Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Tiết 23 “ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI.

I, Mục đích yêu cầu:

-KN: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Hs yếu đọc đánh vần đoạn 1 của bài.

-KT: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 trong SGK)

TĐ: Học tập và làm theo tấm gương anh hùng laọ động Bạch Thái Bưởi.

II, Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ nội dung bài.

- DK: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ.

III, Các hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tỉ lệ chuyên cần đạt: 96-98 %
b/ Nề nếp học tập: 
- Nhìn chung HS đã có ý thức học tập trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
c/ Nề nếp khác:
- Thực hiện các nề nếp xếp hàng vào lớp KT tư cách HS về vệ sinh cá nhân, đọc 5 điều bác dạy, truy bài đầu giờ.
-Duy trì tốt bài thể dục giữa giờ, xếp hàng nhanh nhẹn tập đúng động tác.
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ giữ gìn của công không nghịch và vẽ bậy lên tường.
2 Những tồn tại:
-Vẫn còn lác đác HS nghỉ học không lí do, còn một số đông HS không học ở nhà
- Còn một số em chưa chú ý nghe giảng
3. Phương hướng tuần 12
-Duy trì nề nếp đi học đầy đủ, chuyên cần không để HS nghỉ học tự do.
- Duy trì tốt nề nếp thể dục vệ sinh và các nề nếp khác.
- Tiếp tục đóng góp các khoản theo quy định của nhà trường.
- Phong traò “điểm 10 tặng cô, vở sạch chữ đẹp”
- Bồi dưỡng hs chưa đạt chuẩn KTKN.
- Tập văn nghệ chuẩn bị ngày 20 / 11
- Phong trào thi đua em là trò giỏi
III Thi tìm hiểu kiến thức và văn nghệ
- Hãy kể tên các thầy cô ở điểm trường của em?
- Giao lưu Tiếng Việt của em
+ Lớp 1, 2, 3 thi các hát bài hát về thầy cô.
+ Lớp 4, 5thi đọc các bài ca dao về thầy cô.
- Tuyên truyền phòng chống các bệnh dịch dại
Tiết 2: Tập đọc:
Tiết 23 “ Vua tàu thuỷ” bạch thái bưởi.
I, Mục đích yêu cầu:
-KN: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Hs yếu đọc đánh vần đoạn 1 của bài.
-KT: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 trong SGK)
TĐ: Học tập và làm theo tấm gương anh hùng laọ động Bạch Thái Bưởi. 
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài.
- DK: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ.
III, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
2. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
-Một HS khá đọc bài
- Chia đoạn: 4 đoạn.
- Tổ chức cho hs đọc nối tiếp đoạn.
- Gv sửa đọc cho hs, giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài.
- Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
- Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người rất có chí?
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
- Em hiểu “ một bậc anh hùng kinh tế” ?
- Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gợi ý giúp hs nhận ra giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.
- Chuẩn bị bài sau.
Hs đọc bài.
- Hs chia đoạn.
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- Hs đọc trong nhóm.
- 1-2 hs đọc toàn bài.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu.
- Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, sau đó làm con nuôi cho nhà họ Bạch
- Làm thư kí cho một hãng buôn, buôn gỗ, buôn ngô,..
- Có lúc mất trắng tay, không nản chí.
- Vào lúc những con tàu của người Hoa độc chiếm các con sông miền bắc.
- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc,
- Là bậc anh hùng trên thương trường,
- Nhờ ý chí vươn lên,
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs tham gia thi đọc diễn cảm.
Tiết 3: Mĩ thuật 
 Vẽ đề tài sinh hoạt
 ( Gv Hà Thanh Tùng soạn giảng )
Tiết 3 : Toán:
 Tiết 56 : Nhân một số với một tổng.
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh:
-KN: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
-KT: áp dụng làm bài tập 1, và 2 ( a,b ý 1) bài 3 trong SGK.
-TĐ: Biết vận dụng trong giải toán 
II, Đồ dùng dạy học:
Bảng bài tập 1.
- Dk: Hoạt động cá nhân ,nhóm nhỏ.
III, Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Tính giá trị của biểu thức: 
3 x 5 + 8 ( 3 + 5) x 8
- Nhận xét.
3.Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài :
 * Tính giá trị của hai biểu thức:
4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Nhận xét gì?
* Nhân một số với một tổng:
4 x ( 3 + 5) là nhân một số với một tổng.
4 x ( 3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
b.Thực hành:
MT: Thực hiện nhân một số với một tổng và nhân một tổng với một số.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống.
- Yêu cầu hs hoàn thành nội dung bảng.
- Nhận xét.
Bài 2: Tính bằng hai cách:
- Hướng dẫn hs làm bài.
- Chữa bài.
Bài 3:Tính và so sánh kết quả của hai biểu thức:
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài và NX
4. Củng cố,dặn dò: 
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Hs tính: 4 x ( 3 + 5)= 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Nhận xét: 4 x ( 3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Hs phát biểu thành lời quy tắc.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
a
b
c
a x ( b + c)
a xb + a x c
4
5
2
4 x (5+2) =28
4x5+4x2=28
3
4
5
3 x (4+5) =27
3x4+3x5=27
6
2
3
6 x (2+3) =30
6x2+6x3=30
- Hs nêu yêu cầu của bài và làm bài
a/ 36 x (7 +3 ) = 36 x 10 = 360
 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 =
 =360
b/ 5 x 38 + 5 x 62 = 190+310= 500
 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62)
 = 5 x 100 = 500 
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
( 3 + 5) x 4= 32
3 x 4 + 3 x 5 = 32
Nên ( 3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 3 x 5
-HS nêu qui tắc
Tiết 5: Lịch sử:
Tiết 12: Chùa thời lí.
I, Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết:
-KT: Biết được những biểu hiện về sự phát triển đạo phật thời Lý .
 + Thời lí, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật.
 + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
-KN: Nêu được những đặc điểm và giá trị của đạo phật.
- GD: Hs có ý thức bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng 
II, Đồ dùng dạy học:
- ảnh chụp phóng to chùa Một cột, chùa Keo, tượng phật A di đà.
- Phiếu học tập của học sinh.
- Dk: Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
III, Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Thăng Long thời Lí được xây dựng như thế nào?
- Nhận xét.
2.Dạy học bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Vì sao nói: “đến thời Lí, đạo phật trở lên thịnh đạt nhất” ?
c.Hoạt động 2: làm việc cá nhân.
- Điền dấu x vào trước ý đúng:
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật.
+ Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
- Nhận xét.
d. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tương phật A di đà.
- Chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
4.Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Dưới thời Lí, nhiều vua theo đạo phật, nhân dân theo đạo phật rất dông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có nhiều chùa.
- Hs làm việc cá nhân, xác định ý đúng.
- Hs nhận biết: Chùa là nơi tu hành của các nhá sư, là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật, là trung tâm văn hoá của làng xã,
- Hs quan sát ảnh.
- Hs hình dung vẻ đẹp, đồ sộ, đặc biệt của những tác phẩm qua lời giới thiệu, mô tả của gv.
.
Ngày soạn : 7 / 11 / 2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Toán:
Tiết 57: Nhân một số với một hiệu.
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh:
-KT: Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
-KN:Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.áp dụng làm bài 1, 3, 4 trong SGK
TĐ: Yêu thích môn học tích cực học tập. 
II, Đồ dùng dạy học:
- bảng phụ bài tập 1.
III, Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Tính: 5 x ( 8 + 9) = ?
 ( 7 + 5) x 6 = ?
- Nhận xét.
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b. Giảng bài :
* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- Biểu thức: 3 x ( 7 – 5) và 3 x7- 3 x5
* Nhân một số với một hiệu:
 a x ( b – c) = a x b – a x c.
c.Thực hành:
MT: Biết thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
- Gv hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài, hoàn thành bảng.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của bài.
Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- Chữa bài, nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học 
-HD học sinh học tập ở nhà
- Hs tính.
Hs tính và so sánh giá trị của biểu thức.
3 x ( 7 – 5) = 3 x 2 = 6.
3 x7- 3 x5 = 21 – 15 = 6.
 3 x ( 7 – 5) = 3 x7- 3 x5
- Hs phát biểu quy tắc bằng lời.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài theo mẫu.
a
b
c
a x ( b – c)
a x b – a x c
3
7
3
3 x(7 – 3)
3 x7-3 x 3
6
9
5
6 x(9 – 5)
6 x 9 – 6 x 5
8
5
2
........
............
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
 Bài giải:
Cửa hàng còn lại số giá trứng là:
 40 -10 = 30 ( giá)
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
 30 x 175 = 5250 ( quả)
 Đáp số: 5250 quả.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
( 7 – 5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6
( 7 – 5) x 3 =7 x 3 – 5 x 3
-HS nêu qui tắc. 
.
Tiết 2: Chính tả.
Tiết 12: (Nghe - viết): Người chiến sĩ giàu nghị lực.
I, Mục đích yêu cầu:
-KT: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
-KN: Làm đúng bài tậ chính tả phương ngữ (2) a / b hoặc bài tập GV soạn.
-TĐ: Rèn ý thức viết đúng và trinh bày đẹp.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập 2a, 2b, bút dạ.
Dk: Hoạt động cá nhân, nhóm.
III, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu viết một số từ ngữ khó viết.
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới: 
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn hs luyện viết:
- Gv đọc đoạn viết Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Gv lưu ý hs viết một số từ ngữ khó, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số,.
- Gv đọc để hs nghe viết.
- Gv đọc cho hs soát lỗi.
- Thu một số bài chấm, nhận xét.
c.Luyện tập:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr/sh.
- Tổ chức cho hs làm bài vào phiếu.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố,dặn dò
- Hướng dẫn luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs viết.
- Hs đọc bài viết.
- Hs chú ý cách trình bày, cách viết hoa tên riêng, cách trình bày,..
- Hs chú ý nghe viết bài.
- Hs soát lỗi.
- Hs chữa lỗi.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs tiếp sức làm bài .
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.
............................................................................................................................................................................ ...  diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu.
-TĐ: Tập trung chú ý để hoàn thành bài viết theo yêu cầu của đề bài.
II, đồ dùng dạy học:
- Giấy,vở, bút viét bài.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
III, Các hoạt động dạy học: 
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
2, Kiểm tra viết:
- Gv ra đề kiểm tra .
( Lưu ý: Đề bài có thể chọn đề theo sgk hoặc đề chọn ngoài.)
- Tổ chức cho hs viết bài.
- Gv lưu ý nhắc nhở hs chưa chuyên tâm vào viết bài.
- Thu bài viết của hs.
- Gv chấm 1-2 bài tại lớp.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của hs.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau. 
- Hs đọc đề bài, suy nghĩ lựa chọn đề bài phù hợp.
- Hs viết bài theo yêu cầu của đề, theo giới hạn thời gian viết bài.
- Hs nộp bài.
..
Tiết2: Toán:
 Tiết 60: Luyện tập.
I, Mục tiêu:
-KN: Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
-KT: Vận dụng vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.Làm bài 1, 2, 3, trong SGK.
- Hs yêu thích môn học và có ý thức trong học tập
II, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Chữa bài tập luyện thêm.
- Nhận xét.
2 . Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
MT: Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Viết giá trị của biểu thức vào chỗ trống.
- hướng dẫn hs làm bài theo bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
MT: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn có nhân với số có hai chữ số.
Bài 3:
- Hướng đãn hs xác định yêu cầu của bài.
Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Hướng dẫn luyện thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đặt tính và tính.
 a/ 17 b/ 428 c/ 2057
 x 86 x 39 x 23 
 102 16692 6171
 136 1284 4114
 1462 29532 47311
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
m
3
30
23
230
m x78
234
2340
1794
17940
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- hs tóm tắt và giải bài toán:
 Bài giải
 Đổi 1 giờ = 60 phút.
 24 giờ = 1440 phút.
 Trong 24 giờ tim đập số lần là:
 1440 x 75 = 108000 ( lần)
 Đáp số:108000 lần.
.........................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết3: Khoa học:
 Tiết 24: Nước cần cho sự sống.
I, Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, học sinh có khả năng:
-KT: Nêu được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt. vui chơi giải trí.
-KN: Nước giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành chất cần cho sự sống của sinh vật. Nược giúp giải các chất thừa chất độc hại.
-Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày trong sản xuất nông nghịêp và công nghiệp. 
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk.
- Giấy A3, băng dính, kéo,bút .
- Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và mô tả sơ đồ.
- Nhận xét.
2.Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài :
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
MT: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm.
- Nội dung thảo luận: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước:
+ đối với con người.
+ đối với thực vật
+ đối với động vật.
- Kết luận: sgk.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
MT: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
- Con người sử dụng nước vào những mục đích nào?
-Tổ chức cho hs thảo luận nhóm theo từng mục đích sử dụng nước.
3.Củng cố,dặn dò:
- Kết luận: Nước cần cho sự sống.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thảo luận nhóm, mõi nhóm thảo luận một vấn đề.
- Hs các nhóm trao đổi về nội dung theo yêu cầu của nhóm mình.
Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nêu các mục đích sử dụng nước của con người: tắm giặt, ăn uống, tưới cây, 
- Hs thảo luận về vai trò của nước đối với mỗi mục đích sử dụng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
Tiết 4 . Thể dục
 Bài 24: Học động tác nhảy. trò chơi: Mèo đuổi chuột.
 ( Gv Vũ Ngọc Thoan soạn giảng )
Tiết 5: Sinh hoạt
Nhận xét chung
I. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Hầu hết các em đều có ý thức học tập, học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
Ngồi trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như bạn: Bâu, Dao, Khua.Giống
- Thực hiện tốt các hoạt động tập thể.
- đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
2. Tồn tại:
- Tóc các bạn nam còn rậm.
- Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Chưa chú ý nghe giảng như bạn: Xô, Tráng, Váng
- Một số Hs học toán còn chậm.
3. Phương hướng tuần 13
- Duy trì số lượng và nâng cao tỉ lệ chuyên cần
- Học các bài hát và múa tập thể.
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ
- Tham gia xây dựng kế hoạch nhỏ của nhà trường.
- Thực hiện Phong trào điểm mười tặng cô, phong trào vở sạch chữ đẹp.
- Tiếp tục nộp tre rào trường và các khoả đong góp theo quy định.
II. Thi tìm hiểu kiến thức theo chủ điểm.
- Cho học sinh thi hát các bài hát dân ca các bài hát về thầy cô.
- Giao lưu Tiến Việt của em.
+ Cho hs tự giới thiệu và hát bài hát về thầy cô giáo.
Ngày soạn :9 – 11 - 2009
Ngày dạy: Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Tiết 3: Thể dục:
 Tiết 23: Học động tác thăng bằng.
Trò chơi:( Mèo đuổi chuột.)
I, Mục tiêu:
-KN: Thực hiện được các động tác: vươn thở, tay, chân, lưng bụng, toàn thân, vặn mình .Bước đầu biết thực hiện ĐT thăng bằng của bài TD PTC .
-KN: Học động tác thăng bằng. Hs nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng.
-TĐ: Tích cực tập luyện nâng cao thể lực.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1-2 còi.
III, Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho hs khởi động.
- Chơi trò chơi tự chọn.
2, Phần cơ bản:
a.Bài thể dục phát triển chung:
* Ôn 5 động tác đã học:
* Học động tác , thăng bằng”
* Thực hiện 6 động tác.
* Tổ chức thi đua giữa các tổ.
c.Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
- Tổ chức cho hs chơi.
3, Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
- Thực hiện động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút
 18-22 p
 4-6 p
- Hs tập hợp hàng, điểm số báo cáo.
 0 0 0 0 0 0 
 0 0 0 0 0 0
- Hs ôn tập: 
+ Hs ôn tập theo tổ.
+ Hs ôn theo lớp.
- Hs quan sát mẫu, thực hiện động tác.
- Hs thực hiện nối tiếp 6 động tác.
- Hs các nhóm thi đua.
- Hs chơi trò chơi.
 0 0 0 0 0 0 
 0 0 0 0 0 0
Buổi chiều
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2008
Tiết 5 . Kĩ thuật:
 Khâu viền mép vài bằng mũi khâu đột. ( tiếp)
I, Mục tiêu:
-KT : H.s biết cách khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột.
-KN : KHâu viền được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm
-TĐ : Rỡn đôi tay khéo léo để tự làm lấy việc của mình.
II, Chuẩn bị :
Như tiết 12.
III, Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
3. Dạy học bài mới: (28’)
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Yêu cầu nêu lại các bước thực hiện.
- Yêu cầu 1-2 h.s thao tác lại các bước cho cả lớp quan sát.
- G.v lưu ý một và điểm khi khâu.
c.Thực hành:
- G.v nêu yêu cầu thực hành và thời gian thực hành.
- G.v quan sát giúp đỡ h.s kịp thời trong khi khâu.
- H.s nêu:
+ Vạch dấu đường dấu ( hai đường dấu)
+ Gấp mép vải.
+ Khâu lược.
+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.( thưa hay mau.)
- H.s thực hành.
-HS trưng bày sản phẩm
 Ngày soạn: 11 – 11 - 2009
Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008
Tiết 1 . Thể dục
$ 24 Học động tác nhảy. 
 trò chơi: Mèo đuổi chuột.
I, Mục tiêu:
-KN: Thực hiện được các ĐT vươn thở, tay, chân, lưngbụng, toàn thân, thăng bằng và thực hiện được ĐT nhảy của bài TD PTC 
-KT:- Học động tác nhảy. Yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác.
-TĐ : Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi :mèo đuổi chuột
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1-2 còi.
- Dk: Hoạt động theo tổ
III,Nội dung, phương pháp.
Nội dung
T-gian
Phương pháp tổ chức
1,Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho hs khởi động.
- Trò chơi tự chọn.
2, Phần cơ bản.
a.Trò chơi vận động.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi.
b.Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 6 động tác đã học.
- Học động tác nhảy.
3, Phần kết thúc:
- Tập hợp đội hình.
- Thực hiện động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
6-8 p
18 -22p
 5 – 7p 
- Hs tập hợp hàng
 0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0 0
Hs chơi trò chơi.
 0 
 0 0
 0
 0 0 
 0
 0 0
 0
- Gv tổ chức cho hs cho hs ôn tập.
+ ôn theo tổ.
+ ôn cả lớp.
- Hs quan sát mẫu.
- Hs thực hiện động tác.
Tiết 4 Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài sinh hoạt
(GV chuyên Hà Thanh Tùng dạy)
Buổi chiều
Tiết 5 . Sinh hoạt lớp 
: Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
I.Nhận xét chung : 
- Đi học chuyên cần : Các em đi học đúng giờ , đi học đều , không có hs nghỉ học tự do .
- Học tập hăng hái phát biểu xây dựng bài , chú ý nghe giảng , học và làm bài đầy đủ . song một số em còn chưa chú ý nghe giảng , còn làm việc riêng .
- Nề nếp : Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ra vào lớp , Nề nếp vệ sinh đầu giờ , nề nếp truy bài , thể dục giữa giờ 
- Đạo đức : Nhìn chung các em đều ngoan , lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè , không nói tục chửi bậy .
- Các hoạt động khác : Thực hiện đầy đủ , nghiêm túc . 
 II. Tuyên dương – Phê bình 
 Tuyên dương : Sơn A, Toan, Lí, Nhung Kiên..
 Phê bình : Không
III. Phương hướng tuần sau 
- Duy trì tốt nề nếp đi học chuyên cần .
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Duy trì tốt các hoạt động như vệ sinh, thể dục ....
IV. Thi tìm hiểu các phong tục tập quán dân tộc địa phương.
-GV đưa ra các câu hỏi gợi ý HS :
 + Ngày tết ở bản tổ chức những hội vui gì ?
 + Những sinh hoạt của người già trong ngày tết ?
 + Phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà như thế nào ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 T 12.doc