Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức bản 2 cột)

. Mục tiêu:

 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

 - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

2. Đồ dùng dạy học:

 - Sgk, Vbt.

 - Bảng phụ.

3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 337Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Tiết 26: “Vua tàu thuỷ” Bạch thái bưởi
1. Mục tiêu:
 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực đã vươn lên trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên
A.Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Đọc thuộc bài: Có chí thì nên
+ Các câu tục ngữ khuyên ta điều 
gì ?
- Gv nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Gtb: (1’)Bài học hôm nay các em sẽ học tập một tấm gương sáng về kinh doanh giỏi ...
2. H/dẫn luyện đọc & tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:(8’)
- Gv chia bài làm 4 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.
- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.
- Gv đọc diễn cảm cả bài.
b. Tìm hiểu bài:(10’)
- Đọc thầm từ đầu ... không nản chí
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
- Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch 
Thái Bưởi làm công việc gì ?
- Chi tiết nào cho thấy ông rất có ý chí ?
 Gv tiểu kết, chuyển ý
- Yêu cầu hs đọc + trao đổi cặp
- Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài ?
- Thành công của Bạch Thái Bưởi như thế nào ?
- Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
Gv tiểu kết, chuyển ý
Đại ý: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trở thành ông vua tàu thuỷ.
c. Đọc diễn cảm:(8’)
- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu hs nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.
- Gv đưa bảng phụ và đọc mẫu: “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ ... không nản chí”.
- Nhận xét, tuyên dương hs.
3. Củng cố, dặn dò:(4’)
- Em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
- Học sinh quan sát tranh chủ điểm.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp lần 1.
- Hs đọc nối tiếp lần 2.
- Hs đọc chú giải.
- Học sinh đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- Hs đọc thầm 
+ mồ côi từ nhỏ ...
+ Thư kí, buôn gỗ, ngô, mở hiệu ...
- Có lúc trắng tay nhưng ông không nản.
Bạch Thái Bưởi có chí lớn
- Mở công ti vào lúc những con tàu người Hoa độc chiếm đường sông miền Bắc.
- Cho người đến bến tàu diễn thuyết, trên tàu dán chữ : 
 “ Người ta đi tàu ta”
- Khách đi tàu ngày một đông, nhiều chủ tàu bán tàu lại cho ông ...
+ Khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
Sự thành công của Bạch Thái Bưởi
- 4 hs đọc nối tiếp bài
- Lớp nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.
- Hs phát biểu
- Hs luyện đọc theo cặp
- 2 hs thi đọc
- 2 hs phát biểu
Toán
Tiết 56: Nhân một số với một tổng
1. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
 - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Sgk, Vbt.
 - Bảng phụ.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Chữa bài tập 3 Sgk.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Gtb:(1’) Trực tiếp
2. Nội dung:(10’)
- Tính và so sánh:
4 (3 + 5) và 4 3 + 4 5
 4 (3 + 5) = 4 3 + 4 5
- Gv chỉ hs biểu thức bên trái dấu bằng là một số nhân với một tổng. Biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
a (b + c) = a b + a c
- Gv đưa ví dụ: Tính bằng 2 cách
 5 (4 + 2) = 5 x 6 = 30
 5 4 + 5 2 = 20 + 10 = 30
3. Thực hành:
Bài tập 1:(5’) 
- Yêu cầu hs áp dụng tính chất vừa học để làm bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn.
* Lưu ý hs: Chưa học nhân với số có 2 chữ số.
Gv củng cố bài.
Bài tập 2:(6’)
Tóm tắt:
 Vịt: 860 con
 gà: 540 con
 1 con: 80 g thức ăn
 Trại: ... kg ?
- Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm bài.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:(6’)
Tóm tắt:
 Khu đất hình chữ nhật
 chiều dài: 248 m
 chiều rộng: chiều dài
 Chu vi: ... m ?
- Gv củng cố bài.
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Khi nhân một số với một tổng ta làm như thế nào ?
- Nhận xét giờ học.
- Hs về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 Sgk
- Chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
- 2 hs lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
- Hs thực hiện tính giá trị của hai biểu thức.
- Hs nêu kết luận.
- Hs phát biểu
- Lớp nhận xét.
- Hs thực hiện tính
- Lớp chữa bài
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- Hs tự làm bài và chữa.
- Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét bổ sung.
Đáp án:
235 x (30 + 5) = 235 x 30 + 235 x 5
 = 7050 + 1175 = 8225
5327 x (80 + 7) = 5327 x80 + 5327 x 7
 = 426160 +37289
 = 45 8122
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- Hs nêu 2 cách giải
- 2 hs lên làm theo hai cách
Bài giải:
C1: 
Trại đó phải c/bị thức ăn cho gà là:
 80 540 = 43200(g)
Cần chuẩn bị số thức ăn cho vịt là:
 80 860 = 68800 (g)
Chuẩn bị số t/ăn cho cả gà và vịt là:
 43200 + 68800 = 112000 (g)
 Đổi 112 000 g = 112 kg
 Đáp số: 112 kg
C2:
Trại cần chuẩn bị số thức ăn là:
 80 (860 + 540) = 112000 (g)
 Đổi 112 000 g = 112 kg
 Đáp số: 112 kg
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập
- Hs tóm tắt bài toán
- Hs tự làm bài và chữa.
Bài giải:
Chiều rộng khu đất là:
248 : 4= 62 (m)
Chu vi khu đất là:
 (248 + 62) x 2 = 620 (m)
 Đáp số: 620 m
- 2 học sinh trả lời.
Đạo đức
Tiết 12: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
1. Mục tiêu: 
 - Biết ông, bà cha mẹ là người sinh ra chúng ta. nuối nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
 - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, làm giúp ông bà cha mẹ những việc phù hợp.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Nội dung ôn tập.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên 
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1’) Làm cha mẹ, ai cũng yêu thương con cái, mong muốn mang đễn cho các con một cuộc sống đầy đủ ...
2. Nội dung:
Hoạt động 1:(12’)
 Tìm hiểu truyện kể
- Gv kể chuyện: Phần thưởng
Gv chia nhóm yêu cầu hs thảo luận:
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện ?
- Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng ?
- Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ thế nào ? Vì sao ?
* Ghi nhớ: (2’)Sgk
Hoạt động 2:(5’)
- Yêu cầu hs đặt thẻ màu lên bàn.
- Gv đọc từng tình huống, yêu cầu hs chú ý lắng nghe và bày tỏ thái độ bằng thẻ màu.
- Theo em, việc làm thế nào là thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ ?
Hoạt động 3:(7’)
 Liên hệ (Bài tập 2)
- Yêu cầu hs làm việc cặp đôi: Kể những việc đã làm thể hiện hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Khi ông bà, cha mẹ ốm, ta phải làm gì ?
- Khi ông bà, cha mẹ đi xa ta phải làm gì ?
* Gv chốt những việc cần làm.
3. Củng cố, dặn dò.(3’)
- Em hãy kể một số việc thường làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
- Gv nhận xét tiết học.
- Vn sưu tầm những truyện thơ, bài hát nói về lòng hiếu thảo.
- Chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh 
- Hs chú ý lắng nghe.
- Làm việc cả lớp.
- Hs lắng nghe.
- Hoạt động nhóm 6 để tìm câu trả lời.
- Bạn Hưng rất yêu bà, biết quan tâm, chăm sóc bà.
- Bà Hưng rất vui.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh đọc.
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- Hs thể hiện thái độ bằng giơ thẻ màu.
- Quan tâm, chăm sóc thể hiện những việc làm vừa sức.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm việc theo cặp.
- Các cặp báo cáo.
- Lớp nhận xét.
- Hs nối tiếp kể những việc làm thực của mình.
Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2009
Chính tả
Tiết 12 : Người chiến sĩ giàu nghị lực
1. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: “Người chiến sĩ giàu nghị lực”.
 - Luyện viết đúng các âm vần dễ lẫn: tr /ch, ươn /ương.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Sgk.
 - Bảng phụ.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên 
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Yêu cầu học sinh viết: nổi lên, nóng nảy, non nớt, lóng lánh.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Gtb:(1’) Trực tiếp
2. Hướng dẫn nghe - viết:(15’)
- Gv đọc bài chính tả hs cần viết.
- Yêu cầu hs đọc thầm , trả lời câu hỏi:
- Đoạn văn kể về ai ?
- Bức chân dung Bác Hồ được anh chiến sĩ vẽ bằng gì ?
- Đoạn văn cho thấy Lê Duy ứng là người như thế nào ?
- Gv lưu ý hs về cách trình bày.
- Yêu cầu hs lên viết từ khó:
 xúc động, triển lãm, trân trọng.
- Gv đọc cho hs viết bài.
- Gv thu 5, 7 bài chấm.
- Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2a(10’)
- Yêu cầu hs đọc thầm bài trong vở bài tập.
- Gv theo dõi nhắc nhở hs làm bài.
- Yêu cầu hs đọc lại bài làm một lượt.
- Ngu Công là người như thế nào, em học tập được ở ông điều gì ?
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò.(4’)
 - Tổ chức cho hs thi đua giữa 2 dãy viết các từ sau: trong trẻo, chon von, trông ngóng, tràn trề, chông gai.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà đọc lại truyện. 
 - Chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
- 2 hs lên bảng viết.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hoạ sĩ Lê Duy ứng.
- Ông vẽ bức chân dung Bác bằng máu.
- Ông là một con người giàu nghị lực và quyết tâm cao.
- 2, 3 hs lên viết bảng.
- Lớp nhận xét.
- Hs gấp Sgk.
- Hs viết bài vào chính tả.
- Hs đổi chéo bài kiểm tra với bạn.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài cá nhân.
- 1 hs làm vào phiếu học tập.
- Lớp chữa bài.
Đáp án:
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi chắn ngang, chê cười, chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.
- Là người có quyết tâm cao, kiên trì, không quản ngại khó khăn.
- 1 hs đọc lại cả bài.
- Hs chú ý lắng nghe.
Toán
Tiết 57: Nhân một số với một hiệu
1. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu hoặc một hiệu với một số.
 - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Sgk, Vbt.
 - Bảng phụ
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Chữa bài tập 4. Sgk
- Viết và phát biểu tính chất nhân một số với một tổng ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Gtb:(1’) Trực tiếp
2. Nhân một số với một hiệu:(10’)
- Yêu cầu hs tính và so sánh giá trị hai biểu thức:
3 (7 - 5) và 3 7 - 3 5
-Yêu cầu hs rút ra nhận xét.
 3 (7 - 5) = 3 7 - 3 5
Gv giới thiệu với hs: Giá trị biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu, biểu thức bên phải dấu bằng là hiệu giữa các tích của số đó với số trừ và số bị trừ.
Viết dưới dạng biểu thức:
a (b - c) = a b - a c
3. Thực hành:
Bài tập 1:(6’)
- Yêu cầu hs áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để làm bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm bài.
- Gv chốt kết quả đúng.
Bài tập 2:(6’)
- Bài tập yêu cầu ta phải làm gì ?
T ... á, lắm”...
+ Tạo từ ghép, từ láy với tính từ.
+ Tạo ra phép so sánh.
- 2 hs đọc và lấy ví dụ.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm việc cá nhân.
- 1 hs làm giấy khổ to.
- Hs đọc bài làm, nhận xét.
Đáp án: 
lắm, ngà, đậm, ngọt, rất, ngọc, ngà ngọc, hơn.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm việc theo nhóm vào phiếu học tập.
- Lớp nhận xét.
Đáp án:
- Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ chót, đỏ hỏn, đỏ quá, đỏ lắm, rất đỏ, đổ vô cùng, đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, ..
- Cao: cao cao, cao vút, cao vời vợi, cao vợi, cao hơn, cao quá, cao lắm, rất cao, cao hơn núi,
- Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, mừng vui, vui mừng, rất vui, vui quá, vui lắm, vui hơn, vui như tết, ...
- 1 hs nêu yêu cầu bài.
- Hs đặt câu, đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét bài bạn.
- 2 hs trả lời.
Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn
Tiết 24: Kể chuyện (kiểm tra viết)
1. Mục tiêu: 
 - Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện.
 - Bài viết đúng nội dung, yeu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
 - Lời kể tự nhiên, sáng tạo.
2. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
 - Vở viết tập làm văn.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản: 
 Hoạt động của giáo viên
A . Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Gtb:(1’) Trực tiếp
2. Nội dung:(28’)
- Gv đưa đề bài, yêu cầu học sinh đọc kĩ đề:
Đề 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Đề 2: Kể lại câu chuyện: “Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca” bằng lời của An - đrây - ca.
Đề 3: Kể lại câu chuyện: “Ông Trạng thả diều” bằng lời của Nguyễn Hiền.
- Yêu cầu hs xác định những từ quan trong trong đề cần gạch chân.
- Gv hướng dẫn hs chỉ chọn một trong ba đề để làm.
- Đề em chọn yêu cầu gì ?
- Gv đưa bảng phụ có ghi sẵn dàn bài.
+ Giới thiệu câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
- Sự việc 1
- Sự việc 2
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa, cảm nghĩ về câu chuyện.
- Gv yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Gv theo dõi, nhắc nhở các em làm bài.
- Học sinh làm xong, giáo viên thu bài.
- Gv chấm 1, 2 bài rồi nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học: Tuyên dương học sinh làm bài nghiêm túc trong giờ học.
- Vn học bài và làm bài.
 Hoạt động của học sinh
- Hs trình bày sự chuẩn bị của mình.
- 2, 3 học sinh nối tiếp đọc các đề bài.
- Lớp đọc thầm.
- 1 hs lên bảng gạch chân những từ quan trọng trong đề.
- Hs đọc kĩ đề, suy nghĩ chọn đề để làm.
- Phát biểu ý kiến về đề bài mình chọn làm.
- Hs trả lời.
- Hs đọc thầm.
- Hs tự giác viết bài.
- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- Hs thu bài.
Toán
Tiết 60: Luyện tập
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số.
 - Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
 - Rèn kĩ năng tính đúng, cẩn thận cho học sinh.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Sgk, Vbt.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Yêu cầu hs lên thực hiện tính:
48 15; 145 23
- Chữa bài tập 3. Sgk
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Gtb: (1’)Trực tiếp
2. Luyện tập:
Bài tập 1:(5’)
- Yêu cầu hs nhắc lại cách thực hiện nhân với số có hai chữ số.
- Tích riêng thứ hai được viết như thế nào so với tích riêng thứ nhất ?
- Gv củng cố bài.
Bài tập 2: (6’)
- Muốn tính giá trị n 78 ta làm như thế nào ?
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs khi làm.
- Gv củng cố về nhân số tròn chục với số có hai chữ số.
Bài tập 3:(7’)
- Yêu cầu hs tóm tắt, nêu cách giải.
Tóm tắt:
Cửa hàng bán: gạo tẻ: 16 kg
1 kg: 3800 đồng
gạo nếp: 14 kg
1 kg: 6200 đồng
Cửa hàng thu: ... đồng ?
- Gv khuyến khích hs khá, giỏi làm theo cách gọn nhất.
Bài tập 4:(8’)
- Yêu cầu hs tóm tắt bài, nêu cách giải.
Tóm tắt:
K 1 + 2 + 3: 16 lớp
1 lớp: 32 hs
K 4 + 5: 16 lớp
1 lớp: 30 hs
5 khối: ... hs ?
- Gv theo dõi giúp đỡ hs nếu cần.
- Gv củng cố bài.
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: 
 Ai nhanh, ai đúng ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 1, 2. Sgk
- Chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
- 1 hs chữa bài3, 2 hs thực hiện tính.
- Lớp nhận xét.
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- Hs tự làm và chữa.
Kq:
3552; 20482; 60168;
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs thực hiện làm vở bài tập.
- Lớp chữa bài.
Kq: 1560; 1716; 17160;
- 1 hs đọc yêu cầu bài
- 1 hs tóm tắt bài toán
- Hs nêu cách làm.
- 1 hs làm bảng phụ.
- Lớp chữa bài.
 Bài giải:
 Số tiền bán gạo tẻ là:
 3800 16 = 60800 (đồng)
 Số tiền bán gạo nếp là:
 6200 14 = 86800 (đồng)
 Cửa hàng thu được số tiền là:
 60800 + 86800 = 147600 (đồng)
 Đáp số: 147600 đồng
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tóm tắt và nêu cách làm.
- 2 hs chữa bài.
- Lớp đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét chữa lỗi cho bạn.
Bài giải:
C1: Khối lớp 1, 2, 3 có số học sinh là:
 32 16 = 512 (học sinh)
Khối lớp 4, 5 có số học sinh là:
 30 16 = 480 (học sinh)
Cả 5 khối có số học sinh là:
 512 + 480 = 992 (học sinh)
C2: Tất cả 5 khối có số học sinh là:
 (52 + 30) 16 = 992 (học sinh)
 Đáp số: 992 hs
- Mỗi dãy cử 2 hs lên chơi.
- Lớp nhận xét.
Địa
Tiết 12: Đồng bằng Bắc Bộ
1. Mục tiêu: 
 - Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 - Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, kích thước, địa hình, sông ngòi).
 - Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức.
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ.
 - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Nêu đặc điểm vùng trung du Bắc Bộ, chỉ vị trí vùng trung du Bắc Bộ trên lược đồ ?
 Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1’) Trực tiếp
2. 2. Nội dung:
* Đồng bằng lớn nhất miền Bắc.
Hoạt động 1:(5’)
- Gv chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Gv giới thiệu: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
Hoạt động 2:(7’)
B 1: Yêu cầu hs q/sát ảnh, đọc Sgk
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông nào bồi đắp nên ?
+ Đồng bằng Bắc Bộ lớn thứ mấy so với các đồng bằng trong cả nước ?
+ Địa hình của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
B 2: Yêu cầu hs trình bày kết quả, gv hoàn thiện câu trả lời cho học sinh.
- Nhận xét, đánh giá
* Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:
Hoạt động 3:(6’)
- Yêu cầu hs qsát h1 Sgk
- Kể tên các con sông ở đồng bằng Bắc Bộ ?
- Tại sao sông có tên là sông Hồng ?
- Gv chỉ bản đồ và giới thiệu đôi nét về sông Hồng, sông Thái Bình ?
- Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
- Vào mùa mưa, nước sông ở đây như thế nào ?
- Người dân đã làm gì để hạn chế lũ ?
Hoạt động 4:(8’)
- Gv yêu cầu qsát h 2, 3 trong Sgk
- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
- Người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
* Gv nói thêm về tác dụng của con đê ngăn lũ.
* Ghi nhớ: Sgk 
4. Củng cố, dặn dò.(3’)
- Nêu đặc điểm về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ?
 - Gv nhận xét giờ học, 
- Chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động của học sinh
- 2 hs lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Hs làm việc cả lớp
- Hs trả lời câu hỏi.
- Làm việc cá nhân.
- Hs quan sát tranh ảnh, Sgk trả lời.
- Sông Hồng, sông Thái Bình.
- Lớn thứ 2 so với các đồng bằng trong cả nước.
- Hs qsát hình 2: thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng Bắc Bộ thường uốn lượn quanh co.
- Hs chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ, đặc điểm địa hình đồng bằng Bắc Bộ.
- Làm việc cả lớp.
- Hs qsát h1, chỉ lược đồ.
- Sông có nhiều phù sa (cát
bùn) nên nước sông quanh năm có màu đỏ.
- Mùa hè
- Nước dâng cao gây lũ lụt.
- Đắp đê dọc theo hai bờ sông.
- Hs quan sát.
- Tổng chiều dài 1700 km, cao, to, vững.
- Xây dựng kênh mương để tưới tiêu.
- 2 hs đọc
- 2 hs trả lời.
Khoa học
Tiết 24: Nước cần cho sự sống
1. Mục tiêu: 
 - Nêu ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 - Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Sgk, Vbt.
3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’) Các em thử tưởng tượng nếu 1 ngày không có nước thì sinh hoạt của chúng ta sẽ như thế nào ? Nước cần cho sự sống ra sao chúng sẽ cùng tìm hiểu ...
2. Nội dung:
 Hoạt động 1:(13’)
Vai trò của nước đối với đời sống con người, động thực vật.
* Mt: Nêu được một số vd chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động thực vật.
* Cách tiến hành:
B 1: Gv tổ chức, hướng dẫn.
- Yêu cầu làm việc nhóm, quan sát tranh Sgk:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống con người thiếu nước ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
+ Cuộc sống của động vật ra sao nếu thiếu nước ?
B 2: Gv theo dõi, giúp đỡ hs khi cần.
B 3: Trình bày.
- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
* Kl: Bạn cần biết Sgk.
Hoạt động 2:(12’)
Vai trò của nước trong ...
* Mt: Nêu được d/chứng về v/trò của nước trong s/xuất n2, c/nghiệp & vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành:
B 1: Động não
- Con người còn dùng nước vào những việc gì ? (chia làm 4 loại).
B 2: Thảo luận phân loại.
- Gv giúp hs phân loại.
B 3: Thảo luận từng vấn đề.
Gv giúp hs hoàn thiện.
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Nước cần cho sự sống như thế
 nào ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
 Hoạt động của giáo viên
- 2 hs lên bảng vẽ sơ đồ.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Làm việc nhóm
- Hs quan sát tranh.
- Con người sẽ không có nước để uống, để nấu nướng, để tắm rửa,.. nói chung con người sẽ không tồn tại.
- Cây cối khô héo, chết.
- Động vật chết vì khát.
- Hs thảo luận.
- Đại diện hs trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- Hoạt động cá nhân.
- Tắm rửa, bơi, nấu ăn, tưới tiêu, tạo ra dòng điện.
- Con người sử dụng nước trong mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi.
- Sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
- Hs sắp xếp các dẫn chứng ...
V/ t nước
trong s/ h
Sản xuất n2
Sản xuất cn
- Uống, nấu, tắm, lau nhà, giặt, bơi, rửa xe, rửa bát, ...
- Trồng lúa, tưới rau, trồng cây, tưới hoa, ươm cây giống, gieo mạ, ...
- Chạy máy bơm, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm bánh, chế biến tôm thịt hộp, ... sản xuất xi măng, tạo ra dòng điện.
- 2 hs trả lời, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_chuan_kien_thuc_ban_2_cot.doc