I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc được câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài TĐ trang 108/SGK
- Bảng phụ viết nội dung các câu tục ngữ khó đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài : Treo tranh minh họa (vừa chỉ vào tranh vừa nói): Bức tranh vẽ cảnh một người phụ nữ đang chèo thuyền giữa bốn bề sông nước, gió lớn, sóng lớn. Trong cuộc sống, muốn đạt được điều mình mong muốn chúng ta phải có ý chí, nghị lực, không được nản lòng. Những câu tục ngữ học hôm nay muốn khuyên chúng ta điều đó.
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2011 TẬP ĐỌC: (Tiết 21) ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU : - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (TL các câu hỏi SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài TĐ trang 104/SGK Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. MỞ ĐẦU: YC HS quan sát tranh và trả lời: - Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì ? - Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. B. BÀI MỚI: - Treo tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Câu chuyện Ông Trạng thả diều mình học hôm nay sẽ nói về ý chí của cậu bé đã từng đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài trong bức tranh trên. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). - YC HS tìm từ khó đọc và luyện đọc từ khó. -YC HS giải nghĩa từ như SGK. - YC HS tìm câu khó đọc và hướng dẫn luyện đọc câu khó. HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài tiếp nối theo trình tự : + Đoạn 1 : Vào đời vua ... làm diều để chơi. + Đoạn 2 : Lên sáu tuổi ... chơi diều. + Đoạn 3 : Sau vì ... học trò của thầy. + Đoạn 4 : Thế rồi ... nước Nam ta. - HS luyện đọc theo nhóm. - Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc : Đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. b) Tìm hiểu bài - Đọc thầm đoạn 1, 2 trao đổi và trả lời câu hỏi : Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời. + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào ? Hoàn cảnh gia đình cậu ntn ? + Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. + Cậu bé ham thích trò chơi gì ? + Cậu bé rất ham thích chơi diều. + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? + Những chi tiết: Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. + Đoạn 1,2 cho em biết điều gì ? + Đoạn 1,2 nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi. + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn ? + Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. + Nội dung đoạn 3 là gì ? + Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền. - Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” ? + Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4. Trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi. - HS phát biểu theo suy nghĩ của nhóm. + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? + Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. - Đoạn cuối bài cho em biết điều gì ? - Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. c) Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - 4 HS đọc, lớp phát biểu, tìm ra cách đọc hay. - Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn 1, 2. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn. - 3 HS thi đọc. - Nhận xét về giọng đọc C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : Yêu cầu HS trao đổi và tìm nội dung chính của bài? + Câu chuyện ca ngợi ai ? Về điều gì ? + Truyện đọc giúp em hiểu điều gì ? - Dặn HS phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Bài sau : Có chí thì nên. Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2011 TẬP ĐỌC : (Tiết 22) CÓ CHÍ THÌ NÊN I. MỤC TIÊU : - Biết đọc được câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng chậm rãi. - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa bài TĐ trang 108/SGK - Bảng phụ viết nội dung các câu tục ngữ khó đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài : Treo tranh minh họa (vừa chỉ vào tranh vừa nói): Bức tranh vẽ cảnh một người phụ nữ đang chèo thuyền giữa bốn bề sông nước, gió lớn, sóng lớn. Trong cuộc sống, muốn đạt được điều mình mong muốn chúng ta phải có ý chí, nghị lực, không được nản lòng. Những câu tục ngữ học hôm nay muốn khuyên chúng ta điều đó. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ (3 lượt). - HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - Gọi HS đọc toàn bài. - 2 HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc phần chú giải. Hướng dẫn HS đọc câu khó trong bài. - 1 HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc rõ ràng, nhẹ nhàng, thể hiện lời khuyên chí tình. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Đọc thầm, trao đổi. * Gọi HS đọc câu hỏi 1. - 1 em đọc. - YC HS thảo luận nhóm xếp các câu tục ngữ theo nhóm. - Kết luận lời giải đúng. a) câu 1, 4 b) câu 2, 5 c) câu 3, 6, 7 * Gọi HS đọc câu hỏi 2. HS trao đổi và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời. - Phát phiếu và lấy ví dụ theo ý hiểu của mình. a) Ngắn gọn : chỉ bằng một câu. b) Có hình ảnh : gợi cho em hình ảnh người làm việc như vậy sẽ thành công. c) Ngắn gọn, có vần điệu và có hình ảnh. (đúng nhất) Câu 3) - Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì ? - HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn của gia đình, của bản thân. - Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có chí ? - HS phát biểu. - Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? - Các câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định : có ý chí thì nhất định thành công. c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Tổ chức cho HS luyện đọc và học thuộc lòng theo nhóm. - Luyện đọc, học thuộc lòng. - Gọi HS đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện. - Mỗi HS đọc thuộc lòng 1 câu tục ngữ. - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. - 3-5 HS thi đọc. - Nhận xét về giọng đọc và ghi điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói điều gì ? - Dặn về nhà học thuộc lòng 7 câu tục ngữ. Bài sau: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. TẬP LÀM VĂN: (Tiết 22) MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : - Nắm đượcấhi cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III). - Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống. - 2 cặp HS lên bảng trình bày. - Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi. - Nhận xét bạn trao đổi. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo hai cách : gián tiếp và trực tiếp. - Lắng nghe. 2. Tìm hiểu ví dụ - Treo tranh minh họa và hỏi : Em biết gì qua bức tranh này ? - Đây là câu chuyện Rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú. - Để biết nội dung truyện, từng tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu. - Lắng nghe. * Bài 1,2 - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Lớp đọc thầm và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. - 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. - Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được. - Mở bài : Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài và trao đổi trong nhóm. - 1 HS đọc thành tiếng. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. - Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài. - Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng. - Cách mở bài ở BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều. - Cách mở bài thứ nhất kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể. - Lắng nghe. - Hỏi : Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp ? - Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. - Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. 3. Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. - 2 em đọc. 4. Luyện tập * Bài 1 - Gọi HS đọc đề bài, lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi : Đó là những cách mở bài nào ? Vì sao em biết ? - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng. - HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. + Cách a là mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. + Cách b là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. - Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài. * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu truyện hai bàn tay. Lớp trao đổi và trả lời câu hỏi : Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào ? - 1 em đọc. Lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Truyện Hai bàn tay mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện : Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê. - Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng. - Lắng nghe. * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu SGK. - Hỏi : Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai ? ... bằng lời của người kể chuyện hoặc là của bác Lê. - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe. - HS tự làm bài. Các HS trong nhóm nghe, nhận xét và sửa cho nhau. - Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từ ... ng, rắn, khí. - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình minh họa trong SGK/45. - Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp. - Chuẩn bị theo nhóm: cốc thủy tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : BÀI CŨ: 2 HS nêu tính chất của nước? Nhận xét ghi điểm B. BÀI MỚI: Để hiểu rõ về các dạng tồn tại của nước, tính chất của chúng và sự chuyển thể của nước chúng ta cùng học bài ba thể của nước. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. 1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2? 2. Hình vẽ số 1 và 2 cho thấy nước ở thể nào ? 3. Hãy lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng? Nước mưa, nước ao, nước giếng, - GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét. - Khi dùng khăn ướt lau bảng em thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay. - Chia nhóm HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm. - Chia nhóm và nhận dụng cụ. + Đổ nước nóng vào cốc yêu cầu HS quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra ? + Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên. + Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra ? + Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước. + Qua hai hiện tượng trên em có nhận xét gì? + Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí và từ thể khí sang thể lỏng. + Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí ? + Các hiện tượng : nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù, mặt ao, hồ, dưới nắng... - Vậy nước còn tồn tại ở dạng nào nữa các em hãy cùng làm thí nghiệm tiếp. * Hoạt động 2 : Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và hỏi. - Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi. 1. Nước lúc đầu trong khay ở thể gì ? - Nước trong khay lúc đầu ở thể lỏng. 2. Nước trong khay đã biến thành thể gì? - Nước trong khay đã thành cục (thể rắn). 3. Hiện tượng đó gọi là gì ? - Hiện tượng đó gọi là đông đặc. 4. Nêu nhận xét về hiện tượng này ? - Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng như khuôn của khay làm đá. * Kết luận : Khi ta để nước vào nơi có nhiệt độ 0oC hoặc dưới 0oC với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. - Lắng nghe. - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng (hoặc quan sát hiện tượng theo hình minh họa). - Tiến hành quan sát hiện tượng theo hướng dẫn của GV. 1. Nước đá chuyển thành thể gì ? - Nước đá chuyển thành thể lỏng. 2. Tại sao có hiện tượng đó ? - Có hiện tượng đó là do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên đá tan ra thành nước. 3. Em có nhận xét gì về hiện tượng này ? - Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn. * Kết luận : Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 0oC. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy. - Lắng nghe. * Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước. - GV tiến hành hoạt động cả lớp. - HS nối tiếp nhau trả lời. 1. Nước tồn tại ở những thể nào ? - Nước tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí. 2. Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng ntn ? - Nước 3 thể đều trong suốt, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. *Yêu cầu HS khá, giỏi vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định. - HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở. - 2-3 HS lên bảng trình bày. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : YC HS đọc mục bạn cần biết SGK. Bài sau : Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Ôn tập củng cố những kiến thức đã học. - Rằng kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu thăm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KTBC: HS1: Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? HS2: Nêu những biểu hiện của việc tiết kiệm thời giờ? Nhận xét đánh giá. B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng. Hoạt động 1: Y/C HS lên bốc thăm câu hỏi và trả lời cá nhân Câu 1: Nêu nội dung phần ghi nhớ bài Trung thực trong học tập? Câu 2: Nêu nội cần ghi nhớ bài Vượt khó trong học tập? Câu 3: Nêu nội dung ghi nhớ bài Biết bày tỏ ý kiến? Câu 4: Nêu nội dung ghi nhớ bài Tiết kiệm tiền của? Câu 5: Nêu nội dung ghi nhớ bài Tiết kiệm thời giờ? GV nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Xử lí tình huống Y/C HS thảo luận theo nhóm và đại diện lên trình bày kết quả GV nhận xét đánh giá, tuyên dương Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Kể cho bạn nghe về tấm gương biết tiết kiệm thời gian? - Kể cho bạn nghe về một tấm gương biết tiết kiệm thời giờ? - Kể cho bạn nghe về một tấm gương vượt khó trong học tập? N1: Khi gặp tình huống khó, em chọn cách giải quyết nào dưới đây? Vì sao? Chép bài của bạn. Nhờ bạn giảng bài cho hiểu rồi tự làm. Nhờ bạn làm bài giúp. Hỏi người lớn thầy cô giáo giảng cho. N2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em chọn cách giải quyết nào sau đây? Vì sao? Làm thinh không nói gì. Em xin ý kiến để giải thích cho cô hiểu. N3: Khi ra khỏi phòng, em làm những việc làm nào sau đây? Vì sao? Vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế. Không tắt điện, không tắt quạt. Tắt điện, tắt quạt, đóng cửa cẩn thận. Học sinh chọn một trong những câu hỏi để trình bày trước lớp. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Tuyên dương những bản trong lớp đã biêt thực hiện những yêu cầu của các chủ điểm đã học. Bài sau: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ. THỂ DỤC:GV Chuyên dạy ******************************************************************** ÂM NHẠC: GV Chuyên dạy KĨ THUẬT: KHAÂU VIEÀN ÑÖÔØNG GAÁP MEÙP VAÛI BAÈNG MUÕI KHAÂU ÑOÄT THƯA ( tieát 3) I/ Muïc tieâu: Biết cách khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối điều nhau.Đường khâu có thể bị dúm Với HS khéo tay:Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít dúm II/ Ñoà duøng daïy- hoïc: -Maãu ñöôøng gaáp meùp vaûi ñöôïc khaâu vieàn baèng caùc muõi khaâu ñoät thưa coù kích thöôùc ñuû lôùn vaø moät soá saûn phaåm coù ñöôøng khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng khaâu ñoät hoaëc may baèng maùy (quaàn, aùo, voû goái, tuùi xaùch tay baèng vaûi ) -Vaät lieäu vaø duïng cuï caàn thieát: +Moät maûnh vaûi traéng hoaëc maøu, kích 20 x30cm. +Len (hoaëc sôïi), khaùc vôùi maøu vaûi. +Kim khaâu len, keùo caét vaûi, thöôùc, buùt chì.. III/ Hoaït ñoäng daïy- hoïc: Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 1.OÅn ñònh : Khôûi ñoäng 2.Kieåm tra baøi cuõ: Kieåm tra duïng cuï hoïc taäp. 3.Daïy baøi môùi: a)Giôùi thieäu baøi: Khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät. b)HS thöïc haønh khaâu ñoät thöa: * Hoaït ñoäng 5: HS thöïc haønh khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi -GV goïi HS nhaéc laïi phaàn ghi nhôù vaø thöïc hieän caùc thao taùc gaáp meùp vaûi. -GV nhaän xeùt, söû duïng tranh quy trình ñeå neâu caùch gaáp meùp vaûi vaø caùch khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät qua hai böôùc: +Böôùc 1: Gaáp meùp vaûi. +Böôùc 2: Khaâu vieàn ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät . -GV nhaéc laïi vaø höôùng daãn theâm moät soá ñieåm löu yù ñaõ neâu ôû tieát 1. -GV toå chöùc cho HS thöïc haønh vaø neâu thôøi gian hoaøn thaønh saûn phaåm. -GV quan saùt uoán naén thao taùc cho nhöõng HS coøn luùng tuùng hoaëc chöa thöïc hieän ñuùng. * Hoaït ñoäng 6: Ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp cuûa HS. -GV toå chöùc cho HS tröng baøy saûn phaåm thöïc haønh. -GV neâu tieâu chaån ñaùnh giaù saûn phaåm: +Gaáp ñöôïc meùp vaûi. Ñöôøng gaáp meùp vaûi töông ñoái thaúng, phaúng, ñuùng kyõ thuaät. +Khaâu vieàn ñöôïc ñöôøng gaáp meùp vaûi baèng muõi khaâu ñoät. +Muõi khaâu töông ñoái ñeàu, thaúng, khoâng bò duùm. +Hoaøn thaønh saûn phaåm ñuùng thôøi gian quy ñònh. -GV nhaän xeùt vaø ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp cuûa HS. 3.Nhaän xeùt- daën doø: -Nhaän xeùt söï chuaån bò, tinh thaàn hoïc taäp vaø keát quaû thöïc haønh cuûa HS. -Höôùng daãn HS veà nhaø ñoïc tröôùc vaø chuaån bò vaät lieäu, duïng cuï để học tiếp bài Thêu móc xích -Chuaån bò duïng cuï hoïc taäp. - HS nhaéc laïi phaàn ghi nhôù vaø thöïc hieän caùc thao taùc gaáp meùp vaûi. -HS theo doõi. -HS thöïc haønh . -HS tröng baøy saûn phaåm . -HS töï ñaùnh giaù caùc saûn phaåm theo caùc tieâu chuaån treân. -HS caû lôùp. SINH HOẠT TẬP THỂ GV nêu nội dung công việc: Các tổ chuẩn bị nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua. Đề ra nhiệm vụ công tác đến. Lớp trưởng lên chỉ huy: Cho lớp hát một bài hát YC các tổ trưởng lên báo cáo Các tổ lên báo cáo các hoạt động của từng thành viên trong tổ mình vừa qua: Về học tập; vệ sinh; các công tác khác những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục. Lớp phó học tập lên đánh giá chung tình hình học tập của lớp trong tuần vừa qua. Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến. GV uốn nắn đánh giá chung: Ưu điểm: Thi giữa học kì nghiêm túc, có cố gắng, tham gia đầy đủ các hội thi ở trường, + Chất lượng kiểm tra đạt kết quả cao, chỉ có 1 em yếu. + Một số em học tập có tiến bộ: Ái, Hào, Doanh, Chi, + Thi vở sạch chữ đẹp đạt giải nhất đồng đội và 1 giải nhất cá nhân (Trưởng); 1 giải nhì cá nhân (Cảnh). + Những em hay phát biểu xây dựng bài nghiêm túc: Tuấn, Viên, Cảnh, Hằng, Huyên, Tồn tại: Một số em còn ồn trong giờ học: Hào, Thiện, Thọ, Cảnh, Vững, Lịch,.. Một số em ít làm bài và không thuộc bài: Hào, Huyền, Uyên, Chi, YC nhắc lại tiết chào cờ đầu tuần có những nội dung gì. Triển khai một số công tác đến: + Lao động dọn vệ sinh + Tiếp tục học theo chương trình. + Vận động gia đình nộp các khoản tiền của trường. + Phổ biến nội dung công tác đội và yêu cầu học sinh thuộc chủ đề chủ điểm, nắm các ngày lễ lớn. + Ngày lễ lớn trong tháng 20/ 11. Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo. + Thi đua tháng học tốt, tuần học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. + Tiếp tục rèn chữ viết đi thi huyện (Trưởng)
Tài liệu đính kèm: