Môn: TOÁN
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
CHIA CHO 10, 100, 1000,
I. MỤC TIÊU:
Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 11 (Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 06/11/2010) NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 01/11/10 Toán 51 Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000, Tập đọc 21 Ông Trạng thả diều Kĩ thuật 11 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (T2) Đạo đức 11 Tiết kiệm thời giờ (Tiết 3) SHĐT 11 Chào cờ Thứ 3 02/11/10 Toán 52 Tính chất kết hợp của phép nhân Kể chuyện 11 Bàn chân kì diệu LT & C 21 Luyện tập về động từ Khoa học 21 Ba thể của nước Thứ 4 03/11/10 Tập đọc 22 Có chí thì nên Toán 53 Nhân với số cĩ tận cùng là chữ số 0 TLV 21 Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân Lịch sử 11 Nhà Lý dời đơ ra Thăng Long Thứ 5 04/11/10 Toán 54 Đề - xi – mét vuơng LT&C 22 Tính từ Địa lý 11 Ơn tập Thứ 6 05/11/10 Toán 55 Mét vuông Chính tả 11 Nhớ viết: Nếu chúng mình cĩ phép lạ TLV 22 Mở bài trong bài văn kể chuyện Khoa học 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? SHL 11 Sinh hoạt cuối tuần Thứ hai, ngày 01 tháng 11 năm 2010. Môn: TOÁN NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, I. MỤC TIÊU: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: Tính chất giao hoán của phép nhân - Gọi hs lên bảng tính Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất. a) 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25 b) 125 x 3 x 8 2 x 7 x 500 Nhận xét, cho điểm B. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, cô sẽ hd các em cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... 2) HD hs nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10. a) Nhân một số với 10 - Ghi lên bảng: 35 x 10 - Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng mấy? - 10 còn gọi là mấy chục? - vậy 10 x 35 = 1 chục x 35 - 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? - 35 chục là bao nhiêu? - Vậy 35 x 10 = 350 (Sau mỗi câu trả lời của hs, gv ghi lần lượt như SGK/59) - Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10? - Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm sao? b) Chia số tròn chục cho 10 - Viết bảng: 350 : 10 - Gọi hs lên bảng tìm kết quả - Vì sao em biết 350 : 10 = 35 ? - Em có nhận xét gì về SBC và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 - Khi chia số tròn chục cho 10 ta làm sao? 2) Hd nhân một số TN với 100, 1000, ... chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000, ... HD tương tự như nhân một số TN với 10 , chia một số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000, ... - Khi nhân một STN với 10, 100, 1000, ... ta làm sao? - Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào? 3) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Gv nêu lần lượt các phép tính, gọi hs trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một STN với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... Bài 2: Gọi hs đọc y/c - 1 tạ bằng bao nhiêu kg? - 1 yến bằng bao nhiêu kg? 1 tấn bằng bao nhiêu kg? - Hd mẫu: 300 kg = ... tạ Ta có: 100 kg = 1 tạ Nhẩm: 300 : 100 = 3 Vậy: 300 kg = 3 tạ - Ghi lần lượt từng bài 2 ba dòng đầu lên bảng, gọi hs lên bảng tính , cả lớp tự làm bài vào vở nháp * GV có thể hướng dẫn hs tính bằng cách: Nếu đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó một chữ số 0 khi đọc tên 1 đơn vị tiếp theo. Ngược lại đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ thì ta bớt đi 1 chữ số 0 khi đọc tên 1 đơn vị trước đó C/ Củng cố, dặn dò: - Khi nhân một STN với 10, 100, 1000,... ta làm sao? - Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000 ,... ta làm thế nào? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: tính chất kết hợp của phép nhân - 2 hs lên bảng thực hiện a) 5 x 2 x 74 = 10 x 74 = 740 4 x 25 x 5 = 100 x 25 = 2500 b) 125 x 3 x 8 =125 x 8 x 3=1000 x 3 = 3000 2 x 7 x 500 = 2 x 500 x 7 = 1000 x 7 = 7000 - Lắng nghe - 10 x 35 - là 1 chục - Bằng 35 chục - Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải - Ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó - 1 hs lên bảng tính (bằng 35) - Ta lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại. - Thương chính là SBC xóa đi một chữ số 0 ở bên phải. - Ta chỉ việc xóa bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó - Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó. - Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó . - Lần lượt hs nối tiếp nhau trả lời Bài 1a) , 1b) cột 1,2 và nhắc lại cách thực hiện - 1 hs đọc y/c - 100 kg - 10 kg, 1000 kg - Theo dõi - HS lần lượt lên bảng tính và nêu cách tính 70kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 5000 kg = 5 tấn 4000 g = 4 kg - Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó - Ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó __________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Mở đầu: - Cho hs xem tranh SGK/3 - Gọi hs nêu tên chủ điểm - Tên chủ điểm nói lên điều gì? - Hãy nói những gì em thấy trong tranh? B. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Y/c hs quan sát tranh SGK/104 - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Cậu bé ấy tên là gì?Vì sao cậu không vào lớp học mà lại đứng ngoài cửa lớp? Các em cùng tìm hiểu qua bài hôm hôm nay: Ông Trạng thả diều. 2) HD đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. + Sửa lỗi phát âm cho học sinh. - Gọi hs đọc 4 đoạn lượt 2 - Giảng từ ngữ mới trong bài: trạng, kinh ngạc - Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4 - Gọi 1 hs đọc cả bài - GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền b) Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm 2 đoạn đầu để TLCH: + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? - Y/c hs đọc thầm các đoạn còn lại để TLCH: + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? + Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"? - Gọi hs đọc câu hỏi 4 SGK/105 - Các em ngồi cùng bàn hãy thảo luận để chọn câu đúng nhất. - Gọi hs nêu ý kiến của nhóm mình - Câu chuyện khuyên ta điều gì? Kết luận: Cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nhưng điều mà truyện khuyên ta là có chí thì sẽ làm nên điều mình mong muốn. Vậy câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. c) Đọc diễn cảm - Gọi hs đọc lại 4 đoạn của bài - Y/c hs lắng nghe, theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng - Kết luận giọng đọc toàn bài - HD đọc diễn cảm 1 đoạn + Gv đọc mẫu + Gọi hs đọc lại đoạn vừa luyện đọc + Y/c hs luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Tuyên dương bạn đọc hay - Gọi 1 hs đọc lại toàn bài C. Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? - Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? - Về nhà đọc lại bài, chú ý đọc diễn cảm - Bài sau: Có chí thì nên Nhận xét tiết học - HS xem tranh - Có chí thì nên - Những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. - Một chú bé chăn trâu đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài; những em bé đội mưa gió đi học; những cô bé, cậu bé miệt mài chăm chỉ học tập, nghiên cứu đã trở thành người tài giỏi - HS quan sát tranh - Vẽ cảnh một cậu bé đang đứng ngoài cửa sổ nghe thầy giảng bài - Lắng nghe - 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài + Đoạn 1: Từ đầu ...để chơi + Đoạn 2: Tiếp theo...chơi diều + Đoạn 3: Tiếp theo...của thầy + Đoạn 4: Phần còn lại - HS phát âm các từ sai: chăn trâu, vi vút, vỏ trứng - 4 hs nối tiếp đọc lượt 2 4 đoạn của bài - HS đọc nghĩa của từ ở phần chú giải - HS luyện đọc trong nhóm 4 - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 1,2 + Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể học thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều - HS đọc thầm đoạn 3,4 + Nhà nghèo, phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. + Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. - 1 hs đọc to trước lớp - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm mình + Tuổi trẻ tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài + Câu Có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn + Câu Công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, vinh quang đã đạt - Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. - Lắng nghe - 4 hs đọc 4 đoạn của bài - Lắng nghe, tìm giọng đọc đúng - Lắng nghe - lắng nghe - 3 hs đọc to trước lớp - HS luyện đọc trong nhóm đôi - 3 hs thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện đọc - Bình chọn bạn đọc hay - Nội dung bài (mục I) + làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công + Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo... + Em được ba mẹ chiều chuộng không thiếu thứ gì nhưng chưa chăm chỉ bằng một phần của Nguyễn Hiền - Lắng nghe, thực hiện _____________________________________________ Môn: KĨ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( T2 ) I. MỤC TIÊU: - Biết cách khâu viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm. + Len (hoặc sợi) chỉ khâu. ... iện từ khó: chớp mắt, lặn, lái máy bay, đúc - HS lần lượt phân tích (phân tích từ nào viết vào B từ đó) - Chữ đầu dòng lùi vào 2 ô, giữa 2 