Giáo án Lớp 4 Tuần 11 & 12 - Trường PTCS Hướng Sơn

Giáo án Lớp 4 Tuần 11 & 12 - Trường PTCS Hướng Sơn

Toán: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN

I. Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.

- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.tập 1, 2

- Làm các bài tập 1a, 2a.

II. Chuẩn bị:

 - SGK Toán 4.

 - Bảng phụ kẽ trong phần B SGK

 

doc 30 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 11 & 12 - Trường PTCS Hướng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
Toán: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN 
I. Mục tiêu:	
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.tập 1, 2
- Làm các bài tập 1a, 2a.
II. Chuẩn bị:
 - SGK Toán 4.
 - Bảng phụ kẽ trong phần B SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1phút 
5phút
1phút
5phút
8phút
6phút
8phút
3phút
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, hát đầu giờ. 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* So sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
(2 × 3) × 4 và 2 × (3 × 4) 
- GVKL: (2 × 3) × 4 = 2 × (3 × 4) 
* Viết giá trị các biểu thức vào ô trống:
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng.
- Giới thiệu cấu tạo của bảng.
(a × b) × c và a × (b × c) 
Với a = 3, b = 4, c = 5 thì:
(a × b) × c = (3 × 4) × 5 = 60
 a × (b × c) = 3 × (4 × 5) = 60 
- GVKL: 
+ (a × b) × c gọi là tính nhân với 1 số.
+ a × (b × c) gọi là 1 số nhân với một tích.
Vậy, ta có thể tính giá trị của biểu thức như sau:
a × b × c = a × (b × c) = (a × b) × c 
* Thực hành:
Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS xem cách làm mẫu.
a) 4 × 5 × 3 tính bằng 2 cách:
(4 × 5) × 3 = 20 × 3 = 60 
 4 × (5 × 3) = 4 ×15 = 60 
- GVKL.
Bài tập 2:
- GVKL.
.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học; 
 - Dặn : Xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị cho bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện:
 87 × 100 = ? 9800 : 100 = ?
- 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức.
- Các HS khác làm bài vào vở.
(2 × 3) × 4 = 6 × 4 = 24
2 × (3 × 4) = 2 × 12 = 24 
- 1 HS so sánh kết quả của hai biểu thức.
- HS lần lượt tính giá trị của a, b, c.
- Vài HS lên bảng tính.
- HS so sánh kết quả (a × b) × c và a × (b × c) 
- HS phát biểu bằng lời tính chất kết hợp của phép nhân.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở nháp.
- Vài HS lên bảng tính.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng tính kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Vài HS nhắc lại quy tắc tính chất kết hợp của phép nhân.
------------------------˜&™------------------------
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu:
 - HS nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
 - Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên qua các bài tập thực hành(1, 2, 3).
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 - Sách Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
1phút
12phút
10phút
9phút
3 phút
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét kết quả.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét: 
+ Trời ấm lại pha lành lạnh, tết sắp đến rặng đào đã trút hết lá.
Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV: Chú ý chọn đúng từ điền vào ô trống đầu tiên.
- GV nhận xét kết quả.
Bài tập 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà làm bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS cả lớp đọc thầm các câu văn và tự gạch chân bằng bút chì dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa cho động từ “đến”, nó cho biết thời gian diễn ra trong thời gian gần.
- Từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho thời gian cho động từ “trút”.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu trong bài.
- HS làm bài trên phiếu và dán kết quả lên bảng.
+ Chào mào đã hót.
+ Cháu vẫn đang xa.
+ Mùa na sắp tàn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
- HS nhận xét.
+ Một nhà bác học đang làm việc trong phòng, bỗng người phục vụ nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư có trộm lẽn vào thư viện của ngài.
Giáo sư hỏi: Nó đọc gì thế.
------------------------˜&™------------------------
 Kể chuyện: 	 BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể được câu chuyện.
 - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe cô giáo, GV giáo kể chuyênh, nhớ câu chuyện.
 - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 - Hiểu truyện: Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ SGK (nội dung câu chuyện).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
1phút
9phút
16phút
3phút
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét kết quả.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
a. GV kể chuyện:
- Giọng kể thong thả, chậm rãi.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới tranh.
- GV kể lần 3.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- GVKL.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn : Về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị cho bài sau.
- HS quan sát , lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
- Kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Vài HS thi kể trước lớp.
- HS thi kể cá nhân.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, lời kể đúng nhất.
------------------------˜&™------------------------
Kĩ thuật: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT 
 (T2) 
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp mép vải và khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
 - Giáo dục HS yêu thích lao động.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu khâu. 
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. 
 - Mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm.
 - Len hoặc sợi khác màu vải 
 - Kim khâu len, kéo, bút chì, thước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút 
1phút
5phút
15phút
6phút
3phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: 
- GV nhắc lại những bước cần thiết:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
Hoạt động 2:
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những em còn chậm, lúng túng.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. 
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét, tuyên dương những em có sản phẩm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét kết quả giờ học.
 - Dặn: Về nhà tập thực hành ở nhà.
- Vài HS nhắc lại quy trình khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột. 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- HS thực hành trên vải đã chuẩn bị.
- HS trưng bày sản phẩm.
------------------------˜&™------------------------
Khoa học: BA THỂ CỦA NƯỚC
I. Mục tiêu:
- HS biết: Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong thiên nhiên tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng và khí. nhận ra những tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể. 
- Thực hành chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. 
- Nêu cách chuyển từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. 
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh trang 44, 45SGK.
 - Đồ dùng lớp 4.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15’
12’
Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV nhận xét kết quả.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1 phút): Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
? Hãy nêu vài ví dụ về nước dạng thể lỏng? 
? Nước còn tồn tại ở những thể nào? Chuíng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
- GV dùng khăn ướt lau bảng.
-? Liệu bảng có ướt như vậy không?
-? Nếu mặt bảng khô thì nước trên mặt bảng biến đi đâu? 
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Phổ biến yêu cầu bài tập.
- GV: Kết luận hơi nước là thể khí. 
* Hoạt động 2: Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn (ngược lại)
? Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
? Hãy nhận xét nước ở thể này?
? Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn gọi là gì?
? Nước đá chảy ra thành thể lỏng gọi là gì?
GV kết luận.
c. Củng cố, dặn dò: (4 phút):
 - Nhận xét giờ học.
- Về nhà: học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị nội dung bài sau.
- HS tìm hiểu SGK.
- Nước mưa, nước sông, nước suối. .....
- HS lên bảng sờ xem.
- Nước sẽ bay hơi.
- HS làm thí nghiệm, giải thích những gì quan sát được.
- HS báo cáo kết quả.
- HS đọc và quan sát hình 4,5 SGK.
- Thành thể rắn.
- Có hình dạng nhất định.
- Hiện tượng đông đặc.
- Sự nóng chảy.
- HS nhận xét.
------------------------˜&™------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009
Tập đọc CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy rỏ ràng từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo, nhẹ nhàng, chí tình.
 - Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
 - Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm.
 - Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
 II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
14’
7’
10’
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút): 
 - GV goịo 2 HS lên bảng đọc nối tiếp bài tập đọc “Ông trạng thả diều”
 - Nhận xét kết quả ghi diểm.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1phút): Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động học:* Hướng dẫn luyện đọc:
- GV kết hợp sửa sai. Giúp HS hiểu các từ khó.
- Nhắc HS lấy hơi đúng nhịp khi đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu nội dung bài:
- GV hướng dẫn yêu cầu.
- GV kết luận:
+ Nhóm a: Câu 1,4.
+ Nhóm b: Câu 2,5.
+ Nhóm c: Câu 3,6,7.
- GV kết luận.
- GV? Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí.
- GV kết luận.
* Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương những em đọc hay.
c. Củng cố, dặn dò: (3phút): 
 - Nhận xét hoạt động học tập của học sinh.
 - Về nhà học thuộc lòng các câu tục ngữ, chuẩn bị cho bài sau.
- 1 HS khá dọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp bài từ 2 đến 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Vài HS đọc lại bài.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc thầm các câu tục ngữ.
- 1 HS đọc câu hỏi 1.SGK
- HS thảo luận ... i có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình.
 - Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
 - Một số truyện viết về người nghị lực.
 - Giấy khổ to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
1phút
7phút
18phút
3phút
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
 - Nhận xét kết quả ghi điểm.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
a. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn gạch chân những từ quan trọng.
- GV dán dàn ý câu chuyện lên bảng.
b. Thực hành kể chuyện:
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- GVKL:
- Lưu ý: Mỗi HS kể xong phải nói ý nghĩa của câu chuyện.
3. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn : Về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị cho bài sau.
2 HS lên bảng kể lại 2 đoạn của câu chuyện “ Bàn chân kì diệu”.
- HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 4, 2, 3, 4.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1.
- Vài HS nối tiếp giới thiệu với bạn về câu chuyện mình định kể.
- HS đọc gợi ý 3 SGK
- Kể chuyện theo cặp. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Vài HS thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, lời kể đúng nhất.
------------------------˜&™------------------------
Kĩ thuật: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
(T3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hoàn thành sản phẩm khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Rèn kĩ năng khâu đột.
 - Giáo dục HS yêu thích lao động.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu khâu. 
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. 
 - Mảnh vi trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm.
 - Len hoặc sợi khác màu vải 
 - Kim khâu len, kéo, bút chì, thước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
1phút 
5phút
15phút
6phút
3phút
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV và HS nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: 
- GV nhắc lại những bước cần thiết:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu đường viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
Hoạt động 2:
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những em còn chậm, lúng túng.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. 
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV nhận xét, tuyên dương những em có sản phẩm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét kết quả giờ học.
 - Dặn: Về nhà tập thực hành ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nhắc lại quy trình khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột. 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- HS thực hành trên vải đã chuẩn bị.
- HS trưng bày sản phẩm.
------------------------˜&™------------------------
Thứ tư, thứ năm thầy Nhơn dạy thay
------------------------˜&™------------------------
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Làm được các bài tập 1, 2 (cột 1, 2), cột 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
 - SGK Toán 4. 
 - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
1phút
9phút
9phút
9phút
3phút
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra vở bài tập của HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài tập 1:
- GV hướng dẫn yêu cầu của bài.
- GVKL. Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV phát phiếu học tập.
- Đính bảng phụ lên bảng.
- GVKL.
Bài tập 3:
- GV hướng dẫn, tóm tắt bài toán:
 1 phút : 75 lần.
 24 giờ : ? lần.
- GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. Dặn làm lại các bài tập đã giải, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng tính: 
 33 × 44 = ? 1122 × 19 = ?
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở nháp.
- Vài HS lên bảng tính.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào phiếu.
- Vài HS lên bảng điền kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
-Lớp nhận xét. 
------------------------˜&™------------------------
Tập làm văn: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 - HS thực hiện viết một đoạn văn kể chuyện, bài viết đấp ứng yêu cầu đề bài, có nhân vật, có sự việc, cốt truyện rõ ràng.
 - Bước đầu biết diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật, độ dài bài viết khoảng 120 chữ.
 - Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
 - Giấy bút làm bài kiểm tra.
 - Dàn ý vắn tắt của một bài văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3phút 
1phút
5phút
25phút
2phút
3phút
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - GV nhận xét kết quả.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đề bài.
- GV đọc yêu cầu đề bài kiểm tra, ghi bảng.
Đề 1: Kể một câu chuyện được nghe, được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Đề 2: Kể lại câu chuyện “ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
Đề 3: Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người pháp hoặc người hoa.
