I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tuần 11: Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập đọc ông trạng thả diều I. Mục tiêu: - Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy và học: A. Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 2 – 3 lượt. - GV nghe, kết hợp sửa lỗi cho HS và giải nghĩa từ khó. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm đoạn từ đầu chơi diều và trả lời. ? Tìm những tư chất nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền - Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. - Đọc tiếp và trả lời: ? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào - Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả con đom đóm vào trong. Mỗi lần có bài thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô, nhờ bạn xin thầy chấm hộ. ? Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là ông Trạng thả diều - Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều. - 1 HS đọc câu hỏi 4. - Cả lớp suy nghĩ trả lời. - GV kết luận phương án đúng: “Tuổi trẻ tài cao”, “công thành danh toại”, “có chí thì nên”. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn đơn giản để tìm giọng đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến câu chuyện. - GV đọc diễn cảm 1 đoạn. HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV nghe, uốn nắn, sửa sai. 3. Củng cố – dặn dò: ? Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. Toán Nhân với 10, 100, 1000. chia cho 10, 100, 1000 I.Mục tiêu: - Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000 - Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000 II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10: - GV ghi bảng: 35 x 10 = ? HS: Trao đổi cách làm. VD: 35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 (Gấp 1 chục lên 35 lần) Vậy: 35 x 10 = 350 - Nhận xét 35 so với 350 thì như thế nào? - 1 số không có số 0 ở sau. - Khi nhân 35 với 10 chỉ việc thế nào? - Thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 => Rút ra ghi nhớ (ghi bảng). HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ. * GV hướng dẫn tiếp từ 35 x 10 = 350 => 350 : 10 = 35 HS: Trao đổi và rút ra nhận xét khi chia số tự nhiên cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó. 3. Hướng dẫn HS nhân 1 số với 100, 1000, chia cho 1 số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000 - (GV làm tương tự như trên). 4. Thực hành: + Bài 1: Làm miệng. HS: Nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS nhắc lại nhận xét sau đó trả lời miệng. + Bài 2: Làm vào vở. HS: Đọc yêu cầu. GV hỏi: - Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. - Một yến bằng bao nhiêu kilôgam? - Bao nhiêu kilôgam bằng một yến? GV hướng dẫn mẫu: 300 kg = tạ. Ta có: 100 kg = 1 tạ 300 : 100 = 3 tạ. Vậy: 300 kg = 3 tạ. 70 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 5 000 kg = 5 tấn 4 000 g = 4 kg - HS đổi vở chéo cho nhau soát lại bài. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập . đạo đức học tập và thực hành kỹ năng giữa học kỳ I I.Mục tiêu: - Ôn lại cho HS những hành vi đạo đức đã học giữa học kỳ I. - Thực hành các kỹ năng đạo đức đã học ở giữa học kỳ I. II. Đồ dùng: Giấy khổ to viết sẵn nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: Gọi HS nêu phần ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. HS: Thảo luận nhóm, viết ra giấy. + Kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay? - Đại diện nhóm lên dán, trình bày. + Bài 1: Trung thực trong học tập. + Bài 2: Vượt khó trong học tập. + Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến. + Bài 4: Tiết kiệm tiền của. + Bài 5: Tiết kiệm thời giờ. b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: ? Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì - thể hiện lòng tự trọng. ? Trung thực trong học tập sẽ được mọi người như thế nào - được mọi người quý mến. ? Trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn thì chúng ta phải làm gì - cố gắng, kiên trì, vượt qua những khó khăn đó. ? Khi em có những mong muốn hoặc ý nghĩ về vấn đề nào đó, em cần làm gì - em cần mạnh dạn, chia sẻ, bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. ? Em thử trình bày ý kiến, mong muốn của mình với cô giáo (hoặc các bạn) - Em rất muốn tham gia vào đội sao đỏ của nhà trường để theo dõi các bạn. Em mong muốn xin cô giáo cho em được tham gia. ? Vì sao phải tiết kiệm tiền của - Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của bao người. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí. ? Em đã thực hiện tiết kiệm tiền của chưa? Nêu ví dụ. - Em đã giữ gìn sách vở, quần áo, đồ dùng học tập rất cẩn thận để không bị hỏng, mất tốn tiền mua sắm ? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? Nêu ví dụ. - Vì thời giờ khi trôi đi thì không bao giờ trở lại. VD: Em sắp xếp thời giờ rất hợp lý (nêu thời gian biểu). - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, thực hiện những hành vi đã học. Kỹ thuật Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản (tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết cách thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản. - HS yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu thêu, vải, kim, chỉ, kéo III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu lại các bước khâu hình hàng rào đơn giản. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. HS thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản: - GV kiểm tra sự chuẩn bị và kết quả thực hành ở tiết 1. - Nhận xét và tổ chức cho HS thêu lướt vặn. HS: Thực hành thêu. - GV quan sát, uốn nắn những em còn lúng túng. 3. Đánh giá kết quả học tập của HS: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. HS: Trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá: + Thêu được tối thiểu là 3 đường. + Các mũi thêu thẳng, không dúm. + Thêu đúng kỹ thuật. + Hoàn thành đúng thời gian. HS: Dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò về nhà tập thêu cho đẹp. Kỹ thuật Thêu móc xích (tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. - HS hứng thú thêu. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh quy trình thêu, mẫu thêu, vải, kim, chỉ III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: - GV giới thiệu mẫu. HS: Quan sát mẫu và nêu nhận xét. - Nhận xét về đặc điểm của đường thêu móc xích? - Mặt phải là những đường chỉ nhỏ móc nối nhau giống như chuỗi mắt xích. - Mặt trái là những mũi chỉ bằng nhau gần giống mũi khâu đột. ? Thêu móc xích là cách thêu như thế nào - Tạo ra những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. 3. Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật: - Treo tranh quy trình thêu. HS: Quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu đường thêu móc xích. - GV nhận xét, bổ sung. - GV vạch dấu trên vải, ghim trên bảng, chấm các điểm trên đường vạch dấu cách đều 2 cm. HS: Kết hợp quan sát hình 3a, 3b, 3c để trả lời câu hỏi. - HS quan sát hình 4 để trả lời. - GV hướng dẫn HS các thao tác cách kết thúc đường thêu móc xích với cách kết thúc đường thêu lướt vặn. * Lưu ý một số điểm: + Thêu từ phải sang trái. + Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. Tiếp theo xuống kim tại điểm phía trong và ngay sát đầu mũi thêu trước. + Lên, xuống kim đúng vào các điểm vạch. + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá. + Kết thúc đường thêu bằng cách đưa ra ngoài. + Có thể sử dụng khung để thêu cho phẳng. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập giờ sau thêu tiếp. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Kể chuyện Bàn chân kỳ diệu I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”. - Hiểu truyện, rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ câu chuyện. - Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu – ghi tên bài: 2. GV kể chuyện: (2 – 3 lần) HS: Quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. - GV kể mẫu (2 – 3 lần), giọng chậm. + Lần 1: GV kể kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Kí. HS: Nghe. + Lần 2: GV kể, chỉ tranh minh họa. HS: Nghe kết hợp nhìn tranh, đọc lời dưới mỗi tranh. + Lần 3: GV kể (nếu cần). 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: HS: Nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập. a. Kể chuyện theo cặp: - HS kể theo cặp hoặc theo nhóm 3, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trao đổi về điều em học được ở anh Nguyễn Ngọc Kí. b. Thi kể trước lớp: - Một vài tốp HS thi kể từng đoạn. - Một vài em thi kể toàn bộ câu chuyện. - Mỗi nhóm kể xong đều nói về điều các em đã học được ở anh Nguyễn Ngọc Kí. VD: Quyết tâm vươn lên trở thành người có ích. Anh Kí là 1 người giàu nghị lực, biết vượt khó để đạt được điều mình mong muốn. ? Qua tấm gương anh Kí, em thấy thế nào - Mình phải cố gắng hơn nhiều. - GV và cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập kể cho mọi người nghe. Toán Tính chất kết hợp của phép nhân I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. - Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán. II. Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn phần b SGK. III. Các hoạt động dạy – h ... ở. 1 dm2 = 100 cm2 48 dm2 = 4 800 cm2 100cm2 = 1 dm2 2 000 cm2 = 20 dm2 1 997 dm2 = 199 700 cm2 9 900 cm2 = 99 dm2 + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. - GV gọi HS chữa bài và chốt lời giải đúng: 210 cm2 = 2 dm2 10 cm2 6 dm2 3 cm2 = 603 cm2 1 954 cm2 > 19 dm2 50 cm2 2 001 cm2 < 20 dm2 10 cm2 + Bài 5: Làm cá nhân vào vở. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) Đ c) S b) S d) S 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. địa lý ôn tập I. Mục tiêu: - Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên 1 số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập cho HS. HS: Làm vào phiếu. - Điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ. - GV điều chỉnh lại phần làm việc của học sinh cho đúng. 3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. HS: Thảo luận nhóm câu 2 SGK. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV kẻ sẵn bảng thống kê như SGK lên bảng và giúp HS điền đúng kiến thức vào bảng thống kê. 4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV hỏi: + Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? HS: Trả lời, các HS khác nhận xét. + Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc? => GV hoàn thiện phần trả lời của HS. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Khoa học Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra? I. Mục tiêu: - HS có thể trình bày được mây được hình thành như thế nào? - Giải thích được nước mưa từ đâu ra. - Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 46, 47 SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Nước trong tự nhiên được tồn tại ở những thể nào B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. HS: Làm việc theo cặp, đọc câu chuyện ở trang 46, 47 sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn. Bước 2: Làm việc cá nhân. HS: Quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời câu hỏi 2. + Mây được hình thành như thế nào? - Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí, lên cao gặp lạnh biến thành những hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau tạo thành mây. + Nước mưa từ đâu ra? - Các đám mây tiếp tục bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. ? Phát biểu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? - Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra, lặp lại nhiều lần tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 3. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai: “ Tôi là giọt nước” * Mục tiêu: * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phân vai: Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa. - Cùng lời thoại trong SGK các em chơi trò chơi. - Các nhóm lên trình diễn chơi, các nhóm khác nhận xét và đánh giá. - Giáo viên nhận xét xem nhóm nào đóng vai hay nhất, cho điểm, tuyên dương. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục ôn 5 động tác trò chơi: kết bạn I. Mục tiêu: - Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và đúng thứ tự. - Trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động. II. Đồ dùng: Sân trường, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, nêu mục đích, nội dung tiết học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp, xoay các khớp chân, tay. 2. Phần cơ bản: a. Kiểm tra bài thể dục phát triển chung: * Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung (1 – 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp). + Nội dung kiểm tra: - Mỗi HS thực hiện 5 động tác theo đúng thứ tự. +Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 2 – 5 em. + Cách đánh giá: Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện của từng HS theo 3 mức: - Hoàn thành tốt. - Hoàn thành. - Chưa hoàn thành. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi. HS:- Chơi thử. - Cả lớp chơi thật. 3. Phần kết thúc: - GV nhận xét , đánh giá, công bố kết quả kiểm tra. - Về nhà tập lại. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập làm văn Mở BàI TRONG VĂN Kể TRUYệN I. Mục tiêu: - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: Gián tiếp và trực tiếp. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: HS: 2 em nối tiếp nhau đọc bài 1, 2. - Cả lớp theo dõi. - GV hỏi: ? Tìm đoạn mở bài trong truyện HS: “Trời mùa thu tập chạy.” + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và trả lời. - GV yêu cầu HS so sánh cách mở bài thứ hai so với cách mở bài trước? - Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. - GV chốt lại: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 3. Phần ghi nhớ: - 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập : + Bài 1: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện “Rùa và Thỏ”. - Cả lớp đọc thầm suy nghĩ lại. - 2 HS kể mở bài theo hai cách. + Bài 2: HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. - GV hỏi: ? Mở bài của truyện “Hai bàn tay em” kể theo cách nào HS: kể theo cách trực tiếp. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập. - GV thu vở chấm bài cho HS. - Nhận xét bài làm đúng. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Toán Mét vuông I. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông. - Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. - Biết 1m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu mét vuông: - GV giới thiệu: Cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2. HS: Lấy hình vuông đã chuẩn bị ra, quan sát. - GV: Chỉ hình vuông và nói mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Giới thiệu cách đọc và viết. Đọc: Mét vuông. HS: Đọc mét vuông. Viết tắt: m2. Viết: m2. HS: Quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. 3. Thực hành: + Bài 1, 2: HS: Đọc kỹ đề bài và tự làm. + Bài 3: HS: Đọc đề bài, tóm tắt và tự làm. GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích của 1 viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền. Vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số: 18 m2. (1) (2) (3) (4) 5 cm 4 cm 5 cm 6 cm 3 cm + Bài 4: HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 – 15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. Luyện từ và câu Tính từ I. Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là tính từ. - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập viết nội dung bài 2. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: - GV giao nhiệm vụ. HS: Đọc thầm truyện “Cậu học sinh ở ác - boa”, viết vào vở với các từ mô tả các đặc điểm của nhân vật. - Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình. - GV chốt lại lời giải đúng: a) Tính từ, tư chất của cậu bé: Chăm chỉ, giỏi. b) Màu sắc của sự vật: Trắng phau, xám. c) nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 3 HS lên bảng khoanh tròn được từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ “đi lại”. 3. Phần ghi nhớ: - 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ. - 1 – 2 HS nêu ví dụ để giải thích. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. GV chốt lại lời giải đúng: HS: 2 em nối nhau đọc đầu bài và tự làm. - 3 – 4 em lên bảng làm trên phiếu. a) Các tính từ: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng. b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. + Bài 2: Làm miệng. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - GV yêu cầu mỗi em đặt 1 câu theo yêu cầu bài tập. VD: - Bạn Hà lớp em vừa thông minh, vừa nhanh nhẹn, xinh đẹp. - Mẹ em rất dịu dàng. - Con mèo của bà em rất tinh nghịch. - Cho HS viết vào vở những câu văn vừa đặt được. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Hát ôn bài hát: khăn quàng thắm mãi vai em (GV chuyên dạy) hoạt động tập thể kiểm điểm – sơ kết thi đua 20/11 I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong đợt thi đua chào mừng ngày 20/11. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm đã đạt được: a. Ưu điểm: - Thực hiện tốt nề nếp của lớp, trường. - Có tiến bộ về chữ viết. - ý thức học tập ở 1 số em có nhiều tiến bộ, cụ thể 1 số em đã đạt được nhiều điểm khá như: Chung, Hồng, Cường, Ngân. b. Nhược điểm: - Hay nói chuyện trong giờ, ý thức học tập của 1 số em chưa tốt như: Tùng, Lương, Duy, Long, Linh - Nhận thức bài còn rất chậm như: Hoàn, Thương, Long, Quỳnh 2. Phương hướng: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
Tài liệu đính kèm: