Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Toán Tiết 51

NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000,

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức và kĩ năng :

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, .

2. Thái độ : GDHS yêu thích môn học.

II/ Chuẩn bị : SGK, VBT.

III/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tập đọc Tiết 21
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
2. Thái độ :GDHS ham học, noi gương người xưa.
II/ Đồ dùng dạy học : Trang minh họa/104 SGK phóng to
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: Giới/t chủ điểm
a. HĐ1: Luyện đọc
- Một HS đọc cả bài
- GV phân đoạn.
- HS luyện đọc nối tiếp các đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm và giúp HS giải nghĩa một số từ khó (SGK).
- GV đọc mẫu toàn bài.
b/HĐ2: Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là :
 “Ông trạng thả diều”
- Tục nhữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ‎ý nghĩa của câu chuyện trên?
a. Tuổi trẻ tài cao.
b. Có chí thì nên.
c. Công thành danh toại.
*Bài này nói lên điều gì ?
c/ HĐ3: Đọc diễn cảm
 - GV đọc mẫu đoạn : Thầy phải kinh ngạc ... đến vào trong.
3/ Củng cố- dặn dò :
 Chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
Truyện giúp em hiểu điều gì?
 Bài sau : Có chí thì nên. 
- HS lắng nghe.
 - 1 HS đọc toàn bài
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc chú giải.
- 2 HS đọc cả bài 
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Nhóm khác bổ sung.
- Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng khi mới 13 tuổi.
- 4 HS đọc- lớp theo dõi tìm cách đọc hay 
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm
Rút kinh nghiệm :
Toán Tiết 51
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, ... 
2. Thái độ : GDHS yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị : SGK, VBT.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Tính chất giao hoán của phép nhân.
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Hướng dẫn nhân số TN với 10, chia số tròn chục cho 10
*Nhân với 10: GV ghi bảng lớn 35 x 10
- Áp dụng tính giao hoán của phép nhân các em có thể viết phép nhân 
35 x 10 như thế nào ?
-1 chục lấy 35 lần được bao nhiêu ?
Vậy 10 x 35 = ?
 35 chục = ?
*Quan sát phép nhân 35 x 10 = 350 em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
- Vậy muốn nhân một số với 10 ta làm như thế nào ?
*Chia số tròn chục cho 10. 
GV ghi 350:10 
Ta có 35 x 10 = 350.
-Từ phép nhân trên hãy nêu KQ của phép chia 350 : 10 = ? 
- 350 là số NTN ?
- Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 35 = ?
*Vậy khi chia 1 số tròn chục với 10 ta làm thế nào?
b/ HĐ2: Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000  và chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
- Hướng dẫn hs tương tự như trên.
c/ HĐ3: Thực hành
*Bài 1 (cột 1, 2) HS tính nhẩm và đọc nối tiếp KQ
*Bài 2/60 Gọi 1 HS đọc y/c bài 
- GV hướng dẫn mẫu: Ta có 100 kg =  tạ
Vậy đổi 300 kg = ? tạ ta nhẩm: 
300:100 = 3 tạ vậy 300 kg = 3 tạ
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
3.Củng cố , dặn dò :
- Về nhà tính nhẩm lại bài 1
- Tiết sau: Tính chất kết hợp của phép nhân
- 2 HS lên bảng làm bài 2c/58
Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm.
- Lắng nghe.
- HS đọc phép tính
 - 35 x 10 = 10 x 35
- 35 chục
 10 x 35 = 350
- KQ của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất thêm 1 chữ số 0 vào bên phải.
- Khi nhân 1 số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
- 350:10 = 35
- Là số tròn chục.
-Thương chính là số bị chia xoá đi 1 chữ số 0 ở bên phải.
- Bỏ bớt 1 chữ số 0 ở bên phải số đó
- HS làm miệng nêu kết quả : 
18 x 10 = 180, 18 x 100 = 1800,....
- HS làm vở 
- Lớp nhận xét 
Rút kinh nghiệm :
Chính tả (Nhớ-viết)Tiết 11
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nhớ, viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho) ; làm được BT(2) a.
2. Thái độ : HS có ý thức rèn tính cẩn thận trong học bài.
II/ Đồ dùng dạy học : Bài tập 2a, chép sẵn trên bảng phụ + bài tập 3
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ : HS lên bảng viết
 - GV và HS nhận xét.
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Hướng dẫn nhớ-viết chính tả.
- Gọi 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu
 - Các bạn nhỏ trong bài đã mong ước điều gì ?
- GV yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ.
- GV thu bài - chấm điểm. 
b/ HĐ2:Hướng dẫn bài tập
* Bài 2 a: 
- Gọi 1 HS đọc y/c bài
- GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức:
- Gọi HS đọc lại 2 bài tập trên
*Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài 
- GV gọi 1 em lên bảng viết 
Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Gọi 1 HS đọc lại câu đúng
3/ Củng cố dặn dò :
Chuẩn bị bài sau: Chính tả nghe-viết Người chiến sĩ giàu nghị lực
- HS viết: bền bỉ, ngõ nhỏ, ngã ngửa
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
- Các bạn nhỏ mong ước có phép lạ để cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn làm việc có ích...
- HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- HS tự viết bài theo trí nhớ.
- HS tự soát bài.
- Lớp chia 2 đội A,B lên bảng lần lượt làm bài tập 2b. điền đúng x hay s vào chỗ trống: lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng
- Lớp nhận xét - kết luận đội thắng
-1 HS đọc
- Lớp làm vở bài tập
- HS nhận xét, bổ sung bài của bạn trên bảng
1 HS đọc
- HS thi đọc HTL những câu trong bài tập 3
Rút kinh nghiệm :
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu Tiết 21
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (1, 2, 3) trong SGK.
2. Thái độ : HS yêu thích học môn Tiếng Việt, áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ : Tìm một từ láy âm, một từ láy vần. Đặt câu với từ đó.
2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
Hướng dẫn HS làm bài tập
a/ HĐ1 : Bài tập 1/106 (NDĐC ý 2)
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài.
-Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến ? Nó cho biết điều gì ?
- GV chốt lời giải đúng
b/ HĐ2: Bài tập 2/106 
- Vì sao chỗ trống này em điền từ (đã, đang, sắp )
c/ HĐ3: Bài tập 3/106
- HS đọc nội dung yêu cầu đề.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3/ Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-Tiết sau : Tính từ
-2 HS lên bảng thực hiện theo y/c.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm bài 
- Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần đến lúc diễn ra.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS thảo luận nhóm xác định có bao nhiêu chỗ trống và từ thích hợp điền vào chỗ trống
- Đại diện các nhóm trình bày.
*Các từ cần điền là: a/ đã; b/đã, đang, sắp.
- HS trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc(đã, đang, sắp xảy ra )
- HS thảo luận nhóm và làm vào vở bài tập
Rút kinh nghiệm :
Kể chuyện Tiết 11
BÀN CHÂN KỲ DIỆU
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
2. Thái độ : HS biết tôn trọng những người bị khuyết tật, có tinh thần vượt khó.
II/ Đồ dùng dạy học : -Tranh SGK/107, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ : 
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1: Kể chuyện
- GV kể lần 1 : Chú ý giọng chậm rãi- nhấn mạnh từ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Ký : thập thò, mềm nhủn, buông thỏng, bất động, nhòe ướt, quay ngoắt, co quắp.
- GV kể lần 2 : Kết hợp với tranh minh hoạ
b/ HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
- GV cho HS kể theo nhóm
- GV hỏi lại một số chi tiết :
+ Hai cánh tay của Ký có gì khác với mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà Ký đang làm gì?
+ Ký đã cố gắng như thế nào?
+ Ký đã đạt những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Ký đạt được những thành công đó?
c/ HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa truyện
- Chuyện khuyên ta điều gì?
- Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
3/ Củng cố , dặn dò
 - Nêu một số gương học tập chung quanh em.
- Đọc và làm theo truyện.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe – theo dõi tranh SGK/107
- Lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập
- HS luyện kể chuyện theo nhóm 4
- 2 HS thi kể toàn câu chuyện
- Lớp nhận xét - Đặt câu hỏi phát vấn
- HS trả lời.
- HS nhận xét bạn trả lời
- Khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại vượt lên trong mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình
- Tinh thần ham học
- Nghị lực vươn lên trong cuộc sống
- Tự tin không tự ti
Rút kinh nghiệm :
Toán Tiết 52
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN 
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
2. Thái độ : HS yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ kẻ như phần, bỏ trống dòng 1, 2, 3 cột 4, 5.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
- Nêu cách nhân với 10, 100,?
- Nêu cách chia số tròn chục , tròn trăm cho 10, 100,..
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1:Nhận biết t/c kết hợp của phép nhân.
- So sánh giá trị của 2 biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) 
GV kết luận (2 x 3) x 4 = 2 x ( 3 x 4)
- Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng (SGK).
GV yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức
- Vậy muốn nhân một tích 2 số với số thứ 3 là làm thế nào?
Đây là t/c kết hợp của phép nhân. GV ghi công thức: a x b x c = (a x b) x c = ax(bxc)
b/ HĐ2: Luyện tập thực hành
* Bài 1a/61 : Gọi 1 HS nêu y/c
- GV hướng dẫn mẫu 
Biểu thức có dạng tích của bao nhiêu số?
Nêu các cách tính
*Bài 2: Gọi 1 HS đọc y/c bài
 - Theo em cách nào thuận tiện hơn?
- GV chấm, ghi điểm nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 -Tiết sau : Nhân với ... - Biết dm2 là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ đề - xi – mét – vuông sang xen – ti – mét – vuông và ngược lại.
2. Thái độ : HS yêu thích mon học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ : 
+ Đặt tính rồi tính : 3215 x 30 ; 
1602 x 200
B. Bài mới : 
1. Ôn tập về xăng-ti-mét vuông :
+ 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu cm?
2. Giới thiệu đề-xi-mét vuông (dm2) 
 a) Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
- GV giới thiệu : Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông. 
- Đề xi- mét vuông là gì?
- Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm2.
 b) Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét-vuông.
- GV: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm.
+ 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét ?
+ Vậy 100cm2 = 1 dm2.
3. Luyện tập thực hành :
Bài 1: Y/C HS làm bài
Bài 2: Y/C HS làm bài
Bài 3:Yêu cầu HS tự làm bài, điền số thích hợp vào chỗ trống.
C.Củng cố - Dặn dò:
- Về làm bài tập 4; 5/64
- Bài sau : Mét vuông.
- 1 hs lên bảng thực hiện.
- cạnh dài 1cm.
- Đề-xi-mét vuông là diện tích một hình vuông có cạnh 1dm.
- HS tính và nêu : 
10cm x 10cm = 100cm2
- 10cm = 1dm.
- HS nêu miệng
 - Ba mươi hai đề-xi-mét vuông.
 - Chín trăm mươi một nghìn đề-xi-mét vuông;
- HS làm bài vào VBT.
812dm²; 1969dm²; 2812dm2 
- 48dm2 = ....cm2,
Nhẩm 48dm2 = 1dm2 x 48 = 100 cm2 x 48 = 4800 cm2,
100cm2 = 1dm2; 2000cm2 = 20dm2
1997dm2 = 199700cm2; 
9900cm2 = 99dm2
Rút kinh nghiệm :
Địa lý Tiết 11
ÔN TẬP
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
	- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Thái độ : - Yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học : Bản đồ, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao Đà Lạt trở thành điểm du lịch và nghỉ mát?
+ Kể tên một số rau, hoa ở Đà Lạt?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu quan sát, chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn; đỉnh Phan-xi-phăng; các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ
* Hoạt động 2 : Đặc điểm về thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên (NDĐC).
* Hoạt động 3 : Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây người ta đã làm gì để phủ xanh đồi trọc? (NDĐC).
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, 1 số HS lên bảng xác định kết hợp nêu tên các cao nguyên và độ cao của đỉnh Phan-xi-phăng.
Rút kinh nghiệm :
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Luyện từ và câu Tiết 22
TÍNH TỪ
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- HS hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...(ND ghi nhớ).
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a) đặt được câu có dùng tính từ.
2. Thái độ : HS yêu thích học môn Tiếng Việt, áp dụng vào cuộc sống.
*Giáo dục TTHCM : Bác Hồ là tấm gương giản dị.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng lớp kẻ bài tập 2
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : Động từ là gì ? Cho VD
- Đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
2.Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
a/ HĐ1: Phần nhận xét
- Gọi HS đọc chuyện:“Cậu HS ở Ác- boa”.
- Chuyện kể về ai?
*Bài tập 2: HS đọc bài và HS thảo luận nhóm 2 rồi làm bài.
- Gọi HS nhận xét sửa bài cho bạn
- GVKL
*Bài tập 3: 	
- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi NTN ?
GV: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật gọi là tính từ
b/HĐ2: Ghi nhớ
c/HĐ3: Luyện tập
GDTTHCM : Bác Hồ là tấm gương giản dị.
*Bài 1 Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung
- Gọi 1 HS lên bảng làm
*Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu a cho HS làm miệng
- Yêu cầu b tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
3/Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 -Tiết sau: MRVT: Ý chí - Nghị lực
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc
-1 HS đọc chú giải
- Kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp, tên là Lu-i Pa-xtơ.
- HS lớp thảo luận nhóm 2
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc y/c bài tập
- HS trả lời: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
- HS nêu ghi nhớ SGK/111
- 2 HS đọc nối tiếp từng phần
- Lớp làm vào vở bài tập
- HS phát biểu
- HS tham gia trò chơi gồm 2 đội mỗi đội 3 học sinh. 
Rút kinh nghiệm :
Tập làm văn Tiết 22
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1,2, mục III).
2. Thái độ : GDHS biết vận dụng vào cuộc sống.
*Giáo dục TTHCM : Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi hai cách mở bài : Rùa và Thỏ .
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Gọi hai cặp học sinh lên trao đổi với người thân về người có ý chí vươn lên trong cuộc sống .
2. Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
a/ HĐ1: Tìm hiểu ví dụ 
* Bài 1,2: Gọi 2 HS đọc nối tiếp truyện Rùa và Thỏ.
*Bài 3: Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
- GV treo bảng phụ có 2 cách mở bài (bài tập 2, bài tập 3).
*GV chốt lại: Có 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 
*Ghi nhớ:GV y/c HS đọc phần ghi nhớ.
b/HĐ2: Luyện tập 
*Bài 1: - Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện : Rùa và Thỏ
- GV chốt ý
*Bài 2: Gọi 1 HS đọc y/c bài tập
- GDTTHCM
*Bài 3: (ND ĐC)
3. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hai cặp học sinh lên trình bày.
- Lắng nghe.
- HS1: Trời thu mát mẻ. . .đường đó !
- HS2: Rùa không . . .bước nó.
- Cả lớp đọc thầm dùng bút tách dấu đoạn mở bài.
“Trời mùa thu . . .tập chạy”.
- 1 HS đọc lại đoạn mở bài - Lớp đọc thầm 
- HS trao đổi theo cặp so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước.
- Cách mở bài thứ hai không kể ngay vaò sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
-2 em đọc - lớp nhẩm =>thuộc 
- 4 học sinh đọc 4 đoạn a, b, c, d 
- HS suy nghĩ phát biểu 
- Lớp đọc thầm trả lời : MBTT là kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện .
- 1 HS đọc y/c bài tập.
- Của người kể chuyện hoặc của bác Lê .
- HS thực hành viết lời mở bài gián tiếp
- HS nối tiếp nhau trình bày 
Rút kinh nghiệm :
Toán Tiết 55
MÉT VUÔNG
I/Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được "mét vuông", "m2"
- Biết được 1m2 = 100 dm2 , bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
2. Thái độ : HS yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: GV vẽ sẵn ở bảng phụ hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ , mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2 .
III/ Hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1/ Bài cũ : Bài 3
2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề= ? dm2 .
a/ HĐ1: Giới thiệu m2
- GV giới thiệu: Cùng với cm2 , dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2 
- GV giới thiệu hình vuông có cạnh dài 1 m . Đây là mét vuông .
- Mét vuông là gì ? 
- Mét vuông viết tắt là m2.Đọc là mét vuông
- Quan sát hình vuông đếm số ô vuông 1 dm2 
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu dm2 ?
b/ HĐ2: Luyện tập 
*BT1: y/c đọc và viết số đo diện tích theo mét vuông . 
GV chỉ bảng y/c hs đọc các số đo vừa viết 
*BT2 (cột 1) : Y/c 1 hs lên bảng làm 2 dòng đầu , 1 hs khác làm 2 dòng cuối . 
Y/c hs giải thích cách đổi . GV nhận xét . 
*BT3 : Gọi 1 HS đọc đề . 
Gợi ý: Lát nền phòng ? viên gạch .
DT căn phòng là dt ? viên gạch .
Mỗi viên gạch có dt ? .
Vậy dt căn phòng ? m2 . 
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài bạn.
 1 m
- Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m . 
- 100 ô vuông 1 dm2 
- 1m2 = 100dm2 
- HS nêu miệng và viết vào bảng con
- HS nối tiếp nhau trả lời : 
1 m2 = 100dm2 1dm2 = 100cm2 1 m2 = 10 000cm2 .
KL: 1 m2 = 100dm2 = 10000cm2 .
- HS tự phân tích đề và làm bài vào vở .
Rút kinh nghiệm :
Đạo đức : Ôn tập Tuần 11
I) Mục tiêu : 
- Kiến thức: Sau 10 tuần học, học sinh học tập như biết vượt khó và trung thực . Ngoài ra , còn biết bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em & trong cuộc sống . Biết tiết kiệm thời giờ và tiền của .
- Kỹ năng : Hình thành kỹ năng ứng xủ khi bày tỏ ý kiến với thái độ , lời nói lễ phép- rèn thói quen trung thực và vượt khó . Khi học tập tiết kiệm giấy bút, thời giờ .
- Thái độ : Có ý thức trung thực , vượt khó trong học tập & tiết kiệm trong cuộc sống II) Đồ dùng DH: 
- Bảng phụ ghi nội dung cần ôn tập của 5 bài.
- Phiếu học tập , bảng nhóm .
III) Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới : GV treo nội dung cần ôn tập ở bảng phụ .
- Chúng ta đã học những bài nào ? 
HĐ1: Trò chơi: Chọn đúng , sai đưa hoa . GV treo bảng nhóm có các tình huống : 
- Trời mưa to , buồn ngủ quá nhưng em vẫn đi học . (Đ)
- Nhặt được bút màu của bạn em cất để dùng . (S)
- Em làm bài dễ trước , bài khó làm sau & khó quá thì bỏ . (S) 
GV y/c hs giải thích ý từng câu - GV bổ sung . 
HĐ2 : Y/c hs trình bày tiểu phẩm cuả nhóm chuẩn bị cho đề tài : 
- Bày tỏ ý kiến khi bị mẹ bảo ở nhà ăn giỗ .
- Tâm bị bố bắt nghỉ học vì bố nghiện rượu không chịu lao động .
- Nếu em là Tâm em sẽ nói gì ? 
GV nhận xét- bổ sung .
HĐ3: Gọi hs đọc đề bài ôn phần 3.
- Thế nào là tiết kiệm tiền của ? 
- Tiết kiệm thời giờ có lợi gì ?
GV sửa chữa .
IV. Củng cố dặn dò
Dặn học sinh thực hành bài học .
Chuẩn bị bài : Hiếu thảo với ông...
- Hs trả lời nối tiếp 5 hs 5 bài .
- Hs chuẩn bị hoa S, Đ .
- Mẹ ốm , em ở nhà chăm sóc mẹ . (S)
- Bài kiểm tra em 8 điểm , em hô nhầm 9 điểm và báo cho cô giáo sửa lại . 
- Em chưa làm xong bài tập nhưng nói dối bạn khi bạn kiểm tra . (S)
- 1 em 1 câu .
- Hs sinh hoạt nhóm .
- Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình .
- Em được phân công 1 việc không phù hợp với khả năng của mình .
- Các nhóm cử đại diện trình bày .
- Hs đọc : tiết kiệm tiền của , tiết kiệm thời giờ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 T11 Tich hop KNS NDDC.doc