện bắt nạt, ức hiếp đã ra tay bênh vực.
- NV : Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
Bài “Người ăn xin”: Tác giả: Tuốc- ghê- nhép.
- ND: Ông lão ăn xin và cậu bé qua đường thông cảm sâu sắc với nhau.
- NV: Ông lão ăn xin; cậu bé -nhân vật tôi 
3. Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại các bài và lựa chọn bài, ghi lại tên bài tương ứng ra nháp. Sau đó luyện đọc một đoạn con thích nhất.
- Y/c HS đọc theo nhóm 2 để chữa cho nhau cách đọc. Cử đại diện của nhóm đọc thi, cố gắng đọc đủ cả 3 loại giọng. GV và HS cùng chọn người có giọng đọc hay nhất.
- GV đọc lại diễn cảm 3 đoạn.
* Giọng đọc thiết tha, trìu mến: Người ăn xin đoạn Tôi chẳng biết  hết. 
* Giọng đọc thảm thiết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1- đoạn Năm trước, gặp khi trời.. ăn thịt em.
* Giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 2- đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện.
Hoạt động nối tiếp (3’): Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị ôn tập tiết 2
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TOáN
 TIếT 46 : LUYệN TậP 
I. MụC TIÊU: Giúp HS: 
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2; Bài3 ;Bài 4(a) .
II. Đồ DùNG DạY- HọC: Thước thẳng có chia vạch xen-ti-mét, ê-ke
III. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC CHủ YếU :
*Giới thiệu: Trong giờ học này các em sẽ đc củng cố các kiến thức về hình học đã học.
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức: (5’) : 
- Gọi 2HS lên: Y/c vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh 7dm, tính chu vi & diện tích hình vuông này.
HĐ 2. Hdẫn luyện tập: (33’) 
Bài 1: Vẽ lên bảng 2 hình a, b trong BT, y/c ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
Bài 2: Y/c HS qsát hvẽ & nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
- Vì sao AB đc gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
- Hỏi tg tự với đng cao CB.
- GV kluận: Trong h.tam giác có 1 góc vg thì 2 cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
- Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài 3: Y/c HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài cạnh 3cm, sau đó gọi 1HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. Nhận xét & cho điểm HS.
Bài 4a: Y/c HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=6cm, chiều rộng AD=4cm.
- Y/c HS nêu rõ các bc vẽ của mình.
- Y/c HS nêu cách x/đ trung điểm M của cạnh AD. 
+ Y/c HS tự x/đ trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
+ Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trg hvẽ. Nêu tên các cạnh song song với AB.
Hoạt động nối tiếp (2’) : T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Đạo Đức
Tiết 10 : Tiết kiệm thời giờ ( tiết2)
I- Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,  hằng ngày một cách hợp lý.
- GDKNS : Kĩ năng : xác định giá trị thời gian là vô giá, lập kế hoạch làm việc học tập để sử dụng thời gian hiệu quả, quản lý thời gian trong sinh hoạt, bình luận phê phán việc lãng phí thời gian.
II. Hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức (5’) :
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? Như thế nào là tiết kiệm thời giờ?
- 1 HS trả lời HS nhận xét , GV đánh giá 
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (8’) ( BT1- trang 15 SGK ) 
Kết luận: Các việc làm (a) ; (c) ; (d) là tiết kiệm thời giờ .
- Các việc làm (b) ; (đ) ; (e) là không phải tiết kiệm thời giờ .
Hoạt đông2: Thảo luận theo nhóm đôi (7’) ( BT 4- SGK trang 16 ) :
- 1 HS đọc yêu cầu; Từng cặp HS trao đổi với nhau về việc bản thân đã sử dụng tiết kiệm thời gian chưa.
- HS trình bày trước lớp. HS trao đổi, nhận xét
- GV khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở HS còn lãng phí thời giờ.
Hoạt đông 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.(17’)
- HS làm việc theo nhóm 6
- HS dán tranh, các tư liệu của nhóm mình đã sưu tầm được vào giấy A2.
- Đại diện nhóm triình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp thảo luận trao đổi về ý nghĩa của các tranh vẽ. ca dao, tục ngữ , truyện, tấm gương vừa trình bày .
- GV hỏi, HS rút ra kết luận.
- Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ . 
- Trình bày, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ có nội dung khuyên tiết kiệm thời giờ.
Kết luận chung: 
- Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc làm có ích một các hợp lí, có hiệu quả.
*Liên hệ thực tế: Bản thân em đã tiết kiệm thời gian chưa? 
- HS trao đổi nhóm đôi để thảo luận xem bản thân mình đã sử dụng tiết kiệm thời gian chưa?
-1 HS lên điều khiển lớp thảo luận. HS báo cáo trước lớp
- GV nhận xét và khen ngợi nhứng HS đã biết sử dụng thời giờ tiết kiệm và nhắc nhở HS còn lãng phí thời giờ
Hoạt động nối tiếp (2’) : GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày .
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Thứ 3 ngày 1 tháng 11 năm 2011
TOáN
 TIếT 47 : LUYệN TậP CHUNG
I. MụC TIÊU: 
- Thực hiện được cộng, trừ các số đến sáu chữ số. Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hìng chữ nhật.
- Bài tập cần làm : Bài 1(a); Bài 2(a); Bài3(b) ; Bài 4 .
II. Đồ DùNG DạY-HọC: Thước thẳng có chia vạch xen-ti-mét, ê-ke 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC CHủ YếU:
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức: (5’) : 
- Gọi 3HS lên y/c làm BT3 
- Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
*Giới thiệu: Nêu mtiêu giờ học & ghi tên bài.
Hoạt động 1. Hdẫn luyện tập:(32’) 
Bài 1: Gọi HS nêu y/c của BT, sau đó tự làm bài.
- Y/c HS nxét bài làm của bạn trên bảng về cách đặt tính & thực hiện phép tính.
- nxét & cho điểm HS.
Bài 2: GV hỏi: BT y/c cta làm gì?
- Để tính gtrị biểu thức a, b trang bài bằng cách thuận tiện cta áp dụng t/chất nào?
- Nêu y/c HS nêu quy tắc về t/chất giao hoán, k/hợp của phép cộng.
- Y/c HS làm bài. Nxét & cho điểm HS. 	 
Bài 3: GV: Y/c HS đọc đề bài.
- Y/c HS quan sát hình trang SGK.
+ Hình vg ABCD & hình vg BIHC có chung cạnh nào?
+ Vậy độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu ?
- Y/c HS vẽ tiếp hình vuông BIHC. Cạnh DH vuông góc với ~ cạnh nào? 
+ Tính chu vi hình chữ nhật AIHD.
Bài 4: Gọi 1HS đọc đề trước lớp.
+ Muốn tính được diện tích hình chữ nhật ta phải biết được gì? Bài toán cho biết gì?
+ Biết được nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết được gì?
+ Vậy có tính được chiều dài & chiều rộng không? Dựa vào bài toán nào để tính?
- Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó ta tính đc chiều dài & chiều rộng của hình chữ nhật.
- Y/c HS làm bài. Nxét & cho điểm HS.
Hoạt động nối tiếp (3’) : T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................... ... ......................................................................................................................................................................tiếng việt
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 6
I. Mục đích yêu cầu
	- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn ; 
- Nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết .
- Ba tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 và một số tờ phiếu viết nội dung BT3 , 4 .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* Giới thiệu bài mới: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học
Hoạt động 1: Đọc Đoạn văn (7’):
- Gọi một 2 HS đọc diễn cảm đoạn văn
- Nhận xét đánh giá và ghi điểm.
Hoạt động 2: Ôn tập (30’) 
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài 2 .
- Tìm trong đoạn văn bài 1 những tiếng có mô hình cấu tạo như sau:
a, Tiếng chỉ có và thanh.
b, Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh
- HS đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở.
- GV cho một vài HS trình bày và cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt và đánh giá, cho điểm .
a, Tiếng chỉ có vần và thanh: ao 
b, Tiếng có đủ âm đầu ,vần và thanh: dưói, cánh, chú, dòng, những, xanh 
Bài 3 : - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 Tìm trong đoạn văn bài 1 3 từ đơn, 3 từ ghép, 3 từ láy.
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng ( mỗi HS làm một yêu cầu )
- GV chấm 3-5 bài và cho HS nhận xét bài trên bảng. Từ đó GV cho HS nhắc lại kiến thức cơ bản về các kiểu từ đã học.
- 3 từ đơn: tầm, chú, gió 
- 3 từ ghép: bây giờ, xanh trong, cao vút 
- 3 từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng .
* Từ đơn: chỉ gồm 1 tiếng có nghĩa.
*Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
*Từ láy: Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
Bài 4 :- GV gọi HS đọc lại yêu cầu của bài tập 4 trong SGK trang 99 .
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài Danh từ (tr 52) và Động từ (tr93) để thực hiện yêu cầu 
- GV hỏi lại HS về các khái niệm: + Thế nào là danh từ ? + Thế nào là động từ ?
- Tìm trong đoạn văn trên 3 danh từ và 3 động từ ;
 + DT: tre, khoai nước, thuyền. + ĐT: rì rào, hiện ra, bay.
- DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị)
- ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Hoạt động nối tiếp (3’): Nhận xét tiết học và nhắc HS xem lại bài để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì .
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................tiếng việt
Ôn tập giữa học kì I - Tiết 7
I. Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản mà HS đã học trong chương trình tập đọc , từ và câu trong 9 tuần học từ tuần 1 đến tuần 9 .
- Thông qua bài kiểm tra để GV đánh giá về nhận thức của HS , từ đó GV có kế hoạch bồi dưỡng và kèm cặp cụ thể .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu đề bài đủ cho HS trong lớp mỗi HS một phiếu .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Đề kiểm tra kiến thức môn : Đọc hiểu 
A. Bài đọc : Quê hương ( HS đọc trong SGK trang 100)
- GV phát phiếu đề kiểm tra cho HS .
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ đề và xác định đúng yêu cầu của đề để làm bài cho đúng .
- GV hướng dẫn HS cách giải quyết bài và lưu ý HS trình bày sạch đẹp .
- HS suy nghĩ và làm bài . GV quan sát và nhắc nhở HS khi cần thiết .
B . Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng :
1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì ?
 a, Ba Thê 	 b, Hòn Đất	 c, Không có tên 
2. Quê hương của chị Sứ là :
 a, Thành phố 	 b, Vùng núi 	 c, Vùng biển 
3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2 ?
 a, Các mái nhà chen chúc 
 b, Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam 
 c, Sóng biển , cửa biển , xóm lưới , làng biển , lưới 
4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?
 a, Xanh lam 	 b, Vòi vọi 	 c, Hiện trắng những cánh cò 
5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
 a, Chỉ có vần 
 b, Chỉ có vần và thanh 
 c, Chỉ có âm đầu và vần 
6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó?
- HS lần lượt chữa từng câu, giải thích lí do mình chọn đáp án đó.
a) oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.
b) vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng loà, trùi trũi, tròn trịa.
c) oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn .
- GVcó thể hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc đó (nếu còn thời gian)
7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác với nghĩa của chữ tiên nào dưới đây ?
 a, Tiên tiến 	 b, Trước tiên 	 c, Thần tiên 
8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
 a, Một từ . Đó là những từ nào? 
 b, Hai từ .Đó là những từ nào?
 c, Ba từ . Đó là những từ nào?
- Nhắc HS soát lại bài . GV thu bài
Hoạt động nối tiếp (3’): Chữa bài, nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 4 tháng 11 năm 2011
TOáN
 TIếT 50 : TíNH CHấT GIAO HOáN CủA PHéP NHÂN
I. MụC TIÊU: Giúp HS: 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng t/chất giao hoán của phép nhân để làm tính. 
II. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC CHủ YếU:
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức: (5’) : Gọi HS lên sửa BT l ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
*Gthiệu: GV nêu mtiêu giờ học & ghi bảng đề bài.
Hoạt động 2. (15’) : Gthiệu t/chất giao hoán của phép nhân: 
a. So sánh gtrị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau:
- Viết b/thức 5 x 7 & 7 x 5, rồi y/c HS so sánh 2 b/thức này với nhau.