khổ thơ cách 1 dòng - HS nhớ-viết - Tự soát lại bài - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Suy nghĩ tự làm bài - Mỗi dãy cử 3 bạn lên nối tiếp nhau điền s/x vào chỗ trống a) Trỏ lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng - Hs lên bảng, gạch chân từ sai, viết lại từ đúng - Nhận xét - 2 hs đọc lại câu đúng - Lắng nghe - HS đọc thuộc lòng - Lắng nghe, thực hiện Giải thích nghĩa: - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài - Xấu người, đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt - Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon - Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi : Trăng dù mờ vẫn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Ngừơi ở địa vị cao, giỏi giang hay giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (quan niệm không hoàn toàn đúng đắn) ________________________________________ Môn : TẬP LÀM VĂN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Nắm được cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ ). - Nhận biết được mở bài theo cách đã học ( BT1, BT2, mục III); bước viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp ( BT3,mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ kèm ví dụ minh họa cho mỗi cách mở bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Nhận xét, chấm điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay, cô sẽ giúp các em biết cách mở đầu câu chuyện. Mở đầu câu chuyện có mấy cách? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Mở bài trong bài văn KC 2) Tìm hiểu phần nhận xét: - Treo tranh và hỏi: Em có biết tranh minh họa thể hiện câu chuyện nào? câu chuyện kể về điều gì? - Để biết tình tiết của truyện cô mời các em đọc truyện "Rùa và Thỏ" Bài 1,2: Gọi hs đọc truyện, các em lắng nghe bạn đọc để tìm đoạn mở bài trong truyện trên - Gọi hs phát biểu ý kiến - Chốt lại đoạn mở bài đúng: Ở cách mở bài này, chúng ta kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện, ta gọi là cách mở bài trực tiếp. Ngoài cách mở bài trực tiếp còn có cách mở bài nào khác? mời 1 bạn đọc BT3 Bài tập 3 Gọi hs đọc y/c và nội dung - Y/c hs thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu cách mở bài thứ hai có gì khác so với cách mở bài thứ nhất - Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến - Gọi các nhóm khác nhận xét Kết luận: Mở bài bằng cách nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể gọi là mở bài gián tiếp - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/113 3) Luyện tập: Bài tập 1: Gọi hs đọc 4 cách mở bài - Các em hãy đọc thầm lại 4 cách mở bài, suy nghĩ để tìm xem đó là những cách mở bài nào và giải thích vì sao đó là cách mở bài trực tiếp (gián tiếp) - Gọi hs phát biểu ý kiến Kết luận: a) - mở bài trực tiếp b) c) d) - mở bài gián tiếp - Gọi hs đọc 2 cách mở bài :trực tiếp, gián tiếp Bài tập 2: Gọi hs đọc nội dung BT - Các em hãy đọc thầm câu chuyện trên, suy nghĩ để tìm xem câu chuyện được mở bài theo cách nào? - Gọi hs nêu ý kiến - Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c - Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai? - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs đọc mở bài của mình - Sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho hs C. Củng cố, dặn dò: - Có những cách mở bài nào? hãy nêu những cách đó? - Về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay vào vở - Bài sau: Kết bài trong bài văn KC Nhận xét tiết học - 2 hs lên bảng thực hiện cuộc trao đổi - Lắng nghe - Câu chuyện: Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều con vật - 2 hs nối tiếp nhau đọc truyện + HS 1: Từ đầu...đường đó + HS 2: Phần còn lại - HS lắng nghe, tìm đoạn mở bài +Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. ...tập chạy - Hs khác nhận xét - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c và nội dung - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm phát biểu: Cách mở bài mày không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể - các nhóm khác nhận xét - Lắng nghe - Mở bài trực tiếp là kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện - Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể - 3 hs đọc ghi nhớ - 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài SGK/113 - HD đọc thầm, suy nghĩ tìm câu trả lời và tự giải thích - Lần lượt hs phát biểu: + cách a) là cách mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy trên bờ sông + cách b) c) d) là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa (những truyện khác) để vào truyện - HS nhận xét câu trả lời của bạn - 1 hs đọc