A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa truyện : Nhờ khổ công rèn luyện , Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài .
2 - Kĩ năng : - Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Đọc chính xác , không ngắc ngứ , vấp váp các tên riêng nước ngoài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng từ tốn , nhẹ nhàng ; đọc lời thầy giáo với giọng khuyên bảo , ân cần ; đọc đoạn cuối với giọng cảm hứng , ca ngợi .
3 - Giáo dục : - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực để vượt khó trong mọi việc .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Chân dung Lê-ô-nác-đô trong SGK .
- Một số bản chụp , bản sao tác phẩm của Lê-ô-nác-đô .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ :- Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi .
- 2 em tiếp nối nhau đọc truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi , trả lời những câu hỏi về nội dung truyện .
c- Bài mới
Thứ hai, ngày 20 tháng 11 năm 2006. Tập đọc Tiết 23: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI. A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi , từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy . 2 - Kĩ năng: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi . 3 - Giáo dục: - Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . B. CHUẨN BỊ: GV : - Tranh minh họa nội dung bài đọc . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . HS : SGK C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b. Bài cũ : Có chí thì nên . - Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi - Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Chỉ định HS đọc nối tiếp -Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm . * Gọi HS đọc phần chú thích * Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc diễn cảm cả bài . Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài -Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. * Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? * Trước khi mở công ti vận tải đường thủy , Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? * Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ? - Tổ chức hỏi đáp. - Đoạn 1 , 2 cho biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1,2. -Yêu cầu HS đọc đoạn 3 , 4 trao đổi và trả lời câu hỏi. - Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào ? - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ? - Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế - Theo em , nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? - Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích - Đoạn 3 , 4 cho biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 3,4. - Nêu nội dung chính cả bài. - Ghi nội dung chính Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài . Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm . -Theo dõi Hoạt động cả lớp - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện . (3 lượt) . - 1 HS đọc chú thích. - Cả lớp đọc thầm phần chú thích . - 3 em đọc cả bài . Hoạt động nhóm . * 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Trả lời. - Phát biểu : Bạch Thái Bưởi là người có chí. - 2 HS nhắc lại. * 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Trả lời. - Phát biểu : Sự thành công của Bạch Thái Bưởi - 2 HS nhắc lại. - Phát biểu: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy. - 2 HS nhắc lại. Hoạt động cả lớp +Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .(Tìm giọng đọc) + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) -Nêu ý chính của bài -Liên hệ thực tế : Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe . -Chuẩn bị: Vẽ trứng. Bổ sung: Thứ hai, ngày 20 tháng 11 năm 2006 Chính tả Tiết 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC. A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức : - Nghe – viết, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực . 2 - Kĩ năng: - Luyện viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn : tr / ch , ươn / ương . 3 - Giáo dục: - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . B. CHUẨN BỊ: GV : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 . HS : - SGK, V2 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b- Bài cũ : Nếu chúng mình có phép lạ . Kiểm tra: 2 em đọc thuộc lòng 4 câu thơ , văn ở BT3 tiết trước ; Viết lại những câu đó ở bảng . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Người chiến sĩ giàu nghị lực . 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả . - Gọi HS đọc đoạn văn – tìm hiểu nội dung. - Yêu cầu đọc thầm chú ý từ ngữ khó dễ lẫn. - Viết chính tả. - Chấm , chữa 7 – 10 bài . Tiểu kết: trình bày đúng bài viết Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT2b . + Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết sẵn , phát bút dạ , mời các nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức . + Chốt lại lời giải đúng . Tiểu kết:Bồi dưỡng cẩn thận chính xác. Hoạt động cả lớp - Theo dõi . - Đọc thầm lại bài chính tả , chú ý những từ dễ viết sai , các tên riêng cần viết hoa , cách viết các chữ số , cách trình bày . - Viết bài vào vở . - Soát lại . -Chữa bài . Hoạt động tổ nhóm - Đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , làm bài vào vở . - Em cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại toàn bài - Tổ trọng tài chấm điểm , kết luận nhóm thắng cuộc . - Sửa bài vào vở theo lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Gọi HS đọc truyện “Ngu công dời núi.” 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét chữ viết của HS. - Về đọc truyện “Ngu công dời núi.” - Chuẩn bị : Nghe – viết Người tìm đường lên các vì sao. Bổ sung: Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2006 Luyện từ và câu Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC. A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nắm được một số từ , câu tục ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người . 2.Kĩ năng: - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . 3.Thái độ: - Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ tiếng Việt khi diễn đạt . B. CHUẨN BỊ: GV - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 . HS - Từ điển C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b- Bài cũ : - Tính từ .- Kiểm tra 2 em làm miệng BT của tiết trước c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hiểu nghĩa của từ - Bài 1 : Xếp từ theo nhóm cùng nghĩa * Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Phát phiếu cho một số em . - Bài 2 : Nêu nghĩa của từ * Gọi HS đọc yêu cầu bài. * Yêu cầu thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. * Gọi HS phát biểu và bổ sung. Tiểu kết: Nắm từ nói về ý chí , nghị lực của con người . Hoạt động 2 : Sử dụng vốn từ - Bài 3 : Điền từ + Nêu yêu cầu BT , nhắc HS cần điền từ đã cho vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa . + Phát phiếu và bút dạ cho vài em . - Bài 4 : Hiểu nghĩa câu tục ngữ. + Giúp HS hiểu nghĩa của từng câu tục ngữ + Nhận xét , chốt lại ý kiến đúng . Tiểu kết: Biết cách sử dụng các từ ngữ. Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trao đổi theo cặp . - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài . - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ làm bài cá nhân . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại : Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Làm bài theo cặp . - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả , đọc đoạn văn . - Trọng tài chấm điểm từng bài . - Lời giải đúng : nghị lực – nản chí – quyết tâm – kiên nhẫn – quyết chí – nguyện vọng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trao đổi theo cặp . - Phát biểu lời khuyên nhủ, gửi gắm trong mỗi câu - Cả lớp nhận xét . 4. Củng cố : (3’) – Hỏi : Nêu các từ về ý chí , nghị lực của con người . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học - HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm. - Chuẩn bị : Tính từ. (tt) Bổ sung: Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2006 Kể chuyện Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC. A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức : - Giúp HS tiếp tục kể những truyện đã nghe , đã đọc . 2 - Kĩ năng: - Kể được câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc có cốt truyện , nhân vật nói về người có nghị lực , có ý chí vươn lên một cách tự nhiên bằng lời của mình . Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa truyện . Nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . 3 - Giáo dục:- Giáo dục HS có ý chí vượt khó , vươn lên trong học tập . B.CHUẨN BỊ: GV: - Một số truyện viết về người có nghị lực . - Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài KC . HS : - SGK. C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b.Bài cũ : Bàn chân kì diệu . - HS kể lại truyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký ? c. Bài mới Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , giảng giải, động não , thực hành . Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Giới thiệu truyện: Kể chuyện đã nghe , đã đọc 2. Các Hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài . - Viết đề bài , gạch dưới những từ quan trọng : được nghe , được đọc , có nghị lực . - Nhắc HS: Những nhân vật được nêu tên là những nhân vật các em đã biết trong SGK. Nếu kể chuyện ngoài SGK , các em sẽ ... cũ : Thường thức mĩ thuật : Xem tranh của họa sĩ - Nhận xét bài vẽ kì trước . c. Bài mới Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: Vẽ tranh đề tài : Sinh hoạt . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài - Chia nhóm để HS trao đổi về nội dung đề tài - Tóm tắt , bổ sung , nêu thêm các hoạt động diễn ra hằng ngày của HS : + Đi học , giờ học ở lớp , vui chơi ở sân trường + Đá bóng , nhảy dây , múa hát , cắm trại + Đi tham quan , du lịch Tiểu kết: HS chọn được nội dung đề tài để vẽ Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh . - Gợi ý cách vẽ tranh : + Vẽ hình ảnh chính trước để nội dung rõ và phong phú , + Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động . + Vẽ màu tươi sáng , có đậm , có nhạt . Tiểu kết: HS nắm quy trình vẽ một bức tranh . Hoạt động 3 : Thực hành . - Quan sát lớp , gợi ý , động viên HS làm bài theo cách đã hướng dẫn ở trên . Tiểu kết: HS vẽ hoàn chỉnh bức tranh theo đề tài đã chọn . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . - Lựa chọn tranh đã hoàn thành , treo lên bảng theo từng nhóm đề tài . Tiểu kết: HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . Hoạt động lớp , nhóm . - Xem tranh SGK rồi trả lời các câu hỏi sau : + Các bức tranh này vẽ về đề tài gì ? Vì sao em biết ? + Em thích bức tranh nào ? Vì sao ? + Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở trường , ở nhà . - Chọn nội dung đề tài để vẽ tranh . Hoạt động lớp . -HS nắm quy trình vẽ một bức tranh + Vẽ hình ảnh chính trong tranh + Vẽ các dáng hoạt động + Vẽ màu Hoạt động cá nhân - Cả lớp vẽ vào vở . Hoạt động lớp . - Xếp loại tranh theo ý thích . HS nhận xét theo các tiêu chí : + Sắp xếp hình ảnh . + Hình vẽ . + Màu sắc . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’) -Nhận xét lớp. - Về quan sát vẽ lại theo đề tài sinh hoạt . - Chuẩn bị Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm. Bổ sung: Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2006 Âm nhạc Tiết 12: Học hát bài : CÒ LẢ. A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức - Cảm nhận được tính chất âm nhạc tươi vui , trong sáng , mượt mà của bài Cò lả , dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan , yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca . 2 - Kĩ năng: - Hát đúng giai điệu và lời ca , biết thể hiện chỗ có luyến trong bài hát 3 - Giáo dục: - Giáo dục HS tự hào mình là người đội viên . B. CHUẨN BỊ: GV - Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc . - Tranh , ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ , bản đồ VN . HS : - SGK. C. LÊN LỚP: a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình” b. Bài cũ : Ôn tập bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 3 . c- Bài mới Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: Học hát bài : Cò lả . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Dạy hát bài Cò lả . - Cho HS nghe bài hát từ băng nhạc . - Dạy từng câu hát . Tiểu kết: HS hát đúng bài hát . Hoạt động 2 : Nghe nhạc bài Trống cơm – dân ca đồng bằng Bắc Bộ . - Giới thiệu : Trống cơm là tên một loại nhạc cụ gõ đã có ở nước ta từ thời nhà Lý . Trước khi đánh trống , nhạc công thời xưa thường lấy cơm nóng nghiền nát , miết một dúm vào giữa mặt trống để định âm cho tiếng trống , vì vậy mà có tên là trống cơm . Tiểu kết: HS cảm nhận thêm một bài dân ca khác ở đồng bằng Bắc Bộ . Hoạt động lớp , nhóm . - Nghe lại bài hát từ băng nhạc 1 lần . - Đọc lời ca theo tiết tấu . - Luyện tập theo nhóm . - Luyện tập cá nhân . Hoạt động lớp . -HS nghe bài hát từ băng nhạc . - Theo dõi. 4. Củng cố : (3’) - Hát lại bài Cò lả . - Kể thêm tên một số bài dân ca . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) -Nhận xét lớp. - Về nhà tập hát lại bài Cò lả . - Chuẩn bị bài: Ôn tập bài hát : Cò lả . Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 4 . Bổ sung: Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2006 Thể dục Tiết 23:ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”. I. MỤC TIÊU : - Học động tác thăng bằng . Yêu cầu nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng . - Trò chơi Con cóc là cậu Ông Trời . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi chủ động , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Mở đầu : 6 – 10 phút . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học Hoạt động lớp . - Xoay các khớp cổ chân , gối , hông , vai : 2 – 3 phút . - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập . - Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút . - Ôn 5 động tác đã học + Lần 1 : GV điều khiển . + Đi lại quan sát , sửa sai cho HS . - Dạy động tác thăng bằng : 4 – 5 lần . + Sau khi nêu tên động tác , GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo . Dần dần , GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập b) Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời” : 5 – 6 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi . Tiểu kết: HS thực hiện được 5 động tác đã học và chơi được trò chơi thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . - Ôn 5 động tác đã học : 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp + Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển . -HS Học động tác thăng bằng : 4 – 5 lần . - Tập từ đầu đến động tác thăng bằng : 1 – 2 lần . Thi đua giữa các tổ . - Tiến hành tổ chức chơi như tiết trước . - Một tổ chơi thử . - Chơi chính thức có phân thắng thua . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . - Hệ thống bài : 1 phút . - Nhắc nhở , phân công trực nhật để chuẩn bị giờ sau kiểm tra : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút . Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . Hoạt động lớp . - Chạy nhẹ nhàng trên sân trường , sau đó khép thành vòng tròn để chơi trò chơi thả lỏng: 1 – 2 phút . Bổ sung: Thứ sáu , ngày 24 tháng 11 năm 2006 Thể dục Tiết 22:ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”. I. MỤC TIÊU : - Học động tác nhảy của bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác , đúng thứ tự . - Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , đánh dấu 3 – 5 điểm theo hàng ngang , mỗi điểm cách nhau 1 – 1,5 m bằng phấn hoặc sơn trên sân , ghế để GV ngồi kiểm tra . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Mở đầu : 6 – 10 phút . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học Hoạt động lớp . - Giậm chân tại chỗ theo nhịp , vỗ tay : 1 phút - Xoay các khớp : 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút . - Ôn động tác thăng bằng đã học + Lần 1 : GV điều khiển . + Đi lại quan sát , sửa sai cho HS . - Dạy động tác nhảy : 4 – 5 lần . + Sau khi nêu tên động tác , GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo . Dần dần , GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập b) Trò chơi “Mèo đuổi chuột” : 3 – 4 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi . Tiểu kết: HS thực hiện được động tác nhảy và chơi được trò chơi thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . - Ôn động tác thăng bằng đã học : 1 – 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . + Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển . -HS Học động tác nhảy : 4 – 5 lần . - Tập từ đầu đến động tác thăng bằng : 1 – 2 lần . Thi đua giữa các tổ . - Tiến hành tổ chức chơi như tiết trước . - Một tổ chơi thử . - Chơi chính thức có phân thắng thua . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút : - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ thả lỏng , sau đó hát và vỗõ tay theo nhịp : 2 phút . Bổ sung: Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2006. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. TUẦN 12. I . MỤC TIÊU : - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Báo cáo tuần 12. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 12. - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Làm thiệp trang trí lớp. 3. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tập bài hát mới : Trái đất này là của chúng mình. - Chơi trò chơi : Tìm người chỉ huy. 4. Hoạt động nối tiếp : (1’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 13 - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Chú ý HS: An toàn thực phẩm, Vệ sinh môi trường. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: