Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản 2 cột tổng hợp các môn)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản 2 cột tổng hợp các môn)

TOÁN: (Tiết 58) LUYỆN TẬP (Tr 68)

I. MỤC TIÊU :

- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1); bài 2 a, b (dòng 1); bài 4 (tính chu vi)

* HS khá, giỏi tính thêm BT1 (dòng 2),BT2a,b(dòng 2); Bài 3;dện tích bài 4

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản 2 cột tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN: (Tiết 56) NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG (Tr 66)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 a) ý 1, b) ý 1; Bài 3. 
- HSKG: Bài 1a)ý2 ,b)ý2; bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết bài tập 1 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.BÀI CŨ :
HS1: 400 dm2 = ..m2; 
12 dm2 = cm2
HS2: làm bài tập 3/ 65.
Nhận xét và ghi điểm HS.
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau.
1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
-2HS lên bảng làm
- GV viết lên bảng hai biểu thức.
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau.
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
2. Qui tắc một số nhân với một tổng.
- Chỉ vào biểu thức 4 x (3 + 5) nêu : 4 là một số, (3+5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tích của một số nhân với một tổng.
- Chỉ vào biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 nêu : Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) nhân với một số hạng của tổng (3+5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5). Vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng của tổng (3+5).
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta làm thế nào ?
- Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Gọi số đó là a, tổng là (b+c) viết biểu thức a nhân với tổng (b +c).
- HS viết : a x (b + c).
- Vậy ta có : a x (b + c) = ...
a x (b + c) = a x b + a x c.
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một tổng.
- Vài em nêu.
3. Luyện tập thực hành
 Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
 Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
- Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách các em hãy áp dụng qui tắc một số nhân với một tổng.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
YC HS làm bài 2a )ý 1, b) ý 1
- Nhận xét và ghi điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào BC.
a) 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 360
b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62)
 = 5 x 100 = 500
 *HSKG: bài 2a ý 2 ,b) ý 2
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.
- Yêu cầu HS ghi nhớ qui tắc nhân một tổng với một số.
YC HS so sánh.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 4: Hướng dẫn HSKG về nhà làm
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào BC.
(3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
(3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 4 x 5 
Khi nhân một tổng với một số ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số.
- Nhận xét tiết học. BTVN làm bài còn lại
Bài sau : Một số nhân với một hiệu.
TOÁN : MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số
- BT cần làm:BT1,3,4 * HSKG:BT 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 2/66
HS lên bảng làm
- Nhận xét và ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số và áp dụng tính chất này để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- Lắng nghe.
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV viết lên bảng hai biểu thức.
3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm BC
3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
3. Qui tắc một số nhân với một hiệu.
- Chỉ vào biểu thức 3 x (7 - 5) nêu : 4 là một số, (7-5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của một số nhân với một hiệu.
- Chỉ vào biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 nêu : Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số bị trừ của hiệu (7-5). Tích thứ hai 3 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số trừ của hiệu (7-5). Vậy biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) với số bị trừ của hiệu (7-5) trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu (7-5).
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu chúng ta làm thế nào ?
- Chúng ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
- Gọi số đó là a, hiệu là (b-c) viết biểu thức a nhân với hiệu (b-c).
- HS viết : a x (b - c).
- Vậy ta có : a x (b - c) = a x b - a x c.
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một hiệu.
- Vài em nêu.
4. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét, ghi điểm HS.
* Bài 2 HSKG
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn mẫu
- Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BC.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
* Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Bài giải
Số giá để trứng còn lại sau khi bán là 
40 - 10 = 30 (giá)
Số quả trứng còn lại là :
175 x 30 = 5250 (quả)
ĐS : 5250 quả.
* Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
- Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ qui tắc nhân một hiệu với một số.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số.
- 1-2 em.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Luyện tập
TOÁN: (Tiết 58) LUYỆN TẬP (Tr 68)
I. MỤC TIÊU : 
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1); bài 2 a, b (dòng 1); bài 4 (tính chu vi)
* HS khá, giỏi tính thêm BT1 (dòng 2),BT2a,b(dòng 2); Bài 3;dện tích bài 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ :
HS1: Làm bài 3/ 68.
HS2: Làm bài 4/ 68.
Nhận xét-ghi điểm
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
Hướng dẫn luyện tập
- 2HS lên bảng thực hiện
Bài 1: (dòng 1) Nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. 
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 1: 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BC.
135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105
642 x (30 – 6) = 642 x 30 – 642 x 6 = 19260 – 3852 = 15408
 HSKG: làm thêm dòng 2
Bài 2: a, b (dòng 1): Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài 2: 1 em đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.
Dựa vào tính chất kết hợp và tính chất giao hoán để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV chữa và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
* HSKG: Làm thêm câu b( dòng 2)
a) 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680
5 x 36 x 2 = 36 x (2 x 5) = 36 x 10 = 360
42 x 2 x 7 x 5 = (52 x 7) x (5 x 2) = 364 x 10 = 3640
b) 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) = 137 x 100 = 13700
428 x 12 – 428 x 2 = 428 x (12 - 2) = 428 x 10 = 4280
Bài 3: Hướng dẫn HSKG về nhà làm
Bài 4 (Tính chu vi)Gọi HS đọc đề bài toán.
Bài 4 (Tính chu vi)- 1 em đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
- Muốn tính chu vi cần phải biết điều gì?
- Tìm chiều rộng bằng cách nào?
* Hướng dẫn HS khá, giỏi tính diện tích.
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học.
Bài sau : Nhân với số có hai chữ số.
Bài giải
 Chiều rộng của sân vận động là :
180 : 2 = 90 (m)
 Chu vi của sân vận động là :
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
 ĐS : 540m
* Diện tích của sân vận động đó là :
180 x 90 = 16200 (m2)
 ĐS: 16200 m2
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011
TOÁN: (Tiết 59) NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tr 69)
I. MỤC TIÊU : 
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1 a, b, c; bài 3.
* HS khá, giỏi làm bài 1 d ,2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.BÀI CŨ:
HS1: Tính 427 x (10 + 8) 
HS2: 287 x (40 - 8)
Nhận xét ghi điểm
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
1. Phép nhân 36 x 23 = ?
- 2HS lên bảng làm
a) Đi tìm kết quả.
- Viết phép tính 36 x 23 yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- HS tính.
36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828
b) Hướng dẫn đặt tính và tính
- Dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số, bạn nào có thể đặt tính 36 x 23 ?
- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm nháp.
- GV nêu : Viết 36 rồi viết 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang.
- HS đặt tính theo hướng dẫn.
- Hướng dẫn thực hiện phép nhân. 
Lần lượt nhân chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS theo dõi GV thực hiện.
+ 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
+ 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1; 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
Thực hiện cộng hai tích vừa tìm được với nhau.
+ Hạ 8; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2; 1 cộng 7 bằng 8, viết 8.
Vậy 36 x 23 = 828.
 36
 x
	 23
	108
	72
	828
- GV giới thiệu.
+ 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
+ 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết như thế nào so với tích riêng thứ nhất? Vì sao? ... p hoặc vở BT.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
Thơm đậm và ngọt; đi rất xa; thơm lắm; trong ngà; trắng ngọc; trắng ngà ngọc; đẹp hơn; lộng lẫy hơn; tinh khiết hơn.
* Bài 2:
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ.
- HS trao đổi, tìm từ và ghi các từ vừa tìm được vào phiếu.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc các từ vừa tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung. Kết luận từ đúng.
- Dán phiếu và đọc.
Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ tím, đỏ chót, đỏ hồng, đỏ mọng, đỏ tía, rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, đỏ hơn, đỏ nhất,
Cao: cao cao, cao vút, cao vòi vọi, rất cao, cao nhất, cao hơn, 
Vui: vui vui, vui sướng, vui mừng, vui vẻ, vui lắm, vui quá, rất vui, vui hơn, vui nhất,
* Bài 3:
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS đặt câu và đọc yêu cầu của mình.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Đọc nội dung ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học
Bài sau : MRVT Ý chí - Nghị lực.
- Lần lượt đọc câu mình đặt.
VD: Mặt trời đỏ chót.
Bầu trời cao vòi vọi.
KHOA HỌC: (Tiết 23) SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG 
 TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	Mây Mây
 Mưa Hơi nước
 Nước
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa trong SGK/48,49.	
	- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
BÀI CŨ:
 HS1: Mây được hình thành ntn ?
HS2: Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ?
Nhận xét, cho điểm HS.
B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK/48 thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Tiến hành hoạt động nhóm. Thảo luận và trả lời câu hỏi.
1. Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ?
- Trong sơ đồ vẽ các hình.
+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển.
+ Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng.
+ Các đám mây đen và mây trắng.
+ Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển.
+ Các mũi tên.
2. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ?
- Sơ đồ trên mô tả hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước.
3. Hãy mô tả lại hiện tượng đó ?
- Gọi một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng. Chúng càng bay lên cao và càng lạnh nên các hạt nước tạo thành những hạt lớn hơn mà ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn.
- Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.
* Hoạt động 2 : Em vẽ : “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
- Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
- Hoạt động cặp đôi.
- HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh họa SGK/49 và thực hiện yêu cầu bảng nhóm.
- Quan sát, thảo luận và vẽ sơ đồ.
- Gọi các cặp lên trình bày. 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
- Các cặp lên trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên?
- Bảo vệ môi trường trong sạch như : không vứt rác bừa bãi, dọn vệ sinh,
* Hoạt động 3 : Xử lí tình huống.
- GV có thể chọn các tình huống sau để tiến hành trò chơi.
- 2-3 nhóm đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Tình huống 1 : Bắc và Nam cùng học bỗng Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy ra đường. Theo em câu chuyện giữa hai bạn Nam và Bắc sẽ diễn ra ntn ? 
Tình huống 2 : Em nhìn thấy một phụ nữ đang rất vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với cô ấy ?
Tình huống 3 : Lâm và Hải trên đường đi học về, Lâm thấy một bạn đang cho trâu đi trên ống nước vừa phóng uế xuống sống. Hải nói : “Sông này nhỏ, nước không chảy ra biển được nên không sợ gây ô nhiễm”. Theo em Lâm sẽ nói thế nào cho Hải và bạn nhỏ kia hiểu.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn.
Bài sau : Nước cần cho sự sống.
ĐỊA LÍ : ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU : 
	Nêu được một ssos đặc điểm tiêu biểu về địa hình sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên;dây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác,với đỉnh ở Việt Trì,cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng,nhiều sông ngòi,có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ : sông Hồng ,sông Thái Bình
* HSKG: + Dựa vào tranh SGK,mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng,sông uống khúc có đê và mương dẫn nước.
 + Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ miền Bắc hoặc ĐBBB.
	- Lược đồ câm vùng ĐBBB. Tranh ảnh về ĐBBB như SGK.
	- Bảng phụ, bảng từ và sơ đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn ?
- Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Tây Nguyên ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây, người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc ?
* GV nhận xét, cho điểm.
B. BÀI MỚI 
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Tây Nguyên. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một vùng đất khác của Tổ quốc Việt Nam. Đó là đồng bằng Bắc Bộ.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Vị trí và hình dạng của ĐBBB.
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu HS chú ý lên bản đồ.
- HS quan sát bản đồ.
- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB: Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình. 
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ và nhắc lại hình dạng của đồng bằng này.
- 1 HS lên thực hiện yêu cầu.
- Phát cho HS lược đồ câm lấy từ SGK.
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng ĐBBB trên lược đồ đó.
- Cả lớp thực hiện yêu cầu của GV.
- Chọn 1-2 bài tô nhanh, đúng, đẹp khen ngợi trước lớp và yêu cầu HS đó nhắc lại hình dạng của ĐBBB.
- 1-2 HS.
- GV chuyển ý : Để biết ĐBBB hình thành như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật chúng ta cùng tìm hiểu trong hoạt động tiếp theo.
* Hoạt động 2 : Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB.
- Treo bảng phụ ghi các câu hỏi.
1. ĐBBB do sông nào bồi đắp nên ? Hình thành ntn ?
2. ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ? Diện tích là bao nhiêu ?
3. Địa hình ĐBBB ntn ?
- Yêu cầu HS đọc, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- HS đọc, cùng nhau trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS khá trả lời toàn bộ các câu hỏi.
1. ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên. Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên ĐBBB.
2. ĐBBB có diện tích lớn thứ hai trong số các đồng bằng ở nước ta. Diện tích của ĐBBB là 15.000km2 và đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
3. Địa hình ĐBBB khá bằng phẳng.
- GV lắng nghe, nhận xét và khen ngợi các HS trả lời tốt.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở ĐBBB.
- Treo lược đồ ĐBBB lên bảng. Yêu cầu HS quan sát lược đồ, ghi vào giấy nháp tên những con sông của ĐBBB mà em quan sát được.
- Theo dõi, quan sát.
- GV tổ chức trò chơi Thi đua kể tên các sông của ĐBBB.
- HS nghe phổ biến và cùng nhau chơi.
- GV theo dõi HS chơi. Tổng kết, nhận xét ĐBBB có nhiều sông, trong đó có 2 sông lớn nhất là sông Hồng và sông Thái Bình, nối với các sông này là sông nhỏ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, sông Luộc, sông Đáy ...
- GV giảng thêm về sông Hồng và sông Thái Bình.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Sông Hồng : Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua ĐBBB rồi đổ ra biển. Khi chảy qua ĐBBB, sông chia thành nhiều nhánh, có nhánh đổ sang sông Thái Bình. Trong quá trình chảy từ thượng nguồn đến ĐBBB, nước sông cuốn theo nhiều phù sa làm cho nước sông có màu đỏ quanh năm. Do đó sông có tên là sông Hồng.
+ Sông Thái Bình do 3 sông hợp thành sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa.
* Hoạt động 4 : Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc và trả lời các câu hỏi.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
1. Ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều ?
... mùa hè thường mưa nhiều.
2. Mùa hè, mưa nhiều nước các sông ntn ?
... nước dâng cao gây lụt ở đồng bằng.
3. Người dân ĐBBB đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt ?
... người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.
- GV chốt : Ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn lụt, người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.
- HS lắng nghe.
- GV đưa ra sơ đồ.
- HS quan sát và trả lời yêu cầu của GV.
Hệ thống đê ở ĐBBB
Tác dụng :
Vị trí :
Đặc điểm :
Hệ thống đê ở ĐBBB
Tác dụng : ngăn lũ lụt
Vị trí : dọc hai bên bờ sông
Đặc điểm : dài, cao và vững chắc nhiều đoạn đê
- Hệ thống đê ở ĐBBB là một công trình vĩ đại của người dân ĐBBB. Tổng chiều dài của hệ thống này lên tới gần 1700km. Hệ thống đê này ngày càng được đắp cao, bề mặt thì to ra, vững chắc hơn.
- GV chốt lại : Hàng năm, nhân dân ĐBBB đều kiểm tra đê điều, bồi đắp thêm, gia cố để đê vững chắc.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- 1-2 em đọc.
- Về sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB.
Bài sau : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 12 CKT.doc