- Làm tg tự với 4 x 3 & 3 x 4; 8 x 9 & 9 x 8
- Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Gthiệu t/chất g/hoán của phép nhân:
- Treo Bp, y/c HS th/h tính gtrị biểu thức axb & bxa để điền kquả vào bảng (SGK). 
- Y/c: Hãy so sánh gtrị của b/thức ab với gtrị của b/thức ba khi a=4 & b=8.
- Th/h tg tự với các cột còn lại.
- Vậy gtrị của b/thức ab lu”n ntn so với gtrị của b/thức ba? 
- Ta có thể viết: ab = ba.
+ Em có nxét gì về các thừa số trg hai tích ab = ba.
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích ab cho nhau thì ta đc tích nào?
+ Khi đó gtrị của ab có th/đổi không?
+ Khi đổi chỗ các thừa số trg 1 tích thì tích đó ntn? Y/c HS đọc lại kluận SGK.
Hoạt động 3 . Luyện tập-thực hành(18’) :
Bài 1: BT y/c ta làm gì?
- Ghi 4 6 = 6 1, y/c HS điền số th/hợp vào 1.
- Vì sao điền số 4 vào “ trống? Y/c HS tự làm tiếp rồi đổi chéo vở ktra nhau.
Bài 2: Y/c HS tự làm. GV: nxét & cho điểm.
Bài 3: BT y/c ta làm gì?
- Viết b/thức 4 2145 & y/c HS tìm b/thức có gtrị b”ng b/thức này.
- Em làm thế nào để tìm đc: 4 2145 = (2100 = 45) 4?
- Y/c HS tiếp tục làm bài, khuyến khích áp dụng t/chất g/hoán của phép nhân để tìm các b/thức có gtrị b”ng nhau.
- Y/c HS gthích vì sao các b/thức c=g & e=b. 
- Nxét & cho điểm HS.
Bài 4: Y/c HS suy nghĩ & tự tìm số để điền vào chỗ trống. GV: G/ý cho HS yếu.
- Nêu kluận về phép nhân có thừa số là 1; 0. 
Hoạt động nối tiếp (2’) : Tổng kết giờ học, dặn HS làm BT & CBB.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
tiếng việt
Ôn tập giữa học kì I – Tiết8
I. Mục đích yêu cầu
Nghe viết đúng chính tả đoạn văn “ Chiều quê hương ”
Luyện viết đúng những từ ngữ có âm , vần dễ lẫn : l/n ; iêu / êu
Rèn kĩ năng viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của mình .
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
* Giới thiệu bài : GV giới thiệu cho HS nắm được mục đích và yêu cầu của tiết học .
Đề kiểm tra kiến thức môn : Tập làm văn
Đề bài : Viết một bức thư ngắn( khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em .
- Thể loại : Văn viết thư 
- Nội dung : Nói về ước mơ của mình .
- HS đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 102, GV gọi HS đọc to đoạn văn 
- Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì 
- GV đọc các từ khó viết , dễ sai và cho HS lên bảng viết .
- HS nhận xét, GV chốt cách viết đúng 
- GV đọc cho HS viết bài .
- HS viết bài theo lời đọc của GV.
- GV đọc lại bài một lượt để HS soát lỗi và sửa lỗi sai nếu có ra lề . HS đổi vở để soát bài cho bạn và chấm bài theo hướng dẫn đánh giá của GV .
- HS đọc yêu cầu của đề TLV .
- GV cho HS xác định yêu cầu của đề về thể loại và nội dung .
- GV cho HS nhắc lại cách trình bày một lá thư .
- GV treo bảng phụ ghi sẵn trình tự một bức thư .
- HS viết thư .
- GV cho 1-2 HS đọc và cho các bạn khác góp ý, GV đánh giá, cho điểm và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
- HS viết phong bì .
- GV nhắc HS ghi rõ địa chỉ người gửi và người nhận rồi dán tem .
Hoạt động nối tiếp (3’): Các em có thể xem lại và hoàn chỉnh bức thư và đưa ra bưu điện gửi .
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ............................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 10CKTKNS.doc