* Hoạt động 2: Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Phải đọc kỉ đề bài.
- Chọn một đề bài để viết.
- Trình bày bài văn phải đảm bảo 3 phần (Mở đầu, diẽn biến, kết thúc)
- Trình bày bài phải sạch đẹp.
- GV theo dõi HS viết bài.
* Hoạt động 3: Thu bài viết.
- GV thu bài HS, chấm ở nhà.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. Dặn Về nhà nhớ và viết lại câu chuyện. 
.
- HS quan sát.
- HS suy nghĩ và đọc kỉ đề bài.
- HS suy nghĩ viết bài vào vở.
------------------------˜&™------------------------
Lịch sử CHÙA THỜI LÝ
I. Mục tiêu:
 - HS biết: Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh vượng nhất.
 - Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 - Chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về các chùa trong cả nước.
 - Phiếu học tập của cả nước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5phút
1phút
5phút
4phút
7phút
5phút
3phút
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đánh giá kết quả ghi điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: 
- GV giới thiệu thời gian đạo phật du nhập vào nước ta:
+ Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ lối sống của nhân dân ta.
* Hoạt động 2: 
- Vì sao nói đến thời Lý đạo Phật thình đạt nhất?
* Hoạt động 3: 
- GV treo bảng phụ ghi bài tập sau:
Em hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với câu trả lời đúng:
* Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
* Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật.
* Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.
* Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
- GV kết luận. 
* Hoạt động 4: Chùa là nơi công trình kiến trúc đẹp.
- GV treo ảnh chùa Keo, tượng phật A- Di - Đà lên bảng.
- GV khẳng định: Chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn: Học thuộc nội dung bài học, chuẩn bị bài sau Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống lần thứ hai.
- 2 HS lên bảng trình bày.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Lý?
- Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
- HS quan sát lắng nghe.
- HS làm việc cả lớp.
+ Ở thời Lý, nhiều nhà vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa được xây dựng.
- Dựa vào nội dung SGK.
- Điền dấu nhân vào ô trống ý đúng.
- 1 HS lên bảng trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát nhận xét về kiến trúc, thẩm mĩ.
- HS kể về một số chùa mà em biết.
- Vài HS nêu nội dung bài học.
------------------------˜&™------------------------
Âm nhạc: HỌC BÀI HÁT: CÒ LẢ 
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết đây là bài hát dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
 - HS hát đúng giai điệu, lời ca, biết hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp.
 - Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
 - Sách giáo khoa. Tranh ảnh phong cảnh làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - Nhạc cụ quen thuộc, song loan, gõ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3phút 
1phút
3phút
15phút
4phút
3phút
1. Khởi động: 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Hoạt động dạy học chủ yếu:
* Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung bài học.
* Phần cơ bản:
 Bài hát “Cò lả”
- GV hát mẫu vài lượt.
- GV hướng dẫn HS hát từng câu một.
- Nhắc HS hát đúng lời, đúng nhịp.
- GV vừa hát vừa hướng dẫn cách gõ phách, gõ nhịp.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- GV kết luận.
 Nghe nhạc bài trống cơm.
- GV hướng dẫn yêu cầu hoạt động.
- GV kết luân.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà: Hát đúng, hay bài hát và chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS lên bảng hát lại bài hát “Khăn quàng thắm mãi vai em”.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện hát từng câu.
- Cả lớp hát vài lần.
- Hát theo nhóm, nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại.
- HS thực hiện làm theo vài lần.
- HS hát cá nhân.
- HS tự hát kết hợp phụ hoạ.
- HS nghe nhạc qua dĩa.
- Thể hiện lại những gì nghe được.
- Lớp nhận xét.
- Vài HS trình bày lại bài hát “Cò lả”
------------------------˜&™------------------------
Sinh hoạt: TUẦN 12
I. Mục tiêu:
 - HS nắm và ôn lại các bài hát tập thể. 
 - Rèn kĩ năng mạnh dạn, khéo léo cho HS.
 - Giáo dục các em có tinh thần tập thể, ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung buổi sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Hoạt động tập thể. 
 - GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
 - GV quán triệt một số quy định trong giờ học.
- HS tiến hành ôn lại các bài hát tập thể.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Thi biểu diễn trước lớp.
- GV tuyên dương.
 2. Kế hoạch tuần tới:
 - Chuyên cần trong học tập.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Thực hiện tốt phong trào vở sạch, chữ đẹp.
 - Chấp hành tốt nề nếp ra, vào lớp. 
 - Tham gia mọi hoạt động của liên đội 
 - Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
------------------------˜&™------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 CKTKN(1).doc