Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000,

I. Mục tiêu:

Giúp h/s:

- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000.

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia với ( hoặc cho) 10, 100, 1000 ( Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu))

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp, bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu: 
- Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài; đọc đúng các từ khó. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Nêu kết quả kiểm tra GKI.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm.
2. Luyện đọc:
- Gọi h/s chia đoạn?
- GV nhận xét.
- Đọc theo đoạn.
+ L1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
+ L2: Kết hợp giảng từ.
- Đọc theo cặp . 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?
Hoàn cảnh gia đình thế nào? Ông thích trò chơi gì?
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Nguyễn Hiền chăm học và chịu khó như thế nào?
- ND đoạn 3 là gì?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là "ông trạng thả diều"?
- Đoạn 4 ý nói gì?
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
- Câu tục ngữ thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Nêu ND của bài?
4.HDHS đọc diễn cảm:
- Cần đọc bài với giọng như thế nào?
- HD luyện đọc đoạn" Thầy phải kinh ngạc..... đom đóm vào trong".
- Tổ chức thi đọc.
 - GV nhận xét và cho điểm.
C. Củng cố dặn dò: 
- Em học tập gì ở đức tính Nguyễn Hiền?
- Dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau.
- HS chia đoạn.
Đ1: Từ đầu...làm diều để chơi.
Đ2: Lên sáu ...chơi diều.
Đ3: Sau vì......học trò của thầy.
Đ4: Phần còn lại.
- Nối tiếp đọc theo đoạn. Luyện phát âm, giải nghĩa từ.
- HS đọc từng đoạn theo cặp.
- 1, 2 học sinh đọc cả bài
Lớp đọc thầm trả lời.
- Đời vua Trần Nhân Tông. Nhà nghèo. Thích chơi diều?
- Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.
... thì giờ chơi diều.
+ Ý: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng bài. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn sách của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, gạch vỡ, đèn là vỏ trứng.....Mỗi lần có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
+ Ý2: Đức tính ham học và chịu khó của Hiền.
- Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13,.... ham thích chơi diều.
+ Ý 3 : Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyễn năm 13 tuổi. 
HS thảo luận trả lời:
- Có trí thì nên.
- Câu chuyện khuyên ta phải có chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- HS nêu nội dung bài.
- 4 h/s đọc nối tiếp theo đoạn nêu giọng:
Giọng chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách sự thông minh, cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 h/s thi đọc diễn cảm.
___________________________________
Toán:
Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000,CHIA CHO 10, 100, 1000,
I. Mục tiêu: 
Giúp h/s:
- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000...
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia với ( hoặc cho) 10, 100, 1000( Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu))
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :
- Gọi h/s nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới :
1. Hướng dẫn nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10:
- Thực hiện phép nhân.
 35 10 = ?
 3510 = 10 35
 = 1 chục35 =35chục =350
 35 10 = 350
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 với tích 350?
- Qua VD trên em rút ra nhận xét gì?
- Thực hiện phép chia.
 350 : 10 = ?
- Qua VD trên em rút ra nhận xét gì?
2. HDHS nhân một số với 100,1000...
hoặc chia 1 số tròn trăm tròn nghìn cho 100, 1000...
35 100 = ? 35 1000 = ?
3500 : 100 = ? 35000: 1000= ?
- Qua các VD trên em rút ra nhận xét gì về nhân chia với 100; 1000?
3. Luyện tập:
Bài 1*: Tính nhẩm.
a.18 10 = 180 
 18 100 = 1800 
 18 1000 = 18 000 
b. 9000 : 10 = 900 
 9000 : 100 = 90
 9000 : 1000 = 9
Bài 2: Gọi h/s nêu y/c.
HD : 300 kg = tạ
Ta có: 100 kg = 1 tạ
Nhẩm 300 : 100 = 3
Vậy: 300 kg = 3 tạ
C. Củng cố dặn dò
- Nêu cách nhân nhẩm với 10; 100.., chia nhẩm cho 10;100....?
- Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- HS thực hiện miệng. 
- 350 gấp 35 là 10 lần .
- Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0.
- HS chia : 350 : 10 = 35
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.
- HS thực hiện.
- 35 100 = 3500 351000 = 35000
 3500 : 100 = 35 35000 : 1000 = 35
- HS nêu kết luận.
- Làm miệng: Thi nêu kết quả nhanh.
 a. 256 1000 = 256 000
 30210 = 3 020
 400 100 = 40 000
b. 20020 : 10 = 2 002
 200200 : 100 = 2 002
 2002000 : 1000 = 2 002
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài.
- Nêu kết quả.
70 kg = 7 yến 10 kg = 1 yến
800 kg = 8 tạ 100 kg = 1 tạ
300 tạ = 30 tấn 10 tạ = 1 tấn
120 tạ = 12 tấn 1 000 kg = 1 tấn
5 000 kg = 5 tấn 1 000 g = 1 kg
4 000 g = 4 kg 
___________________________________
Đạo đức:
 Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIŨA KÌ I 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố một số kiến thức: Trung thực trong HT, vượt khó trong HT, biết bày tỏ ý kiến, tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian.
- Có ý thức tốt trong học tập, tiết kiệm tiền của và tiết thời gian. 
II. Các hoạt động day học :
A. Kiểm tra : 
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn bài cũ:
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến như thế nào?
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Vì sao phải tiết kiệm thời gian?
2. Tổ chức cho h/s thực hiện lựa chon phương án trả lời:
- GV lần lượt đọc các tình huống: 
a. Em làm bài toán dễ trước, bài khó sau; bài khó quá bỏ lại không làm
b. Bố mẹ bắt Lan đi học thêm, Lan không thích vì không có thời gian học bài nhưng Lan không dám nêu ý kiến 
c. Bạn cho Hoà cây bút nhưng bút cũ chưa hư, Hoà để sang năm học sau mới dung 
d. Hà rũ tuấn xé vở gấp đồ chơi Tuấn từ chối 
e. Cô ra bài toán khó. Lan nhờ Hùng làm hộ mình 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả.
 3. Những việc làm nào dưới đây là tiết kiệm tiền của? 
a. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
b. Giữ gìn sách vở đồ dùng đồ chơi.
c. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở , bàn ghế, tường lớp học.
d. Xé sách vở .
e. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi vứt bừa bãi. 
g. Không xin tiền ăn quà vặt. 
- GV chốt ý kiến đúng ý a, b, g.
- Bạn đã biết tiết kiệm thời gian chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 việc làm cụ thể mà em đã biết tiết kiệm thời giờ?
4. HS kể những việc đã làm:
- Cho HS kể về những việc mình đã làm trong thời gian qua về việc trung thực học tập, tiết kiệm tiền của, thời gian ; Vượt khó trong học tập
- GV nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét chung kết quả học tập; dặn h/s thực hành nhữ nội dung đã học. 
- Dặn h/s thực hành bài.
- HS làm việc cá nhân bàgn cách giơ thể đỏ, xanh.
- Thảo luận nhóm 2.
- Các nhóm báo cáo, trình bày trước lớp.
- HS kể về những việc mình đã làm trong thời gian qua về việc trung thực học tập, tiết kiệm tiền của, thời gian ; Vượt khó trong học tập 
________________________________________________
BUỔI 2: 
Thể dục:
 ( Thầy Đăng soạn giảng)
___________________________________ 
Kĩ thuật:
Tiết 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (T2)
I. Mục tiêu : 
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
-** Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. 
II. Đồ dùng: 
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột.
- 1 Mảnh vải trắng kích thước 20 x 30cm,chỉ màu, kéo kim, chỉ thước, phấn.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra dụng cụ h/s đã chuẩn bị.
B.Bài mới: 
1. Hoạt động1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải .
- Gọi h/s nhắc lậi cách khâu.
- Yêu cầu h/s thực hành thao tác gấp mép vải. 
- GV giúp đỡ h/s còn lúng túng.
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa ?
- GV tóm tắt nhắc lại cách khâu.
- Yêu cầu h/s thực hành.
- GV theo dõi gợi ý h/s còn lúng túng.
C. Củng cố dặn dò: 
- Khâu viền mép vải có tác dụng gì?
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị đồ dùng giờ sau học tiếp.
- HS nêu ý kiến.
- Thực hành gấp mép vải. 
- HS nhắc lại các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Gấp mép vải, khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Lật mặt vải có đường gấp mép ra phía sau. 
- Vạch một đường dấu ở mặt phải của vải cách mép gấp phía trên 17 mm
- Khâu mũi đột thưa theo đường vạch dấu.
- Lật vải và nút chỉ cuối đường khâu. 
- Rút bỏ sợi chỉ khâu lược .
- HS thực hành gấp mép vải, khâu.
 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 52: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.( Bài 
1 (a), bài 2 (a))
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Muốn nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000...ta làm thế nào?
- Muốn chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000...ta làm thế nào?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới :
1. So sánh giá trị của 2 biểu thức:
- Tính giá trị của 2 biểu thức.
 ( 2 3) 4 và 2 ( 3 4)
- Em nhận xét gì về kết quả?
2. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống:
- Tính giá trị của biểu thức (a b) c
và a ( b c).
- So sánh kết quả ( a b) c và a ( b c) trong mỗi trường hợp và rút ra nhận xét?
- (a b) c gọi là 1 tích nhân với 1 số.
- a (b c) gọi là 1 số nhân với 1 tích
( đây là phép nhân có 3 thừa số)
- Dựa vào công thức em hãy nêu bằng lời nhận xét?
3. Thực hành:
 Bài1:(61) 
- GV hướng dãn mẫu.
- Yêu cầu h/s làm bài.
 a.4 5 3 b. 5 2 7
- GV theo dõi gợi ýý.
Bài 2:(61) Gọi h/s nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu h/s làm bài.
 a. 135 2
 b**. 2 26 5 
 - GV chấm chữa bài.
 Bài 3**) Giải toán.
 - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 - HD h/s làm bài theo 2 cách.
 C1: Số học sinh của 1 lớp là:
2 15 = 30 ( học sinh)
 Số học sinh của 8 lớp là:
 30 8 = 240 ( học sinh )
 Đá ... ây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
- GV nhận xét, hoàn thiện bài. 
C. Tổng kết dặn dò:
- Theo em tập quán sinh sống của nhười dân ở HLS, Tây Nguyên, Trung Du có gì ảnh hưởng tới môi trường sống?
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau: Đồng bằng Bắc Bộ . 
- Là 1 vùng đồi với các đỉnh tròn 
sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp ( trung du).
- Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả.
BUỔI 2: 
Toán:
Tiết 22: LUYỆN TẬP: NHÂN VỚI 10; 100; 1000 
CHIA CHO 10; 100; 1000 NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
Giúp h/s: 
- Củng cố nhân chia với 10, 100, 1000, 
- Vận dung nhân chia với 10,100, 1000 trong giải toán.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Nêu cách nhân với (chia cho) 10, 100, 1000?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1:( BT1-61VBT)
- HD thực hiện.
- Yêu cầu h/s tính nhẩm.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: (BT2-61VBT)
- Thực hiện thế nào?
HD mẫu a. 63100:10= 6300:10
 =630
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét chấm bài.
Bài 3 (BT1-63VBT)
- HD làm bài.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò :
- Muốn nhân một số với 10, 100,.. ta nhân thế nào?
- Dặn h/s ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài miệng.
27 10 = 270 ; .
80 : 10 = 8 ; 
64 10 = 640 ; 
640 : 10 = 64 ;...
- HS nêu yêu cầu bài.
- Nêu cách thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
960 1000 : 100=960000:100
 =9600
..........
- Nêu yêu cầu.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
_____________________________________
Anh văn:
( Cô Chinh soạn giảng) 
_____________________________________
Tiếng Việt:
Tiết 11: ÔN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
ÔN BÀI: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: 
Giúp h/s :
- Ôn luyện về động từ, tính từ. Tìm ví dụ về động từ, tính từ.
- Luyện đọc tốt bài Có chí thì nên.
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra: 
- Từ thế nào gọi là động từ, tính từ?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập:
Bài 1: Tìm ví dụ về động từ trong các hoạt động hàng ngày của các em?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Gọi h/s nêu các động từ tìm được.
- Nhận xét đánh giá.
 Bài 2: (BT2-73VBT)
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bì vào VBT.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: (BT2-76VBT)
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- GV gọi h/s đọc câu.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 4: Luyện đọc bài Có chí thì nên.
- Tổ chức cho h/s luyện đọc thuộc lòng bài.
- Nhận xét nhắc nhở.
C. Củng cố dặn dò :
- Thế nào là tính từ, cho ví dụ?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về ôn bài.
- Nhắc lại yêu cầu.
- HS làm bài bảng lớp, vở.
VD: Đi học, ăn cơm, rửa mặt, quét nhà, gấp chăn, chăn lợn,
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a. đã
b. đã; đang, sắp.
Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài.
VD: a. Bạn Hà là học sinh chăm ngoan, nhanh nhẹn trong các hoạt động của lớp.
b. Mái tóc của bạn Dịu rất đẹp.
....
- HS luyện đọc nối tiếp.
- Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Toán:
Tiết 55: MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “ mét vuông ” “ m2 ”.
- Biết được 1m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2
Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.( Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông(minh hoạ 1m2.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra: 
- Gọi 2 h/s lên bảng. 3dm2 = ...cm2 
 60cm2 = ...dm2
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu m2:
- Mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Treo hình vuông.
- Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
- GV giới thiệu cách đọc và cách viết.
- Đếm trong hình vuông có bao nhiêu ô hình vuông nhỏ ?
- Vậy 1m2 = .dm2
2. Thực hành :
Bài 1* : 
- HD mẫu : 2005m2
- Yêu cầu h/s đọc, viết bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- Yêu cầu h/s làm bài. 
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu đọc bài.
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì? 
- Tính diện tích hình vuông thế nào.
 - Yêu cầu h/s làm bài.
 - GV theo dõi gợi ý.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4** :
 GV HD tính:
- Tính diện tích từng miếng bìa rồi cộng lại. 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý. 
- Chấm chữa bài. 
C. Củng cố dặn dò :
- Mét vuông là gì?
- Dặn h/s ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau.
 - HS thực hiện.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Quan sát hình đã chuẩn bị.
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m .
- HS đọc lại.
+ Đọc: Mét vuông.
+ Viết bảng: m2
- Có 100 hình vuông nhỏ.
- 1m2 = 100dm2
 100dm2 = 1m2
- Đọc, viết theo mẫu.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài vào bảng con, 2 h/s lên bảng.
 28911cm2;
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Làm bài bảng lớp.
1m2 = 100dm2 400dm2 = 4m2
100dm2 = 1m2 2110m2 = 211 000dm2
1m2 = 10 000cm2 15m2 = 150 000cm2
10 000cm2 = 1m2 10dm2 2cm2 = 1002cm2
- Đọc đề, phân tích đề và làm bài.
- Tính diện tích 1 viên gạch.
- Tính diện tích căn phòng.
- Đổi đơn vị đo diện tích.
 Bài giải:
 Diện tích 1 viên gạch lát nền là:
 30 30 = 900 (cm2)
 Diện tích căn phòng là:
 900 200 = 180 000 (cm2)
 180 000cm2 = 18m2
 Đáp số: 18m2
- HS theo dõi.
- HS làm bài 
- 2 h/s lên bảng làm theo 2 cách.
Diện tích của hình chữ nhật thứ 1 là:
 4 3= 12(cm2))
Diện tích của hình chữ nhật thứ 2 là:
 6 3 =18( cm2)
Chiều rộng của hình chữ nhật thứ 3 là:
 5 - 3 = 2 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật thứ 3 là:
 15 2 = 30 (cm2)
Diện tích của mảnh bìa đã cho là:
 12 + 18 + 30 = 60( cm2)
 Đáp số: 60 cm2 
______________________________________
Chính tả:
Tiết 11: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức viết chữ đẹp giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Rút kinh nghiệmcác bài chính tả đã viết và kết quả bài kiểm tra.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nhớ viết:
- Đọc 4 khổ thơ đầu của bài viết.
- Đọc thuộc lòng.
- Những bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước gì?
- Nêu từ ngữ khó viết?
- Yêu cầu viết từ khó.
- Nêu cách trình bày bài?
- Yêu cầu h/s nhớ lại cách trình bày bài, dấu câu, khổ thơ rồi nhớ và viết bài. GV theo dõi nhắc nhở cách trình bày bài, tự chữa lỗi.
- Chấm 5, 7 bài viết.
3. Làm bài tập:
Bài 2(105) : 
- Gọi h/s đọc yều cầu.
- HD làm bài.
- HD nhận xét sửa sai.
Bài 3(105) : 
- Gọi h/s nêu yêu cầu.
- Theo dõi gợi ý.
- Nhận xét sửa sai.
- GV giải nghĩa từng câu. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách viết và trình bày bài thơ?
- Dặn h/s luyện viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 1, 2 h/s đọc.
- 1 h/s đọc thuộc lòng.
- Có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn , làm việc có ích...
- HS nêu.
- HS viết nháp, bảng con, 1 h/s lên bảng.
 giống, trong ruột, đúc thành, đáy biển...
- HS nêu ý kiến.
- Viết bài và tự sửa lỗi.
- Điền vào chỗ trống.
- HS làm bài tập, 2 h/s lên bảng. 
- Làm bài cá nhân.
- Đọc bài làm.
a. Sang, xíu, sức, sức sống, sáng .
b. Nổi, đỗ, thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ. 
 Thủa, phải, hỏi, của, bữa, để, đỗ.
- HS làm bài bảng lớp, vở: viết lại cho đúng.
a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b. Xấu người đẹp nết.
c. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
d. Trăng mờ còn tỏ hơn sao
 Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi .
- Thi đọc thuộc các câu thơ trên.
______________________________________
Khoa học:
Tiết 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
 MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV hướng dẫn lớp thảo luận nhóm 2.
- GV theo dõi nhắc nhở.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
+ GV kết luận.
- Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
2. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước.
Bước1: Tổ chức và HD.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- HD phân vai.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận đóng vai.
- GV gợi ý.
Bước3: Trình bày, đánh giá.
- GV đánh giá( trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập). 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Thảo luận nhóm 2
- Nghiên cứu câu chuyện: Cuộc phiêu
 lưu của giọt nước (T46-47).
- Kể lại câu chuyện.
- Đọc lời chú thích.
- Nước từ ao, hồ, sông, suối bốc hơi gặp không khí lạnh ngưng tụ thành các đám mây.
- Các đám mây tiếp tục bay lên cao, càng lên cao càng lạnh nhiều hạt nước nhỏ hợp lại thành giọt nước lớn , trĩu nặng rơi xuống tạo thành mưa .
- Đọc mục bạn cần biết.
- 2, 3 h/s phát biểu.
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, từ hơi nước ngưng tụ lại thành nước xảy ra lặp đi lặp lại , tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- HS thực hiện nhóm.
- Phân vai: Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Thêm lời thoại.
- Tập đóng vai trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét đánh giá nhóm bạn( đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không) 
_____________________________________
Sinh hoạt:
SƠ KẾT TUẦN 11
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 11.
- Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 11	.
- Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 11.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới.
- HS trong lớp nêu ý kiến bổ sung, hứa hen phấn đấu trong tuần tới.
- GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 11. 
- Tiếp tục nhắc nhở h/s ôn tập các bảng nhân chi thường xuyên.
2. Hoạt động tập thể:
- HS tham gia vui chơi “ Thi đọc bảng nhân- chia”.
- GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia chơi nhiệt tình bổ ích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc