Toán
Nhân với 10, 100, 1000. chia cho 10, 100, 1000
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10:
- GV ghi bảng: 35 x 10 = ?
- Nhận xét 35 so với 350 thì như thế nào?
- Khi nhân 35 với 10 chỉ việc thế nào?
=> Rút ra ghi nhớ (ghi bảng).
* GV hướng dẫn tiếp từ 35 x 10 = 350
=> 350 : 10 = 35
1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 2 – 3 lượt. - GV nghe, kết hợp sửa lỗi cho HS và giải nghĩa từ khó. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm đoạn từ đầu chơi diều và trả lời. ? Tìm những tư chất nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền - Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. - Đọc tiếp và trả lời: ? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào - Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả con đom đóm vào trong. Mỗi lần có bài thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô, nhờ bạn xin thầy chấm hộ. ? Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là ông Trạng thả diều - Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều. - 1 HS đọc câu hỏi 4. - Cả lớp suy nghĩ trả lời. - GV kết luận phương án đúng: “Tuổi trẻ tài cao”, “công thành danh toại”, “có chí thì nên”. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn đơn giản để tìm giọng đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến câu chuyện. - GV đọc diễn cảm 1 đoạn. HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV nghe, uốn nắn, sửa sai. 3. Củng cố – dặn dò: ? Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. Toán Nhân với 10, 100, 1000. chia cho 10, 100, 1000 I.Mục tiêu: - Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000 - Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000 II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10: - GV ghi bảng: 35 x 10 = ? HS: Trao đổi cách làm. VD: 35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 (Gấp 1 chục lên 35 lần) Vậy: 35 x 10 = 350 - Nhận xét 35 so với 350 thì như thế nào? - 1 số không có số 0 ở sau. - Khi nhân 35 với 10 chỉ việc thế nào? - Thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 => Rút ra ghi nhớ (ghi bảng). HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ. * GV hướng dẫn tiếp từ 35 x 10 = 350 => 350 : 10 = 35 HS: Trao đổi và rút ra nhận xét khi chia số tự nhiên cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó. 3. Hướng dẫn HS nhân 1 số với 100, 1000, chia cho 1 số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000 - (GV làm tương tự như trên). 4. Thực hành: + Bài 1: Làm miệng. HS: Nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS nhắc lại nhận xét sau đó trả lời miệng. + Bài 2: Làm vào vở. HS: Đọc yêu cầu. GV hỏi: - Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. - Một yến bằng bao nhiêu kilôgam? - Bao nhiêu kilôgam bằng một yến? GV hướng dẫn mẫu: 300 kg = tạ. Ta có: 100 kg = 1 tạ 300 : 100 = 3 tạ. Vậy: 300 kg = 3 tạ. 70 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 5 000 kg = 5 tấn 4 000 g = 4 kg - HS đổi vở chéo cho nhau soát lại bài. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Khoa học Ba thể của nước I. Mục tiêu: - Sau bài học sinh biết nước tồn tại ở ba thể: Lỏng, khí, rắn. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể. - Thực hành nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. II. Đồ dùng: Hình trang 44, 45, chai lọ III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Nước có những tính chất gì? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại: * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp. + Nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng? - Nước mưa, nước sông, nước biển, nước suối + Dùng rẻ lau ướt lau lên bảng và cho 1 em lên sờ tay vào. + Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô thì nước biến đi đâu? HS: Làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK theo nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo. => Kết luận: Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí. 3.H động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại: * Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. + Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì? + Nhận xét nước ở thể này? HS: Đọc và quan sát hình 4, 5 trang 45 và trả lời câu hỏi. - Nước ở thể rắn. - Có hình dạng nhất định. +Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì? - Gọi là sự đông đặc. +Quan sát hiện tượng nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã sảy ra và nói tên hiện tượng đó? - Nước chảy ra thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy. - GV kết luận SGK. 4. Hoạt động3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước: * Cách tiến hành: + Nước tồn tại ở những thể nào? + Nêu tính chất của nước? - HS làm việc cá nhân theo cặp, HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày. - GV nhận xét, gọi HS lên nêu lại. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Chiều Lịch Sử nhà lý dời đô ra thăng long I. Mục tiêu: - Học xong bài này HS biết: + Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội), sau đó Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt. - Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh. II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em đọc phần ghi nhớ bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: GV giới thiệu. - Năm 1005, Vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đỉnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - Treo bản đồ hành chính Việt Nam. HS: Lên xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long). - GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ trong SGK đoạn “Mùa xuân này” để lập bảng so sánh. Vùng đất ND so sánh Hoa Lư Đại La - Vị trí Không phải trung tâm. Trung tâm đất nước. - Địa thế Rừng núi hiểm trở, chật hẹp. Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ ? Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La - Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no. - GV: Mùa thu năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt. - GV giải thích từ “Thăng Long” và “Đại Việt”. 4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. ? Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào - Có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường. => Bài học: Ghi bảng. HS: 2 em đọc. Khoa học (+) ôn bài: Ba thể của nước I. Mục tiêu: - Sau bài học sinh biết nước tồn tại ở ba thể: Lỏng, khí, rắn. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể. - Thực hành nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. II. Đồ dùng: Hình trang 44, 45, chai lọ III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Nước có những tính chất gì? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp. + Nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng? - Nước mưa, nước sông, nước biển, nước suối + Dùng rẻ lau ướt lau lên bảng và cho 1 em lên sờ tay vào. + Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô thì nước biến đi đâu? HS: Làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK theo nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo. 3.H động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại: * Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. + Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì? + Nhận xét nước ở thể này? HS: Đọc và quan sát hình 4, 5 trang 45 và trả lời câu hỏi. - Nước ở thể rắn. - Có hình dạng nhất định. +Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì? - Gọi là sự đông đặc. +Quan sát hiện tượng nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã sảy ra và nói tên hiện tượng đó? - Nước chảy ra thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy. 4. Hoạt động3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước: * Cách tiến hành: + Nước tồn tại ở những thể nào? + Nêu tính chất của nước? - HS làm việc cá nhân theo cặp, HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày. - GV nhận xét, gọi HS lên nêu lại. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục (+) ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung Trò chơi : tự chọn I. Mục tiêu: - Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. - Tiếp tục trò chơi “Kéo co”. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi, III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Khởi động các khớp, giậm chân tại chỗ, hát và vỗ tay. - Chơi trò chơi. 2. Phần cơ bản: a. Ôn bài thể dục phát triển chung: - Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu. Lần 2: GV hô và quan sát để sửa sai cho HS. Lần 3 + 4: Cán sự hô cho cả lớp tập. HS: Tập theo. HS: Tự tập. HS: Tập theo sự chỉ huy của cán sự. - GV quan sát sửa sai. HS: Tập theo nhóm do tổ trưởng nhóm điều khiển. - Thi đua giữa các nhóm. b. Trò chơi vận động: Kéo co - GV nêu tên trò chơi, cách chơi và quy định của trò chơi. HS: Thử chơi 1 lần. - Chia nhóm chơi thật. - GV quan sát và tuyên bố nhóm thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: - GV cùng hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Về nhà tập cho thuộc. HS: Tập các động tác thả lỏng. Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 Sáng Đạo đức thực hành kỹ năng giữa kỳ I I.Mục tiêu: - Ôn lại cho HS những hành vi đạo đức đã học giữa học kỳ I. - Thực hành các kỹ năng đạo đức đã học ở giữa học kỳ I. II. Đồ dùng: Giấy khổ to viết sẵn nội dung ôn tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ:Gọi HS nêu phần ghi nhớ. ... ng - cả lớp làm vào vở 98 x 32 = 3136 245 x 37 =9065 245 x 46 =11270. Bài 2: Cả lớp làm vào vở – 2em lên bảng chữa bài. Với x = 17 thì 25 x 17 = 425. Với x = 38 thì 25 x 38 = 950. Bài 3: 1 em lên bảng giải: Rạp thu về số tiền: 15000 x 96 = 1440000(đồng). Bài 2 trang 70 Cả lớp làm vở – 1em lên chữa bài Số tiền bán gạo tẻ: 38 x 16 = 708000(đồng). Số tiền bán gạonếp: 6200 x 14 = 86800 (đồng) Cửa hàng thu được số tiền : 70800 + 86800 = 157600 (đồng) Đáp số:157600 đồng D.Các hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố: 123 x 67 = ? 2.Dặn dò: Về nhà ôn lại bài Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008 Sáng Thể dục động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung trò chơi: mèo đuổi chuột I. Mục tiêu: - Trò chơi “Mèo đuổi chuột” yêu cầu tham gia chơi đúng luật. - Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung, yêu cầu học thuộc thứ tự động tác và chủ động tập đúng kỹ thuật. - Học động tác nhảy, yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường, còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. HS: Giậm chân tại chỗ, hát, vỗ tay. - Khởi động các khớp. - Trò chơi tự chọn. 2. Phần cơ bản: a. Trò chơi vận động: HS: Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. b. Bài thể dục phát triển chung: - Ôn 6 động tác đã học. HS: Tập 2 lần dưới sự điều khiển của GV. - Tập theo nhóm, tổ. - Thi đua giữa các tổ. - Học động tác nhảy. GV nêu tên, làm mẫu động tác, vừa tập vừa hô cho HS tập. HS: Bắt chước từng nhịp và tập từng động tác. - Chọn 1 vài HS lên thực hiện cho cả lớp xem. - GV cùng cả lớp tuyên dương kịp thời. 3. Phần kết thúc: - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập. - Tập các động tác thả lỏng. - GV hệ thống bài. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng nhân với số có 2 chữ số. - Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. HS: Tự đặt tính, tính rồi chữa bài. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. + Bài 2: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - GV gọi HS nhận xét. - 2 em lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. + Bài 3: Làm vào vở. HS: Đọc yêu cầu của bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Một HS lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là: 75 x 60 = 4500 (lần) Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là: 4500 x 24 = 108 000 (lần) Đáp số: 108 000 lần. + Bài 4, 5: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - HS khác nhận xét. - Một HS lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Số học sinh của 12 lớp là: 30 x 12 = 360 (HS) Số học sinh của 6 lớp là: 35 x 6 = 210 (HS) Tổng số học sinh của trường là: 360 + 210 = 570 (HS) Đáp số: 570 HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tập làm văn Kể chuyện (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). Diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. II. Đồ dùng: Giấy bút làm bài kiểm tra. III. Nội dung: 1. GV viết đề bài lên bảng, ít nhất 3 đề cho HS lựa chọn. Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: Bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên. Đề 2: Kể lại chuyện “Ông Trạng thả diều” theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng. Đề 3: Kể lại chuyện “Vẽ trứng” theo lời kể của Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. 2. GV nhắc nhở HS lựa chọn đề nào mình thích thì làm. - Chú ý có đủ 3 phần mở đầu, diễn biến, kết thúc và theo đúng yêu cầu của đề. - HS làm bài. - GV thu bài chấm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lý đồng bằng bắc bộ I. Mục tiêu: - HS biết chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Trình bày 1 số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông. - Dựa vào bản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức. - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc: * HĐ1: Làm việc cá nhân. - GV chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. HS: Dựa vào ký hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK. - 1 – 2 em lên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. - GV chỉ bản đồ và nói: đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. * HĐ2: Làm việc cá nhân (cặp). HS: Dựa vào kênh chữ SGK và trả lời câu hỏi: ? Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên - Sông Hồng và sông Thái Bình. ? Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta - Lớn thứ hai. ? Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì - Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co. Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân. 2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ: * HĐ3: Làm việc cả lớp. HS: Quan sát H1, sau đó lên chỉ bản đồ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ. ? Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng - Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ. Do đó sông có tên là sông Hồng. ? Khi mưa nhiều, nước ao, hồ, sông ngòi thường như thế nào ? Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm - Trùng với mùa hạ. ? Và mùa mưa, nước sông ở đây như thế nào - Dâng lên rất nhanh, gây lũ lụt. * HĐ4: Thảo luận nhóm. ? Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì - Để ngăn lũ lụt. ? Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì - Ngày càng được đắp cao, vững chắc, dài lên tới hàng nghìn km => Rút ra bài học (ghi bảng). HS: 2 – 3 em đọc lại bài học. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, - Về nhà học bài. Chiều Tiếng việt (+) Luyện: Tính từ A. Mục tiêu - Luyện cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính cách. - Biết dùng tính từ để biểu thị mức độ đó B. Đồ dùng dạy- học - Vở bài tập TV4. - Từ điển TV C. Các hoạt động dạy- học Ôn định A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ-YC 2. Hướng dẫn luyện tính từ + Hướng dẫn ôn lí thuyết - GV gọi học sinh đọc ghi nhớ1: Tính từ là gì ? - Nhận xét và kết luận - GV gọi học sinh đọc ghi nhớ 2: Tính từ đi kèm từ chỉ mức độ.? - Nhận xét và kết luận + Hướng đẫn luyện tập - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập - Cho HS tự làm bài tập - GV theo dõi và giúp đỡ HS - Gọi HS lên chữa bài 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài. - Hát - Nghe giới thiệu, mở sách - 2 em đọc - 2em đọc, lớp đọc thầm - Vài HS nhắc lại - Làm lại bài tập 1,2,3 trong vở bài tập. - Lần lượt đọc bài làm trước lớp. Lịch sử (+) ôn tập: chùa thời lý I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Đến thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến trúc đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: ảnh chụp chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A – di - Đà. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Đọc nội dung ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập. HS: Đọc SGK để đánh dấu vào ô c + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư c + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. c + Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã. c + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ. c 3 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A – di - Đà (có ảnh phóng to và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp). HS: 1 vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết. - GV nhận xét, khen những em trả lời đúng. => Gọi HS đọc bài học SGK. - GV ghi bảng. HS: 2 – 3 em đọc lại. - Em hãy nêu một số ngôi chùa mà em biết - ở địa phương em có chùa không, nếu có thì đó là ngôi chùa nào..... - HS trả lời 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Sinh hoạt Sơ kết tuần - Kiểm điểm nề nếp học tập I. Mục tiêu: - Học sinh thấy ưu, nhược điểm của mình trong học tập. - Tự biết sửa chữa và vươn lên trong tuần sau. - Giáo dục các em thi đua học tập tốt. II. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Sinh hoạt: a) Nhận xét 2 mặt của lớp: Văn hoá, nề nếp - Lớp trưởng nhận xét những ưu, nhược của lớp trong tuần qua - Tổ thảo luận và kiểm điểm về từng bạn trong tổ - Lớp trưởng xếp loại. * Giáo viên nhận xét: a. Ưu điểm: - Thực hiện tốt nề nếp của lớp, trường. - Học tập có nhiều tiến bộ - ý thức học tập ở 1 số em có nhiều tiến bộ, cụ thể 1 số em đã đạt được nhiều điểm khá như: Hương, Hà, Thắng, Bình, Tiến, Huy... b. Nhược điểm: - Vẫn còn nhiều học sinh hay nói chuyện trong giờ, ý thức học tập của 1 số em chưa tốt như: Giang, Chiến, Hà, Liên, Lệ - Nhận thức bài còn rất chậm như: Lệ, Trường, Liên, Oanh, Thắng , Hoà - Trong giờ hay xung phong phát biểu bài: Hằng, Hà, Thảo, Phương, Mai... Biểu dương những em có thành tích, đạo đức ngoan. Phê bình những học sinh vi phạm nội qui lớp và có hình thức kỉ luật thích hợp. b) Phương hướng tuần sau: - Thực hiện tốt các nề nếp đã có, phát huy những ưu điểm. - Tuần sau không có học sinh vi phạm đạo đức, điểm kém. - Khăn quàng đầy đủ, học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. - Đến lớp xung phong phát biểu bài - Giúp bạn cùng tiến bộ 3. Củng cố- dặn dò: - Cho lớp vui văn nghệ - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tuần sau. Tuần 13 Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008 Thể dục động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung trò chơi: chim về tổ I. Mục tiêu: - Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp. - Học động tác điều hòa. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối đúng, nhịp độ chậm và thả lỏng. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi, III. Các hoạt động dạy – học: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Chạy nhẹ nhàng, thở, hít sâu. - Chơi trò chơi. 2. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung: * Ôn 7 động tác đã học. HS: Tập 7 động tác đã học 1 – 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. - GV hô cho cả lớp tập. - GV quan sát HS tập, nhắc những em tập sai.
Tài liệu đính kèm: