Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Mục tiêu :

 Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh,có ý thức vượt khó nên đã đổ trang nguyên khi 13 tuổi.

 (Trả lời được câu hỏi SGK)

 II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

- HS : SGK

 III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định : Hát

2. Bài mới :

Giới thiệu bài :

 “Ông Trạng thả diều” là câu chuyện về 1 chu bé thích chơi diều mà ham học, đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng Nguyên trẻ nhất của nước Nam ta _ Tranh minh họa.

 

doc 47 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU. 
Mục tiêu :
 Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh,có ý thức vượt khó nên đã đổ trang nguyên khi 13 tuổi.
 (Trả lời được câu hỏi SGK)
 II. Chuẩn bị :
GV : 	Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.	
HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định : Hát 
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài : 
	“Ông Trạng thả diều” là câu chuyện về 1 chu ùbé thích chơi diều mà ham học, đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng Nguyên trẻ nhất của nước Nam ta _ Tranh minh họa.
GV ghi tựa bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT: Giúp Hs đọc trơn toàn bài, hiểu nghĩa 1 số từ ngữ.
PP: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn : 4 đoạn.
Đoạn 1: Vào đời vua TNT  để chơi.
Đoạn 2:Lên sáu tuổi  chơi diều.
Đoạn 3:Sau vì nhà nghèo  thầy.
Đoạn 4:Phần còn lại.
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV nhận xét và giải nghĩa thêm các từ khó mà H nêu lên chưa hiểu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs nắm nội dung bài.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
Đoạn 1 + 2 :
Tìm hiểu chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
GV gọi nhiều Hs trả lời + nhận xét, bổ sung.
Đoạn 3 + 4 :
Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”.
Nêu tục ngữ hoặc thành ngữ đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
GV chốt : Nguyễn Hiền “tuổi trẻ tài cao” là người “công thành danh toại” . Nhưng điều câu chuyện muốn khuyên ta là “có chí thì nên” . Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của truyện.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
PP: Thực hành.
GV lưu ý: Giọng đọc là giọng kể chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ nói về sự thông minh, tính chăm chỉ, cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
GV nhận xét.
4: Củng cố
Thi đua: Đọc diễn cảm.
Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì?
Hoạt động nối tiếp :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: Có chí thì nên.
Nhận xét tiết học.
 Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Hs nghe.
Hs đánh dấu vào SGK.
Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt – nhóm đôi)
1 Hs đọc cả bài.
Hs đọc thầm chú giải và nêu nghĩa các từ: Trạng, kinh ngạc, lạ thường  
Hoạt động lớp.
H đọc – trả lời câu hỏi:
Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều.
Hs đọc và trả lời câu hỏi.
Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc rồi mượn vở bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏtrứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ thầy chấm hộ.
Vì Hiền đổ Trạng Nguyên ở tuổi 13 , khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều.
Hs trao đổi nhóm đôi và thống nhất câu trả lời đúng.
	· Có chí thì nên.
Bảng phụ.
Hs đánh dấu ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng vào đoạn văn.
 Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó / và có trí nhớ lạ thường . // Có hôm, / chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi diều.
	Thế rồi  nước Nam ta.
Nhiều Hs luyện đọc diễn cảm.
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 Hs đọc / 2 dãy.
Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.
Nguyễn Hiền rất tải giỏi, có chí. Ông không được đi học, thiếu cả bút giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó, ông đã trở thành Trạng Nguyên trẻ nhất nước ta.
Em có điều kiện học tập tốt hơn ông Nguyễn Hiền nhiều lần nhưng em chưa thật chăm chỉ.
Trạng Nguyên Nguyễn Hiền là 1 tấm gương sáng cho chúng em noi theo 
Chính tả( Nhớ-viết )
NẾU MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nhớ viết đúng chính tả , trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
Làm đúng bài tập 3 ( viết lại sai CT trong các câu đã cho );
Làm được BT ( 2 )a.
Học sinh khá giỏi làm đúng yêu cầu bài tập 3 trong SGK ( viết lại các câu ).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phấn màu.
Bảng phụ.
Phiếu khổ to
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ: Oân tập
C/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
- GV ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết
- GV rút ra từ khó cho HS ghi vào bảng: nảy mầm, chớp mắt, ngủ dậy, thuốc nổ.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV yêu cầu HS nhớ và viết lại từng câu, từng dòng. 
- GV cho HS chữa bài. 
- GV chấm 10 vở
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Bài tập 2a:
- GV yêu cầu HS đọc bài 2a.
kết quả: ( sang;xíu;sức;sức;sống;sáng )
- GV nhận xét.
 Bài tập 3 ( Học sinh khá giỏi )
GV nêu yêu cầu của bài
GV dán tờ phiếu đã viết nội dung bài lên bảng lớp , mời 3 HS lên bảng làm bài, đọc lại các câu sau khi sửa lỗi
GV nhận xét
GV lần lượt giải thích nghĩa của từng câu
D/ Củng cố dặn dò:
- Biểu dương HS viết đúng.
- Chuẩn bị bài 12.
 - HS đọc 4 khổ đầu bài thơ.
 - Cả lớp đọc thầm
 - HS phân tích từ và ghi
- HS nhớ và viết vào vở
- Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi đối chiếu qua SGK.
 - HS làm việc cá nhân điền bằng bút chì vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng s hay x
- 2 HS lên bảng phụ làm bài tập.
HS đọc thầm yêu cầu của bài, làm vào VBT
Cả lớp nhận xét
Kết quả:
a / gỗ ; sơn ; 
b/ xấu ; 
c / sông ; bể
d / tỏ ; sao ; Dẫu ; lở
Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000 
CHIA CHO 10, 100, 1000
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
_Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000
_Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 , 
 _Làm BT1 a/ cột 1;2 b/ cột 1;2
 _Bài 2 ( 3 dòng đầu )
II.CHUẨN BỊ:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhân với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10
a.Hướng dẫn HS nhân với 10
GV nêu phép nhân: 35 x 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về cách làm (trên cơ sở kiến thức đã học)
Yêu cầu HS nhận xét để nhận ra: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
Rút ra nhận xét chung: Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b.Hướng dẫn HS chia cho 10:
GV ghi bảng: 35 x 10 = 350
 350 : 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? để nhận ra 350 : 10 = 35 
Yêu cầu HS trao đổi tìm cách tính để rút ra nhận xét chung: Khi chia một số tròn trăm, tròn nghìn  cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
GV cho HS làm một số bài tính nhẩm trong SGK.
c.Hướng dẫn HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
Hướng dẫn tương tự như trên.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Nhắc lại nhận xét của bài học .
Bài tập 2:
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
HS sửa bài
HS nhận xét
35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vài HS nhắc lại.
350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS nêu lại mẫu
HS làm bài
HS đổi vở sửa bài .
Lịch sử
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG. 
Mục tiêu :
_ Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại la:vùng trung tâm của đất nước , đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
_ Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, 1 công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
Chuẩn bị :
GV : SGK, tranh ảnh về Thăng Long ( nếu có ).
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :Hát 
Bài cũ : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1.
Hãy nêu tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược lần 1?
Kể lại diễn biến của trận chiến chống Tống lần 1?
Ý nghĩa?
Nhận xét, cho điểm.
Bài mới:30 ‘ Giới thiệu bài : 1’	Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
MT: Nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
PP : Đàm thoại, giảng giải..
Lê Đại Hành mất năm nào?
Ai lên thế ngôi và tình hình đất nước như thế nào?
Sau khi Lê Long Đỉnh mất ai lên thay? Người đó là người như thế nào?
® GV chốt: Việc Lý Công Uẩn lên 
 ngôi là hợp với lòng người, với thời 
 đại.
Hoạt động 2: Nhà Lý đời đô ra Thăng Long.
MT: Nắm được nguyên nhân, dời đô và thời gian dời đô.
PP: Đàm thoại, giảng giải thảo luận.
 GV chia nhóm đôi và phát phiếu.
Lý Công Uẩn dời đô vào năm nào?
Dựa vào nội dung trong SGK hãy điền vào bảng sau:
Năm 1005 Lê Đại Hành mất.
Lê Long Đỉnh lên ngôi vua.Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người oán hận.
Sau khi Lê Long Đỉnh mất, Lí Công Uẩn, một viên quan tài, đức đã lên nối ngôi lập ra nhà Lý và lấy tên là Lý thái Tổ.
Đại diện Hs nhận phiếu.
1010.
 Vùng đất
Nội 
Dung 
So sánh
 Hoa Lư 
 Đại La
 Vùng đất
Nội 
Dung 
So sánh
 Hoa Lư
 Đại La
- Vị trí
- Địa thế
 - - - - -
 - - - - - -
- - - - - - -
- - - - - - -
- Vị trí
- Địa thế
Không phải ... YÊU CẦU:
Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ ).
Nhận biết được mở bài theo cách đã học ( BT 1,BT2,mục III ).
Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp ( BT3, mục III )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
* Khởi động:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi.
B. DẠY BÀI MỚI:
+ Giới thiệu bài: 
- Bài học hôm nay đã giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo hai cách: gián tiếp và trực tiếp.
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
- Treo tranh minh họa và hỏi: Em biết gì qua bức tranh này? 
- Để biết nội dung truyện, từng tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài 1, 2
- Gọi 2 Hs tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
- Hỏi: Ai có ý kiến khác?
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài
- Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
- Cách mở bài thứ nhất: kểngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi theo gợi ý trong SGK.
- Tìm được đề tài trao đổi: Đó là điều quan trọng hàng đầu. GV treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật các em đã biếtkhi đọc sách, báo, đọc SGK (VD: Nguyễn Hiền, Lê – ô – nác – đô đa vin – xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy Thông, Nguyễn Ngọc Ký...)
Yêu cầu nhiều HS lần lượt đứng lên nói đề tài em chọn.
- Xác định được nội dung trao đổi (dàn ý của cuộc trao đổi)
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật.
+ Nghị lực của nhân vật.
+ Chí hướng của em.
GV yêu cầu 1 HS giỏi nói sơ lược nội dung trao đổi của em để làm mẫu cho các bạn.
- Xác định được hình thức trao đổi.
Người nói chuyện với em là ai.
+ Em xưng hô như thế nào?
+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà thực hiện cuộc trao đổi với người thân.
Chuẩn bị bài : kết bài trong bai văn kể chuyện
- 2 cặp HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét bạn trao đổi theo tiêu chí đã nêu.
- Lắng nghe.
- Đây là câu chuyện Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa về đích trước Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú.
- Lắng nghe.
- - 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện.
+ HS 1: Trời thu mát mẻđến đường đó.
+ HS 2: Rùa không đến trước nó.
HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện SGK.
+ Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa cố hết sức tập chạy.
- Đọc thầm lại đoạn mở bài.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc Rùa đang tập chạy mà nói chuyện Rùa thắng Thỏ khi nó vốn là con vật châm chạp hơn Thỏ rất nhiều.
- Lắng nghe.
- 1 HS giỏi trả lời các câu hỏi trên và làm mẫu cho các bạn.
- Từng cặp HS luyện tập trao đổi trong nhóm.
- Từng cặp HS đóng vai trao đổi trước lớp.
Thể dục
Toán
MÉT VUÔNG. 
I. Mục tiêu :
Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ;đọc,viết được mét vuông;( m2 )
Biết được 1m 2=100dm2.
Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 và ngược lại.
Làm được Bt: 1,2 ( cột 1) ,3
II. Chuẩn bị :
GV :chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 m ( đúng 1 m và kẽ ô vuông gồm 100 hình vuông 1 dm1 ).
Hs : Chuẩn bị giấy và cắt ra 1 hình vuông có cạnh dài 1 dm..
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: ” Đềximét vuông”
 cho Hs đổi đơn vị vào bảng con:
47 dm2 =. . .cm2 
6972 dm2 =. . .cm2 
8800 cm2 =. . .dm2 
3000 cm2 =. . .dm2 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài : 1’“ Mét vuông”.
Giới thiệu đo diện tích mét vuông.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mét vuông.
MT: Giúp Hs hình thành được biểu tượng của đơn vị đo diện tích mét vuông. Biết đọc và viết kí hiệu của mét vuông, biểu diễn được mối quan hệ giữa m2 với dm2, cm2.
PP : Trực quan, giảng giải, vấn đáp.
GV cho Hs quan sát hình vuông có cạnh dài 1m và được chia thành các ô vuông 1 dm2 . Yêu cầu Hs nhận xét và thảo luận nhóm 4.
Chốt: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ ( cạnh dài 1 dm ).
T giới thiệu: Để đo diện tích ngoài dm2 , cm2 người ta cỏn sử dụng đơn vị m2 và m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m.
Yêu cầu Hs ghi kí hiệu m2 :
 1 m2 = 100 dm2 
 1 dm2 = 100 cm2 
Vậy: 1 m2 = 10000 cm2
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
MT: Rèn kĩ năng vận dụng các đơn vị đo m2, dm2, cm2 để giải 1 số bài toán có liên quan
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Viết theo mẫuSGK
Gv gọi Hs làm bài nhận xét và sữa sai.
Bài 2: Điền số.
cho Hs đọc yêu cầu đề.
cho 2 Hs ngồi gần kiểm tra chéo.
 chữa chung trên bảng lớp.
Bài 3 : Toán đố.
cho Hs đọc đề.
 nhận xét,
Bài 4L HS khá ,giỏi Tính diện tích theo hình vẽ. Nếu còn thời gian GV cho Hs giải toán theo nhóm, tự suy nghĩ giải bài toán bằng nhiều cách.
4.Củng cố
 cho Hs đổi đơn vị:
2070 dm2 = . . .m2 . . .dm2
20 dm2 6 cm2  = . . .cm2
9 m2 6 dm2 = . . .dm2
5 dm2 9 cm2 = . . .cm2
5 Hoạt động nối tiếp :
Bài : 3/ 67.
Chuẩn bị: Một số nhân với một tổng.
Nhận xét.
 Hoạt động lớp, nhóm.
Các nhóm quan sát, nhận xét, trình bày:
Hs lên đặt hình vuông 1 dm2 lên 1 ô vuông trên bảng để kiểm tra.
2 Hs nhắc lại.
2 Hs lên bảng viết: m2 . 
Hs nhắc lại.
Hoạt động lớp.
Hs làm, nhận xét bài của bạn trên bảng. 
 Tự làm.
Hs đọc đề, nêu phương hướng giải bài toán.
Hs tự làm sửa bảng.
Diện tích mỗi viên gạch:
30 x 30= 900 (c m 2)
Diện tích phòng học là:
900 x 200= 180000 (c m2 )=18m2
Đáp số: 18m2
Hs khá, giỏi thực hiện.
- 4 HS lên bảng trình bày.
Địa lí
ÔN TẬP 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn ,đỉnh Phan-xi-păng,các cao nguyên ở Tây Nguyên,thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên,địa hình,khí hậu,sông ngòi,dân tộc,trang phục,và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn,Tây Nguyên,trung du Bắc Bộ.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Phiếu học tập (Lược đồ trống VN)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động : Hát
Bài cũ: Thành phố Đà Lạt
Ghi nhớ?
Nhận xét, cho điểm
Bài mới Giới thiệu bài: Ôn tập
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1: Làm bài tập
MT: Giúp học sinh củng cố kiến thức
* Cách tiến hành:GV phát phiếu học tập cho HS 
GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.
Hoạt động 2: Làm bài tập2
MT: Giúp học sinh củng cố kiến thức
* Cách tiến hành:GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 2 SGK
GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền
4. Củng cố 
- Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
- GV hòan thiện phần trả lời của HS.
* Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động cá nhân
HS điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
Thảo luận nhóm
HS các nhóm thảo luận và hình thành câu SGK
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê.
- HS trả lời
SINH HOẠT TẬP THỂ
TUẦN : 11
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Giúp hs thấy rõ mặt tiến bộ, mặt tồn tại, hướng phấn đấu để học tập tốt hơn và thay đổi không khí sau 1 tuần học.
2. Kỹ năng : Tự tổ chức trò chơi tập thể, mạnh dạn trong học tập.
3. Thái độ : Bình tĩnh, tự tin, yêu quý trường lớp, bạn bè.
 II. Chuẩn bị : bảng báo cáo của các tổ trưởng , Nhận xét của tổ , trò chơi, công tác tuần tới .phần thưởng .
Các hoạt động lên lớp:
Kiểm điểm tuần qua:
_ Nề nếp: Có nhiều tiến bộ.
_ Học tập: Liệt kê tên HS chưa tiến bo --------------------------- .Liệt kê tên HS . có tiến bộ rõ rệt.------------------------
 Liệt kê tên HS đọc bài nhỏ----------------- , Liệt kê tên HS cần rèn chữ ------------------------
_Chuyên cần : Liệt kê tên HS hay đi trễ.-------------------------
_ Tuyên dương: Liệt kê tên HS tích cực học tập. . . . . . vẽ đẹp..
_ Phong trào : các bạn tham gia tích cực bài thi do Đội phát động, 
 Tham gia tốt các phong trào chào mừng ngày . . . . . . . 
 Kể chuyện hạng 1 : Liệt kê tên HS . . . .
 Vẽ trang hạng 2 : Liệt kê tên HS . . . .
_ Vệ sinh : Các bạn còn xả rác nhiều trong tiết Kỹ thuật , bỏ rác chưa đúng nơi qui định.
*Thư giãn : hát chung
Phát thưởng : tổ . . . . Cá nhân : Liệt kê tên HS . . . .
2. Phương hướng tuần sau:
_ Các bạn giỏi phải tích cực kèm, kiểm tra bài các bạn yếu.
_ Củng cố nếp VSCĐ, chấm VSCĐ đợt . . . 
_ Bỏ rác đúng nơi qui định.
_ Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nhất là nếp trật tự.
- Thường xuyên nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
 3.Sinh hoạt văn nghệ:
_ HS xung phong lên kể chuyện. Thi đua hát + múa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 11 CHUAN KIEN THUC 2010.doc