cách a), 1 hs đọc 1 trong 3 cách kia - 1 hs đọc to trước lớp - lắng nghe, thực hiện đọc thầm suy nghĩ trả lời - Mở bài theo cách trực tiếp , kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê - 1 hs đọc y/c - Bằng lời của người kể chuyện hoặc của bác Lê - HS tự làm bài - Lần lượt hs đọc MB của mình - Nhận xét - 1 hs đọc lại ghi nhớ - Lắng nghe, thực hiện Mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân VN là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này: Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này. _______________________________________ Môn: KHOA HỌC MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I. MỤC TIÊU: Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Ba thể của nước Gọi hs lên bảng trả lời - Nước tồn tại ở những thể nào? - Ở các thể rắn, lỏng , khí nước có những tính chất chung và riêng nào? - Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Khi trời nổi giông em thấy có những hiện tượng gì? - Vậy mưa và mây được hình thành từ đâu? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Sự hình thành mây, mưa - Các em hãy quan sát các hình trong SGK. Các hình này là nội dung của câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nươc. - Gọi 1 bạn đọc câu chuyên trên - Dựa vào câu chuyện trên, các em hãy trao đổi nhóm đôi vẽ sơ đồ hình thành mây và nhìn vào sơ đồ nói sự hình thành mây. - Gọi hs lên vẽ sơ đồ - Kết luận sơ đồ đúng - Mây được hình thành như thế nào? - Nước mưa từ đâu ra? Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. các đám mây lên cao kết hợp thành những giọt nước lớn hơn và rơi xuống tạo thành mưa. - Thế nào là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? - Gọi hs đọc mục bạn cần biết * Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước - Chia lớp thành 4 nhóm - Các em hãy thảo luận và phân các vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa. - Áp dụng những kiến thức đã học các nhóm hãy tìm lời thoại cho từng vai trong nhóm. - Gọi lần lượt các nhóm lên trình diễn - Gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý xem nhóm nào trình bày sáng tạo đúng nội dung bài học - Tuyên dương nhóm trình bày hay. C. Củng cố, dặn dò: - Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước? - Về nhà xem lại bài. Kể lại câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước cho người thân nghe - Bài sau: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Nhận xét tiết học 3 hs lần lượt lên bảng trả lời - Rắn, lỏng, khí - Ở 3 thể nước đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Ở thể rắn, nước có hình dạng nhất định - Em thấy gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ mưa. - Lắng nghe . - Quan sát hình trong SGK - 1 hs đọc to trước lớp - Trao đổi nhóm đôi - 2 hs lên vẽ - Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành mây - Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh.Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, ao, hồ, đất liền. - HS lắng nghe. - Hiện tượng nước biển đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - 3 hs đọc to trước lớp - HS lắng nghe, thực hiện - Thảo luận tìm lời thoại - Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn - Nhận xét - Vì nước rất quan trọng - Lắng nghe, thực hiện SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình - Khắc phục những mặt còn tồn tại - Triển khai phương hướng tuần sau - Ôn lại các điều lệ Đội, hát tập thể. II. LÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. Nhận xét tuần 11: GV nhận xét những mặt ưu điểm và khuyết điểm của HS trong tuần. - Nhận xét tuyên dương tổ, cánhân thực hiện tốt. Có biện pháp với tổ, cá nhân mắc khuyết điểm trong tuần. - Xét thi đua theo tổ. 3. Kế hoạch tuần 12: - Đi học chuyên cần, đúng giờ - Chuẩn bị bài vở tốt trước khi tới lớp. - Giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Trang phục gọn gàng đồng phục. - Thể dục giữa giờ nghiêm túc, giữ vệ sinh tốt. - Thi đua đạt nhiều bông hoa điểm 10 - Nhắc nhỡ HS luyện viết chữ, chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp cấp trường. - Giáo dục đạo đức cho HS biết lễ với người lớn tuổi - Nhắc nhỡ nội quy của trường, lớp, 5 điều Bác Hồ dạy - Nhắc nhỡ về việc thực hiện an toàn giao thông, phòng tránh đuối nước 4. Ôn điều lệ đội và hát - Tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi về Đội. Cho HS các tổ thi nhau hát Tổ trưởng báo cáo Lớp trưởng tổng hợp, báo cáo. Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: - Lắng nghe HS các tổ thi với nhau. Hát tập thể. Tổ trưởng duyệt Ban giám hiệu duyệt
Tài liệu đính kèm: